http://www.youtube.com/watch?v=UTV3W...eature=related
Printable View
Đã qua thời hạn tặng thưởng 182/ và 183/.
Cô dâu Hồ Xuân Hương mặc chiếc áo ngủ vẽ chùm hoa cau trên khung màu nắng.
Chú rể không hiểu nổi nghĩa sâu sắc của bức họa nên nữ sĩ không cho động phòng.
Nhờ bạn giải thích trong TBL.
Sáng tác: 184 - NC TBL 371 + HB 1,673 - 695 - 11-4-10
T/T: 5 đô
Đột Xuất 5,000 USD 184/.
Nữ triệu phú Lưu Lữ Lan có nhã ý tặng thưởng 5,000 đô trong 3 tiếng đầu, 3,000 đô 3 tiếng kế tiếp và 1,000 đô 6 tiếng cuối cùng.
Toàn diễn đàn trân trọng cám ơn cô.
Thời hạn: 12 tiếng, tới 10:00 PM 11-4-10.
Member
Vách Cũ
Tham gia ngày: Oct 2010
Bài gởi: 519
Cảm ơn: 487
Thanked 92 Times in 30 Posts Ðề: Tham khảo
Theo bạn, qua cách nhận định của bạn VC, liệu tác giả "Mưa phùn" có giật mình ?Trích:
Cách đây gần một năm, VC tình cờ đọc được bài giới thiệu về thơ HAIKU ở một trang sinh hoạt . Do lần đầu biết, và do cách của người viết, nên VC không cảm được loại được loại thơ này . Rồi thì khoảng vài tháng sau - vô tình đọc sáng tác của một thành viên, mà VC không nhận ra thơ HAIKU . Chỉ là lúc đó cảm thấy thích thú, nên ngay sau tìm hiểu và được biết .
Hôm nay đọc bài tham khảo có đính kèm những bài, VC thấy thú vị . Nhưng nói là nói thế thôi, chứ VC cũng chưa hẳn thấu . Thế nên, nhân thơ trích, VC xin được mạn phép đàm luận, cùng với vài câu hỏi . Hy vọng sẽ có các bạn hiểu nhiều hơn về loại thơ mà mà giúp giải thích .
VC thích hai bài của tác giả Nguyễn Thế Thọ _ Đà Nẵng .
Trước tiên VC xin được nói về bài HƯỚNG DƯƠNG ( tạm gọi là vậy ) :
Đóa hướng dương
Nhú trong vườn cỏ
Ngày không mặt trời
Đọc bài này, người ta thấy ngay liên ý chặt chẽ giữa hoa với ngày .
Riêng đối với bài CON CÁ ( tạm gọi ) :
Con cá thở
Bọt bong bóng vỡ
Mưa phùn
Với bài này, người ta cũng thấy liên ý . Tuy nhiên, khi nói về mưa phùn - một loại mưa bụi, mưa lất phất, mưa rất nhẹ, thì hình như hiện tượng bong bóng nổi không thấy .
VC không biết chúng ta có xét sự liên hệ của hai vế ở chỗ bong bóng ? Nếu thế, thì như MƯA DẦM, hay mưa MƯA LÂM RÂM, mới đóng vai trò rõ hơn thì phải .
Do VC không rành, cũng như không hiểu lắm, nên rất mong các bạn hãy xem như đây là câu hỏi mà VC muốn được cặn kẽ .
Tuy phân tích là vậy, nhưng VC vẫn thích bài CON CÁ hơn là bài HƯƠNG DƯƠNG . ( Không giải thích được, nhưng có lẽ, bài CON CÁ có vẻ hàm chứa hơn . )
Thêm một điểm khác mà VC thắc mắc, là nếu theo quy tắc số chữ 3-5-3, 2-3-2, hoặc 5-7-5, thì hai bài thơ trên lại không đi đúng ấn định .
Trích đoạn về nhận định của nhà văn Nhật Chiêu được đăng tải trong trang web của nhà văn Nắng Xuân:
Trích:
Một mùa thơ Haiku
Nhật Chiêu
(Cố vấn cuộc thi sáng tác thơ Haiku)
Chưa đầy một mùa trong năm, gần bốn ngàn bài thơ haiku gởi về cho cuộc thi haiku lần đầu tổ chức tại Việt Nam, tạo nên một mùa thơ haiku như một cơn mưa giữa mùa mưa.
Thơ haiku tiếng Việt chen kề tiếng Nhật như muốn hòa âm và đồng vọng, như muốn vượt thóat cái vỏ ngôn ngữ mà đến với nhau. Cuộc hòa điệu tâm hồn của các dân tộc có thể khởi đầu từ thơ ca.
Dưới cái nhìn của thơ ca, thế giới hiện ra như là giai điệu đầy hơi thở sự sống. Ở đây và bây giờ. Khoảnh khắc và vĩnh cửu. Cái nhỏ và cái lớn.
Những người làm thơ haiku trong cuộc chơi này dẫn ta vào giai điệu ấy.Vừa nghe mưa rơi, tôi vừa bất ngờ bắt gặp bài thơ đầy âm vang vô thanh này:
Con cá thở
Bọt bong bóng vỡ
Mưa phùn
(Nguyễn Thế Thọ - Đà Nẵng)
Hãy lắng nghe cá thở, nghe niềm vui của cá. Hãy lắng nghe bọt nước, nghe mưa phùn, nghe giai điệu tinh tế ấy của đời!
Cùng tác giả này, ta lại thấy:
Đóa hướng dương
Nhú trong vườn cỏ
Ngày không mặt trời
(Nguyễn Thế Thọ - Đà Nẵng)
Giữa khát vọng và thất vọng, là đóa hướng dương ấy, trong một ngày không nắng. Vượt lên niềm vui và nỗi buồn là đóa hướng dương ấy. Đóa hoa ấy sống trong sự vắng mặt của mặt trời mà vẫn không tuyệt vọng. Đó mới thật sự là…hướng dương.
Qua hai trích đoạn trên, bạn đưa ra nhận định gì để giới nhà văn nhà thơ phục tài bạn ?
Tặng thưởng đột xuất 100 đô.
Ân nhân bảo trợ: Giáo sư Đặng Đình Thanh.
Toàn diễn đàn trân trọng cám ơn bác.
Thời hạn: 12 tiếng, tới 8:30 AM 11-5-10.