- Vào ngày 21 tháng Chạp năm Giáp Thân (1824), quân Mông Cổ huy động 50 vạn binh sĩ cùng với các danh tướng như: Tả Thừa Lý Hằng, Bình Chương A Thích, Bình Chương A Lý Hải Nha để sang xâm chiếm nước ta. Tổng chỉ huy là thái tử Thoát Hoan, phụ tá cho Thoát Hoan là Thượng tướng Ô Mã Nhi và Toa Đô.
Quân bản bộ của Thoát Hoan đến Cửa Nam Quan thì dừng lại. Thoát Hoan phái Bá Tổng A Lý mang thư qua nói: "Bản súy chỉ nhờ đường Nam Quốc qua đánh Chiêm Thành, chứ không có bụng gì đâu mà ngại. Nên mở cửa cho bản súy đi và đến đâu chỉ nhờ giúp ít nhiều lương thảo, khi phá xong Chiêm Thành sẽ có trọng tạ. Nhược bằng kháng cự thiên binh, bản súy sẽ không dong tình, bờ cõi sẽ tan hoang, lúc đó có hối cũng muộn". (Trích nguyên văn: Việt Sử Toàn Thư, tác giả Phạm Văn Sơn, trang 183).
Qua đoạn sử trên của bộ Việt Sử Toàn Thư, chúng ta thấy rõ là Việt Nam tổ tiên chúng ta đã từng làm chủ Ải Nam Quan. Quân Tàu muốn qua cửa thì phải viết thư xin phép tổ tiên chúng ta để mở cửa cho đi qua. Qua đoạn sử này, chúng ta thấy rõ ràng là câu: "Nước Việt Nam ta kéo dài từ Ải Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau" là câu nói hoàn toàn đúng đắn về mặt lịch sử. Tức là cho tới năm 1824, dân Việt Nam ta đã làm chủ Ải Nam Quan. Đến thời Lê Lợi, thì tướng giữ ải Pha Lũy (chính là Ải Nam Quan) là Trần Lựu. Nếu ải không là của Việt Nam thì cần gì phải cử một tướng quân để giữ cái ải này (Việt Sử Toàn Thư, trang 259).
Thêm nữa, đại văn hào Nguyễn Du (đi sứ vào ngày 06-04, Quý Dậu tức 06-05-1813, và khi về ngày 29-03 Giáp Tuất, tức ngày 18-05-1814), khi qua Ải Nam Quan đã cảm tác bài thơ "Trấn Nam Quan" như sau: (bản dịch của Đổ Văn Hỷ, sách Địa Chí Lạng Sơn, trang 279).
Lý Trần việc cũ dấu phai mờ,
Năm đã ba trăm kể đến giờ.
Muôn núi ải quan nằm chính giữa,
Một thành Hoa, Việt vạch đôi bờ.
Trời đất mới biết ơn sao nặng,
Đất hẹp xui nên chuyện hóa ngờ.
Mây biếc quay nhìn nơi cửa khuyết,
Nhạc thiều văng vẳng tiếng xa đưa.
Qua bài thơ này đã chứng tỏ Trấn Nam Quan đã thuộc nhà Lý, Trần và nó có cách đó khoảng ba trăm năm tức là khoảng năm 1513. Tức Trấn Nam Quan đã có trước thời Gia Tĩnh triều Minh (1552 - 1560). Ngoài ra nó còn cho ta biết, bức tường thành chính là biên giới phân cách Việt - Trung vào thời đó.
( Theo VNHS )