http://www.youtube.com/watch?v=jGPFe...eature=channel
Printable View
Với "Vành ngoài bẩy chữ vành trong tám nghề", thi hào Nguyễn Du nên cho Kiều thân mật hỏi khách thi nhân câu gì và giải đáp nào có giá trị học thuật cao nhất ?
TBL ?
Sáng tác: 248 - NC TBL 434 + HB 1,740 - 791 - 1-8-11
T/T: 5 đô
Đột Xuất 10,000 USD 248/.
Nữ triệu phú Lưu Lữ Lan có nhã ý tặng thưởng 10,000 đô trong 3 tiếng.
Toàn diễn đàn trân trọng cám ơn cô.
Thời hạn: tới 10:45 PM 1-8-11.
Một cách giải có ưu điểm về quy tắc sư phạm của bạn NT:
Trích:
1/ Ngoài các ưu điểm trong vế xuất trên mà ít ai có tài xuất được như thế, theo bạn, bạn NT có cần khắc phục thêm điều gì không ?
2/ Nói một cách khác, bạn có thể đưa ra vế xuất có tầm vóc cao hơn thế không ?
NC rất vui được tặng bạn:
_ 5 đt cho 1/.
_ 10 đt cho 2/.
Trích:
1/ Cần khắc phục thêm:
a/ Trong vế xuất "Tham-quan tham-quan", tham-quan đầu là tính danh từ, thái-thú 1 là danh từ kép .
b/ Tham-quan sau là động từ kép, thái thú 2 là động từ thường .
2/ Vế đối chỉnh hơn:
Tham-tán tham-tán .
Người ham bàn tán tham dự bàn tán .
Vế xuất mở rộng:
Tham-tán tham-tán tham-tán .
Người ham bàn tán tham dự bàn tán về ông quan tham-tán .
Tham (tt): tham lam cho riêng mình .
Tham (đt): dự vào việc gì .
Tán (đt): khen nịnh, bàn tán, nói nhiều, tán tỉnh ve vãn .
Tham-tán 1 (tính danh từ): người ham bàn tán .
Tham-tán 2 (động từ kép): tham dự bàn tán .
Tham-tán 3 (danh từ kép): chức quan tham-tán, chức quan xưa giúp về việc binh dưới quyền vị nguyên soái . Thời nay là chức vụ ngoại giao ở sứ quán, sau đại sứ hay công sứ, thường phụ trách một công tác chuyên môn như tham-tán thương mại ...
Ghi nhận của bạn NC về giải đáp trên:
Trích:
Cách giải của bạn NT có ưu điểm sư phạm vì chia bài làm hai phần rõ ràng, chứng tỏ bạn nắm vững nguyên tắc làm bài và đề hướng của chủ đề.
Bạn đang đi đúng hướng vì đã nỗ lực đưa nhân vật thứ hai, có nghĩa là cả hai nhân vật vào trong vế xuất mở rộng dạng 6Z.
Bạn vẫn còn nhiều khả năng để tự đưa mình lên một nấc thang cao hơn trong việc xác lập nhân vật.
Một giải đáp quảng bác của bạn NT về kinh Dịch:
Trích:
Cách giải của Trạng NT rất thông minh tuy có phần trở ngại:
Lúc mang bài về chấm, làm cách nào giám khảo phân biệt được ý hay trên của Trạng NT với một số thí sinh khác phải bỏ giấy trắng vì không làm được bài ?
Trường quy không cho Trạng Quỳnh cũng như giám khảo trao đổi gì về bài làm của thí sinh tại phòng thi nên Trạng không có cơ hội giải thích nếu nộp giấy trắng.
Trích:
@ #4286 :
Hôm qua vội quá không kịp giải thích rõ . Dĩ nhiên là Trạng Quỳnh không thể nộp giấy trắng, vì như thế là không biết làm bài .
Trạng Quỳnh không viết gì không có nghĩa là không có gì trong bài làm .
Trạng ta vẽ hình thái-cực sinh lưỡng nghi là ÂM và DƯƠNG . Từ Âm & Dương sinh ra Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái v.v...
Như vậy trong hình không có viết chữ nào nhưng diễn tả đầy đủ từ MỘT (lẻ loi) sinh ra HAI (hết lẻ loi) tạo nên vũ trụ vạn vật, theo kinh Dịch .
Thái cực: nguyên lý cùng tột của vũ trụ, đầu mối của vũ trụ vạn vật .
Thơ Balon khác:
Âm dương
Ương dâm .
Âm và dương tạo nên cái vườn ương dâm .
Âm (dt): giống cái, như trái đất, phái nữ .
Dương (dt): giống đực, như mặt trời, phái nam .
Ương (đt): ươm, phối giống, gieo trồng, nuôi từ mầm hay hạt giống hoặc con giống thành cây, con lớn hơn để bán hay nuôi trồng hàng loạt .
Dâm (đt): hành động giao phối giữa giống đực và cái để sinh sản và truyền giống .
Nhận định của bạn NC về giải đáp trên:
Bạn NT #4302:Trích:
Bạn giải rất hay theo hướng kinh Dịch.
Một số trường phái triết học phủ nhận kinh Dịch ở các góc độ khác nhau (*) nên chúng ta cần tìm thêm phương án khác để nếu không nhất quán thì cũng dung hợp, điều hợp hoặc tính độc lập của nó ( phương án ) có cơ cấu biện chứng riêng ( chẳng hạn như cơ cấu ngữ pháp ).
(*) Thí dụ quan điểm của Martin Heidegger hay của J.P.Sartre về cấu trúc bản thể khác với "giản dịch" của kinh Dịch tuy "biến dịch" và "bất dịch" ít khác biệt hơn.