-
Từ hồi mới có bầu, ai cũng hỏi thăm, bắt ăn uống đủ thứ, dặn không được cáu gắt buồn bực, rồi còn nói mình nên đi mua nhiều hình em bé đẹp thật đẹp dán trong phòng.
Nữa... mình để ý mấy đứa bạn, mấy người chung quanh khi được người khác khen con nhìn giống ba nó nhiều hơn, thậm chí có người còn bị chọc là "đẻ mướn" thì cái người bạn gái, người mẹ đó lại tỏ ra khó chịu vô cùng. Vì họ nghĩ con họ vất vả cưu mang, đau đớn sanh ra thì phải giống họ chứ không nên giống ai khác.
Đối với mình những suy nghĩ kiểu trên thật là mắc cười, ghen tỵ vô duyên hết sức. Đối với riêng mình, mình chẳng cần hình con nít đẹp, mình chỉ cần nghĩ và nhớ đến Chồng hâm thôi. Mình muốn tục tưng bé nhỏ của mình nhìn giống Bố nó, giống người mình đã chọn để yêu thương, thì hình hài nhỏ xíu đó sẽ đáng yêu và đẹp biết bao nhiêu trong mắt mình cơ chứ. Con phải giống Bố mẹ, đó là chuyện nghiễm nhiên mà.
Bố ơi :likeu:
-
Black friday, chẳng mua gì cho mình, chẳng mua gì cho Chồng, căn đồ sale mua làm quà Noel và mua một đống đồ: quần áo, mũ nón, khăn bông, chăn mền, ga giường, etc... vì không gấp nên khi Canada post gửi email cho mình cái delivery notification mình cũng chẳng buồn mò vô coi cái nào, check cái nào hết. Nay đi làm về, mở cửa phòng ra thấy 1 bịch đồ và 2 thùng một lớn một nhỏ nằm ngay ngắn trước cửa, nhìn cũng háo hức lắm, chỉ tranh thủ cái là mở tung hết ra coi thôi, nhìn trên mạng đã yêu, mua về sờ tận tay quần áo bé xíu, xinh xinh của con mới càng thấy tan chảy.
Cũng mong lắm, nôn lắm nhưng tự nhủ 2 mẹ con ráng bò qua thời gian busy này, lết sang tới năm sau là sẽ được gặp nhau rồi :heart: ôi tình yêu vĩ đại của Bố mẹ :hun:
-
Tính ra còn chưa đầy 2 tháng nữa là bé con ra đời rồi. Và có lẽ ngay từ bây giờ Bố phải định hình ngay những điều để dạy, để yêu thương con.
Nuôi con, có rất nhiều chuyện vui, buồn, bực tức, đủ loại cảm xúc. Bố sẽ cố dành thật nhiều kiên nhẫn cho con. Kiên nhẫn và lắng nghe, để tôn trọng con như một người bạn. Sẽ không mắng con, và sẽ càng không dùng đến đòn roi để giải quyết vấn đề.
Trẻ con cũng có những suy nghĩ riêng, đặc biệt là cảm xúc. Chúng rất dễ cảm thấy tổn thương khi bố mẹ nổi giận, quát mắng hay đánh đòn. Nhưng mọi sự việc, đối với trẻ con đều có nguyên nhân và cách lý giải riêng. Đôi khi, người lớn bực tức bởi những trò nghịch ngợm của trẻ. Nhưng không nghịch, con trẻ sẽ không tìm hiểu và lý giải được thắc mắc của chúng về mọi thứ xung quanh. Vô tình chung, khi chúng ta đánh mắng con là đã ngăn cản, bịt mắt sự sáng tạo, khám phá của con đối với mọi sự việc, sự vật quanh mình. Khi càng cấm đoán, trẻ càng có hành vi phản kháng và tò mò trong sự nguy hiểm khác. Bởi vậy, sẽ là vô lý nếu cha mẹ đánh đòn, quát mắng con trẻ chỉ vì chúng bày ra 1 trò nghịch nào đó. Thay vì thế, là Bố là mẹ nên nghe con trình bày, giải thích và hướng dẫn con theo cách để con vẫn có thể vui chơi, thoả mãn sự tò mò mà vẫn an toàn.
Bố khâm phục cách người Nhật dạy con, họ hầu như không có giới hạn nào đối với sự khám phá của con trẻ trước thế giới quanh mình. Không giới hạn nhưng lại luôn là một vòng tròn an toàn cho con, bởi cha mẹ là những người bạn tin cậy, cùng đồng hành, chỉ khuyến khích, giải thích chứ không trách phạt. Có lẽ vì thế, những trò nghịch ngợm của các con cũng vì thế trở thành những ký ức tuổi thơ trong trẻo, bình yên, đáng nhớ cho cả cha mẹ và con cái.
Đôi khi, gặp những cảnh cha mẹ quát mắng, đánh chửi con trên phố, Bố thường rất ái ngại và chạnh lòng. Bởi vì nhiều lý do khiến mình thấy vô lý, nó là lý do của cha mẹ thì đúng hơn. Như một bài kiểm tra điểm không như mong đợi của cha mẹ, như một bát cơm không ăn hết và như một cái cốc vô tình đánh vỡ… Đòn roi vung lên, cơn giận dễ vơi, nhưng tổn thương của con thì khó phai.
Mà tuổi thơ của con ngắn lắm cơ ấy. Chúng ta có bao nhiêu thời gian để lắng nghe những điều con nói khi còn thơ ấu chứ?
Yêu con nhiều.
-
Tiện lấy link ảnh cho cái Topic ngoài kia xong nên mò mẫm ra album của mẹ bé con. Hôm trước Bố bảo cái áo này này :sr:
-
Bố hâm, ngay từ cái hôm anh nói là em đã biết anh nói cái áo nào rồi mà. Chỉ là cái này bây giờ em chỉ còn có thể chui vừa cái ...cổ thôi à :wawa:
...
Nay, sau khi tan làm thì mình 1 tay xách giỏ một tay khệ nệ bịch đồ ăn, mua để chuẩn bị cho Christmas Eve này cả nhà sẽ quây quần để nấu nướng, ăn uống mừng lễ. Về tới nhà, lên phòng thay đồ xong là bắt tay vào lục lọi mày mò cách gắn cái chân car seat cho con, tiện thể lôi cái car seat ra chỉnh sẵn mọi thứ cho sau đặt còn vào dễ dàng nhất có thể. N vừa ngồi phụ mình vừa cười hí hí "soon enough Mia will move from here (chỉ vào bụng mình) to here (dĩ nhiên là chỉ vào cái car seat rồi)" chẳng còn bao nhiêu thời gian nữa đâu, đợi qua dịp Noel là mommy và aunties sẽ đi sắm đầy đủ đồ cho con nè, sẽ lôi hết đồ của con ra giặt cho sạch, cho thơm, gấp lại gọn gàng nè. Rồi ông Ngoại sẽ ráp cái crib vô cho sẵn sàng cho con nè, mommy đã tháo cái mành cửa màu xanh ra đi giặt rồi, và không có ý định gắn nó lại nữa, để vậy thôi cho phòng sáng sủa cho con nằm nữa chứ. Chỉ còn một số thứ cần phải mua cho con nữa thôi, cái phòng cũng cần được clean up gọn gàng hơn, và hình cưới sau khi nằm sếp xó 8 tháng trời đã được treo lên tường, chễm chọe ngay đầu giường mình luôn rồi.
Cứ qua thêm 1 ngày là lại thêm mong đợi, nhưng tục tưng của Bố mẹ cứ từ từ hưởng thụ thôi con ah. Chờ đủ ngày đủ tháng rồi hẵng chui ra cho mọi người được gặp con nha :hun:
Yêu tục tưng của Bố mẹ nhiều nhiều lắm :ehh: :lu:
-
Gần "cuối" năm cuối tháng rồi (hôm nay mùng 5 = )) chuẩn bị đếm ngược nên là tranh thủ rủ rê tụi nhỏ đi ăn chơi cho đã, hết tháng, hết năm là hết ăn chơi roài ...ôi tí hon của mommy ơi :heart: yêu con toá :love5::ohno:chut:
-
Trước khi lấy chồng, mỗi lần về vn, về nhà Chồng là những bộ đồ ngủ ngắn (quần đùi, áo 2 dây) rất được ưa chuộng đối với mình, Mẹ Chồng chẳng phàn nàn, chỉ nói Chồng nhắc khéo mỗi khi nhà có khách khứa này nọ thôi, còn Chồng mình chẳng ý kiến gì đến việc ăn mặc của mình cả.
Bây giờ, chẳng biết là do có Chồng nên tư tưởng khác, hay là có bầu nên thân hình mình không còn "chịu đựng" được những cái quần ngắn nữa, mà mẹ bầu chuyển sang thích PJ kinh khủng, nhưng vì thân hình "đồ sộ" hiện tại nên mẹ bầu chịu khó ních đồ cũ chứ không nỡ mua đồ mới, sau lại chẳng mặc được. Nên khi Chồng gửi đồ sang, được kèm 2 bộ đồ dài mặc ngủ cho thoải mái (Mẹ Chồng mua cho mặc sau khi sanh) mình đã không chịu nổi mà khui ra mở hàng cả 2 bộ trong dịp noel luôn :bb:
Rồi hôm nay, đã tự thưởng cho mình thêm 1 bộ nữa y chang 2 bộ mình mua cho 2 đứa nhỏ hôm Noel, chỉ là của tụi nó full price (vậy mà mua chẳng lưỡng lự gì) còn của mình đã là giá sale xuống (vậy mà vẫn cứ thấy tiêng tiếc chứ =) ) và cũng bởi vì đây là màu mình thích nữa, nên không kiềm chế nổi mình phải ôm về gấp thôi :heart:
Năm mới, đi mua cho 3 chị em 3 sets khăn tắm/mặt mới, của mình màu xanh, 3 cái bông tắm mới, của mình cũng màu xanh, bây giờ thêm bộ PJ nữa, của mình vẫn màu xanh, tự thấy mình bị cuồng màu xanh quá rồi, mặc dù biết đây là màu yêu thích của mình nhưng vẫn thấy độ cuồng này hơi ...nghiêm trọng rồi = ) ) mặc kệ, mình thích và đẹp là đủ hí hí hí
-
Chuyện dạy con kỹ năng sống.
Có người hỏi mình như này: - Sao con gái còn bé vậy đã bắt làm việc nhà?. Rồi cũng nhiều người bày tỏ sự không hài lòng khi mẹ để con mới 2 tuổi tham gia làm việc nhà cùng.
Thật ra, mình nghĩ chuyện để con làm việc nhà không liên quan gì đến việc mình yêu thương con nhiều hay ít. Mình quan điểm, trẻ con là để yêu thương, nâng niu và bảo vệ. Nhưng yêu thương và giáo dục là hai chuyện vừa song hành lại vừa khác nhau. Giáo dục là yêu thương mà giáo dục cũng là rèn luyện. Bác Hồ có dạy chúng ta rằng:
Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.
Điều đó có nghĩa là, con người có trải qua rèn luyện, thử thách thì mới thành người. Mình không đồng tình với việc dạy con theo cách ngày xưa của các cụ, cứ phải dùng đòn roi mới là yêu thương. Phương pháp giáo dục của mình với con từ trước đến nay luôn là nói không với bạo lực. Mình không đánh mắng con, đặc biệt là rất hạn chế nổi giận trước mặt con. Vì mình nghĩ, những biểu hiện tiêu cực của bố mẹ sẽ khiến con có suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Mà khi một người có thể nhìn cuộc sống bằng sự lạc quan, vui vẻ thì cách giải quyết mọi thứ sẽ hết sức đơn giản, hết sức nhẹ nhàng. Tất nhiên, thái độ tích cực với cuộc sống không phải là tô hồng mà đánh mất kỹ năng sống cần thiết. Chính vì lẽ đó, mình đã dạy con làm việc nhà cùng, dạy con tìm hiểu về thế giới xung quanh.
Em Dâu nhà mình như bao đứa trẻ khác, rất tò mò và cũng rất hiếu động. Nhưng có một số nguyên tắc mà dù em nghịch đến đâu, mình vẫn có thể yên tâm, như là em không nghịch những trò nguy hiểm mà không có sự quan sát hay thắc mắc trước với mẹ. Để dạy con điều đó, nguyên tắc đầu tiên của mình là Không bao giờ cấm đoán, trái lại phải luôn theo sát, phân tích cho con hiểu. Những thứ nguy hiểm như ổ điện, nồi cơm điện, bình nước nóng, dao kéo sắc nhọn, em Dâu nhà mình không bao giờ động vào, không phải em không tò mò mà là mình đã chỉ cho con hiểu: Đây là những thứ nguy hiểm, có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến con. Mình giải thích cho con rõ ràng bằng những ví dụ cụ thể. Như có lần mình bất cẩn bấm móng tay cho em Dâu làm em bị chảy máu. Em đau và rất sợ. Mình đã nhắc làm ví dụ để em nhớ, nếu em nghịch các dụng cụ sắc nhọn, em có thể bị đâm vào tay làm chảy máu như thế. Ổ điện và các đồ điện khác, mẹ nói với em bằng sự liên hệ với những tia chớp, sấm. Khi nào em lớn hơn chút nữa, em có thể kiểm soát được thì mẹ sẽ dạy em cách dùng, bây giờ thì chưa thích hợp. Vậy là em đồng ý.
Mình cũng đã đọc rất nhiều sách rèn luyện & phát triển tài năng sớm cho trẻ, cũng đã áp dụng thử cho con một số phương pháp giáo dục sớm, nhưng nếu con không hào hứng hợp tác, mình cũng không thất vọng, buồn phiền gì cả. Mỗi đứa trẻ là mỗi tính cách, bản thể khác nhau, mình cho rằng thật khó để đánh giá về sự đặc biệt của trẻ con. Tất nhiên, phát triển là tốt, nhưng đừng đặt quá nhiều kỳ vọng, áp lực vào chuyện con mình phải là ai, phải như thế nào, cứ nuôi con bằng tâm thế thoải mái nhất để lắng nghe và hiểu những buồn vui của con mình. Quan trọng nhất vẫn là dạy con trở thành một đứa trẻ biết yêu thương, biết quan tâm tới mọi người, có trách nhiệm với cuộc sống. Do đó, mình dạy con con cách đối diện, chịu trách nhiệm với chọn lựa và biết chia sẻ với gia đình, người thân, bạn bè. Nhưng tuyệt đối không bắt ép, không cấm đoán.
Mình có thể kể ra vô vàn những điều con mình chưa làm được như các bạn khác. Ví dụ như, em Dâu 2 tuổi vẫn đôi lúc mải chơi mà tè dầm, vì mình không hề xi con từ lúc nhỏ. Mà chỉ mới dạy cho em Dâu cách đi vệ sinh vào bô lúc em 16 tháng tuổi. Trước đó, em hoàn toàn đi tự do vào bỉm. Em biết nói cũng chậm hơn các bạn khác quanh xóm, nhưng mình rất bình thản, không nóng vội. Mình vẫn kiên trì tập nói cho con bằng những từ đơn giản nhất. Và giờ thì em luôn nói đầy đủ câu với chủ ngữ - vị ngữ rõ ràng, có kính ngữ với ông bà, bố mẹ. Tất nhiên đôi lúc em cũng quên và mẹ phải sửa lại. Em có vẻ hào hứng với việc học ngôn ngữ, rất thích nghe các bài thơ, vè và thích các bài hát tiếng Anh. Em đọc được bảng chữ cái tiếng Anh và đếm được đến 20 bằng tiếng Việt, đếm đến 12 bằng tiếng Anh, thuộc hết các đồ vật, rau củ quả, động vật trong bách khoa hình ảnh. Mẹ hoàn toàn hài lòng, không tự hào vì không phải giỏi gì cả, đấy là chuyện bình thường, là tất yếu của giáo dục. Nói ra như thế, mình nghĩ là chúng ta nuôi dạy con, có khen, có khích lệ, nhưng đừng đặt nặng các mục tiêu, thành tích, con vui vẻ học thì khuyến khích, con không hào hứng thì nên tạm thời bỏ qua, dạy con tìm hiểu vào thời điểm khác.
Về việc làm việc nhà, mình bắt đầu dạy từ lúc em Dâu được 8 tháng. Ban đầu là mình giải thích những việc mình làm thôi. Lúc đó, chỉ có 2 mẹ con, mình vừa làm việc nhà vừa trông con. Mình luôn đặt em Dâu ngồi trong ghế nôi, làm việc gì cũng di chuyển em theo. Mình nói với em như tâm sự giữa 2 người bạn. Như là hôm nay mẹ giặt quần áo cho em, sau này em lớn hơn, em sẽ giặt lấy như mẹ đang làm đây. Em Dâu có vẻ thích thú quan sát với những việc mẹ làm nên hay ngồi im trong ghế. Lớn hơn một chút, lúc em ngoài 1 tuổi, em không ngồi ghế nôi nữa thì rất hay lao vào… nghịch 1 tay với những việc mẹ đang làm. (=.=) Nhiều lúc đang giặt quần áo, em lao vào làm tung tóe hết xà phòng, mẹ cũng rất muốn tăng… huyết áp, nhưng lại phải niệm thần chú - không được nổi nóng.
Và việc nhà đầu tiên mà em Dâu biết làm là tự cầm cái quần tè bẩn của mình bỏ vào chậu trong nhà tắm. Sau đó dần dần đến các việc khác. Giờ thì em có thể tự rửa bình uống nước của em, tự thay quần áo, tự đánh răng rửa mặt, tự tắm (nhưng vẫn có mẹ ngồi cạnh), tự gập chăn, cất gối của mình khi ngủ dậy, tự ăn cơm, cất đồ chơi. Vài việc nhà khác thì em vẫn học làm theo mẹ, như cọ nhà vệ sinh, lau nhà, nhặt rau. Tất nhiên là em không làm được sạch như mẹ, nhưng cốt yếu mẹ không dạy để cần em làm thay mẹ việc nhà, mà là để em học được cách chia sẻ với gia đình. Điều vui nhất với người mẹ như mình - không phải là em biết làm gì mà qua những việc em làm, em đã biết quan tâm, tình cảm với bố mẹ, ông bà và em có nguyên tắc sống riêng cho mình. Như việc em đi ngủ, em luôn nằm đúng chỗ của em, có chăn gối của em. Em không thích dùng đồ của người khác, không có thói quen đòi đồ của người lạ - mặc dù nhiều lúc, em rất thích. Em cũng không cho phép bố mẹ dùng đồ lộn xộn của nhau. Có lúc bố chỉ dắt hộ mẹ cái xe máy hay đeo hộ mẹ cái balo nặng thôi là em đã kêu ầm lên, em bắt bố phải trả lại mẹ.
Nuôi con đúng là một bài toán khó mà dễ, đôi lúc chúng ta cứ tự làm khó mình vì những đòi hỏi quá cao, những mong ước, nguyện vọng quá xa tầm với. Nhưng nếu chúng ta nuôi con không phải bằng kỳ vọng, mà chỉ bằng yêu thương và chia sẻ thôi thì con nhỏ cũng như một người bạn, bình đẳng - tôn trọng, mọi chuyện sẽ đơn giản biết mấy. Không kỳ vọng sẽ không thất vọng, không đòi hỏi sẽ được chia sẻ, chỉ yêu thương sẽ được yêu thương.
Một vài chia sẻ nho nhỏ của mình, không phải là bí quyết gì cả, mình tin rằng mỗi đứa trẻ đều có những điều thú vị đang chờ được khám phá và khai sáng, chỉ cần lắng nghe, bố mẹ và con cái đều sẽ hiểu được nhau cần gì, muốn gì.
Bạn Bố đọc được trên mạng, thấy hay nên bê về cho bạn Mẹ đọc để cùng tham khảo. Qua nhiều lần như thế, bạn Bố học được cách kiên nhẫn nhiều lắm và nhận ra, cách tốt nhất để dạy đứa trẻ là đừng ngại con nghịch bẩn, đừng sợ con ốm, phải luôn để con thử nghiệm thì mới có trải nghiệm tốt. Để con nghịch bùn đất, cá tôm, vầy nước, đi chân đất, ra ngoài mưa, ăn kem khi trời lạnh là chuyện bình thường với con. Hãy nhớ, bàn tay làm nên tất cả, bàn tay có chạm vào thế giới mới cảm nhận được thế giới.