Những mẹo nhỏ từ lò vi sóng
Quả chanh hay cam khi được lấy từ tủ lạnh thường cứng và nếu vắt ra sẽ rất khó và được ít nước. Muốn khắc phục điều này, bạn hãy để các loại quả đó vào lò vi sóng trong 20 giây trước khi vắt.
Ngoài tác dụng hâm nóng thức ăn, lò vi sóng còn rất hữu ích trong các việc khác. Bạn thử tham khảo xem nhé:
- Tẩy uế và khử mùi miếng bọt biển
Bọt biển là đồ lau dùng chùi nhà bếp rất hữu dụng nhưng cũng rất nhanh bẩn và bốc mùi. Nhưng bạn chớ vội ném chúng đi. Hãy ngâm miếng bọt biển vào nước pha giấm trắng hay nước chanh, sau đó làm nóng ở nhiệt độ cao trong lò vi sóng chừng 1 phút. Cách này có thể làm sạch bất kỳ miếng bọt biển nào mà bạn đã sử dụng để lau chùi chùi thức ăn còn dư hay các vết bẩn khó sạch.
- Nấu toàn bộ bữa tối trong vòng chưa đầy 10 phút. Bạn có thể sử dụng lò vi sóng cho bất kỳ thực đơn nào có món om, kho rim hay hấp để giúp làm giảm 3/4 thời gian nấu nướng. Bạn cũng cần nhớ luôn trộn đồ ăn để hơi nóng được phân bố đều và lấy thức ăn ra một hoặc hai phút trước khi nó hoàn toàn chín.
- Khử trùng thớt nhựa: Khi dùng thớt để thái đồ chín, bạn cần khử trùng thật kỹ. Hãy rửa sạch thớt, chà xát bằng một lát chanh rồi sau đó cho vào lò vi sóng làm nóng trong một phút.
- Làm các món từ khoai tây: Lò vi sóng không nướng khoai tây cho giòn nhưng có thể giúp bạn làm nhiều món từ loại củ bổ dưỡng này trong thời gian ngắn. Bạn hãy dùng que nhọn hoặc dĩa châm khắp củ khoai tây rồi cho vào lò vi sóng đun nóng 2 phút, sau đó, lật mặt khoai và để tiếp 2-3 phút nữa. Nếu bạn muốn làm món khoai tây nghiền, hãy hâm nóng sữa trong lò vi sóng trước khi trộn cùng khoai.
- Hóa lỏng mật ong đã bị đóng cục cứng bằng cách mở nắp lọ đựng nó rồi làm nóng trong lò vi sóng ở nhiệt độ trung bình trong khoảng 30 giây đến một phút.
- Làm nóng các loại dầu chăm sóc sức khỏe: Bạn có thể dùng lò vi sóng để hâm lại ly cà phê thì tại sao lại không sử dụng nó để làm nóng hộp dầu chống nhức đầu (giúp dầu phát huy tác dụng nhanh). Nhưng bạn chớ áp dụng cách này với những hộp có vỏ bằng kim loại.
- Làm ấm các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp để chúng dễ thẩm thấu: Dùng lò vi sóng để làm cho dầu ủ, hấp tóc ấm lên trong 10-20 giây, bạn sẽ thấy hỗn hợp này mang lại hiệu quả bất ngờ. Bạn cũng có thể làm tương tự với các sản phẩm dưỡng da, nhất là kem giữ ẩm. Lưu ý: Nhớ trộn đều kem và thử nhiệt độ bằng ngón tay trước khi xoa lên mặt.
Ngoài ra, nếu sáp nóng dùng để waxing (tẩy lông) bị cứng lại khi bạn đang dùng, hãy hâm nóng nó trong lò vi sóng.
- Nấu rau: Thông thường, bạn phải đun cho nước sôi rồi thả rau vào luộc. Tuy nhiên, hầu như tất cả các loại rau đều có thể hấp trong lò vi sóng mà không cần nước. Bạn hãy đặt chúng theo từng lớp trên đĩa, đậy kín lại và để ở nhiệt độ cao. Với mỗi loại thời gian làm chín sẽ khác nhau, ví dụ, các loại rau mềm như rau bina, nấm, đậu trắng thì mất chừng 30 giây, những loại cứng và giòn khác như cà rốt chẳng hạn cần khoảng 4 phút.
(ST)
5 sắc màu cần có trên bàn ăn
http://i28.photobucket.com/albums/c245/lysua/5-1.jpg
Nếu bạn chưa bao giờ nghe tới chế độ hay liệu pháp dinh dưỡng màu sắc thì hãy thử quan sát bàn ăn tối của bạn. Nếu các món ăn có ít nhất 3 màu thì chắc chắn bạn đang tình cờ áp dụng một phương pháp giữ sức khỏe cực kỳ hiệu quả...
Thực phẩm sắc màu trở nên phổ biến trong xã hội phương Tây, nơi mà chiến dịch “5 thứ mỗi ngày” khuyến khích người ta ăn từ 5 – 9 loại rau và quả với ít nhất 5 màu sắc khác nhau. Theo các chuyên gia, những thực phẩm này rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất sinh học mà cơ thể rất cần để duy trì sức khỏe.
Công chúa nhạc Pop Christina Aguilera luôn ca ngợi chế độ dinh dưỡng màu sắc mỗi khi có dịp bởi nhờ nó mà cô luôn hài lòng với vóc dáng của mình. Bất kỳ ai có được thân hình thon thả như cô ấy hoặc đã quá chán ngấy những món ăn lặp đi lặp lại thì đây là thời điểm thích hợp để áp dụng liệu pháp dinh dưỡng mới mẻ này.
Màu đỏ
Lượng lycopene và anthocyanin phong phú sẽ tạo nên sắc màu đỏ cho thực phẩm. Chúng liên quan với trái tim và ngăn ngừa ung thư.
Trong Đông y, chúng được xem là có khả năng làm sạch máu và tăng cảm giác ngon miệng.
Những thực phẩm này cũng rất tốt cho những người bị bệnh huyết áp cao và xơ cứng động mạnh.
Một số chuyên gia cho rằng màu đỏ có khả năng chống lại sự lão hóa nhờ khả năng loại bỏ các gốc tự do.
Cà chua, hạt tiêu đỏ, đỗ đỏ, quả lựu, dâu tây, củ cải đỏ, sơ ri và táo đỏ chính là những thực phẩm đỏ tuyệt vời.
Màu trắng
Chất anthoxanthine có khả năng chống lại các vi khuẩn gây hại, các bệnh ung thư, các vi rút, dị ứng và viêm nhiễm. Nó cũng chống lại quá trình ôxy hóa trong cơ thể.
Những thực phẩm có màu trắng còn giúp giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Hành tây, đỗ trắng, nấm, tỏi, củ cải trắng, bắp cải và chuối được biết đến là những thực phẩm màu trắng bổ dưỡng.
Xanh biển/đen
Những thực phẩm màu đen hiện đang rất thịnh hành. Đỗ đen và vừng đen hiện là nguyên liệu chính trong nhiều đồ uống, bánh trái và các món ăn khác.
Các chuyên gia cho biết, những thực phẩm màu đen có khả năng chống lại quá trình ôxy hóa và đặc biệt tốt đối với những người hói đầu (ăn nhiều vừng đen là một trong những lời khuyên của bác sĩ đối với những người bị hói đầu).
Chúng cũng giúp chống lại quá trình lão hóa và chứa rất nhiều lecithin, một chất có khả năng giúp lưu thông máu. Đỗ đen cũng chứa rất nhiều chất isoflavone, một chất có khả năng ngừa loãng xương.
Đỗ đen, gạo cẩm, hạt vừng và cà tím, kiều mạch, dâu đất, dưa chuột, nho và nước sốt đậu nành được xem là những thực phẩm màu đen/xanh biển rất cần có mặt trên bàn ăn mỗi tối của bạn.
Xanh lá
Chất chlorophyll trong các thực phẩm màu xanh có tác dụng khuyến khích sự chuyển hóa và giảm sự mệt mỏi.
Thực phẩm màu xanh giúp tái tạo các tế bào trong khi các chất xơ trong những thực phẩm này làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu và loại bỏ chứng táo bón.
Rau chân vịt, súp lơ xanh, dưa chuột, trà xanh, tảo biển, mơ Nhật, lê, dầu oliu được xếp vào nhóm các thực phẩm màu xanh nên dùng.
Vàng/cam
Chất betacarotene là một trong những chất có khả năng chống ôxy hóa mạnh nhất. Khi được chuyển hóa, nó có khả năng chống lại sự lão hóa, ung thư và một số bệnh thường gặp ở người trưởng thành.
Đây cũng là tiền chất vitamin A, giúp tăng trưởng thể lực, tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch cũng như giúp giảm huyết áp. Nó cũng được xem là có khả năng ngăn chặn chứng quáng gà và cũng rất tốt cho ruột. Khi da dẻ trở nên căng, nứt thì đó là lúc bạn cần tới betacaroten.
Cà rốt, bí ngô, gừng, khoai lang, mơ, chanh, xoài, cam, đào, hồng, ngô ngọt được xem là những thực phẩm vàng dễ kiếm và có giá trị dinh dưỡng cao.
Món ăn giúp giải rượu ngày Tết
Để giảm nguy cơ "gục ngã" trên chiếu rượu ngày Tết, bạn có thể uống nước chanh (chỉ pha ít đường) trước khi vào cuộc. Nếu chịu được đồ chua, bạn có thể ăn chanh mà không cần đường.
Với không ít quý ông, việc uống nhiều rượu trong các bữa tiệc, buổi họp mặt ngày Tết là chuyện khó tránh. Tình trạng quá chén không chỉ khiến bạn mệt mỏi, xuân mới mất vui mà còn gây tác hại về lâu về dài. Thạc sĩ Tạ Văn Sang, Trung tâm Y dược Tinh Hoa (Nguyễn Như Đổ, Hà Nội) gợi ý một số món ăn thông dụng giúp hạn chế phần nào tình trạng này:
Trước khi uống rượu
Ăn lòng trắng trứng gà: Lòng trắng giàu loại protein khiến cồn trong rượu bị kết tủa lại, từ đó giảm bớt lượng cồn hấp thu vào máu. Mặt khác, nó còn giúp tránh hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày do rượu.
Ăn đậu xanh hoặc uống nước vỏ đậu xanh: Đậu xanh là loại thực phẩm có khả năng phân hủy các loại độc tố rất tốt. Theo Đông y, đậu xanh bồi bổ nguyên khí, làm mát gan, giải được nhiều thứ độc.
Uống chút giấm, nước chanh đường hay ăn các loại quả chua: Các axit này có thể giúp trung hòa một số alcohol trong rượu.
Trong khi uống rượu
Trong mâm rượu, ngoài các món đồ nhắm nên có một số món ăn giúp giải độc chất cồn như củ cải trắng, rau cải trắng, rau cần, cam quýt, dâu tây, chanh, các món ăn chế biến từ đậu xanh (như nhân bánh chưng)... Bạn không nên chỉ uống suông mà cần ăn nữa, kèm thêm các món vừa kể.
Sau khi uống rượu
Bạn tự mình phục vụ hoặc nếu quá say thì nhờ người nhà áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:
- Rau cần một nắm rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha chút đường uống từ từ. Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu váng vất sau khi tỉnh.
- Lá dong (dùng để gói bánh chưng) 100-200 g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt pha đường uống.
- Trà búp 5 g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi cũng được) 16 g, thái vụn. Hai thứ hãm với nước sôi uống.
- Pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.
- Giã nát một ít củ cải trắng, vắt lấy nước cốt, thêm chút đường rồi uống làm nhiều lần.
- Ăn các sản phẩm chế từ đậu xanh (khoảng 10-30 g), hoặc giã 5-10 g đậu xanh cả vỏ, pha đường uống.
- Giấm ăn 60 g, đường 15 g, gừng 3 lát, giã nát, hòa lẫn với nhau rồi uống.
- Chanh tươi một quả, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn cả quả càng tốt.
- Vỏ quýt phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30 g, có thể sao thơm; mơ chua 2 quả, cho vào khỏang 300 ml nước, sắc nhỏ lửa 20-30 phút rồi uống, thêm chút nước gừng hoặc trà gừng thì càng tốt.
Các biện pháp trên chỉ có tác dụng giảm bớt phần nào tác hại của rượu. Điều quan trọng nhất là bạn cần biết làm chủ bản thân để không uống quá nhiều.