Đáp Án 30 - 097/ Con Gà Đi Lạc
Có khi chuyện con nít làm người lớn nhức đầu:
Con chó cao hứng rượt con gà bay lạc vào rừng.
Một hôm chó chạnh lòng nhớ tới gà xưa, chắc giờ này đang lang thang đói khổ.
Nó hối hận nên na theo một củ khoai luộc, chạy thẳng vào rừng mong tìm lại bạn hiền.
Qua đến ngày thứ ba nó mới nhìn thấy con gà đang ....................................
Con gà đang làm gì giúp bạn sáng tác được thơ Balon nổi tiếng khắp thế giới ?
Sáng tác: 097 - NC TBL 284+ HB 1,573 - 610 - 8-1-10
ĐÁP ÁN
Ma trận Balon:
Roster
O
Rooster .
Như vậy con gà đã chọn trên hoặc bên cạnh roster ( bảng phân công trong quân đội ) để đẻ trứng .
Thú vị trong 097/ từ #759 :
Khi gà đẻ xong là trứng nở ra gà trống liền.
Mời bạn đọc lại từ #755 trang 76 đến #799 trang 80 để theo dõi diễn tiễn đáp án 097/:
http://www.hoahoctro.com/4rum/showth...374035&page=76
Đáp Án 31 - 123/ Nhà Trường - Cười
Thơ Balon đi vào văn học trào phúng:
Cô giáo hỏi:
_ Trò nào biết nhà trường còn được gọi là gì ?
Trò nghịch nhất lớp đã trả lời ra sao khiến cô giáo mắc cỡ nhưng không la được vì trò này đi đúng bài bản ?
Sáng tác: 123 - NC TBL 310 + HB 1,600 - 628 - 8-30-10
T/T: 5 đô
ĐÁP ÁN
Trò nghịch nhất lớp thưa:
_ Thưa cô ngay cả nhà bác học Einstein trước khi bước vào cửa trường thì cũng phải qua cửa mình ạ: nhà trường còn được gọi là cửa Khổng sân Trình, còn cửa mình là "đình-khổng":
Như thế trò nghịch chỉ thêm "đình" trước "Khổng" mà thành ra đình đám !
Thơ Balon:
Cửa đình-Khổng
sân Trình .
Đáp Án 32 - 011/ Ma Trận Balon
Trích:
Nguyên văn bởi Hoaibao
Thơ Balon không bị gò bó vào bất cứ khuôn khổ nào nên nó biến hóa vô cùng .
Thí dụ chúng ta có thể lập một ma trận Balon như sau:
Hưng phấn
...............
Rã rời .
Câu hỏi của ma trận: Yếu tố nào ở giữa "hưng phấn" và "rã rời" để lý giải được mâu thuẫn ?
Sáng tác: 011- NC TBL 198 + HB 1,446 - 528 - 5-26-10
T/T: 5 đô
Trích:
Câu hỏi quyết định và đơn giản nhất cho 011/:
"Hưng phấn" và "rã rời" có gì chung ?
Trích:
Ma trận Balon:
A B
A C
với A B = Hưng phấn.
và A C = Rã rời.
ĐÁP ÁN
Tở mở ( hưng phấn )
Tở tái ( rã rời ).
Nguyên ngữ của hai tính từ trên từ động từ "tở".
Tở:
Rời ra hoặc làm cho rời ra.
Khi kết hợp với "mở" và "tái", nó tạo thành hai nghĩa trái ngược nhau là "hưng phấn" và "rã rời".
Tở mở:
_ Bừng lên, sáng ra, rạng rỡ. Trời sáng tở mở.
_ Phấn khởi, hớn hở, hưng phấn. Hoa hậu mặt mày tở mở.
Tở tái:
Rã rời, kiệt sức, nhợt nhạt. Sau trận đấu, tay chân võ sĩ tở tái.
Như thế "hưng phấn" và "rã rời" có chung "tở".
http://www.hoahoctro.com/4rum/showth...=374035&page=5
Đáp Án 33 - 108/ Học Giả Mỹ Trắng Lấy Chồng Việt
Trích:
Đài truyền hình CNN phỏng vấn nữ học giả Mỹ trắng Jennifer Smith:
_ Xin bà vui lòng cho biết động lực nào đã thúc đẩy một học giả danh tiếng như bà thành hôn với đấng phu quân người Việt ?
Nữ học giả cười bí mật:
_ Chính quê hương Việt Nam và công trình khảo cứu Việt ngữ đã biện minh cho quan điểm của tôi.
Qua thơ Balon, nhờ bạn giải thích tại sao nam giới nước ta lại sáng giá đến thế ?
Sáng tác: 108 - NC TBL 295+ HB 1,585 - 621 - 8-13-10
T/T: 5 đô
ĐÁP ÁN
Trai Trà Bình
trình bà
thưa bình trà.
Trà Bình là một địa danh của Quảng Ngãi.
Chúng ta kết hợp hai dạng ngữ pháp:
_ Nói lái: Trà Bình - Trình bà.
_ Đảo ngữ: Trà Bình - Bình trà.
Như thế trai Trà Bình lịch thiệp và nịnh đầm có bài bản nhất thế giới.
Đó là lý do nữ học giả Smith đã chọn đấng phu quân tại đất Trà Bình.
Ghi chú: Ngoài ra gái Củ Chi cũng rất nổi tiếng về tài nói lái như các bạn đã rõ.
http://www.hoahoctro.com/4rum/showth...74035&page=111
Đáp Án 34 - 160/ Nhà Giáo Dạy Kiều
Trích:
Nguyên văn bởi Hoaibao
Từ ngày có Kiều tới nay, chưa nhà giáo nào dạy Kiều đặt ra câu hỏi:
_ Cụ Nguyễn Du nên đổi đi hoặc đưa thêm vào yếu tố nào trong nguyên tác văn xuôi Đoạn Trường Tân Thanh để thơ cụ càng sâu sắc hơn ?
Sáng tác: 160 - NC TBL 347 + HB 1,647 - 672 - 10-11-10
T/T: 5 đô
ĐÁP ÁN
Có ít nhất hai điều cụ Nguyễn Du nên đổi đi và thêm vào:
1/ Kiều nên là tiểu thư con nhà quan nhưng vì liêm chính và khảng khái nên bị nịnh thần vu oan.
2/ Trước khi Tú Bà bắt Kiều tiếp khách làng chơi, nên khai thác tài năng cầm kỳ thi họa của Kiều, đặc biệt là cầm ca.
Điều 1/ dẫn tới: Nơi ở của các tiểu thư con nhà quyền quý thời xưa gọi là hồng lâu.
Điều 2/ dẫn tới: Nơi ở của các ả đào làm nghề cầm ca cũng gọi là hồng lâu.
Ả đào thời xưa bị coi là xướng ca vô loài. ( Ngày nay gọi đùa là "Sướng ca hữu loài" ! )
Như thế "hồng lâu" diễn đạt được cả hai cảnh đời trái ngược nhau, tạo ưu thế cho thơ:
Từ hồng lâu nọ sang hồng lâu kia.
Khi cho Kiều tiếp khách, "hồng lâu" còn thêm lợi điểm khác:
Hồng lâu nay đã biến thành lầu xanh.
hoặc:
Hai hồng lâu một lầu xanh kiếp người !
Ghi chú: Theo tinh thần này, các bạn yêu thơ chắc có khả năng trau chuốt ba câu trên cho khả quan hơn.