Ái tình như chiếc bong bóng bay, tha thiết yêu bầu trời cao cả thênh thang dù làm nó tan xác . - Hoaibao
Printable View
Ái tình như chiếc bong bóng bay, tha thiết yêu bầu trời cao cả thênh thang dù làm nó tan xác . - Hoaibao
Chính tín ngưỡng đầy đọa và tước đoạt tự do con người . - Hoaibao
Tin sưu tầm trên net:
JARRATT, Virginia (AP) – Kendall Gibson có vẻ là một trong số các tù nhân nguy hiểm nhất tại tiểu bang Virginia.
Trong hơn 10 năm, anh ta bị biệt giam tại nhà tù Greensville Correctional Center, mỗi ngày ở 23 tiếng trong phòng biệt giam chỉ bằng phòng vệ sinh thường thấy ở các trạm đổ xăng. Trong một nơi đáng lẽ là chỉ dành cho thành phần ghê gớm nhất trong các tù nhân thuộc hàng ghê gớm – những tù nhân hay có hành vi bạo động hay phá phách quá mức đến nỗi không thể sống chung với các tù nhân khác – anh ta trở thành khách hàng thường trực của phòng biệt giam.
Anh nói rằng bị đưa vào phòng biệt giam không phải do tội đã phạm, mà do tội anh không muốn phạm – đó là tội đi ngược lại tín ngưỡng của mình.
Ðiều duy nhất làm Gibson khác biệt hẳn với người chung quanh là anh để tóc dài, được đặt trên hai vai để không kéo lê dưới đất. Chính vì mái tóc dài của anh, một điều thường thấy của những người theo giáo phái Rastafari, đã khiến anh trở thành mối đe dọa, theo luật lệ nhà tù ở Virginia, điều thứ 864.1
Tù nhân Kendall Gibson (Hình:AP)
Ðiều luật này được ban hành ngày 15 tháng 12, năm 1999. Các tù nhân có hai sự lựa chọn: cắt tóc ngắn, không được để dài tới cổ áo và cạo râu; hay bị đưa vào phòng biệt giam.
Mới đầu Gibson ở trong số 40 tù nhân ở tiểu bang này chọn phòng biệt giam. Tới năm 2003, khi một số tù nhân nộp đơn kiện tiểu bang về việc này, còn có 23 người bị biệt giam.
Ðơn kiện bị tòa bác bỏ. Một số người không chịu được áp lực của việc không có thân nhân thăm viếng, không được tham gia các chương trình trong nhà tù, không được mua các món cần thiết. Một số người khác được thả ra.
Hiện nay không thể biết chắc là có bao nhiêu tù nhân còn bị biệt giam vì không chịu cắt tóc ngắn. Nhưng cơ quan cải huấn xác nhận danh sách 10 người do một nhóm tù nhân theo đạo Rastafari đưa ra.
Giáo phái này có hình thức Thiên Chúa Giáo với ảnh hưởng lẫn lộn giữa văn hóa Phi Châu và Caribbean. Nhiều người coi đây là một cách sống hơn là một tôn giáo. Người theo Rastafari kêu gọi sống hòa hợp với Thượng đế, thiên nhiên và với mọi người. (V.Giang)
Tiếp theo bài #275 & #277
TÂM HỌC
Điều lý thú và khác lạ so với các lý thuyết khác là Phật pháp có một lý thuyết rất khoa học và sâu sắc về TÂM HỌC, xin trình bày sơ lược như sau:
Con người là tổng hợp hòa quyện của thân xác và tâm thức. Sống và chết là quá trình tiếp diễn không ngừng của thế giới vũ trụ. Khi chưa giác ngộ, chúng sinh sống chết luân hồi trong 3 thế giới: Dục giới , Sắc giới và Vô sắc giới, tức là trôi lăn trong 6 cõi: Trời, Người, A-tu-la, Súc sanh, Ngạ quỷ và Địa ngục.
Sống chết chỉ là thay đổi hình thức bên ngoài, còn TÂM THỨC giống như một giòng suối liên tục tuôn chảy mãi không ngừng cho đến khi nó tan rã thì lúc đó chúng sinh mới được giác ngộ hay thức tỉnh khỏi một cơn mê triền miên. Theo Phật pháp, tâm thức con người chia thành 8 thức:
1/ Nhãn thức: nhận thức của mắt.
2/ Nhĩ thức: nhận thức của tai.
3/ Tỷ thức: nhận thức của mũi.
4/ Thiệt thức: nhận thức của lưỡi.
5/ Thân thức: nhận thức của thân thể hay cảm giác như: nóng, lạnh, đau đớn, dễ chịu, v. v...
6/ Ý thức: tổng hợp và phân tích 5 thức trên, đưa ra suy nghĩ và hành động cụ thể để đối phó với mọi tình huống xảy ra.
7/ Mạt-na-thức: luôn luôn chấp thân này là của ta.
8/ Tạng thức hay A-lại-da-thức: nơi chứa các chủng tử (hạt giống) mà 6 thức trên thu được, chờ điều kiện thuận tiện thì hạt giống sẽ nẩy mầm và phát triển thành hiện thực nhờ ý thức điều khiển và hành động.
( Còn tiếp ) Xin hẹn các bạn lần sau.
http://www.hoahoctro.com/4rum/showth...=374035&page=7
Khi công bố đáp án, HB sẽ post thêm vào đây .
Tiếp theo bài #283:
Nguồn gốc của Ý thức :
Theo Phật Thích Ca, BẢN TÂM của chúng sinh vốn bất sinh bất diệt nên gọi là CHÂN NHƯ, không thay đổi nên gọi là NIẾT BÀN, không đi không đến nên gọi là NHƯ LAI, từ bi trí huệ nên gọi là TÂM BỒ ĐỀ hay TÂM BÁT NHÃ. Bản chất của TÂM là VÔ NGÃ nên gọi là TÂM VÔ SỞ HỮU hay còn gọi là TÂM KHÔNG, tức là tâm không chất chứa bất cứ một ý niệm nào cả. TÂM KHÔNG rất linh hoạt và có đủ tất cả thần thông trí huệ, biến hóa vạn năng, tràn đầy khắp không gian, thời gian và vô lượng vô biên.
Tâm thức của chúng ta hiện nay chưa giác ngộ là vì chúng ta cứ mải suy nghĩ hết chuyện này qua chuyện khác, kể cả lúc ngủ cũng hoạt động không ngừng (thể hiện qua chiêm bao). Dòng ý thức liên tục này được gọi là NHẤT NIỆM VÔ MINH. Khi luyện tập TÂM đến một lúc nào đó thì TÂM được ĐỊNH, đạt đến nguồn gốc của ý thức là VÔ THỦY VÔ MINH (như Lão Tử và Trang Tử đã đạt được). Lúc đó người ta cảm thấy rất thanh tịnh an vui và tự tại. Từ đây còn phải tiến thêm một bước nữa là phá tan cái màn VÔ THỦY VÔ MINH để đạt đến GIÁC NGỘ HOÀN TOÀN gọi là VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC hay KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT. Khi đó người giác ngộ đồng nhất với BẢN TÂM và thoát khỏi sinh tử luân hồi, được sống chết tự do. Tuy nhiên người giác ngộ nào cũng nguyện trở lại cõi Ta Bà để giúp chúng sanh cùng thành Phật như mình.
Tôn giáo nào không biện chứng sẽ hội chứng . - Hoaibao
Virus dị đoan trong tự do tín ngưỡng sẽ hủy diệt tôn giáo . - Hoaibao
Tiếp theo bài #285:
PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH ĐỂ ĐƯỢC GIÁC NGỘ: THAM THIỀN
Có nhiều phương pháp thực hành để được giác ngộ, nhưng phương pháp nào cũng cần phải tham thiền. Có 2 cách tham thiền chủ yếu: gián tiếp và trực tiếp.
1/ Phương pháp tham thiền gián tiếp: gọi là Như Lai Thiền, thường dùng cách quán tưởng một vật gì hay một ý niệm nào đó để tìm ra thực thể của chúng. Phương pháp này phải đi qua nhiều cấp bậc rồi mới đi đến giác ngộ được.
2/ Phương pháp tham thiền trực tiếp: Phật thường dùng nhiều phương tiện khác nhau để đệ tử ngay đó được giác ngộ liền. Phương pháp này được gọi là TỔ SƯ THIỀN.
Theo lịch sử Thiền Tông, đệ tử đầu tiên được Phật Thích Ca truyền phương pháp Thiền trực tiếp này là Ma Ha Ca Diếp. Phương pháp này được lưu truyền từ Tổ này qua Tổ khác ở Ấn Độ cho đến khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma được truyền thụ thì ngài sang Trung Quốc và lưu truyền ở đó. Sau này Thiền Tông ở Trung Quốc phát triển và đạt nhiều thành tích rực rỡ nhất vào đời Tổ thứ sáu là Huệ Năng.
Trải qua nhiều đời, nhiều kinh nghiệm, các Tổ đưa ra một chỉ dẫn chung: " Tham thiền không bí quyết, chỉ cần sinh tử thiết ". Nghĩa là nếu chúng ta tha thiết muốn được giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi thì phải kiên trì quyết chí công phu liên tục không ngừng nghỉ thì sẽ có ngày thành công. Theo sách Lịch sử Thiền Tông Trung Quốc thì đã có hơn 7000 người được giác ngộ tính đến thời điểm ra đời của quyển sách trên.
( Còn tiếp )
Công trình khảo cứu của bạn NTA nên đưa vào một mục nào khác, đặt tên chung là "Kiến thức tôn giáo" thì phù hợp hơn "Sáng tác danh ngôn tình yêu."
Hiện nay HHT chưa chủ trương một đề mục như thế.
Dẫu sao HB cũng xin cám ơn bạn đã nhiệt tình.
Mời bạn cứ tiếp tục để hoàn tất việc giải thích "Sống chết tự do" ở #275.
Trước hết NTA xin cám ơn bạn HB đã cho mượn đất "Sáng tác Danh ngôn Tình yêu" để trình bày và giải thích ý nghĩa của "Sống Chết Tự Do" dẫn ra từ một sáng tác của NTA.
Sau đây là bài cuối cùng, tiếp theo bài #288:
NGUYÊN TẮC THAM THIỀN : TỪ NGHI ĐẾN NGỘ
Thí dụ chúng ta thắc mắc không biết :
_ Tại sao có thế giới vũ trụ ?
_ Loài người sinh ra từ đâu và chết sẽ đi về đâu ?
_ Có chăng một thực thể tồn tại vĩnh viễn, là bản thể của con người ?
_ Người ta có thể chứng minh được cái tồn tại chân thật của mình không ?
_ Làm thế nào để khám phá hay chứng minh bản thể của con người ?
_ .................................................. ............................................ ?
Tất cả những câu hỏi trên đều không có giải đáp thỏa đáng và không ai chứng minh cho ta thấy được. Vậy ta chỉ còn một cách duy nhất là tự chứng minh lấy.
Khi đã quyết định như vậy rồi thì ta bắt đầu cuộc hành trình. Ta tự hạ quyết tâm là sẽ tìm ra giải đáp cho chính mình. Lúc nào trong tâm trí ta cũng hiện lên nỗi thắc mắc khôn nguôi về MỘT vấn đề làm ta muốn biết nhất mà lại không thể biết. Cứ nuôi dưỡng nỗi thắc mắc này hoài, cái đó gọi là NGHI TÌNH. Khi NGHI TÌNH đủ mạnh và liên tục kéo dài thì sẽ tới lúc nó BÙNG VỠ gọi là GIÁC NGỘ hay KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT.
Phương pháp này cũng tương tự như phương pháp các nhà khoa học phát hiện ra các nguyên lý hay định luật của vũ trụ như Newton hoặc Einstein. Nhưng phương pháp này khác phương pháp các nhà khoa học ở chỗ trí óc ta không tìm được giải đáp có thể chứng minh rõ ràng được. Do đó trí óc ta cuối cùng bị ngưng đọng lại. Chính sự ngưng đọng kéo dài này sẽ dẫn tới kết quả Ý THỨC TỰ BÙNG VỠ đưa đến GIÁC NGỘ HOÀN TOÀN gọi là CHÁNH BIẾN TRI, tức cái biết của PHẬT (người giác ngộ).