-
Chương 8
Đã hai ngày, Tinh Nhược không thấy Điệt đâu. Nàng hơi ngạc nhiên vì từ nào đến giờ Điệt ngoài giờ học đều ở nhà. Điệt đâu có bạn bè hay thích du hí đâu?
Thế là vừa tan học, Tinh Nhược kiếm cớ qua nhà Điệt ngay, nhưng chỉ thấy ông Địch Sanh. Ông Sanh cho Nhược biết là Điệt chưa về. Lại chưa về! Nhược hơi thất vọng...
Rồi Nhược đi ra sau nông trại, hẳn có chuyện gì lạ đây! Nhược nghĩ, bởi vì sáng nay khi vào trường, Nhược thấy là hôm nay Điệt đâu có giờ? Vậy thì Điệt đi đâu?
Những cây hoa mới trồng và luống khoai giâm cành thử nghiệm hơi héo. Chứng tỏ mấy ngày qua không được tưới nước. Điệt bỏ bê cả công việc, vậy thì Điệt đã bận rộn gì?
Nhược không tin là Điệt có bạn gái. Bởi vì cá tính khép kín của Điệt khó mà tìm được một cô gái hiểu ý nuông chiều. Vậy thì hẳn Điệt đã gặp điều gì gay cấn ư?
Đứng giữa thửa đất trống vắng. Nhược phân vân, rồi lại nghĩ. Trong lúc rảnh rỗi thế này, sao ta không làm giúp việc gì cho Điệt. Chẳng hạn như tưới nước nhổ cỏ dại... Điệt thấy, hẳn thích thú. Nghĩ là làm ngaỵ Nhược vén cao quần lên, rồi gắn ống cao su vào vòi nước bắt đầu tưới.
Nhược vừa làm vừa chơi, nàng túm lấy đầu ống bóp dẹp để nước tung tóe khắp nơi. Kết quả là... mảnh đất được tưới ướt, nhưng cả người của Nhược cũng ướt sũng như bị mắc mưa.
Xong màn tưới cây, Nhược khóa vòi nước lại và bắt đầu đi đến kho chọn một chiếc cuốc nhẹ. Nhược nhớ lại động tác của Điệt và bắt đầu cuốc đất. Sự đổi mới công việc làm Nhược thú vị và nàng đã làm việc một cách quên thôi.
Mãi cho đến lúc có người bước tới gần, rồi nắm lấy tay nàng giữ lại gỡ cuốc ra, Nhược mới nhìn lên:
- Ồ tưởng ai, anh Văn Điệt! Mãi giờ này anh mới về đấy à?
Sắc mặt của Điệt nặng nề, làm Nhược cụt hứng:
- Anh Điệt, anh làm sao đấy? Ai có làm gì đâu mà anh lại không vui?
Điệt yên lặng một chút, mới nói:
- Lần sau đừng có tự động đến đây làm việc nhé! Phải chờ tôi.
Nhược bất mãn, sao Điệt lại không biết điều như vậy. Nàng bực dọc:
- Anh chẳng tế nhị tí nào, đúng ra anh phải cảm ơn tôi mới phải... Tôi đi học về ra đây chẳng thấy anh, thấy cây cỏ khô héo nên tưới nước rồi nhỏ cỏ giùm.
Điệt ngồi xuống:
- Xin lỗi, nhưng mà để chúng ta cùng làm thì hay hơn.
Thái độ của Điệt khá cởi mở, làm Nhược quên ngay phiền muộn:
- Công việc này cũng vui đấy, phải không? - Nhược cũng ngồi xuống nói - Lần sau nếu mà anh không rảnh, tôi sẽ sang đây phụ giúp. À mà này, hai hôm rày anh đi đâu vậy?
Điệt chau mày yên lặng. Nhược hỏi tới:
- Có phaải gặp chuyện không vui, nên một mình lẻn đi xinê không?
Điệt lắc đầu:
- Làm gì rảnh rỗi như vậy? Tôi có việc.
- Đi lo việc à? - Nhược chợt reo lên - Ồ, tôi hiểu rồi, năm nay là năm cuối, nên anh cho chuẩn bị hồ sơ để du học. Phải không?
- Không phải chuyện du học - Văn Điệt lắc đầu nói - Mà chuyện có liên hệ đến Văn Du.
Nhược sực nhớ ra, vồn vã:
- Ồ sao? Anh Văn Du thế nào rồi? Đỡ chứ?
- Anh ấy chỉ bị thương nhẹ thôi - Điệt nói - Chuyện tôi đang làm là liên quan đến chuyện khác.
- À, thôi tôi hiểu rồi - Nhược lại tài khôn nói - Có phải liên hệ đến cuộc lạc quyên xây dựng nhà thương không?
Nhưng rồi thấy Điệt chau mày. Nhược lại vội vã nói:
- Ồ! Không biết sao hôm nay tôi lắm mồm như vậy? Anh Điệt à, nếu tôi có nói gì không phải anh bỏ qua cho nhé.
Điệt nhìn Nhược, yên lặng rất lâu như phân vân, rồi nói:
- Chuyện này rất quan trọng, cô biết cũng không nên nói lại cho ai nghe nhé?
Nhược gật đầu:
- Tôi thề với anh, tôi sẽ cố giữ bí mật - Rồi tò mò - Nhưng chuyện gì vậy? Có liên hệ đến cô Lâm Mỹ Dung nữa phải không?
- Hình như là vậy...
- Thế à...
- Mà không phải mới đây, chuyện trước nữa.
- Vậy à? - Nhược càng nghe càng ngạc nhiên - Lần trước... có phải anh muốn nói vụ bác sĩ Huỳnh Chấn Bình té lầu?
- Tôi thấy chuyện không đơn giản như thế!
Nhược tròn mắt:
- Anh Điệt, anh muốn nói là...
- Vâng, Nhược đã hiểu rồi đấy... và tôi đang điều tra đây, có nhiều cái đáng nghi.
Nhược nhìn Điệt. Nàng có vẻ căng thẳng:
- Nhưng anh Du là anh ruột của anh mà...
- Vâng - Điệt nhìn thẳng vào mắt Nhược - Nhược này, khi tôi nhúng tay vào việc này, Nhược có nghĩ là... tôi đã hành động là vì ganh tị với anh Du không?
- Ganh tị? - Nhược như chựng lại - Anh ganh tị với anh Dủ Làm gì có chuyện đó? Mà có gì đáng để ganh tị đâu?
- Nếu Nhược nghĩ vậy là tốt - Điệt có vẻ tươi đi một chút - Tôi chỉ ngại người khác nghĩ là tôi ganh tị với anh ấy mới hành động.
Nhược lắc đầu:
- Anh đâu phải hạng người nhỏ nhoi như vậy?
Điệt nhìn Nhược, gật đầu:
- Vậy thì cảm ơn cô.
Có một khoảnh khắc yên lặng. Điệt như suy nghĩ điều gì đó. Nhược thăm dò:
- Mà anh nghi ngờ điều gì vậy?
Văn Điệt chần chừ, rồi nói:
- Có một chuyện la... là hai nạn nhân đều có liên hệ với anh Văn Dụ Trước đó cũng đều có chuyện trục trặc với anh ấy... nhưng thôi... Mọi chuyện rồi chắc cũng tìm ra được giải đáp.
Tinh Nhược nhiệt tình:
- Anh có cần sự giúp đỡ của tôi không?
- Cô tin những điều tôi nói à?
Tinh Nhược gật đầu:
- Tôi tin những gì anh nói và sẵn sàng giúp anh.
Điệt cảm động nhìn Nhược.
- Thế mấy hôm rày anh đi đâu vậy?
- Tôi đến gặp người nhà của bác sĩ Huỳnh Chấn Bình và Trương Vĩnh Quang - Điệt nói rồi lắc đầu - Nhưng kết quả chẳng tìm thấy gì cả.
Nhược lo lắng:
- Anh Điệt, nếu vậy thì anh đâu thể làm gì được?
Điệt chau mày:
- Vì vậy, tôi đang phân vân không biết có nên dừng lại ở đây không?
Nhược hỏi:
- Nếu anh tiếp tục... Không những chỉ anh Du mà cả cha anh cũng không hài lòng?
- Tôi không biết - Điệt nói - Chỉ cảm thấy là... có nghi ngờ thì phải điều tra cho ra lẽ, bằng không chẳng yên tâm.
- Nhưng anh chắc là sự việc kia có nghi vấn chứ?
Nhược hỏi, Điệt chỉ lắc đầu:
- Thôi, ta đi vào nhà!
Và họ đi vào vườn nhà họ Lê, cả hai yên lặng, Điệt chợt thấy hối hận. Khi không rồi lại gây thắc mắc cho cô gái không liên can. Chàng nói:
- Cô Nhược, cô muốn mình cùng đi dạo hay xem hát không?
Nhược không trả lời, chỉ nói:
- Anh Điệt hay là thế này, mình đến bệnh viện hỏi? Bởi vì hai nạn nhân kia cùng là đồng nghiệp của anh Du ở bệnh viện, biết đâu ta sẽ tìm ra manh mối?
- Đúng rồi! - một tia sáng lóe lên trong đầu Điệt - Chúng ta đi ngay bây giờ nhé?
- Không được! - Nhược nói - Phải đợi tôi về nhà thay đồ rồi mới đi chứ?
Bấy giờ Điệt mới nhớ ra bộ áo ướt sũng của Nhược. Chàng lắc đầu. Còn Nhược chạy nhanh vào nhà.
Điệt nhìn theo chợt căng thẳng. Bởi vì, nếu cuộc điều tra mà cho thấy tội lỗi của Văn Du thì coi như sự nghiệp của Du sẽ chấm dứt. Du là anh ruột của chàng. Và như vậy chắc chắn Du sẽ hận chàng tận xương tủy, còn chả Điệt không dám nghĩ đến. Cơn thịnh nộ của cha sẽ ra sao? Thằng em đã bày mưu phá hỏng hết tương lai của anh nó... Tội hẳn nặng hơn cả bất hiếu. Nhưng... Điệt lại không muốn dừng lại... Điệt cảm thấy nếu không kềm chế thì sẽ còn nhiều sự việc khác xảy ra. Bao nhiêu sinh mệnh khác sẽ bị hy sinh... và cha có giận, anh có hận, cũng đành.
Điệt đứng đấy nghĩ ngợi mà Tinh Nhược quay ra từ bao giờ không hay:
- Thôi mình đi được rồi chứ?
Nhược hỏi và Điệt quyết định.
Ngồi xe buýt cả hai đến thẳng bệnh viện nơi Du làm việc. Đến nơi rồi, một vấn đề mới đặt ra. Tìm ai? Hỏi ai đây? Người có thẩm quyền và biết rõ sự việc hơn cả chắc không ai khác hơn là bác sĩ Lưu, chủ nhiệm khoa cũng là cấp trên trực tiếp của Du.
Thế là Điệt đi về phía phòng trực, xưng danh và ngỏ ý muốn gặp. Khi Điệt và Nhược đến nơi, bác sĩ Lưu đang bận khám cho một bệnh nhân, chàng phải ngồi chờ.
- Cậu là em trai của bác sĩ Du phải không?
- Vâng, tôi là Lê Văn Điệt - Điệt tự giới thiệu rồi chỉ Nhược - Còn đây là cô Lý Tinh Nhược, bạn anh Du.
Bác sĩ Lưu nhìn hai người tò mò:
- Thế cậu đến đây làm gì, thăm cậu Du ư? Vết thương bên ngoài của cậu ấy sắp lành, khoảng hai hôm nữa cậu ấy sẽ xuất viện và nghe nói là... sẽ sang nhà cô Lâm Mỹ Dung tịnh dưỡng.
Tinh Nhược ngạc nhiên:
- Anh Du không về nhà?
Bác sĩ Lưu cười:
- Nghe nói ở nhà cô Lâm Mỹ Dung tiện hơn. Vả lại bây giờ tay của cậu Du còn bó bột, cử động hơi khó khăn cần người chăm sóc.
Văn Điệt nhìn bác sĩ Lưu, chần chừ một chút nói:
- Thưa bác sĩ, tôi có một số vấn đề muốn hỏi bác sĩ.
- Cậu cứ hỏi.
- Có phải Trương Vĩnh Quang từ nào đến giờ vẫn là phụ tá của anh Du tôi không?
- Không - Bác sĩ Lưu chau mày, nói - Chuyện đó chỉ mới gần đây thôi. Nhưng tại sao cậu lại thắc mắc?
- Vì có nhiều vấn đề chưa rõ. Xin bác sĩ làm ơn cho biết cụ thể hơn.
Bác sĩ Lưu suy nghĩ, rồi nói:
- Lúc gần đây hai người có một ca mổ chung. Đó là ca viêm ruột thừa. Không ngờ... lần đó bệnh nhân không may bị chết. Và sau đó... Vĩnh Quang trở thành phụ tá cho Văn Du.
Tinh Nhược chợt kêu lên:
- Đúng là... một bất ngờ.
Văn Điệt chau mày, chuyện rõ là phức tạp. Sao lại có một bệnh nhân viêm ruột thừa chết bất đắc kỳ tử ở đây? Điệt chợt nhớ có lần...
Đúng rồi, trong cái buổi điểm tâm mà Du đã kể lại cho cha nghe. Lúc đó thần sắc của Du rất lạ, phải chăng vì có liên quan đến cái chết?
Điệt hỏi:
- Trong ca giải phẫu đó, chỉ có hai người thôi à?
- Không, còn có một cô y tá khác, cô y tá Hạ nữa - Ông bác sĩ Lưu nói, rồi giải thích thêm - Chuyện cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm chỉ được xem như một cuộc giải phẫu nhỏ.
Văn Điệt ngạc nhiên:
- Chỉ là một cuộc giải phẫu nhỏ sao lại đưa đến chuyện chết người?
- Có lẽ... vì chuyện bất ngờ khác xảy đến - Ông Lưu nhăn mặt - Nghe cậu Du bảo là... bệnh nhân đột ngột qua đời vì bệnh tim.
Điệt hỏi:
- Thế sau đó, bác sĩ có kiểm tra lại không?
Bác sĩ Lưu nghe hỏi, giật mình:
- Bác sĩ Du là một bác sĩ giỏi, có tay nghề, ông ấy đã kết luận như vậy, chúng tôi cần gì kiểm tra lại? Cậu Điệt, cậu hỏi như vậy với mục đích gì? Tôi không hiểu.
Văn Điệt không đáp, yên lặng một lúc, nói với bác sĩ Lưu:
- Bác sĩ có thể cho chúng tôi biết địa chỉ của nạn nhân và cho phép tôi được gặp cô Hạ một chút không?
Ông Lưu nhìn Điệt:
- Cậu làm vậy để làm gì? Tất cả cái đó đều không có lợi cho cậu Du đâu...
- Không có gì - Điệt trấn an- Anh Du là anh ruột tôi. Tôi hỏi, chẳng qua chỉ muốn biết rõ một số việc, chứ không phải để hại anh ấy.
- Thôi được! - Ông Lưu cười, rồi cầm ống nói lên, quay số - Alô, làm ơn cho gọi cô Hạ. Vâng y tá Hạ, vào ngay phòng làm việc của tôi nhé.
Rồi ông đặt ống nghe xuống, nhìn hai người trẻ tuổi trước mặt. Ông không tin là Điệt muốn hãm hại Du.
Năm phút sau, cô y tá Hạ bước vào. Đó là một cô gái có khuôn mặt phúc hậu, nhưng hơi nhút nhát.
Ông Lưu giới thiệu:
- Đây là cậu Lê Văn Điệt và bạn, Điệt là em ruột của bác sĩ Du, cậu ấy muốn nói chuyện với cô.
Rồi tế nhị, ôm chồng hồ sơ bệnh lý, ông bước ra ngoài. Bây giờ trong phòng chỉ còn lại ba người trẻ tuổi.
Văn Điệt đặt thẳng vấn đề:
- Cái hôm cắt bỏ ruột thừa cho nạn nhân, cô có mặt nơi đó chứ?
- Vâng, có gì lạ không anh?
Cô Hạ hỏi, rồi liếc nhanh sang Nhược. Cô có vẻ nghi ngờ dụng ý của hai người. Điệt hỏi:
- Cô thấy cái chết đó có gì bí ẩn không?
Cô y tá giật mình. Em trai của ông bác sĩ... làm sao có thể hỏi như vậy được chứ?
- Da... Da... Mới nhìn qua thì rất nghi ngờ... nhưng sau đó bác sĩ Du cho là một tai nạn đột xuất. Một đột biến bất ngờ... Mà tôi chỉ là một y tá... nên tôi tin như vậy.
Điệt hỏi thêm:
- Thế cô có biết chuyện của Trương Vĩnh Quang không?
- Da... biết.
Cô y tá ấp úng. Điệt nói:
- Anh ấy cũng đã chết? Vậy thì với những cái gọi là tai nạn bất ngờ như vậy. Tôi muốn đề cập cả đến chuyện bác sĩ Huỳnh Chấn Bình, chuyện bệnh nhân mổ ruột... Dư luận của bệnh viện nghĩ sao? Họ đã bình luận thế nào về những chuyện đó?
Mặt cô y tái tái hẳn. Cô lắc đầu nói:
- Những chuyện đó không liên can gì đến tôi cả... còn những tin đồn khác cũng không phải do tôi gây ra... Xin lỗi anh... tôi đã hứa với bác sĩ Du rồi là...
- Chị hứa cái gì chứ?
- Cũng không có gì - Cô Hạ run rẩy nói - Tôi thề là tôi hoàn toàn tin tưởng tay nghề của bác sĩ. Ông ấy mổ rất chính xác... chính bác sĩ thực tập Trương Vĩnh Quang cũng đồng ý với tôi như vậy...
Văn Điệt đưa mắt nhìn sang Nhược. Chàng thấy cô y tá khi sợ hãi nói "ông ấy mổ chính xác" là đã để lộ vấn đề, có gì phải minh chứng như vậy?
Điệt hỏi tiếp:
- Thế cô có gặp qua thân nhân của nạn nhân không?
- Dạ, hôm ấy họ cũng có mặt ở đây mà... tội nghiệp, nhà họ nghèo lắm... Bác sĩ Du là người nhân ái, thương người nên đã bỏ ra hai triệu bạc để ủy lạo gia đình nạn nhân.
Văn Điệt thở ra. Chàng biết không cần phải hỏi gì thêm, vì có hỏi cũng không lần được manh mối gì khác. Mọi thứ đã được đậy kín. Điệt đứng dậy nói:
- Thôi, chúng tôi cảm ơn cô Hạ.
Và cô y tá như vừa thoát được một cuộc phỏng vấn nguy hiểm, vội vã đứng dậy bỏ ra ngoài. Còn lại, Tinh Nhược nhìn Điệt:
- Anh Điệt, anh hỏi những thứ đó để làm gì vậy? Anh thấy gì chưa?
- Chưa - Điệt lắc đầu - Thôi bây giờ chúng ta về, biết đâu sự bình thản sẽ giúp ta sáng suốt hơn.
Cả hai vừa mở cửa định bước ra, thì bác sĩ Lưu đã đi vào phòng, ông nói:
- Tôi mới vừa qua phòng cậu Du, cậu ấy biết hai người đến đây, nên muốn tôi mời cậu qua đấy.
Tinh Nhược lắc đầu:
- Chúng tôi đến đây không phải để thăm anh ấy.
Nhưng Văn Điệt đã nắm lấy tay Nhược kéo đi:
- Thì cứ đến đấy đi. Sợ gì? Biết đâu qua sự bất bình của anh Du ta sẽ có thêm những bằng chứng đáng giá?
Cả hai đến trước phòng Văn Du, Điệt gõ cửa rồi bước vào, Văn Du nằm trên giường, cánh tay vẫn còn bó bột. Trên bàn trái cây tươi và hoa đầy rẫy.
Du vừa thấy Điệt, đã trừng mắt:
- Mày đến đây làm gì?
Điệt bình tĩnh:
- Da... Không làm gì cả.
Du giận dữ:
- Nghe nói mày tới đặt chuyện hỏi tứ tung phải không? Mày làm như vậy với mục đích gì? Hôm trước đã một lần... Mày chận Mỹ Dung giữa đường hạch sách đủ thứ rồi. Hôm nay, mày lại gây phiền hà cho bác sĩ chủ nhiệm khoa... Mày nói đi, mục đích của mày là gì? Muốn kiếm chuyện rắc rối cho tao phải không?
Tinh Nhược đứng cạnh, bất bình nói:
- Anh Du, tại sao anh có thể cư xử như vậy với anh Điệt? Anh ấy vẫn là em anh cơ mà?
Lời của Nhược làm Du lúng túng, anh chàng hạ thấp giọng:
- Văn Điệt, tao đã nói mày bao nhiêu lần rồi. Chuyện gì của tao làm, mày đừng có xía vô, nghe chưa?
Văn Điệt lắc đầu:
- Em không có chen vô chuyện ai cả. Chẳng qua vì... em chẳng muốn anh phải thân bại danh liệt thôi.
- Mày nói vậy là thế nào? - Văn Du tái mặt - Mày đã từng nói với Mỹ Dung như vậy, rồi bây giờ với tao... Có phải mày định đe dọa à?
Văn Điệt vẫn bình tĩnh:
- Anh đã rõ là không hề có chuyện đó... Tất cả những gì tôi làm chỉ vì anh mà thôi.
- Vì tao? - Văn Du giận dữ - Vì tao mà đến đâu mày cũng điều tra, hạch hỏi... Mày làm vậy với dụng ý gì? Mày muốn đối đầu hay vì ganh tị với tao chứ?
Tinh Nhược nóng mũi, chen vào:
- Tại sao anh Điệt phải ganh tị? Mà anh có gì đáng để anh ấy phải ganh tị chứ?
Văn Du quay qua:
- Lý Tinh Nhược, cô là trẻ con, đừng có xía vào chuyện người lớn!
Rồi trở lại với Điệt. Du nói:
- Còn Văn Điệt, nếu cậu muốn đối đầu với tôi thì... tôi chấp cậu đấy. Nhưng mà tôi cảnh cáo trước là đến lúc đó, thì cậu đừng có than van là tại sao tôi không nghĩ tình anh em nhé.
- Đây không phải là chuyện đối đầu hay thù nghịch - Văn Điệt không chịu thua - Tôi có làm sáng tỏ vấn đề thì cũng tùy anh thôi. Bởi vì anh nằm đây, anh làm sao biết là hiện nay ở ngoài người ta đã đồn rùm lên về anh thế nào chứ?
- Tin đồn à? - Văn Du đỏ mặt - Họ nói gì? Tao đã hại Huỳnh Chấn Bình, đã giải phẫu tồi giết chết bệnh nhân? Đã giết Trương Vĩnh Quang? Hừ, tao chẳng sợ bất cứ tin đồn gì cả vì chẳng có ai có chứng cớ. Mọi thứ chỉ là tin vịt!
- Chính vì vậy mà tôi đi tìm bằng chứng đây!
Điệt nói, làm Du giật mình. Rõ ràng là Điệt đã đối đầu với Du rồi còn gì nữa? Du nghiến răng nói:
- Tốt! Tốt đấy! Vậy thì mi đừng có hối hận nhé!
Văn Điệt lắc đầu:
- Anh đã hiểu lầm ý tôi rồi. Tôi muốn tìm ra bằng chứng là để minh oan cho anh thôi... Vậy tại sao anh giận dữ? Anh không thấy là đã có ba người phải tàn đời một cách oan uổng ư?
- Mày biết gì mà nói là oan uổng? - Văn Du như mất hẳn bình tĩnh - Sinh mệnh của ba người nào có nghĩa lý gì? Nếu như cái bệnh viện từ thiện của tao được thành lập xong. Tao sẽ cứu được hàng trăm, hàng vạn mạng sống khác. Chuyện đó mới quan trọng hơn biết không?
Lời của Du làm cả Điệt và Nhược rùng mình. Những gì Du nói ra, không phải là đã hàm ý cho thấy, những cái tai nạn kia đều có liên quan đến cả Du.
- Ý anh muốn nói là... tất cả những gì liên quan đến họ đều là do anh?
Văn Du đính chính:
- Tao không hề có ý đó... nhưng mà Văn Điệt, mi nên nhớ là đối đầu với tao chẳng ích lợi gì. Mày là em trai tao, hẳn mày biết rõ... Tao tuyệt đối không chấp nhận bất cứ một trở ngại nào trên đường sự nghiệp của mình, dù trở ngại đó đến từ tình thân.
- Anh Du!
Điệt kêu lên, nhưng Du đã cười to.
- Có giỏi thì mi cứ đi tìm bằng chứng đỉ Tao biết mi đang nghĩ gì, lúc nào mi cũng ganh tị, muốn hại tao, muốn đưa tao lên ghế điện mới hài lòng phải không? Nhưng đừng hòng. Chẳng ai thắng nổi tao đâu Điệt à.
- Tôi không có ý hơn thua với anh - Văn Điệt lắc đầu nói - Anh Du, ngay từ nhỏ, anh đã là một thiếu niên xuất sắc. Anh hơn tôi ở mọi phương diện, tôi chấp nhận chứ không ganh ti... thì làm sao muốn thắng anh chứ?
Nói xong Điệt kéo tay Nhược bước ra ngoài.
Điệt có vẻ xúc động thật sự. Bàn tay Điệt lạnh buốt. Không xúc động sao được khi mà hai anh em ruột thịt lại đối đầu, lại bôi mặt đá nhau?
Tinh Nhược lặng lẽ đi theo Điệt, không dám nói một lời, Nhược thấy tình hình rõ là căng thẳng và chợt thấy sợ hãi.
Rồi cả hai quay về nhà, và mạnh ai về nhà nấy.
Nhược bước vào đến phòng khách. Nhà vắng vẻ, chỉ có một mình Nghi ngồi ở ghế salông uống rượu.
Nhược bước tới:
- Anh Nghi, sao ngồi một mình ở đây vậy? Còn chị Tường Vy đâu rồi?
Nghi không đáp, hỏi ngược lại:
- Mày đi đâu mà suốt buổi vậy? Tìm khắp nơi mà chẳng thấy?
Nhược bất ngờ:
- Anh đi tìm tôi?
- Ờ, tìm để nói chuyện mà?
Rồi Nghi cầm cốc rượu đứng dậy, tiếp:
- Thôi vào phòng của em. Chúng mình vừa nghe nhạc vừa nói chuyện cũng được.
Tinh Nhược chỉ nhún vai, đi theo sau anh.
- Lại có chuyện rắc rối nữa phải không?
Vào đến phòng Nghi ngã dài trên ghế.
- Rắc rối thì không đến đỗi, có điều anh không hiểu...
Nhược đặt một chiếc dĩa hát vào máy. Bản nhạc "Người chăn dê", âm thanh đồng quê hoang dã.
- Rồi anh bất lực?
- Từ nào đến giờ anh có tự nhận mình là người bách chiến bách thắng đâu? Nhưng chẳng có gì, chỉ sau khi Tường Vy đưa Vương Đại Vỹ lên máy bay, anh thấy tính cô ấy đổi khác thế nào đấy?
Nhược ngồi xuống cạnh anh.
- Nghĩa là sao?
Nghi sợ Nhược không hiểu, phải giải thích:
- Vương Đại Vỹ là cái anh chàng đeo đuổi theo Vy bấy lâu nay, hắn là một tay cù lần, nhưng học giỏi. Hôm qua hắn đã lên máy bay sang Mỹ du học. Và trước khi đi, hắn đã ngỏ lời cầu hôn với Vy.
Nhược đẩy mái tóc ra sau.
- Nhưng nghe nói là Vy chưa trả lời mà?
- Đúng Vy chưa chấp thuận nhưng cũng không có nghĩa là khước từ, vì vậy vấn đề là ở đây.
Rồi Nghi nhún vai nói:
- Không biết đấy có phải là thủ đoạn của Vy để bắt anh thuần phục hay không?
Nhược lắc đầu nói:
- Anh Nghi, nếu anh không có ý định kết hôn, thì quan tâm chuyện đó làm gì? Chị Vy cũng phải đi lấy chồng, chứ không lẽ phải ở vậy mãi để chờ anh à?
Nghi làm ra vẻ bất cần:
- Thì cô ấy cứ lấy chồng, anh nào có cấm cản gì đâu?
- Anh nói thật chứ? - Rồi Nhược lắc đầu - Nhưng em không tin. Bởi vì nếu anh không để tâm chuyện đó, thì thắc mắc làm gì? Băn khoăn làm gì?
Nghi ngồi quay người lại:
- Em gái này, em cần phải cảm thông với anh một chút, từ nào đến giờ anh là con người tình cảm. Anh không muốn bỏ rơi người bạn gái nào, nhưng cũng không muốn mang tiếng là bị người khác bỏ rơi.
Nhược suy nghĩ rồi nói:
- Với những cô gái khác thì em không biết, nhưng với chị Tường Vy, em thấy vấn đề ở đây khá phức tạp. Vì chị ấy đã có sự quan hệ xác thịt với anh.
- Em xử dụng từ dao to búa lớn quá! - Nghi nói, rồi thở dài - Không hiểu sao mấy hôm rày, Tường Vy lánh mặt anh, chỉ liên lạc với anh bằng điện thoại.
Nhược nghiêng nghiêng đầu nhìn anh:
- Đấy là nguyên nhân phiền muộn chính?
- Không phải là phiền muộn - Nghi tỏ vẻ cứng cỏi - Nếu Tường Vy yêu tay Đại Vỹ đó, thì cô ta cứ đi theo hắn.
Nhược lắc đầu:
- Em thấy bọn đàn ông con trai các anh, đa số đều không có trái tim. Anh không thấy là... Tường Vy yêu anh hơn à?
- Yêu? - Nghi nhún vai- Nhưng yêu và lấy nhau là hai chuyện khác nhau. Có cái luật nào bắt yêu là phải lấy nhau đâu? Anh dù gì cũng còn hơn Văn Điệt của em.
Nhược đỏ mặt:
- Tại sao anh lại kéo anh Văn Điệt vào đây? Người ta dù gì cũng đàng hoàng. Có ai lại bạn gái cả giỏ như anh vậy?
- Ồ, đó là chuyện thường tình của đàn ông!
Rồi Nghi suy nghĩ gì đấy, nói:
- Này Nhược, theo em thì... tại sao Tường Vy lại có thái độ như vậy chứ?
Nhược hỏi ngược lại:
- Thế tối hôm kia anh đi đâu mà diện láng như vậy?
- Đến vũ trường Hỷ Lâm Môn- Nghi thành thật thú nhận - Anh mới quen một cô bé vừa đẹp vừa nhí, nhí hơn cả em nữa.
- Thế chị Tường Vy biết không?
- Cô ấy bắt gặp tại trận đấy chứ.
- Vậy à? - Nhược quay qua tắt máy hát - Vậy thì anh hãy đi tìm chị Vy, xin lỗi đi.
- Em nói gì vậy? - Nghi kêu lên - Tại sao anh phải gặp cô ấy xin lỗi? Vy biết tính anh từ nào đến giờ mà... Vả lại cô ấy nào phải là tình nhân hay vợ chính thức của anh đâu? Mỗi người vẫn có đủ quyền tự do của mình.
- Đấy là trước kia - Nhược lắc đầu nói - Nhưng chị Vy đã có quan hệ với anh, chị ấy phải khác những người kia chứ?
- Em làm gì lạc hậu như vậy? Bây giờ sắp thế kỷ hai mươi mốt rồi nhé.
Nhược lắc đầu:
- Em nói vậy đó, còn anh làm theo hay không là tùy anh. Sau này chị Vy có bỏ anh cũng đừng trách.
- Cô ấy bỏ anh? Rồi anh sẽ cô đơn? - Nghi nói, rồi cười lớn - Ngộ thật. Nhưng anh chỉ sợ mình không có cơ hội đó. Em biết mà... Anh chẳng bao giờ rảnh. Đàn bà cứ vây kín làm anh ngạt thở quá!
- Đừng có cường điệu như vậy - Nhược nói - Chuyện đàn bà vây kín chưa hẳn là có hạnh phúc anh nhé?
- Em nói vậy là thế nào?
Nhược nhìn anh, nghiêm túc:
- Có một điều mà không biết là anh có nhận ra không? Lúc gần đây anh thay đổi nhiều lắm đấy.
- Anh thay đổi?
Nghi ngạc nhiên, Nhược xác nhận:
- Vâng... Anh đã mất đi cái phóng khoáng, bất cần của ngày xưa.
- Em có nói đùa không hở Nhược? - Nghi hỏi, rồi nhún vai - Anh thấy thì mình vẫn phong độ như ngày nào, anh vẫn sống cho tình yêu.
Nhược lắc đầu:
- Anh biện minh thế nào thì em vẫn thấy anh đổi khác. Anh Nghi, tốt nhất là anh nên đi tìm chị Tường Vy, rồi nói lời xin lỗi chị ấy.
- Anh không thể làm một chuyện kém phong độ như vậy - Nghi ương ngạnh nói - Nếu chỉ vì chuyện bắt gặp anh đi với cô khác mà Vy giận, thì rõ ràng là anh đánh giá sai Vỵ Anh tưởng là Vy rất mới và không để ý những cái vụn vặt như vậy.
Nhược không đồng ý:
- Tình yêu thường phải có những quan tâm nhỏ nhặt vậy chứ?
- Vậy là tầm thường, tầm thường một cách không tha thứ được!
Nghi kêu lên, Nhược đứng dậy:
- Nếu vậy thì em không còn ý kiến gì hết. Bao giờ đổi ý anh báo cho em, em sẽ bày cách khác cho.
Văn Du đã xuất viện. Tay vẫn còn bó bột nên tạm thời ở nhà của Mỹ Dung.
Và như vậy nhà họ Lê ở ngoại ô, chỉ còn hai cha con ông Địch Sanh và Văn Điệt. Cái căn nhà rộng lớn đó bây giờ trở nên lạnh lẽo hơn ngày thường. Điệt ít khi gặp mặt chạ Chàng nghĩ tánh mình không hợp. Chỉ sợ gây thêm phiền nhiễu. Nên dù có ngồi cùng bàn ăn, cũng chẳng ai nói với nhau lời nào. Lúc gần đây những cái không vui lại xuất hiện dồn dập. Sự thất bại trong công việc trồng trọt của nông trại, rồi tai nạn với Văn Du, làm cho ông Địch Sanh trở thành lầm lì, ít nói hơn.
Điệt nhiều lúc nhìn cha xúc động. Chàng muốn tìm cách để tiếp xúc, gần gũi hơn, nhưng lại không dám.
Tối hôm qua, thời tiết đột ngột trở lạnh. Gió Tây Bắc với khí hậu đại lục tràn xuống. Điệt giật mình và chợt nhớ tới mùa đông.
Hôm nay ngày chủ nhật. Như mọi khi, thì Điệt đã lặng lẽ ngồi trong phòng làm bài, đọc sách. Nhưng hôm nay lại khác. Những chuyện có liên hệ đến Văn Du làm Điệt căng thẳng, bất an và không học được.
Ban sáng, Điệt cũng đã ra phía sau nông trại. Những hạt giống khỏe mạnh vẫn không làm sao bám trụ được trên nền đất đỏ khô cằn. Chúng không phải là không nẩy nở đâm chồi. Nhưng mà mọi thứ, mặc dù được chăm sóc, vẫn có vẻ èo uột làm sao. Nhìn những chiếc lá héo úa không sức sống, mà Điệt cũng thấy nản chí, thất vọng.
Điệt ngồi ở bàn học, trang sách mở ra trước mặt. Cửa không khép, nên Điệt có thể nghe rõ bước chân đi lại của cha ở bên ngoài. Vì Điệt không học được nên chàng đứng dậy bước ra. Cha chàng, ông Địch Sanh, đang ăn mặc khá tươm tất, mang cả giày. Có lẽ ông đang định đi đâu. Còn sớm. Điệt thấy không thể không quan tâm, nên bước tới, hỏi:
- Thưa cha... cha định vào thành phố à?
Ông Địch Sanh quay lại. Ánh mắt hơi ngạc nhiên, lâu lắm rồi ông không hề được Điệt hỏi han như vậy. Ông hơi cảm động. Thằng con có bề ngoài lạnh lùng đâu hẳn là không có tình cảm. Nó cũng có vẻ quan tâm đến ông đấy chứ?
Nhưng ông chỉ nhạt nhẽo nói:
- Thằng Du nó ở nhà Mỹ Dung. Mấy hôm rày chẳng nghe tin tức gì của nó, nên cha định đến đấy xem sao.
Văn Điệt bất bình. Anh Du biết cha thương mình, quan tâm đến mình, thì dù ở đâu ít ra cũng phải điện thoại về, vấn an một tiếng, đằng này lại không. Nhưng Điệt chỉ nói:
- Để con đưa cha đi nhé?
Ông Địch Sanh suy nghĩ, rồi lắc đầu:
- Thôi để cha đi một mình cũng được, thả bộ ra trạm xe buýt thế này cũng khỏe.
Điệt dù muốn đưa cha đi, nhưng thấy cha tỏ ra không cần, chàng cũng không dám trái ý, nên nói:
- Vậy cha đi chậm chậm thôi, con ở lại xem nhà.
Rồi đứng nhìn theo cho đến lúc bóng cha khuất hẳn ngoài cổng. Một cảm giác buồn buồn len lỏi trong lòng Điệt, biết cha chỉ yêu có một mình Văn Dụ Cha dành hết tình thương cho anh cả, nhưng Điệt vẫn ước ao... phải chi chàng có được một phần mười cái tình cảm kia thì cũng quá tuyệt vời.
Điệt đang nghĩ ngợi, thì nghe có tiếng Tinh Nhược gọi giật:
- Anh Điệt, anh Điệt!
Điệt quay qua, Nhược trong chiếc quần bó, áo pull đầy sức sống, đang nhìn chàng với nụ cười hồn nhiên.
Cả nhà em hôm nay ra phi trường tiễn William về Mỹ, anh có cùng đi không?
- Không đi được - Điệt mặc dù biết William, nhưng cảm thấy chưa thân đến độ phải đích thân tiễn ra phi trường, nên nói - Nhược cho tôi gởi lời thăm anh ấy được rồi. Sao anh ấy không ở lại lâu hơn?
Nhược cười:
- Chi vậy? Khi mục đích không thành?
- Mục đích? Vậy mà tôi tưởng anh ấy về đây chỉ để du lịch thôi.
Nhược cười bí mật:
- Không hẳn như vậy. Mà còn một ý định khác. Anh biết làm gì không? Cưới vợ đấy.
- Cưới vợ? Ồ... Thế cả thành phố này chẳng có cô gái nào vừa ý anh ấy sao?
- Có chứ! - Nhược cười rất có duyên - Nhưng người mà anh ấy ngắm tới lại không chịu, nên anh ta đành ôm mối hận tình về Mỹ.
- À. Cô nào cao giá quá vậy? Người ở nước ngoài về mà chê à?
Nhược vẫn cười:
- Có lẽ anh cũng biết cô ấy nữa đấy.
Rồi nghĩ gì đấy Nhược nói:
- Xe còn trống chỗ, anh đi đi, xong chúng mình còn có thể xuống phố dạo chơi được nữa.
- Đi bây giờ à?
- Vâng.
Điệt chợt nảy ý:
- Cha tôi cũng định vào thành phố, ông ấy vừa ra cửa. Hay là Nhược cho tôi gởi ông ấy đỉ Vì cha tôi đi một mình, tôi không mấy yên tâm lắm.
Nhược nhìn Điệt, chợt cảm động:
- Thôi được, để tôi chạy theo gọi bác lại.
Rồi Nhược bỏ chạy ra ngoài.
Hôm ấy ông Địch Sanh quá giang được xe bên nhà Nhược vào thành phố. Còn Điệt, Điệt quay về phòng khách. Cả căn nhà rộng lớn bây giờ chỉ còn có một mình chàng. Chàng buông người ngồi xuống ghế, nhưng Điệt vẫn không bình thản. Chuyện liên hệ tới Du lại vây kín chàng. Điệt biết, nếu bây giờ Điệt buông xuôi, những phiền nhiễu sẽ không có nữa, nhưng mà lúc đó, liệu lương tâm có yên ổn được không?
Sự mâu thuẫn giằng co giữa tình thâm và lẽ phải.
Ngay lúc đó, có tiếng chân người bước vào. Tiếng giày cao gót của phụ nữ. Ai? Điệt nhìn lên, vừa lúc Mỹ Dung bước vào.
- À! Chào chị!
- Cậu đấy à? Cậu không muốn tôi đến đây?
Điệt không đáp, chỉ nói:
- Cha vừa mới đi vào thành phố thăm anh Dụ Chị có gặp không?
- Gặp - Mỹ Dung nói - tôi thấy cha ngồi chung xe với người nhà bên họ Lý. Nhưng tôi đến đây là để gặp riêng cậu.
- Có chuyện gì vậy chị?
Điệt hỏi. Mỹ Dung nhìn thẳng:
- Có chứ. Chuyện liên hệ đến cậu. Cậu có biết là những hành động vừa qua của cậu rất thất lợi cho anh Du không?
- Tôi không tin như vậy - Điệt nói - tôi chỉ hỏi thăm một số việc thì làm gì thất lợi cho anh Du?
- Nhưng câu hỏi của cậu làm người ta nghi ngờ... và điều này có ảnh hưởng đến sự nghiệp tương lai của anh Du.
- Tôi nghĩ không đến đỗi như vậy, nếu anh Du quanh minh chính đại, thì có gì anh ấy phải sợ chứ?
- Sao lại không? Cậu hỏi tầm bậy tầm bạ. Không có người ta cũng sẽ nghi, nhưng mà cậu Điệt, cậu làm vậy để làm gì chứ? Nào có lợi cho cậu đâu?
Văn Điệt chau mày, Mỹ Dung tiếp:
- Nhất là trong cái hoàn cảnh hiện naỵ Số tiền quyên góp để xây dựng bệnh viện từ thiện sắp đủ, nghĩa là mọi việc sắp hoàn thành.
Văn Điệt tựa người ra sau và hỏi:
- Có phải anh Du kêu chị đến đây? Phải không? Sao vậy? Tôi thấy chuyện làm của tôi cũng chẳng có sai. Nếu anh Du chẳng có gì mờ ám, thì làm gì phải sợ chứ?
- Cậu nói cái gì mờ ám? - Mỹ Dung lớn tiếng - Cậu nói anh cậu như vậy được ư? Bậy quá! Tôi chưa thấy trên đời này có một người em nào giống như cậu, cứ ganh tị với anh mình. Anh Du cũng không hề sai tôi đến đây, cậu đừng có nghĩ xấu cho anh ấy!
Điệt lắc đầu:
- Sao chị lại to tiếng như vậy? Nếu không có gì quan trọng, chị át giọng tôi làm gì? Cái gì cũng phải bình tĩnh một chút chứ?
- Bình tĩnh? Trong khi cậu lại hành động điên cuồng. Tôi biết, cậu đang cố tình bằng mọi giá, cậu muốn đẩy anh Du của cậu xuống, cho ông anh cậu ngóc đầu lên không nổi. Phải không? Văn Điệt, tôi cho cậu biết, bao giờ tôi còn sống, tôi còn đứng bên cạnh anh cậu, thì cậu đừng hòng thực hiện điều đó!
Điệt lắc đầu:
- Tôi không hề muốn hạ bệ hay làm xấu anh Du, mà tôi chỉ muốn làm sáng tỏ sự thật. Chị Dung... những chuyện dồn dập xảy ra đó, không lẽ chị không thấy những cái đáng nghi ngờ?
Dung giận dữ:
- Cái đáng nghi ngờ ở đây là cậu, lúc nào cũng mang tâm địa hẹp hòi, phán đoán người khác. Nhưng mà, tôi xin báo cho cậu biết, cậu sẽ không bao giờ tìm được bằng chứng đâu.
- Tôi cũng mong là như vậy.
Điệt nói. Dung trừng mắt nhìn Điệt, như muốn chửi Điệt một trận, nhưng không hiểu sao lại không thực hiện điều đó, và Dung cứ đứng như vậy rất lâu. Một lúc có lẽ cơn giận giảm bớt, Mỹ Dung mới đấu dịu:
- Văn Điệt, tại sao cậu cứ đối đầu với người trong nhà mãi thế? Cậu muốn gì? Định làm gì? Cậu nói đi, xem thử tôi có thể giúp đỡ được gì cho cậu không?
Văn Điệt ngồi yên. Mỹ Dung tưởng là câu nói vừa rồi của mình đã có hiệu quả, nên lại tiếp:
- Tôi biết là cậu mất tình thương của mẹ từ thuở nhỏ, nên không được bình thường như những người khác, nhưng cậu phải tin là anh Du của cậu không hề làm ra bất cứ chuyện gì xấu xa hay phạm pháp. Anh ấy là một bác sĩ có lương tâm nghề nghiệp, một người tốt.
Mặt Điệt đỏ bừng, Điệt nói:
- Tôi tuy mất mẹ từ năm mười hai tuổi, nhưng tôi không phải là con người thất thường... Mà con người không bình thường kia là anh Du của chị đấy.
Mỹ Dung lại giận dữ:
- Cậu nói bậy. Anh Du ưu tú như vậy mà sao lại không bình thường?
Điệt lắc đầu:
- Trong mắt chị thì anh ấy vượt trội, xuất sắc, nhưng thật ra, anh ấy không phải như vậy.
- Một bác sĩ có lương tâm, có công việc ổn định như vậy làm gì không bình thường? - Mỹ Dung cười nhạt - Cậu cứ đánh giá người ta bằng những tư tưởng ấu trĩ của cậu ư?
- Chuyện ấu trĩ hay lương tâm, không thể xét đoán bằng lời nói!
- Ý cậu là thế nào?
- Một người nếu có quan điểm quá khích về tâm linh, chẳng hạn như tham vọng và đưa đến những xúc phạm đến mạng sống của người khác thì đó là tội ác. Ta phải xử lý ra sao?
Điệt hỏi, Mỹ Dung trừng mắt:
- Nhưng người đó là ai mới được chứ?
- Ai cũng ích kỷ - Văn Điệt tiếp tục nói - Vì vậy theo lẽ thông thường ta sẽ tìm cách để che chở để qua mặt pháp luật, đạo đức, xã hội, bất chấp chuyện đó có dính líu đến sự sống chết của người khác, đúng không?
Mỹ Dung lắc đầu:
- Cậu chỉ giỏi tưởng tượng... Thực tế không đến đỗi nghiêm trọng như cậu nghĩ? Làm sao có chuyện quan hệ đến đạo đức, đến pháp luật chứ?
Văn Điệt yên lặng, chàng biết có nói nhiều cũng vô ích, vì không có sự thỏa hiệp ở đây với Mỹ Dung.
Không hiểu nghĩ sao, Mỹ Dung lại đấu dịu:
- Văn Điệt, tôi xin cậu, hãy bỏ qua cho anh ấy, đừng có nhúng tay vào chuyện này nữa. Được không? Cậu hãy để anh Du rảnh trí lo cho xong cái bệnh viện từ thiện này đi.
Điệt không muốn tiếp tục tranh luận nên ngồi yên. Mỹ Dung lại tiếp:
- Cậu và anh ấy là hai anh em ruột thịt, sự thành công của anh Du cũng là sự thành công của cậu. Vả lại nếu hai anh em cậu mà cứ lục đục thì chỉ mang lại sự khổ tâm cho cha cậu thôi.
Điệt nhìn lên. Mỹ Dung thật lòng, hay chỉ muốn dùng mối liên hệ kia để ràng buộc chàng?
- Cái số tiền dùng để xây bệnh viện sắp đạt đến con số mong muốn. Anh Du định mở một cuộc tiếp xúc với báo chí. Mọi chuyện đâu đã vào đấy rồi. Cậu Điệt, không lẽ bây giờ cậu lại quậy lên... để anh em không còn mặt mũi nhìn nhau nữa ư?
Mỹ Dung tiếp nhưng Văn Điệt lắc đầu:
- Tôi không có ý định phá hoại chuyện xây dựng bệnh viện từ thiện kia mà tôi chỉ muốn làm sáng tỏ những nghi ngờ trong đầu mình.
- Tôi biết - Mỹ Dung cười nhạt nói - Nhưng chuyện nghi ngờ của cậu đó lại có ảnh hưởng đến việc lớn của anh Du.
- Việc lớn? Cái sự nghiệp kia có toàn bích không nếu nó có liên hệ đến cái chết của hai người và mất trí của một người khác?
- Sao cậu lại liên tưởng khủng khiếp như vậy? - Mỹ dung kêu lên - Tất cả những tai nạn đó, chẳng có gì liên can đến anh Du... Nó chỉ xảy ra hoàn toàn ngoài ý muốn.
- Vậy thì bây giờ chị muốn tôi phải làm gì?
Điệt hỏi. Mỹ Dung nhanh nhảu nói:
- Cậu hãy xếp lại tất cả.
Điệt suy nghĩ, rồi lắc đầu:
- Tôi không thể trả lời chuyện đó ngay bây giờ, nhưng tôi sẽ cố gắng không để việc làm tôi ảnh hưởng một chút nào đến cái bệnh viện từ thiện của anh Du.
Mỹ Dung chựng lại, nàng có vẻ bất mãn, nói gần như hết lời mà Điệt vẫn có vẻ ngoan cố. Bực thật!
- Cậu Điệt, tôi cảnh cáo cậu lần chót, nếu cậu không dẹp bỏ ý tưởng phá thôi, thì sau này đừng có trách, tại sao chúng tôi lại vô tình với cậu nhé!
Điệt vẫn lắc đầu:
- Chị đừng dọa, tôi không sợ đâu. Tôi làm việc bằng lương tâm nên sẽ không thụt lùi trước một đe dọa nào, của ai!
- Được rồi! Cậu chờ xem!
Và như không dằn được cơn giận dữ, Dung cầm tách nước trà hất thẳng vào người Điệt. Hành động của Dung quá bất ngờ, Điệt không đỡ kịp, nước chảy dài từ trên mặt Điệt xuống áo. Điệt đứng dậy, nhìn về phía Dung bình tĩnh nói:
- Vậy là giữa chúng ta đã hết chuyện rồi chứ? Chào chị!
Và Điệt bước về phòng riêng của mình.
Dung như cũng bất ngờ trước hành động của mình, nàng đứng lặng ở đó nhìn theo. Vừa hối hận vừa thất vọng. Mọi chuyện chẳng giải quyết được gì cả. Cánh cửa phòng đã khép lại, Dung lặng lẽ rút lui ra ngoài.
o0o
Văn Điệt nằm dài trên giường, không buồn lau đi những giọt nước trà trên người. Chuyện Mỹ Dung hành động giận dữ không những không làm Điệt buồn, trái lại còn tạo cho Điệt cái cảm giác nhẹ hẳn. Vì ít ra, từ đây về sau, Dung sẽ không có lý do gì để đến hạch sách chàng nữa. Nhưng nằm yên một mình như vậy Điệt lại phân vân. Chàng không biết những hành động vừa qua của mình có thật sự chỉ là tiếng gọi của lương tâm hay là do ganh tị? Như điều Mỹ Dung nói? Điệt không muốn ông anh mình nổi bật hơn mình? Nhưng mình có cái gì để nổi chứ? Chắc chắn là không phải như vậy rồi. Nhưng trong ánh mắt của mọi người, họ sẽ đánh giá chàng ra sao?
Có lẽ chỉ có Tinh Nhược là hiểu Điệt thôi.
Điệt cũng không hiểu sao trong cái giây phút này Điệt lại nghĩ đến Nhược? Tại sao?
Và Điệt cứ nằm yên như vậy mãi cho đến lúc có tiếng động ở cửa. Điệt nhìn ra, Tinh Nhược xuất hiện một cách tự nhiên với một chuỗi hoa trên taỵ Nhược như những tia nắng ấm mặt trời xuất hiện giữa mùa đông. Cái bản chất tự nhiên của Nhược với nụ cười, khiến người đối diện khó tính đến mấy cũng không thể mở miệng trách được.
- Anh Điệt, anh xem này, đẹp không?
Nhược vừa nói, vừa đưa chuỗi hoa lên cao, nhưng rồi nhìn thấy những giọt nước trên người Điệt, Nhược ngạc nhiên:
- Ồ, sao vậy? Chuyện gì xảy ra thế?
Điệt ngồi dậy:
- Ồ, cũng không có gì. Mỹ Dung mới đến đây!
- Thế à? Đến để làm gì?
- Chị ấy muốn anh đừng can thiệp vào chuyện của anh Du.
- Rồi anh quyết định ra sao?
- Anh à? Sự đe dọa của Mỹ Dung chỉ càng tạo thêm nghi ngờ cho anh, và anh nghĩ những gì mình nghi hẳn có thật.
- Anh vẫn tiếp tục?
- Vâng.
Điệt nói. Tinh Nhược chợt đưa chuỗi hoa choàng vào đầu Điệt.
- Vậy thì chuỗi hoa này tặng cho anh.
- Tại sao?
- Vì em thấy anh là một người đàn ông đúng nghĩa.
Trên trang hai của tờ nhật báo trong thành phố đều có đăng một bài tin ngắn "Số tiền quyên góp được để xây dựng bệnh viện từ thiện của bác sĩ Lê Văn Du sắp đạt được chỉ tiêu, nên bác sĩ quyết định sẽ chọn một ngày gần đây mở cuộc họp báo, báo cáo kết quả và dự trù sự việc sắp đến... "
Nhưng rõ bất ngờ, cái tin quan trọng như vậy, lại không làm cho ông Lê Địch Sanh phấn chấn. Điệt liếc nhanh về phía cha, chỉ thấy người thở dài. Diễn biến trong thời gian qua, hình như làm cho ông tóc bạc hơn, sắc mặt ông bơ phờ hơn.
Điệt thăm dò:
- Nghe nói cái vết thương ở tay anh Du đã lành, và anh ấy đã được tháo bột.
- Ờ!
Ông Địch Sanh chỉ ờ một tiếng ngắn ngủn.
- Như vậy coi như mọi chuyện đều tốt đẹp. Anh Du sẽ có cơ hội tiến hơn.
Điệt tiếp, nhưng lần này ông Địch Sanh lại cũng yên lặng. Câu nói của Điệt như một viên đá ném xuống ao thu "tỏm" một tiếng rồi hết. Ông Địch Sanh như mải mê nghĩ về một điều gì. Thái độ lạ lùng đó làm Điệt chợt thấy căng thẳng. Sau khi lành bệnh, chắc chắn anh Du sẽ quay trở về nhà, mà nhà trường lại sắp thị Điệt có hai ngày nghỉ ở nhà ôn bài. Cái không khí này làm Điệt sợ hãi. Điệt cũng không muốn đối đầu và cứ mãi sợ mà chẳng có một chữ nào lọt được vào đầu Điệt.
Điệt chợt đứng dậy bỏ vào phòng riêng. Thái độ của ông Sanh khiến Điệt không đóng kín cửa lại, mà chỉ khép hờ, chàng sợ có khi cha gọi lại không nghe.
Có tiếng xe dừng lại trước nhà. Có lẽ là Mỹ Dung đã đưa anh Du về. Điệt nghĩ. Nhắc đến Mỹ Dung, bất giác Điệt nhớ đến tách trà hôm trước, và chàng càng không muốn ra ngoài để chạm mặt với bà chị dâu tương lai của mình.
Nhưng thật bất ngờ, Mỹ Dung không đến, chỉ có một mình anh Văn Du, và có lẽ vì mới tháo băng, nên Văn Du vẫn còn dùng nạng gỗ.
Có tiếng hỏi của cha:
- Còn Mỹ Dung đâu rồi?
- Mỹ Dung bận lắm - Tiếng của Du đáp - Cô ấy bận chuẩn bị cho buổi họp báo sắp đến.
- Con định bao giờ tổ chức họp báo?
Giọng ông Địch Sanh hỏi, nhưng Điệt cũng cảm nhận thấy cha đã mất đi cái nhiệt tình cũ. Du đáp:
- Có lẽ khoảng ba hôm nữa, bao giờ con quăng bỏ cây nạng này đi được! Trong buổi họp báo đó con sẽ mời đầy đủ các báo đến dự.
Văn Du nhấn mạnh. Ông Địch Sanh chẳng sốt sắng lắm.
- Con phô trương quá! - Ông Địch Sanh lắc đầu nói, lần đầu tiên ông tỏ ý không hài lòng với Du - Con phải nhớ một điều là bệnh viện từ thiện kia được lập ra là để phục vụ cho đại đa số dân nghèo, phục vụ là mục đích chính. Vì vậy đừng sử dụng nó như một công cụ để phô trương.
Văn Du ngạc nhiên:
- Ồ cha! Cha nói gì vậy? Từ nào đến giờ con thấy cha vẫn tán đồng việc làm của con cơ mà?
Ông Địch Sanh lắc đầu:
- Cha chỉ tán đồng những việc làm tốt của một bác sĩ yêu nghề.
- Chuyện mở bệnh viện từ thiện với công việc phục vụ của một bác sĩ có gì khác nhau?
- Đúng! - Ông Địch Sanh nói - Nhưng mà cha cần nhắc nhở con, có muốn làm gì cũng được, nhưng đừng có chệch khỏi con đường nghề nghiệp của một thầy thuốc.
- Cha! - Văn Du chau mày. Chàng cảm thấy cha thay đổi - Có phải là có ai đó đã gièm pha điều gì với chả Họ đã nói xấu con chứ gì?
Ông Địch Sanh lắc đầu:
- Không có ai cả!
- Con biết là chắc chắn có! - Văn Du kêu lên - Hắn thôi, phải Văn Điệt không? Hắn lúc nào cũng chĩa mũi vào phá hoại công việc con, bây giờ còn rắp tâm chia rẽ hai cha con ta nữa.
Ông Địch Sanh chau mày:
- Cái gì? Nói vậy là giữa anh em con đã có chuyện gì à? Sao vậy? Có thế nào cũng đừng quên Văn Điệt là em con, là con ruột của ta nhé?
Văn Du giận run. Từ nào đến giờ Du nào có nghe cha nói về Điệt một cách thân mật như vậy đâu? Du nói:
- Tại cha không biết. Văn Điệt lúc nào cũng ganh tị với con, nó chẳng muốn con thành công. Nó là một đứa không bình thường. Nó còn dám chống đối lại cả Mỹ Dung nữa.
- Có chuyện như vậy ư?
- Con không dối gạt cha đâu. - Văn Du cả quyết - Nếu Văn Điệt mà có nói gì với cha thì đều là những chuyện bịa đặt.
Ông Địch Sanh suy nghĩ. Ông đã từng là một bác sĩ, một trí thức. Bất cứ điều gì cũng phải vận dụng lý trí chứ ông không tin suông.
- Cha thì chưa phát hiện điều gì không phải ở Điệt... Vả lại Điệt nó cũng chưa nói gì với cha về con cả.
Ông nói càng khiến Văn Du khó chịu. Du ngạc nhiên, chẳng hiểu sao mình mới rời nhà đến ở đằng Mỹ Dung có nửa tháng, mà thái độ của cha thay đổi hẳn. Trước kia, có bao giờ cha bao che cho Điệt? Không những thế, mỗi lần nhắc đến nó còn với thái độ miệt thị cơ mà?
Nhưng Du là con người dày dặn, biết ứng phó. Du nói:
- Có lẽ con nghĩ sai, nhưng mà cha hãy yên tâm, con cũng chưa làm điều gì lệch khỏi tôn chỉ của một thầy thuốc.
Ông Địch Sanh gật đầu, nhưng cũng chưa phấn khởi, yên lặng một lúc, ông nói:
- Văn Du, cha thấy như mình lúc đầu đã nhận định sai. Con không nên học y, con chẳng thích hợp với nghề này chút nào cả.
- Tại sao cha lại nói vậy?
Văn Du kêu lên, nhưng ông Sanh vẫn bình thản.
- Bởi vì đến bây giờ cho thấy... bản chất con thích hợp để làm chính khách hơn là một thầy thuốc.
Văn Du bối rối:
- Nhưng năm năm qua, ở cương vị của một y sĩ, con vẫn hoàn thành nhiệm vụ mình một cách tốt đẹp cơ mà? Tại sao cha lại nói vậy?
- Nhưng con đã làm việc đó một cách vui vẻ hay miễn cưỡng?
- Rất vui vẻ - Văn Du đáp - Và con đã chưa hề có một sơ sót nào.
Ông Địch Sanh suy nghĩ, rồi cuối cùng nói:
- Cha đã đến bệnh viện nơi con phục vụ, và cũng đã gặp bác sĩ chủ nhiệm khoa của con rồi.
- Vậy à? - Văn Du giật mình - Thế ông ấy nhận xét về con ra sao?
- Ông ấy nói thì con cũng chưa có sơ sót gì quá đáng, nhưng mà...
Ông Địch Sanh ngưng lại, rồi nhìn thẳng vào mắt Văn Du:
- Ông ta bảo nhiều lúc thấy con kỳ cục lắm, hình như bị ám ảnh một điều gì!
- Làm gì có!
Văn Du kêu lên. Ông Địch Sanh tiếp:
- Chính vì vậy mà con không dám một mình đứng ra giải phẫu cho bệnh nhân. Lúc nào con cũng đòi phải có người hợp tác. Có đúng như vậy không?
- Dạ đúng - Văn Du nói, như biện hộ - Nhưng con nghĩ đấy là một thái độ thận trọng cần thiết, vì sự hợp tác thường đưa đến xác suất thành công cao... Con cũng đã từng đơn độc giải phẫu cho bệnh nhân mà?
Ông Địch Sanh gật đầu:
- Đúng, nhưng chỉ có một lần, mà lần đó bệnh nhân lại chết, đúng không? Tuy con nói là bệnh nhân bị chết do nguyên nhân khác, nhưng cái chết đó là có thật!
- Cha! Tại sao cha lại nói vậy? - Văn Du kêu lên - Cha muốn gì cứ nói thẳng đi, con không muốn ai nhìn con với ánh mắt nghi ngờ cả.
Văn Du nói và thấy tức giận. Tại sao đến cha cũng không tin chàng? Mọi thứ gần như đảo lộn hết!
- Cha thấy thì... không biết có phải những sự việc khác đã ảnh hưởng đến công việc của con hay không? - Ông Địch Sanh nói - Chẳng hạn như chuyện xây dựng cái bệnh viện từ thiện kia...
- Không phải!
Văn Du vội vã đính chính. Ai có nghi ngờ thì còn được, chứ cha không có quyền nghi ngờ. Du nói thêm:
- Riêng cái lần mổ chết người đó, chỉ là một tai nạn bất ngờ... và con nghĩ có thay bác sĩ khác, thì kết quả cũng như vậy thôi.
Ông Địch Sanh nghiêm nghị:
- Cái gì cũng phải có tinh thần trách nhiệm. Cha không thích mình sai mà đủn lỗi cho người khác, cũng không được đổ cho là tại xui xẻo. Con nên tự kiểm thảo, xem xét lại coi trong lần giải phẫu đó con có bình tĩnh, tận lực cứu chữa bệnh nhân không? Cha tiếc là vị bác sĩ thực tập cùng làm việc với con hôm ấy là Trương Vĩnh Quang cũng đã qua đời, chỉ còn lại một mình cô y tá tên Hạ. Bệnh viện cũng cho biết là họ cũng nghi ngờ nên đang cho mở lại cuộc điều tra.
- Làm gì có chuyện đó! - Văn Du vỗ bàn, đứng dậy - Hạ hành động một cách không coi con ra gì cả. Vì trách nhiệm, vì uy tín, con sẽ đến thẳng nơi đấy, nộp đơn từ chức ngay!
Ông Địch Sanh nhìn con:
- Con có nộp đơn từ chức thì cuộc điều tra vẫn tiến hành vì vấn đề này đâu phải là do chủ nhiệm khoa, mà là lệnh của bác sĩ giám đốc bệnh viện.
- Giám đốc bệnh viện à? - Văn Du trừng mắt - Ông ấy sao lại nhúng tay vào việc này? Vậy thì vì thấy con sắp thành công, sắp trở thành giám đốc bệnh viện như ông ấy, nên ông ta ganh tị?
Ông Địch Sanh lắc đầu:
- Con đừng tưởng ai cũng háo danh như con. Tại sao phải ganh tị? Khi mà cái bệnh viện từ thiện kia cũng không phải là do con xuất tiền túi lập ra, mà đó là của bá tính, còn về thành tích y học, thì con cũng nào có chỗ nào nổi bật đâu, mà để người ta phải ganh tị chứ?
- Cha mà cũng nói như vậy được sao? - Văn Du kêu lên - Từ nào đến giờ, cha chỉ cho con là một thanh niên ưu tú, xuất sắc, thành công... Vậy sao bây giờ cha lại thay đổi? Chỉ một lần sơ sót trong chuyện giải phẫu mà bao nhiêu mũi dùi lại chĩa vào con thế này?
Ông Địch Sanh lắc đầu:
- Du ạ. Con nên nhớ sự tiến thân, sự thành công là một việc, còn sai lầm là một việc khác, có sai thì phải nhận, chứ nếu không, làm sao tiến bộ được?
- Nhưng con không thích nghe những điều đó! Hoàn toàn không thích!
Văn Du nói lớn, một cách khác thường:
- Thú thật với cha, ai nói con thế nào cũng được, nhưng con không muốn cha phê bình con như vậy. Cha cần phải biết là con đã học y, miễn cưỡng là vì chạ Cha muốn và con làm theo. Học để nối nghiệp làm bác sĩ... nhưng đã làm bác sĩ thì phải nổi tiếng, chớ sống thầm lặng như cha là uổng phí cả một đời. Cống hiến để được gì? một mảnh đất khô cằn, một nông trại không huê lợi? Có ai biết tới? Vì vậy con phải nổi danh, phải giàu sang. Cha biết không? Mục đích đó con sắp đạt được... Con sắp thành công. Vì vậy con không chấp nhận bất cứ một sự công kích hay ngăn cản nào cả. Nếu có, con xem hoàn toàn do sự ganh tị mà thôi.
Ông Địch Sanh ngồi yên. Thằng con trai mà ông từng cho là xuất chúng bây giờ nhìn lại thái độ của nó thật xa lạ. Ông phân vân và không để ý là, Điệt ở trong phòng đã nghe hết và đã ra khỏi phòng, đang đứng cạnh cửa nhìn ra.
Trong khi Văn Du vẫn lớn tiếng tàn nhẫn:
- Cha, con biết rồi. Bây giờ thì cha cũng không thể phủ nhận là chính cha cũng đã ganh tị với con. Bởi vì... trước kia, những gì con làm được, đều do cha nâng đỡ xây dựng. Thành tích có được lúc đó, cả hai cha con cùng san sẻ. Còn bây giờ? Con đã có Mỹ Dung. Mọi thứ con sắp có được là do Mỹ Dung mang lại. Vì vậy cha đã nghĩ rằng, Mỹ Dung rồi sẽ đoạt lấy địa vị phải có của cha nên cha ganh tị. Nếu vậy cha là người không có lương tâm. Tại sao cha không thấy xấu hổ về tâm địa nhỏ nhen đó? Mà còn ganh tị chứ?
Ông Địch Sanh lắc đầu:
- Văn Du, con điên rồi, sao con có thể nghĩ về cha như vậy được chứ? Con biết con đang nói gì không?
- Đương nhiên là con biết - Văn Du trừng mắt nói - Thú thật con đã nghĩ suy kỹ. Con thấy thì tất cả những thành công đã có của con, đều do chính bàn tay mình tạo ra, chứ không phải nhờ vả cha đâu. Đồng ý là cha cũng có hổ trợ con, nhưng đó chỉ là một sự góp sức nhỏ nhoi... Mà cái chính là do con. Cha... cha cũng nên rõ chuyện đó, và bây giờ con không cần cha nữa, con đã có Mỹ Dung. Cha đã già, đã về hưu rồi, chẳng làm gì được đâu, tốt nhất cha cũng không nên can thiệp vào chuyện của người khác, kể cả chuyện con.
- Im mồm! - Ông Địch Sanh thấy giận trước thái độ vô ơn của Văn Du, nhưng rồi ông cũng cố dằn xuống, ông chỉ nói - Tốt nhất là bây giờ con hãy vào phòng ngủ đi, để khi thức dậy, tỉnh táo rồi hãy tiếp tục nói chuyện với ta.
Văn Du cười khẩy:
- Con thấy bây giờ rất bình tĩnh, sáng suốt hơn lúc nào cả. Cha đừng lo, con biết cha tin cái bọn đồng nghiệp ở trong bệnh viện, nhưng chúng ganh tị con, chúng thối mồm cho là con giải phẫu kém làm chết người. Mục đích của chúng là muốn bôi nhọ, muốn lôi con xuống hố, nhưng mà bọn họ thì vậy, còn chả Không lẽ cha cũng giống họ? Cũng muốn con ngóc đầu không nổi? Làm thế có ích lợi gì cho cha đâu? Rồi ai sẽ nuôi cha sau này chứ? Văn Điệt à?
Nói xong Văn Du lại cười lớn. Tiếng cười của Du đầy ngạo nghễ, làm ông Sanh giận run, ông đứng bật dậy và tiến tới trước mặt Dụ Trong lúc Du còn chưa biết ông định làm gì, thì "Bốp!" ông đã thẳng tay, tát một cái tát như trời giáng vào mặt Du.
- Có thể mày là một bác sĩ thành công, nhưng mày vẫn là con tao, và tao thấy nếu không nghiêm khắc dạy dỗ mày thì mày sẽ không bao giờ thành người được!
Du còn đang bàng hoàng, thì ông Sanh tiếp:
- Tao cũng không cần mày nuôi cái thằng cha ganh tị với mày làm gì!
Du choáng, rồi chấn động. Cái tát tai của ông Địch Sanh làm Du giận dữ, hoàn toàn mất hẳn lý trí. Du như quên mất người đang đứng trước mặt mình là ai. Một bác sĩ lừng danh như Lê Văn Du này mà bị đánh ư? Du đưa tay cao lên định đánh trả...
Nhưng ngay lúc đó, một bóng người tiến tới rất nhanh đã đẩy Du ngã xuống ghế.
- Tôi cấm anh, anh Du! Anh không có quyền thô bạo với cha như vậy!
Du giật mình nhìn lên, Văn Điệt đứng trước mặt chàng. Du nhìn lại nắm tay mình chợt thấy xấu hổ.
Ông Địch Sanh thì không nói gì hết. Ông cũng không nhìn, hai thằng con trai của ông muốn diễn tiếp màn gì thì cứ làm. Ông lặng lẽ bỏ đi vào trong. Trái tim của ông cơ hồ vỡ vụn. Ông thất vọng không phải vì sợ không được Văn Du nuôi mà... bao nhiêu hy vọng xây đắp ba mươi năm qua, chợt như tan thành mây khói. Kỳ vọng? Ước nguyện? Tất cả ông làm nào phải vì ông đâu? Rồi còn tình cảm cha con nữa? Mọi thứ đang rạn nứt, tan vỡ... để rồi, chẳng còn gì quan trọng nữa. Tâng tiu Văn Du hơn ba mươi năm, ngay từ ngày nó mới mở mắt chào đời. Cái tình yêu tỉ mỉ, vun xén từng chút như chăm sóc một cây hoa kiểng kia coi như vô nghĩa... Nếu không yêu con thì ông nào đã đánh Du cái bạt tai đó? Vậy mà Văn Du không hiểu, Du còn định đánh trả lại, vì nếu hiểu, thì Du đã không hành động như vậy.
Theo ông Địch Sanh thì làm người cần phải trung thực, nhất là một y sĩ, cứu nhân độ thế là quan trọng rồi những cái khác mới là thứ yếu. Nhưng mà... Văn Du thì chỉ thấy cái lợi trước mắt, nôn nóng, tham lam... Văn Du của ông, chỉ có một khuyết điểm nhỏ bé như vậy, nhưng khuyết điểm đó không thể nào bỏ quạ Nhưng mà thôi, nghĩ ngợi làm gì... Mọi thứ chẳng tốt lành gì, Du nó không chấp nhận chứ nếu nó chấp nhận cái lầm lẫn, chịu sửa đổ, là ông sẵn sàng tha thứ ngay, vì bác sĩ cũng là con người. Chuyện bác sĩ lỡ tay giải phẫu chết người thì cũng bình thường, vậy thì sao không thừa nhận sai sót của mình? Còn đổ cho người khác là ganh tị? Muốn phá hoại? Vậy là không tốt. Sự thật sớm muộn gì, người ta cũng khám phá ra, có giấu cũng vô ích.
Văn Du háo thắng, cố chấp thật!
Ông Địch Sanh nhắm mắt lại, chợt hai dòng lệ rơi xuống. Ông thấy bây giờ mình đã già, vô dụng, không làm được gì cả, đến độ bị cả con trẻ dễ khinh. Tình yêu vun trồng ba mươi năm qua lại biến thành sự ganh tị, ghét bỏ, sao Du có thể nghĩ như vậy được? Sao vậy? Tàn nhẫn thật!
Ông Sanh nhắm mắt và cảm thấy khổ tâm vô cùng.
Trong khi đó ở phòng khách, hai anh em họ Lê vẫn còn đứng ở thế đối đầu nhau. Sự giận dữ có cả trong ánh mắt hai người. Điệt thì không chấp nhận chuyện anh định đánh trả lại cha, nhất là người cha đó từng dành hết tình thương cho anh ấy. Con cái không thể phản nghịch như vậy được?
Còn Dủ Bao nhiêu cơn giận cũng đổ trút lên người Điệt, bởi vì với Du tất cả tình huống hiện nay đều là do Điệt tạo nên cả. Nếu không có sự chen chân của nó, nếu không có sự đối đầu... Mọi thứ hẳn đã được xếp xó và thời gian sẽ làm mọi người quên lãng. Đằng này nó cứ khơi lại rồi còn đi nói xấu với cha, chẳng có tình thân gì ở đây nữa mà chỉ có sự sống mất... Du nhìn Điệt như nhìn kẻ thù.
- Mày tưởng làm vậy là mày đã chiến thắng tao phải không? Còn lâu. Chuyện ban nãy chính cha đã đánh tao trước.
- Tôi đã thấy hết. Anh không cần phải biện minh - Điệt nói - Thôi giờ anh hãy đi đi, đừng ở đây nữa. Anh không thể sống chung với những người đã ganh tị mình trong cùng một mái nhà anh ạ.
Văn Du không chịu thua, trừng mắt:
- Mày đừng tưởng mày hơn tao. Cho mày biết, tao chẳng hối hận gì với những việc tao đã làm đâu.
- Chuyện gì?
- Tất cả, nhưng mày sẽ không tìm được chứng cớ!
Văn Du cười lớn, rồi tiếp:
- Tao biết mày tò mò. Mày giống con ruồi vo ve hết đầu này đến đầu kia, tìm kiếm manh mối, nhưng mà mày đã tìm được gì nào? Hở thằng em trai ngu xuẩn kiả Mày chỉ có được cái mã bên ngoài là sáng, chứ đâu có hơn được anh mày? Phải học hỏi lâu lắm, mới chùi được mọi dấu vết một cách sạch sẽ như vậy nhe em?
- Nghĩa là... anh là thủ phạm?
- Dùng từ gì nặng thế? Chẳng qua chỉ làm một chút xảo thuật nhỏ thôi. Nghe này... làm gì cũng phải có sắp xếp có hệ thống mới không bị nghi ngờ. Như chuyện của Huỳnh Chấn Bình, đích thân tao đẩy hắn xuống cầu thang, rồi quay lại phòng, khi mọi người đổ xô đến, tao còn trong phòng cơ mà, có ai nghi tao đâu? Còn nữa. Tao sắp xếp để Trương Vĩnh Quang ngồi chung xe, nhưng cửa bên hắn ngồi tao đã khóa cứng lại, trong khi tao lại báo trước cho Mỹ Dung biết là cửa xe bên tao ngồi bị hỏng, thật ra thì không có... để rồi khi xe rơi xuống vực, mọi người tưởng là vì cửa xe hỏng nên tao bị bắn tung ra ngoài. Chúa đã cứu tao thoát chết, chứ không phải ý tao. Còn nữa, tao thật sự vụng về, tao không dám làm giải phẫu một mình. Lần mổ ruột thừa đó... tao bị bắt buộc giải phẫu cho nạn nhân nên mới lỡ tay làm chết người, chứ không phải bệnh tim gì cả. Đấy tao đã thành thật khai báo, mi thỏa mãn rồi chứ?
Văn Điệt hoảng hốt:
- Tại sao? Tại sao anh lại hành động như vậy?
- Tại sao à? - Văn Du cười lớn, nét mặt đầy nham hiểm - Tao nghĩ là mi cũng đoán ra, nhưng lại giả vờ. Bây giờ tao đã nói hết sự thật rồi. Mi cứ đi sưu tầm bằng chứng đi xem mi tìm được gì nào?
- Anh là một kẻ sát nhân! - Điệt kêu lên - Anh giết người như vậy làm sao xứng đáng là một thầy thuốc chứ?
- Nhưng có ai biết chuyện đó đâu?
Điệt căng thẳng tột độ:
- Vậy mà anh còn không biết xấu hổ, lương tâm đâu mà còn muốn mở cuộc họp báo, khoa trương những hành vi từ thiện của mình?
Văn Du cười lạnh:
- Sao cậu lại khẩn trương như vậy? Đâu phải một mình tôi? Có nhiều người vừa là kẻ sát nhân vừa là một bác sĩ tốt cơ mà? Đừng có lý tưởng quá cậu em ạ, trên đời này không có gì là toàn bích. Mọi thứ vàng thau lẫn lộn. Tao chẳng qua chỉ là một vai hề nhỏ trên sân khấu đời thôi. Rồi mày xem, ngày mốt khi buổi họp báo diễn ra, tao sẽ là một nhân vật chót sáng, một thầy thuốc đầy lương tâm, một điển hình cho mọi người học hỏi. Mày chống mắt lên mà xem nhé!
Văn Điệt giận dữ, chụp lấy tay anh, nói:
- Anh sẽ không thực hiện được ý định đó. Em sẽ cố hết sức ngăn cản, không để cái trò hề đó xảy ra.
Văn Du vùng ra, nhún vai nói:
- Mày sẽ không làm được chuyện đó đâu, nhưng tao cũng cảnh cáo mày, nếu không nghe, thì hãy xem gương của Huỳnh Chấn Bình và Trương Vĩnh Quang đấy.
- Anh không phải là con người!
- Mày muốn cho tao là con vật cũng được - Văn Du cười lớn nói - Nhưng có ai tin mày? Lộn xộn, tao cho cảnh sát còng đầu rồi nhốt vào nhà thương điên bây giờ.
Và Văn Du quay người đi ra đến cửa, còn nói thêm:
- Hãy suy nghĩ kỹ đi. Tao cũng không sợ tội, bởi vì khi cái bệnh viện từ thiện của tao được thành lập, tao trị bệnh nhân miễn phí cho vài trăm người là có thể chuộc lại mọi lỗi lầm. Cái chết của Bình và Quang chỉ là những hy sinh nhỏ nhoi để tao có điều kiện cứu người đó thôi!
- Anh Du, anh đúng là...
Điệt kêu lên, giọng tắc nghẹn.
- Mày định cho tao là một tên điên cuồng háo danh ư? Cũng chẳng sao, nhưng mà cậu em này, chỉ còn hai ngày nữa là cuộc họp báo sẽ xảy ra. Mọi thứ rồi sẽ đâu vào đấy. Bây giờ mà cậu muốn phá tôi, thì cố mà đi tìm bằng chứng, bằng không sẽ muộn đấy.
Và Văn Du bước thẳng ra cửa, đứng lại, thòng thêm một câu:
- Còn nữa. Bắt đầu từ giây phút này, tao giao cha lại cho mày đấy. Tao đã hết trách nhiệm. Mày cố mà kiếm tiền để sau này muôi ông ấy đi nhé!
Rồi Du mới bỏ đi ra ngoài. Điệt nhìn theo lắc đầu. Mọi thứ đã cạn tàu ráo máng, không có gì để nói nữa.
-
Chương 9
Cuộc sống Nghi bắt đầu đi vào qũy đạo. Chàng làm việc cần mẫn và chí thú, chứ không còn mê chơi như trước. Nói vậy không có nghĩa là Nghi đã bỏ chuyện ăn chơi. Nhưng bây giờ chuyện chơi ra chơi và làm ra làm. Ngày hai buổi có mặt ở công tỵ Sau đấy về nhà tắm rửa rồi mới tính đến chuyện trác táng.
Có điều, kể từ hôm Vương Đại Vỹ lên phi cơ sang Mỹ, Nghi tưởng là Vy rồi rảnh rỗi sẽ thuộc về chàng hơn. Nhưng rồi cả tuần qua, Nghi lại chẳng thấy Vy đến. Vy bận cái gì? Không biết. Chỉ thấy như Vy cố tình lánh mặt chàng. Lúc đầu Nghi cũng tỉnh. Nghi tưởng là... Vy định làm cao. Làm cao vì... sau lần hai người quan hệ với nhau. Vy đã mất giá... nên Vy định lấy lại cái thế của mình... Muốn Nghi phải cầu lụy. Nghi biết và dù đến nay chẳng có một cô gái nào vượt qua được Vy, Nghi vẫn thích Vỵ Phải nói là yêu thì đúng hơn. Nhưng Nghi từng tuyên bố là tay sành sỏi ăn chơi mà? Nghi có đầy kinh nghiệm với gái (ít ra là trên phương diện trác táng. Nghi vẫn là một playboy sừng sỏ). Nghi đâu thể bị khuất phục một cách dễ dàng như vậy? Kinh nghiệm của Nghị Con gái dù thế nào, cũng chỉ là một con người tình cảm yếu đuối. Làm cao chỉ có tính thời gian, bắt chẹt không được cũng xuống nước thôi. Bằng chứng là không có Vy, chung quanh Nghi vẫn không thiếu gái.
Thế là Nghi tỉnh bợ Mấy hôm đầu hơi khó chịu một chút. Cố tình nghĩ đến người khác. Khi Vy gọi dây nói đến. Nghi định giả vờ bận rộn không nghe. Tỏ ra không sốt sắng lắm, nhưng rồi chẳng được. Nghi nhấc ống nghe lên nhưng thất vọng biết bao? Vy chỉ hỏi thăm qua loa vài câu rồi cúp. Vy cũng chẳng nhắc nhở chút nào đến tình cảm hai người.
Muốn vậy cũng được thôi! Nghi nghĩ. Chiến thuật thì chiến thuật! Nhưng để xem cuối cùng rồi ai sẽ thua ai. Thế là Nghi lại tiếp tục công việc, cố quên lãng nhưng không được, đầu óc Nghi càng lúc như càng căng ra. Không nghĩ mà bóng dáng Vy lại đầy ấp trong đầu. Vy cười, Vy nói, Vy nhún vai bất cần. Vy đi bên cạnh Đại Vỹ một cách thân mật... Khiến Nghi giận dữ ném bút xuống. Không lẽ ta lại chịu thuạ Không được, phải để Vy đến đây. Vy cần ta...
Và như trời lúc nào cũng chiều theo ý Nghị Nên ngay lúc đó có tiếng gõ cửa:
- Ai đấy?
- Tường Vy đây. Vô không được à?
- Sao lại không - Nghi mừng rỡ nhưng lại giả làm mặt lạnh. Để dằn bớt cơn cảm xúc, Nghi giả vờ sắp xếp lại giấy tờ trên bàn, rồi hỏi - Vy đến có chuyện gì đấy?
Rồi Nghi xoa tay vào nhau cười nói:
- Lúc này bận quá, nên không thể đi đâu được.
Và Nghi đứng dậy, quen thói cũ bước qua vòng tay ngang người Vy, nhưng Vy đã đẩy ra.
- Đừng anh, ngồi đàng hoàng nào, tôi có chuyện muốn nói với anh.
Nghi cụt hứng, ngồi ngã lưng ra sau.
- Mới cách có mấy hôm mà thay đổi nhanh chóng vậy. Làm gì nghiêm thế? Chuyện gì nói xem?
- Mấy ngày qua anh có đi khiêu vũ nữa không?
Vy chẳng trả lời, chỉ hỏi. Nghi lắc đầu:
- Không có em, anh chẳng thiết làm gì cả, chỉ ngồi nhà uống rượu.
- Xịa... nghe nói là anh vừa mới quen một cô bé khá xinh mà?
- Anh đã cho cô ta cài số de...
Nghi nói, Vy không biết đó là thật hay giả. Yên lặng một chút suy nghĩ, rồi nói:
- Anh Nghi... tôi không biết có nên nói chuyện này với anh không...
- Quan trọng lắm à... - Nghi vừa đùa vừa hỏi - Có phải Vy đã có thai rồi không?
Vy giật mình, nhưng cũng bình thản lại thật nhanh. Vy chỉ nói:
- Có lẽ tôi... phảin lập gia đình.
- Lập gia đình à? - Nghi hỏi, rồi tiếp - Vậy thì tôi phải chúc mừng. Thế... chàng rể là ai vậy?
Tường Vy nhìn thẳng vào mắt Nghi như tìm kiếm cái gì đó, rồi chậm rãi nói:
- Tôi đang làm thủ tục xuất cảnh.
- Vậy thì tôi biết rồi - Nghi nói - có phải là Vương Đại Vỹ không? Cuối cùng rồi hắn cũng đạt được mục đích.
Tường Vy yên lặng. Nàng có vẻ buồn. Vì thấy rõ là Nghi không hề xúc động tí nào cả trước tin Vy đi lấy chồng. Vậy thì anh chàng nào có yêu tả Mấy ngày qua, Vy đã cố ý lánh mặt vì những giằng co tình cảm đó.
- Tại sao Vy lại có ý định lập gia đình sớm vậy? - Nghi hỏi một cách bàng quan.
- Tôi nghĩ là... dù có quan điểm sống thế nào thì mỗi người cũng đều phải có những giây phút tính toán riêng cho tương lai mình. Do đó... tôi nghĩ quyết định của tôi là đúng.
- Đúng! Rất đúng! Chẳng sai đâu! - Nghi lớn tiếng nói - Anh chàng Đại Vỹ là một tay cao thủ chính phái, còn tôi là đại tà... Đàn bà con gái mà gặp tôi chỉ toàn khổ với khổ. Tường Vy là người sáng suốt, có mắt xanh nên chọn người cũng chính xác.
Nghi nói một lèo. Nói xong lại giật mình không hiểu tại sao mình lại nói vậy.
Tường Vy chỉ yên lặng, từ nào đến giờ Vy vẫn ngoan cường, Vy không phải là hạng gái bình thường, nên không muốn để rơi nước mắt, dù con tim có thế nào. Vâng, Nghi có thể là đúng. Tình yêu và hôn nhân là hai vấn đề khác nhau. Người tình tuyệt vời chưa hẳn là người chồng lý tưởng...
Nghi thấy Vy yên lặng lâu, hỏi tiếp:
- Thế mấy ngày qua, Vy không đến với tôi là để ở nhà suy nghĩ à?
- Có gì đâu phải suy nghĩ? - Vy giả vờ bình thản nói - Vừa đưa anh ấy lên máy bay, là tôi biết ngay mình cần phải làm gì...
Vy nói và cười với Nghị Một nụ cười thật ngọt:
- Anh biết không. Mấy ngày qua tôi vô cùng bận rộn vì phải chạy giấy tờ...
Nghi hơi bối rối:
- Thế Vy đã đánh điện báo cho Vỹ biết ý định của Vy chưa?
Vy lắc đầu:
- Chỉ viết thơ thôi. Không biết bên ấy đã nhận được thơ chưa, mà không thấy trả lời.
- Vậy à... - Nghi suy nghĩ, rồi chợt đứng dậy nói - Vậy thì mình ra ngoài kiếm cái gì uống, gọi là chúc mừng đi!
- Chúc mừng gì? - Tường Vy hỏi - Về chuyện lấy chồng của tôi hay là chuyện anh sắp được giải phóng?
- Cả hai đều đúng. Thôi ta đi nào!
Nghi nắm lấy ta Vy kéo đi, nhưng Tường Vy đã đẩy tay ra, nói:
- Thôi hôm nay không được. Tôi cần phải nghỉ ngơi.
Nghi ngạc nhiên:
- Sao vậy?
- Hai hôm nay chạy tới chạy lui mệt quá, muốn ngã bệnh.
Nghi nói như quan tâm:
- Tường Vy này, phải nhớ là chuyện lo lắng dễ làm con người già đi nhé?
Tường Vy cười:
- Chuyện đó anh đừng lo, vì anh Vương Đại Vỹ không quan tâm đến chuyện em già hay trẻ đâu.
Nghi chọc quê:
- Thế hắn có quan tâm chuyện em còn trinh không?
Vy đứng dậy:
- Em chẳng dại gì mà nói chuyện đó ra. Vỹ có quan tâm hay không thì chuyện đó cũng làm em tự ái.
Nghi nhún vai:
- Vậy mà anh tưởng hắn là playboy rộng rãi chứ?
- Anh ấy là người thật thà - Tường Vy nói - Từ xưa đến giờ Vỹ chưa hề có ai ngoài em, nên em tin là Vỹ thật sự yêu em.
- Thế à? - Nghi lắc đầu nói - Anh thì từ nào đến giờ không tin là có chuyện tình yêu chung thủy... Mọi cô gái đến với anh đều như nhau. Chẳng có gì khác biệt.
Rồi Nghi lại giục:
- Sao bây giờ ta đi không?
Tường Vy nhìn lên:
- Bắt buộc phải ăn mừng à?
Nghi cười:
- Chứ sao? Để không sau này cô lại trách bạn bè gì mà vô tình như vậy.
- Thế anh lại cho mình là người có tình à?
Nghi kéo Vy đi:
- Có chứ! Tình nhân!
Và rồi họ kéo nhau đến nhà hàng Thống Nhất, ăn một bữa hải sản. Nghi chọn toàn những món mà Vy thích như tôm nướng, cá vò viên, giò heo hầm... nhưng không hiểu sao hôm ấy Vy ăn rất ít, chỉ gắp một vài đũa là dừng lại. Rõ ràng là Vy mệt thật, chứ không phải kiểu cách.
Nghi ăn chưa xong là Vy đòi về ngay.
- Thôi được!
Nghi kêu bồi đến tính tiền, rồi đưa Vy về. Nghi định lên thẳng lầu, nhưng Vy đã ngăn lại:
- Không được, hôm nay ba mẹ em đều có mặt ở nhà, anh lên đấy không tiện đâu.
Nghi chần chừ:
- Nhưng mà... dù gì em sắp lấy chồng... sau này chúng ta vẫn còn có quyền gặp nhau chứ?
Tường Vy suy nghĩ rồi nói:
- Được, nhưng lúc nào thuận tiện, em sẽ gọi điện thoại cho anh.
Nghi cười:
- Vậy thì anh sẽ chờ. Bắt đầu từ ngày hôm nay, anh phải tỏ ra mình là người lịch thiệp để tạo ấn tượng tốt cho em.
- Ấn tượng của em về anh mãi mãi sẽ không thay đổi - Tường Vy cũng cười nói - Thôi anh quay về làm việc đi, tôi mong là... sau này anh sẽ thành công lớn.
Trước khi bỏ đi, Nghi định hôn Vỵ Nhưng Vy đã ngăn lại. Dù gì thì Vy cũng sắp là bà Vương Đại Vỹ. Đâu có thể tùy tiện như vậy được. Nghi nói:
- Việc giấy tờ của Vy nếu có gặp trở ngại gì, cần tôi giúp, thì cứ nói nhé?
- Vâng. Cảm ơn anh trước.
Nghi một mình bước xuống lầu. Trời vẫn còn sớm. Đúng ra thì Nghi phải nhẹ nhõm. Nhưng không hiểu sao Nghi lại cảm thấy có cái gì hoang mang trong lòng. Chàng chận một chiếc taxi, và thay vì quay về văn phòng. Nghi đi về nhà. Nghi cảm thấy thật cần thiết những giây phút yên tĩnh.
Tường Vy sắp lấy chồng. Một chuyện la... lâu lắm rồi Nghi đã cảm nhận... Vy là đồng loại, là type người sống bất cần đời như chàng. Vậy thì tại sao Vy lại đi lấy chồng? Việc làm này có tính cách bốc đồng hay đã suy nghĩ chín chắn? Vy sẽ hối hận không? Nghi không biết. Nghi chỉ cảm nhận, người mà Tường Vy yêu là mình chứ không phải cái con mọt sách Vương Đại Vỹ kia... Vy cũng còn trẻ quá sao lại chồng... Nóng vội chuyện đó làm gì?
Lúc nãy nghe Vy thông báo. Nghi cũng chỉ thấy bình thường. Bởi vì, từ nào đến giờ, Nghi không tin tình yêu... dù giữa hai người đã có chuyện chung đụng xác thịt. Nhưng nếu Nghi là Vỹ, dù là dân chơi nhưng Nghi cũng sẽ không cưới một cô gái đã từng ngủ với người khác làm vợ, mặc dù Nghi theo Tây, nhưng Nghi vẫn là người phương Đông cơ mà! Đàn ông bao giờ chẳng ích kỷ?
Nhưng rồi khi lên xe. Khi mọi chuyện qua đi. Khi cảm thấy con chim nhỏ mình ưa thích... lại sắp sửa vuột khỏi vòng tay mình. Nghi lại thấy bối rối, tiếc rẻ, buồn buồn làm sao đấy.
Xe vừa qua khỏi con dốc một đỗi. Còn cách nhà một khoảng ngắn, Nghi đã kêu xe dừng lại. Chàng muốn thả bộ một khoảng đường để lấy lại bình thản, lấy lại phong độ. Chuyện Tường Vy bỏ đi lấy chồng, phải chăng là một thất bại? Nghi cũng không biết!
Đang thả dốc, Nghi chợt thấy Văn Điệt và Tinh Nhược từ hướng đối đầu đi tới. Họ có vẻ thật vội vã.
Tinh Nhược trông thấy Nghi trước, khoát khoát tay nói:
- Anh Nghi, bọn em đến nội thành đây!
Nghi cười:
- Làm gì gấp vậy? Trời sập tới nơi rồi à?
Nhưng thái độ của Văn Điệt rất nghiêm túc:
- Anh Văn Du sẽ mở buổi họp báo lúc ba giờ chiều nay.
- Vậy có nghĩa là mấy người đến đấy để dự?
Nghi hỏi. Điệt lắc đầu:
- Không phải, mà là để ngăn chặn.
- Ngăn chặn à?
Nghi ngạc nhiên tưởng mình nghe lầm. Nhưng Tinh Nhược và Văn Điệt đã đi xạ Nghi chỉ nhìn theo. Chàng chỉ thấy hôm nay thế nào đấy. Hết tin Tường Vy đi lấy chồng, lại chuyện Văn Điệt và Nhược đi ngăn chặn một buổi họp báo. Toàn là những tin kỳ cục!
Nghi về đến nhà, nhốt người trong phòng riêng. Nghi không thiết làm một việc gì cả, lần đầu tiên trong đời Nghi thấy thấm thía thế nào là nỗi cô đơn. Cái trạng thái lạc lõng đó... hình như xuất phát từ con tim chứ không phải từ ngoài đưa vào. Vì khi Nghi nhắm mắt lại là hình ảnh Vy lại hiện ra.
Tại sao cứ mãi nghĩ đến Vy vậy? Người ta sắp đi lấy chồng? Không còn lệ thuộc về mình nữa thì nghĩ đến làm gì?
Nghi cố xua đuổi.
Trong lúc đó thì Tinh Nhược và Văn Điệt lại bước vội về phía trạm xe buýt, thời gian quá cấp bách, phải đến đấy kịp lúc. Vì trước khi đến đấy còn phải ghé qua hỏi chuyện bác sĩ Lưu.
Một chiếc xe buýt chạy đến. Cả hai phóng lên. Giờ này xe khá vắng khách, nên còn rộng chỗ ngồi.
- Chúng ta đi một cách không chuẩn bị thế này. Có gì trở ngại không?
Tinh Nhược lo lắng, nhưng Điệt lắc đầu nói:
- Chắc có, nhưng phải đến đấy thôi, bằng không mọi thứ sẽ không còn kịp nữa.
Tinh Nhược không yên tâm:
- Anh đừng quên là anh Du rất nguy hiểm. Anh ấy đã hại những ba người, bây giờ anh lại can dự vào... anh không sợ bị anh ấy trả thù ư?
Điệt cứng cỏi:
- Tôi có lẽ phải, tôi không sợ.
- Mong là thượng đế sẽ phù hộ cho chúng ta - Tinh Nhược cười nói - Đi với anh thế này, tôi cũng không sợ.
- Thật à?
- Vâng. Em đã lây cái niềm tin của anh.
Nhược nói. Điệt yên lặng một chút nói:
- Một lúc nữa đến nơi, em nên bám sát theo Mỹ Dung, còn anh, anh sẽ đi tìm anh Văn Du.
Tinh Nhược lo lắng:
- Anh định làm gì?
- Anh thuyết phục anh ấy ngưng lại cái trò họp báo. Bởi vì anh Du không đủ tư cách làm chuyện đó.
- Nếu anh ấy không chịu?
Điệt bậm môi:
- Thì anh sẽ công bố những điều anh ấy đã làm.
- Anh Du là một bác sĩ nổi tiếng có uy tín - Nhược lắc đầu nói - Anh nói mà không có bằng chứng thì ai tin anh? Tốt nhất là nên tìm một biện pháp khác.
Xe đã vào đến thành phố. Nhược và Điệt xuống xe ở một trạm gần bệnh viện, và vội vã bước vào. Theo tin tức của báo chí thì vào lúc ba giờ chiều. Du sẽ mượn phòng khánh tiết của bệnh viện để mở cuộc họp báo.
Văn Điệt nói với Nhược:
- Em đứng đây, anh vào tìm giáo sư chủ nhiệm khoa. Biết đâu ông ấy sẽ giúp ích được gì cho mình?
- Em đứng đây một mình à?
Nhược lo lắng nhưng Điệt nói:
- Anh vào không lâu đâu. Em phải đứng đây, vì bổn phận em là chờ bao giờ thấy Mỹ Dung vào là em phải bước theo cô ấy vào phòng họp báo.
Và Điệt suy nghĩ một chút, lại tiếp:
- Nếu lâu quá mà thấy anh không bước ra, thì em phải đi tìm bác sĩ Lưu ngay, nhờ ông ấy gọi cảnh sát.
- Gọi cảnh sát à?
Nhược thấy căng thẳng. Nhưng Điệt đã bỏ đi vào bệnh viện.
o0o
Điệt đi thẳng đến phòng của giáo sư chủ nhiệm khoa.
Giáo sư đã tiếp chàng với nụ cười:
- à, cậu Văn Điệt! Cậu đến đây để tham dự buổi họp báo của bác sĩ Văn Du à? Hôm nay đối với Du là một ngày rất trọng đại. Cậu biết không? Cậu ấy cũng đã từ bỏ chức vụ Ở bệnh viện này.
Nhưng Điệt khoát tay nói:
- Bác sĩ! Xin hãy giúp tôi ngăn cuộc họp báo đó lại!
- Sao vậy?
Bác sĩ chủ nhiệm ngạc nhiên, trong khi Điệt giải thích ngắn gọn:
- Anh Du không đủ tư cách để mở cuộc họp báo đó. Bởi vì anh ấy là một tay sát nhân. Anh ấy đã xô bác sĩ Huỳnh Chấn Bình xuống lầu. Cố ý tạo ra tai nạn xe để giết Trương Vĩnh Quang. Rồi còn mổ chết người nữa...
Bác sĩ chủ nhiệm trợn mắt:
- Cậu Điệt, cậu không nói chơi đấy chứ?
Điệt nghiêm nghị:
- Chính miệng anh Du đã kể lại cho tôi nghe... Vì vậy bác sĩ cần phải ngăn chận.
Bác sĩ Lưu yên lặng. Lương tâm nghề nghiệp cần có sự bình thản và nhận định sáng suốt.
- Thế cậu có bằng chứng không? Nếu có đưa ra đây, tôi sẽ lập tức không để cho họp báo...
Rồi ông nhìn thẳng vào mắt Điệt, chậm rãi:
- Nhưng mà... cậu cũng cần biết vu khống là một cái tội không nhỏ đâu nhé.
Điệt cắn môi. Sự thật rành rành đó nhưng không có bằng chứng cũng chịu thôi. Đó là pháp luật! Thế là Điệt quyết định. Điệt đi về phía cửa, nói:
- Bác sĩ chờ tôi một chút, tôi đi tìm anh Du và sẽ quay lại ngay.
Bác sĩ Lưu gọi giật lại:
- Cậu Điệt, nhưng cậu phải hành động sáng suốt, đừng hàm hồ nhé. Vì những chuyện đó, bệnh viện cũng thấy khả nghi, nên đang mở cuộc điều tra đây.
Văn Điệt lắc đầu:
- Vô ích thôi, anh Du sắp sửa mở cuộc họp báo rồi, đáng tiếc thật. Một người ác như vậy, mà lại được lên diễn đàn thuyết giảng chuyện đạo đức, nhân ái, nhiệt tình công ích cho mọi người nghe.
Nhưng bác sĩ Lưu nhắc lại:
- Nhưng dù là sự thật thì cũng phải có bằng cớ...
- Vâng, tôi đi tìm bằng cớ đây.
Điệt nói và bước nhanh ra ngoài. Ông Lưu nhìn theo lắc đầu. Thái độ khẳng khái của Điệt làm ông cảm phục. Nhưng nhiệt tình là một chuyện, còn phải có bằng chứng. Và với sự việc quan trọng như vậy, Điệt cũng không thể một mình hành động được.
Thế là ông nhấc ống nghe lên, quay số gọi đến đồn cảnh sát.
o0o
Văn Điệt ra khỏi phòng bác sĩ Lưu là đi thẳng đến phòng dành riêng cho Văn Dụ Văn Du đang chuẩn bị họp báo, chắc chắn là Du phải có mặt ở đây.
Và đúng như điều Điệt dự đoán. Điệt vừa đẩy cửa phòng, đã thấy Du ngồi nơi bàn, tươm tất trong bộ áo vest hợp thời. Hình như đang kiểm tra bài diễn văn sắp đọc.
Nghe tiếng động, Văn Du nhìn lên, ngạc nhiên:
- à, thì ra là cậu. Cậu đến đây để làm gì chứ?
Điệt bước vào, nói thẳng ngay:
- Anh hãy dẹp cái trò họp báo của anh lại đi!
Văn Du nhún vai:
- Cậu biết là chuyện đó không thể làm được cơ mà? Tôi cũng đã từ chức ở cái bệnh viện này.
- Anh là con người nham hiểm, giả dối. Anh hành động như vậy mà không thấy hổ thẹn với lương tâm ư?
Điệt giận run nói:
- Nếu anh mà không cho ngừng lại, thì tôi... sẽ đích thân vạch hết những chuyện anh đã làm.
- Cậu nói mà không thấy mắc cở - Văn Du lạnh lùng - Cậu làm chuyện đó với bằng chứng đâu? Trong cuộc họp báo này tôi cũng chẳng làm gì khác, tôi chỉ bày tỏ sự cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi, hổ trợ tôi trong cuộc lạc quyên xây dựng bệnh viện từ thiện vừa qua thôi. Cậu muốn quậy, không có gì để tôi phải sợ.
Văn Điệt trừng mắt:
- Cái tham vọng của anh khiến cả người anh tanh tưởi mùi máu. Anh thật vô liêm sỉ. Dẹp trò hề họp báo đi là vừa.
Văn Du không nao núng:
- Cậu muốn làm màn quyết đấu với tôi ư?
- Tôi không chống đối anh. Tôi chỉ chống đối lại cái ác. Anh hãy suy nghĩ đi. Anh không thấy hối hận vì cái hành động tội lỗi của mình ư? Từ nào đến giờ tuy mang danh là bác sĩ, nhưng anh chưa hề cầm dao mổ cho bệnh nhân một mình bao giờ. Anh làm gì cũng phải có người trợ giúp. Mổ một mình, anh lại không đủ tài năng. Chỉ có chuyện mổ ruột thừa mà anh cũng làm cho bệnh nhân chết... Vậy thì cái khả năng chuyên môn anh đâu? Làm một bác sĩ bình thường còn không đủ sức thế mà đua đòi, định làm cả giám đốc một bệnh viện.
Điệt nói một cách không khoan nhược làm Văn Du tái cả mặt:
- Ai? Ai đã mách lại câu chuyện đó? Mà chuyện đủ hay không đủ tư cách làm bác sĩ cũng nào có liện hệ gì đến chức danh giám đốc bệnh viện đâu? Tôi là người có công lạc quyên được số tiền lớn như vậy, thì đương nhiên tôi sẽ là giám đốc bệnh viện thôi.
Văn Điệt trề môi:
- Cái số tiền đó chỉ để mua lại hư danh cho anh thôi chứ chẳng ích lợi gì. Anh còn định giết thêm bao nhiêu người nữa? Hừ... giết chết một người đền hai triệu... Rõ là Lâm Mỹ Dung của anh có quá nhiều tiền.
- Đừng có nói bậy! - Văn Du hét lên - Tao không cho phép mi được vu khống! Ở đây ai cũng biết tao là một bác sĩ giỏi có tay nghề cao... Tao xứng đáng ở chức vụ giám đốc một bệnh viện lớn... Với số tiền lạc quyên được, chẳng ai có quyền ngăn cản bước tiến của tao, kể cả mày.
- Nhưng anh có xứng đáng ở cái địa vị đó không? Anh hãy tự vấn lương tâm xem? - Văn Điệt không chịu thua.
- Đáng chứ sao không đáng? Tao là bác sĩ nổi tiếng cơ mà?
- Hừ, nổi tiếng! Đó là hư danh chứ không phải thực tài.
Điệt nói. Và cứ thế hai anh em cứ đứng gờm nhau. Không khí căng thẳng đầy khói súng. Thời gian lặng lẽ trôi quạ Du nhìn vào đồng hồ. Đã sắp đến giờ họp báo. Mọi thứ phải được giải quyết, phải chấm dứt ngay, bằng không sẽ không kịp.
Du chợt nhích người lại gần Điệt. Tay thọc vào túi quần. Du vừa tiến tới vừa nói:
- Tao đã từng cảnh cáo mày... tao đã cho biết là... không ai có quyền cản trở bước tiến của tao. Mọi trở ngại sẽ bị loại bỏ. Không cần biết nó đến từ phía nào... Văn Điệt, mày suy nghĩ kỹ đi. Mày muốn sống hay là chết!
- Tôi biết là anh không dám... - Điệt bình thản nói - Tôi không sợ anh đâu. Nhưng anh cũng đừng quên tôi là gì của anh nhé?
- Tao không cần biết, vì mày nào có nghĩ gì đến tình cảm anh em đâu? Lúc nào mày cũng cố tình muốn hại tao.
- Tôi hại anh hay muốn giúp anh?
- Hành động hôm nay của mày đã rõ.
Và Văn Du lấy trong túi ra một ống tiêm nhỏ, chứa đầy dung dịch không màu đưa trước mặt Điệt.
- Mày biết đây là gì không? Tao là bác sĩ. Tao không thể giết người bằng súng. Nhưng tao có ống tiêm. Ha ha! Ống tiêm cũng đủ sức để làm việc.
Điệt bình thản chờ đợi. Điệt nghĩ là dù gì cũng chung huyết thống, Du sẽ không dám hành động quá lố.
- Anh Du! Anh nên dừng lại đi. Bao nhiêu tội ác cũng đủ rồi, anh gây thêm chẳng giúp ích được gì...
Văn Du đã mất hẳn nhân tính, nói:
- Đơn giản thôi. Tất cả cũng chỉ là để loại trừ những chướng ngại trên đường sự nghiệp. Mày thấy đấy những ai hiểu thấu khuyết điểm, những sai sót của tao đều không đáng sống. Chẳng hạn như Huỳnh Chấn bình. Hắn biết là tao sợ máu, sợ mùi thuốc tẩy trùng, tao không dám giải phẫu cho bệnh nhân một mình, nên hắn làm khó dễ tao, hắn không chịu tiếp tục hợp tác. Hắn muốn lật tẩy... Nhưng đâu dễ dàng như vậy? Chưa lật được tẩy, thì hắn đã thành một thứ vô trị Chẳng tiết lộ được gì cả. Rồi đến thằng Trương Vĩnh Quanh cũng vậy. Làm việc chung với tao mà hắn thông minh quá... Hắn biết hết mọi thứ, hắn lại còn tò mò chuyện tao cho nạn nhân hai triệu đồng. Có phải là hắn đáng chết không? Để những con người nguy hiểm như vậy sống, chỉ phải cảnh giác hoài, không biết một ngày nào mình bị vạch mặt, mệt lắm, chi bằng khử sớm... Và mày thấy đấy... công lao của tao bấy lâu nay muốn có một bệnh viện lớn phục vụ người nghèo đâu phải dễ dàng. Tao không muốn làm dã tràng xe cát. Tao làm được là phải hưởng... xứng đáng được hưởng, mi biết không?
- Anh điên rồi! - Điệt kêu lên - Anh đúng là thằng điên. Vì danh vọng mà anh nhẫn tâm giết người à? Anh không sợ sự trừng phạt của lương tâm?
- Có gì đâu phải sợ hở cậu em? - Văn Du vừa cười vừa nói - Tao chỉ mới giết có ba người, nhưng sẽ cứu khổ cho hàng ngàn hàng vạn người, thì sự bù trừ đó đã vượt quá tội lỗi, có gì đâu phải hối hận. Còn pháp luật của con người? Chỉ kết tội được tao khi có đầy đủ chứng cớ, mà điều này thì khó lắm. Ha ha!
Ngay lúc đó Văn Du chợt ngưng lại, rồi đưa mắt nhìn ra cửa, tái mặt:
- Xem kìa! Ai bước vào vậy?
Văn Điệt vừa quay qua, thì chợt có cảm giác đau nhói ở tay... chàng biết mình bị lừa, nhưng không còn kịp nữa, cả người như bị tê cứng. Trước khi gục xuống, Điệt còn nghe Du nói:
- Thôi bây giờ đã ba giờ, tao phải ra mắt buổi họp báo. Ráng nằm yên ở đây nhé, cậu em không biết vâng lời. Vĩnh biệt!
Du kéo Điệt nằm yên trên ghế dài, đặt ống tiêm vào tay Điệt, như Điệt tự ý tìm đến cái chết. Rồi lấy tấm bình phong che lại bên ngoài. Đúng ra, Du phải sắp xếp sự việc hợp lý hơn, nhưng vì bận quá, giờ họp đã tới nơi, nên Du phải ra ngoài ngaỵ Du biết mũi tiêm kia chưa thể khiến Điệt chết ngaỵ Nhưng việc đó không quan trọng lắm. Mọi người bận chuyện họp báo. Cái thời gian kéo dài cũng đủ giúp Du thực hiện hành công ý định.
Du chợt thấy tiếc rẻ. Cái thằng em ngu xuẩn. Đã bảo rồi đừng có chen vào, đừng có cản trở mà không nghe. Du thật tình đâu có muốn như vậy?
Du nhìn Điệt một lần cuối, rồi dứt khoát. Chỉnh lại tay áo, kéo thẳng cravate và bước ra ngoài.
Du cố tạo cho mình một dáng dấp thật tự nhiên.
Hội trường đã đầy ắp ký giả. Du vừa xuất hiện. Những tiếng vỗ tay đã vang lên đón chàng. Du đáp lại bằng một nụ cười thật khoan dung, thật lịch sự của một người trưởng thượng, cao cả.
Du bước lên bục giảng. Liếc nhanh xuống dưới hội trường, Mỹ Dung và cha mẹ nàng đều có mặt ngồi ở hàng đầu với các mệnh phụ phu nhân, chính khách...
Nhưng tia mắt của Du cũng quét thấy sự hiện diện của Tinh Nhược. Cô bé đang đứng ở góc hội trường, gần cửa ra vào, Nhược đến đây làm gì vậy?
Nhưng rồi Du cũng không bận tâm lâu. Vì có thể Nhược đến đây là vì Điệt, nhưng hắn cũng không còn là chướng ngại của chàng, và Du bắt đầu nói, trong khi Nhược cũng rút lui nhanh ra khỏi hội trường.
Giọng thuyết giảng của Du đầy tình cảm chân thành. Đầu tiên Du cảm ơn sự đóng góp nhiệt tình của các nhà hảo tâm, của bạn bè thân hữu, của báo chí đã cổ động cho công tác từ thiện. Sau đó với giọng nghẹn ngào, Du dẫn chứng một vài thảm cảnh bi thương mà người nghèo khổ gặp phải. Bệnh nằm liệt giường mà không có tiền để chạy chữa, thuốc men... nằm đó chờ chết. Rồi chàng phẫn uất lên án những bất công, những sự chênh lệch của xã hội. Du còn cho biết tất cả những gì Du làm chỉ là cố hàn gắn những đổ vỡ của xã hội, xóa bớt những đau khổ của đồng loại, của đồng bào. Du diễn thuyết như một chính khách từng trải, và từng câu nói của chàng, đều được những tiếng vỗ tay giòn giã động viên.
Dưới hội trường, Mỹ Dung nhìn lên kiêu hãnh. Cổ động viên của Dung mang đến đang hò reo, còn các ký giả thì ghi chép một cách đầy đủ...
Hội trường đang ngập đầy không khí thành công, thì chợt nhiên cửa hai bên hội trường lại mở rộng. Rồi giáo sư Lưu xuất hiện. Không những chỉ có giáo sư Lưu mà còn Tinh Nhược, Văn Điệt và cảnh sát.
Vừa trông thấy Văn Điệt, Du đã giật mình. Sao vậy? Điệt không phải là đã nằm bất tỉnh sau bình phong ở phòng chàng à. Thấy Điệt, Du biết mọi chuyện đã đổ vỡ hết. Bởi vì... phía sau lưng Điệt còn có cảnh sát nữa.
Do đó đang thuyết giảng nửa chừng, Du đã ngưng lại, tiếng ồn ào ở phía sau làm mọi người ngưng lại. Họ không biết điều gì đã xảy ra. Nhưng nhìn thấy cảnh sát, họ biết là đã có chuyện.
Mỹ Dung là người hiểu rõ sau Dụ Dung biết chuyện gì sẽ xảy đến, nàng nhanh chóng nhìn lên để nhận lấy cái gật đầu ý nghĩa của Dụ Dù chuyện có xảy ra thế nào. Diễn văn cũng không nên đứt đoạn nửa chừng, nên sau cái tằng hắng lấy giọng, Du lại tiếp tục nói:
"Kính thưa quý vị.
Lạc quyên được số tiền to lớn như ngày hôm nay, tôi thấy mãn nguyện lắm rồi... Tôi cố hết sức mình và đã thành công. Bây giờ tôi không có gì để tiếp tục. Tôi lượng sức và xin rút lui. Phần còn lại xin ban tổ chức đề cử người khác lên thay thế. Nhiệm vụ của tôi đến đây là hết, xin cảm ơn quý vi... "
Rồi Du bước xuống lễ đài. Đám thính giả và ký giả tham dự nhìn nhau ngạc nhiên. Họ không ngờ buổi họp báo lại kết thúc một cách kỳ cục như thế. Bởi vì ai cũng tưởng là cuối cùng bác sĩ Lê Văn Du phải là viện trướng của bệnh viện từ thiện tương lai.
Có một ký giả đuổi theo hỏi:
- Sao bác sĩ Du không nhận chức giám đốc bệnh viện từ thiện?
Văn Du nhìn bác sĩ trưởng khoa rồi nhìn Văn Điệt nói:
- Bởi vì tôi... còn phải gánh vác cái công tác khác... Vả lại... tôi còn quá trẻ, không thích hợp với vai trò giám đốc để điều hành một bệnh viện.
Đám ký giả bình luận một lúc. Rồi cuộc họp cũng tan đi. Hội trường chỉ còn lại Văn Du, Mỹ Dung, Văn Điệt, bác sĩ Lưu, Tinh Nhược và ông cảnh sát. Văn Du khá bình tĩnh, anh chàng bước tới trước mặt Mỹ Dung nói:
- Vở kịch đã hoàn tất, mọi thứ đã khép lại. Vậy mà lạ thật, không hiểu sao anh lại chẳng thấy ân hận một tí nào về việc làm của mình cả... Anh chỉ thấy tiếc là... chưa giúp được gì cho em...
Rồi Văn Du bỏ đi về hướng của nơi có Văn Điệt đứng. Đám cảnh sát đi theo. Văn Du chựng lại trước mặt Điệt khá lâu, rồi mới lẳng lặng đi ra ngoài.
Điệt vẫn còn yếu. Tinh Nhược phải đứng bên cạnh.
Mỹ Dung đi sau Dụ Lúc đi ngang qua Điệt, Mỹ Dung trừng mắt nói:
- Cậu Điệt. Cuối cùng, chính cậu là người phá vỡ hết tương lai của anh Dụ Nhưng cậu đừng đắc chí. Tôi không buông tha cậu đâu, tôi căm thù cậu.
Rồi mới bỏ đi theo Du.
Điệt bàng hoàng, phải tựa người vào cửa, chỉ có bác sĩ Lưu là người ra sau cùng, nắm tay Điệt động viên:
- Thôi mọi chuyện đã kết thúc... chúng ta về thôi...
o0o
Báo chí bao giờ cũng nhạy bén.
Họ bắt đầu khai thác những chuyện diễn ra chung quanh bác sĩ Lê Văn Dụ Nhưng những bài báo đó chỉ đặt ra những nghi vấn, chớ không dám nói lên sự thật. Vì tất cả đều không có bằng chứng. Vả lại, Du sắp là con rể của tỷ phú Lâm, một tay giàu tiền lại có thế lực lớn trong xã hội. Nói nhiều họ cũng sợ mắc quai chứ?
Vì vậy mặc dù rất háo tin, nhưng họ chỉ dừng lại ở chỗ "Phải chăng sự từ chức của bác sĩ Du có liên hệ đến cái chết của bác sĩ thực tập Trương Vĩnh Quang?... "
Hoặc:
"Bác sĩ Du tự ý thức được trách nhiệm của mình trong tai nạn xe ở đèo Đá, nên không muốn nhận chức giám đốc bệnh viện từ thiện... "
Họ hoàn toàn không đề cập đến chuyện té lầu mất trí của bác sĩ Huỳnh Chấn Bình. Cũng không đề cập đến chuyện Điệt bị anh ruột chích cho liều Maxiton cực mạnh. Nếu lúc đó bác sĩ Lưu không đến kịp lúc thì có lẽ Điệt đã trở thành người thiên cổ.
Đương nhiên trong chuyện mặc dù cũng là nạn nhân, nhưng Điệt đâu nỡ truy tố Dủ Dù gì cũng là anh em ruột thịt. Hành động nhất thời của Du có thể chỉ là một hành động thiếu bình tĩnh, hay nói đúng ra một thứ "cuồng" vì quá mê danh vọng.
Du có tội, tội với lương tâm con người thì khá nặng nề, nhưng đứng trước pháp luật. Những chứng cớ không đầy đủ cũng khó buộc tội Dụ Ngoài ra, có lẽ vì nhờ sức mạnh của đồng tiền, nên mọi thứ gần như một viên sỏi nhỏ rơi tỏm xuống nước. Báo chí có đăng tin đấy, nhưng cũng không đủ để khuấy động dư luận... Nên chuyện của Du không làm xôn xao dư luận cho lắm.
Nhưng dù gì thì Du cũng không còn hành nghề thầy thuốc và như vậy sẽ không còn có những cái gọi là "tai nạn" bất ngờ nữa. Điệt chỉ mong như vậy. Miễn Du không còn phương tiện để gây tội ác là được rồi. Du dù gì cũng là anh ruột của chàng, Điệt không muốn Du hoàn toàn thân bại danh liệt.
Cái nông trại của nhà họ Lê ở ngoại ô ngày xưa đã vắng vẻ, bây giờ lại vắng hơn. Vắng đến lạnh người.
Sau cái chuyện ở bệnh viện hôm ấy. Ông Địch Sanh ngồi nhà nhưng rõ cả. Và ông chỉ yên lặng chứ không lộ rõ một phản ứng gì, nhưng Văn Điệt thấy tóc cha như bạc hơn, trán nhăn hơn. Ông ngồi gần như hàng giờ trong phòng khách, không nói năng gì cả. Điệt không đoán được thái độ của cha như vậy là nghĩa gì? ông buồn vì Điệt đã vạch mặt nạ thằng con mà ông hằng kỳ vọng? Hay là ông thất vọng vì những tin tưởng bấy lâu nay về Du bị sụp đổ? Điệt không dám hỏi. Chàng chỉ sợ câu hỏi mình sẽ khoét sâu thêm vết thương trong lòng cha.
Thế là Điệt lại giam mình trở lại trong phòng. Ngoài ra cũng còn một lý do khác. Sắp đến ngày thi cuối năm. Điệt phải ôn tập. Nhưng mà... Mỗi lần buông quyển sách ra, Điệt lại cứ nghe câu nói của Mỹ Dung vẳng bên tai: "Cậu Điệt! Tôi căm thù cậu. Cậu đã phá vỡ cả sự nghiệp của anh Du!" Chuyện đó khiến Điệt phải suy nghĩ. Ta đã hành động đúng hay sai? Điệt soát lại và thấy mình đúng, nhưng vẫn áy náy về sự thất bại của anh ruột mình.
Cái không khí yên lặng gần như ngạt thở ở nhà họ Lê làm cả cô bé hồn nhiên như Tinh Nhược cũng ngại không dám léo hánh đến. Sau cái bữa họp báo của Du, Nhược như lớn hẳn. Hàng động không bốc đồng như xưa nữa.
Và cả đêm hôm qua, Văn Điệt gần như không chợp mắt. Chuyện ngăn chặn, không để Văn Du tiếp tục gây tội ác đã gần như xong. Nhưng còn chuyện khác. Rồi tương lai sau này của anh Du sẽ thế nào? Du có ý thức được sai lầm của mình mà xóa bỏ thù hận với chàng và quay lại con đường xây dựng sự nghiệp bằng đôi tay chân chính không? Văn Điệt cũng thắc mắc. Trong cái chuyện phá vỡ tội ác của Du vừa quạ Điệt đã hành động vì lương tâm hay có phần nào ganh tị với sự thành công của anh mình?
Những ý nghĩ đó làm Điệt bứt rứt. Điệt lại nghĩ đến chạ Người cha già nua của chàng bây giờ thật tội, tuổi già rồi hết thất bại này đến thất bại khác. Nhưng cái thất bại vật chất lại không dễ sợ bằng thất bại tinh thần. Rồi Điệt lại nghĩ đến đấng vô hình. Điệt đã từng tò mò đọc thánh kinh. Điệt đã đọc hết cả quyển nhưng chẳng tin tưởng. Điệt nghĩ nếu thượng đế có thật! Thượng đế chủ quản con người thì phải xây dựng một cuộc sống càng ngày càng tốt đẹp hơn, chứ sao xã hội lại đầy rẫy lọc lừa, ganh tị giết hại lẫn nhau? Để cuộc đời không hết cảnh khổ?
Và Điệt cứ thế trằn trọc không ngủ được, thức đến sáng trắng.
Khi những tia nắng đầu tiên lọt qua khung cửa sổ. Điệt ngồi dậy với một cơ thể rã rời. Một ngày mới bắt đầu. Phải đón một ngày mới với một tinh thần phấn chấn. Thế là Điệt nhảy vào vào toilet tắm gội. Rồi bước ra vườn hít thở không khí mới.
Vườn nhà vẫn còn đầy sương mù. Và bất ngờ, Điệt đã nhìn thấy chạ Ông Địch Sanh đang đi dạo trong vườn, ông có vẻ già nhưng cũng thật bình thản.
Điệt bước tới, cố dằn cảm xúc gọi:
- Thưa cha!
ông Địch Sanh quay lại, khác hôm qua, hôm nay ông tươi tắn hơn:
- Ồ, con cũng đi dạo đấy à?
Câu hỏi của ông là cả sự khuyến khích. Điệt bước nhanh tới gần cha.
- Hôm nay cha khỏe chứ?
- Ờ, rất khỏe. Cảm ơn con!
ông Địch Sanh nói, Văn Điệt yên lặng đi bên cạnh, một lúc mới nói:
- Cha à, con có điều này... không biết có nên hỏi cha không?
- Con cứ nói đi, con trai của ta!
Lời của ông Địch Sanh rất ngọt, khiến Điệt can đảm hơn. Hai mươi mấy năm quạ Đây là lần đầu tiên Điệt được gọi bằng danh từ êm ả như vậy. Điệt suy nghĩ, rồi nói:
- Về cái chuyện của anh Du đấy. Con không biết là mình có làm sai không, nếu có xin cha hãy chỉ giúp cho con biết.
ông Địch Sanh quay sang con trai, chậm rãi:
- Sao con lại hỏi cha chuyện đó? Con đã lớn rồi, mà đã là người lớn thì một khi đã quyết định làm việc gì thì không có quyền hối hận... Trong cái chuyện vừa qua của con... cha thấy... con chẳng sai... Nếu có, cha là người đầu tiên ngăn chặn con rồi.
Văn Điệt xúc động, lời của cha là một sự động viên, một sức mạnh khiến bao nhiêu mặc cảm, mâu thuẫn giằng co mấy ngày qua trong lòng Điệt tan biến. Điệt hỏi tiếp:
- Thưa cha, nhưng mà... cái chuyện con đã chống lại anh Dụ Có phải xuất phát từ sự ganh tị không?
ông Địch Sanh lắc đầu:
- Sao con lại nói như vậy? Văn Du ganh tị với con thì có. Bởi vì con biết không, Du nó chỉ có cái bề ngoài cứng rắn, chứ chẳng có cá tính riêng, nó làm cái gì cũng lệ thuộc người khác. Trong khi con lại giống như một cây cỏ hoang. Con đã trưởng thành từ sức mình, không lệ thuộc cả chạ Văn Điệt! Trong khoảng thời gian qua cha vì quá tin tưởng Văn Du, nên cha thiên vị, điều đó có làm cho con buồn không?
- Không đâu cha! - Điệt nói - Con biết là cha lúc nào cũng thương con.
- Con làm cha thổ thẹn. Nhưng nếu có thì con cũng nên tha thứ cho lão già lẩm cẩm này chứ.
- Từ nào đến giờ con không hề dám trách chạ - Điệt nói mà cay cay ở mắt - Và bây giờ chỉ còn có cha và con. Con... con yêu cha không hết.
- Vậy là tốt lắm!
ông Địch Sanh nói mà mắt cũng ướt hẳn:
- Những đứa con ngoan như con, sẽ không bao giờ trời phụ.
Điệt cắn nhẹ môi, không cầm được nước mắt. Con trai mà khóc thì đáng cười. Nhất là khi đã lớn. Nhưng biết làm sao? Lâu lắm rồi. Điệt nào có được cha biểu lộ tình cảm như vậy? Chàng đã tưởng là vĩnh viễn không có. Vậy mà... không ngờ nó lại nồng thắm hơn nữa.
Và hai cha con cứ thế yên lặng đi bên nhau. Nắng đã lên, sương mù tan dần. Ông Địch Sanh nói:
- Hai cha con mình đi lên núi đi con.
- Lên núi?
- Vâng - Ông Địch Sanh nói - Cha muốn con cùng cha lên đấy viếng mộ của mẹ con.
Văn Điệt xúc động hơn. Bao năm qua, chàng như sống giữa tảng băng, bây giờ nắng lên, băng giá tan cả. Nắng ấm làm rung động từng sợi thần kinh mỏng manh trong trái tim chàng. Điệt biết cha chỉ lên viếng mộ mẹ mỗi khi có chuyện buồn. Và mỗi lần lên đấy là ông trầm ngâm cả tiếng đồng hồ, ông như muốn tâm sự với người bạn đời khuất sớm về những tư duy khép kín.
Mấy lần trước cha chỉ đi với Văn Dụ Đây là lần đầu tiên Điệt được cha gọi cùng đi. Và như vậy có nghĩa là Điệt đã khôi phục được niềm tin yêu của chạ Chính cái ý nghĩ này làm Điệt sung sướng khủng khiếp.
Điệt nói:
- Cha đứng đây nhé, con vào trong lấy thêm chiếc áo khoác ngoài cho cha, kẻo lạnh.
ông Địch Sanh dặn thêm:
- Nhớ lấy thêm cây gậy cho cha.
Điệt đi nhanh vào nhà và ba phút sau chàng đã bước ra, Điệt choàng áo lên vai cha, rồi mới đưa gậy. Hai cha con chậm rãi bước về hướng núi.
Con đường đi qua nông trại sau nhà. Mảnh đất trọc vẫn còn đỏ ối. Ông Địch Sanh nhìn đất rồi thở dài:
- Con xem đấy, đến một cọng cỏ nó cũng không thèm mọc. Cha đã bỏ ra bao nhiêu công sức, tiền của để rồi coi như hoài công. Cuộc đời cha hình như chỉ gặp thất bại.
ông nói đến đó chợt dừng lại. Điệt chợt liên tưởng đến Văn Dụ Vâng, có nhiều thứ không qua được thiên mệnh, nhưng Điệt không góp ý. Điệt sợ nói ra chỉ khiến cha buồn thêm.
Qua khỏi nông trại, con đường bắt đầu lên dốc. Mộ của mẹ Điệt nằm ở lưng chừng núi. Nơi thoáng nhất.
Đó chỉ là một ngôi mộ đá bình thường, một chiếc mộ bia với tên họ ngày sinh, ngày chết của người mất. Mọi thứ rất giản dị phía trước là một bình hoa, rồi một bờ rào.
Hai cha con đứng mặc niệm khá lâu trước mộ mẹ. Rồi Điệt nghe cha thở dài, nói:
- Nếu mẹ con còn sống đến ngày nay, chắc Văn Du không đến đỗi nào.
Văn Điệt không rõ ý cha định nói gì nhưng cũng gật đầu. Dù gì được đứng cạnh cha trước mộ mẹ, Điệt cũng thấy ấm áp. Rồi chợt nhiên, những ký ức mong manh ngày cũ như hiện ra. Hạnh phúc biết bao cảnh sống gia đình đầy đủ. Điệt còn nhớ, mẹ còn sống, mẹ là tín đồ thiên Chúa giáo, nên thỉnh thoảng Điệt đã được mẹ hát ru bằng những bài thánh cạ Bây giờ Điệt đã lớn, mẹ lại không còn. Điệt không là tín đồ Thiên Chúa. Nhưng mỗi lần nghe bài hát hay, nghĩ đến mẹ và lại thấy tình cảm êm đềm.
Điệt rơm rớm nước mắt. Ngay lúc đó, có tiếng cô gái gọi:
- Anh Văn Điệt ơi, Văn Điệt!
Điệt quay lại, thì ra là Tinh Nhược. Cô nàng trong chiếc áo ngủ dài, tóc buông xõa, chân dép, đang chạy hướng về phía chàng.
- Ban nãy vừa thức dậy nhìn ra cửa sổ thấy anh và bác lên núi nên vội rửa mặt và chạy ra đây.
Rồi Nhược quay sang ông Địch Sanh cười thật tươi:
- Bác Sanh, trước đây bác không thương anh Điệt, cháu thấy bất bình lắm và cháu không muốn chuyện đó tiếp tục xảy ra nữa.
Văn Điệt giật mình, ngăn lại:
- Tinh Nhược, em nói gì vậy?
- Anh để cho em nói chứ? - Và Tinh Nhược tiếp tục nói với ông Sanh - Cháu thấy thì chuyện anh Du đã gây nhân, thì phải gặt quả. Ở đây anh Điệt không có lỗi gì. Anh ấy là người tốt, hành động cho lẽ phải. Anh ấy vạch trần tội của anh Du là đúng. Bác không nên tiếp tục cư xử xấu với anh Điệt nữa, nếu không cháu nghĩ là... rồi bác sẽ mất thêm một thằng con.
- Tinh Nhược, sao em lại nói vậy? Cha anh nào có...
- Anh đừng cản, em biết mà. Nếu cái hôm đó Văn Du mà giết được anh thì anh cũng không oán. Con người của anh như vậy. Chẳng căm thù... nhưng mà anh thấy đấy, đời nào có đơn giản... người ta vẫn tàn nhẫn với anh.
Văn Điệt bước tới cạnh Tinh Nhược:
- Tinh Nhược, nhưng em lầm rồi, cha rất tốt với anh, chuyện đó cha có trách gì anh đâu?
Nhưng Tinh Nhược chẳng nghe Điệt, cô nàng tiếp tục nói:
- Bác Sanh, trong chuyện này bác cùng có phần nào trách nhiệm. Bác cưng chiều lo lắng cho Văn Du quá nên anh ấy mới có thái độ như vậy. Còn với anh Điệt, thì bác ghét bỏ. Bác quá bất công, làm như anh ấy không phải là con ruột không bằng. Chính vì vậy mà việc sai trái của Văn Du, cũng phần nào có trách nhiệm của bác. Bây giờ, mọi thứ đã xảy ra như vậy. Bác cũng nên suy nghĩ, đừng có trút hết trách nhiệm cho anh Điệt, rồi rầy la anh ấy. Bởi vì nếu anh Du hôm qua không bị lột mặt nạ thì ngày khác cũng bị người khác vạch mặt. Bác thử nghĩ xem anh Du có còn nhân tính không, khi mà quyết tâm sử dụng Maxiton liều cao để giết anh Điệt chứ?
- Tinh Nhược! Em đừng có nói nữa, hoàn toàn hiểu lầm!
Điệt lớn tiếng. Bấy giờ Nhược mới chịu ngừng. Nhìn cái thái độ khó chịu của Điệt, rồi cái bình thản của ông Sanh. Nhược ngạc nhiên. Sao vậy? Ta đã lầm lẫn ư? Ban nãy ta nói cho hả hơi, chứ không để ý gì cả... bây giờ...
- Nhược này... anh rất cảm ơn em, nhưng cha anh đã rõ hết mọi sự thật, người không hề trách mắng gì anh chuyện đó cả.
Tinh Nhược tròn mắt, quay sang ông Sanh:
- Thật vậy hở bác?
ông Địch Sanh chỉ cười, nụ cười khoan dung, trìu mến. Nhược thắc mắc:
- Thế thì... hai người tại sao lại đến đây?
Điệt đặt tay lên vai Nhược.
- Lâu quá, cha không có đi viếng mộ mẹ, nên muốn anh cùng đi, vậy thôi, chứ đâu phải là cha bắt anh lên đây để thề thốt hay phải hứa hẹn gì?
- Cha anh không còn ghét bỏ anh?
- Làm gì có chuyện đó - Điệt nói - Cha vẫn yêu anh. Có điều bây giờ thì yêu nhiều hơn.
- Vậy à? - Tinh Nhược bẽn lẽn quay sang ông Sanh - Con không biết nên... con xin lỗi bác...
ông Địch Sanh cười:
- Chẳng có gì đâu. Nhưng mà ở giữa trời gió lộng thế này mà con chỉ mặc chiếc áo mỏng như vậy, coi chừng cảm lạnh đấy.
- Dạ, con về thay áo ngay.
Nhược đáp và ông Địch Sanh quay sang Điệt:
- Thôi con đưa Nhược về nhà đi. Cha muốn đứng đây với mẹ con một chút, rồi sẽ về sau.
- Nhưng mà...
Điệt ngập ngừng, ông Sanh khoát tay.
- Không sao đâu. Một lúc cha sẽ về một mình. Cha cũng thường ra đây thế này mà. Đi đi...
Điệt nhìn cha, chàng hiểu ý cha, nên không dám cãi. Điệt đưa Nhược xuống đồi.
Nắng đã lên khá cao. Nhưng đường vẫn còn ẩm vì sương.
Tinh Nhược nhìn Điệt nói:
- Tối hôm qua cha em từ thành phố quay về nói nhờ chị Lâm Mỹ Dung giàu có nên chuyện của anh Văn Du đã được giảm nhẹ. Chị ấy chỉ cần tung tiền ra mướn một trăm luật sư cãi cho anh Văn Du là mọi chuyện xong hết.
Điệt gật đầu:
- Vâng, bên cạnh đó cũng phải thấy là chứng cớ cũng không rõ ràng. Và anh cũng mong anh Du chỉ bị luật pháp khiển trách, hù dọa thôi. Chớ anh cũng không muốn anh ấy bị tù tội. Sự kết án của tòa án lương tâm là quá đủ.
Tinh Nhược lo lắng:
- Nhưng anh không sợ họ được tự do rồi sẽ tìm cách báo thù anh ư?
- Sao em lại quan trọng hóa chuyện đó như vậy? Nếu sợ, anh đâu đã lột mặt nạ anh Du làm gì - Điệt nói - Anh làm việc vì lẽ phải. Anh chỉ muốn anh Du dẹp bỏ cái tham vọng lớn đó đi. Dẹp bỏ cái ý tưởng đạt mục đích bằng mọi phương tiện. Anh chỉ muốn anh ấy thành công bằng thực tài của mình.
Tinh Nhược lắc đầu:
- Nhưng mà sau vụ này... người ta đã tước cái quyền làm bác sĩ của anh ấy rồi.
Điệt quay qua:
- Nhưng để thì cũng chẳng có ích lợi? Anh Du không thích hợp với nghề thầy thuốc nữa.
Tinh Nhược ngơ ngác:
- Vậy thì anh ấy phải làm gì? Khi mà cái học ngày xưa của anh Du là nghề y?
- Anh nghĩ là với sự tính toán giỏi, với tài suy luận của anh ấy thì rồi có làm gì, anh Du cũng sẽ thành công.
- Ngoài cái nghề thầy thuốc?
- Vâng... Chẳng hạn như nghề buôn chẳng hạn.
- Anh khi nào cũng thích pha trò - Nhược bất bình nói, khi nghĩ đến công việc hiện tại của cha mình - Em thấy thì con người anh có vẻ khinh thế ngạo vật làm sao. Anh cần phải có đức tin.
- Đức tin?
- Vâng... chủ nhật tới anh cùng đến nhà thờ với em nhé?
- Đến nhà thờ? Chi vậy? Anh không tin Chúa.
- Thì đi một lần thử xem.
- Anh thấy con đường đến địa ngục coi bộ dễ hơn là đến thiên đàng... Mà có thiên đàng không nhỉ.
- Muốn biết có hay không, hôm ấy anh cùng đi với em đến nhà thờ thì biết ngay - Tinh Nhược lại dụ khị.
- Ờ thì đi thử - Điệt nói - Chứ để một thắc mắc không giải đáp được, ấm ức trong lòng cũng không nên.
Và chẳng hiểu sao, Tinh Nhược chợt quay qua, ôm lấy Điệt, hôn mạnh lên má chàng một cái, rồi tiếp:
- Anh Điệt. Cảm ơn anh. Anh đã giúp em tìm thấy giải đáp rồi.
- Giải đáp? Của chuyện gì?
- Chuyện cành nho trong thánh kinh đó!
Ngay lúc đó... có tiếng xe gắn máy chạy ngoài đường, tiếng xe vespa của Nghị Nhược buột miệng nói:
- Tội nghiệp!
Điệt thắc mắc:
- Em nói ai tội nghiệp?
- Anh Nghi đấy!
- Sao vậy?
- Thì chuyện của anh ấy với chị Tường Vy - Nhược quay qua - Anh biết chị Tường Vy không?
- Phải cô ký giả có cặp chân dài, thường đi với Nghi đấy phải không?
- Vâng đúng rồi... chị ấy yêu anh Nghi, mà anh Nghi cũng yêu chị ấy. Vậy mà bây giờ chị Vy sắp lấy chồng.
- Lấy Nghi?
- Nếu vậy thì có gì đáng nói... đàng này không phải.
- Vậy thì với ai? Tại sao yêu nhau mà không lấy nhau.
- Chị Vy sắp lấy Vương Đại Vỹ, một sinh viên du học ở Mỹ. Em cũng thích chị Vy, em thấy anh Nghi và chị Vy mới xứng đôi với nhau.
- Vậy sao không thuyết phục họ?
- Chỉ tại anh Nghi cả thôi. Con người gì mà kỳ cục. Lúc nào cùng quan niệm hôn nhân là gông cùm, là tù ngục. Anh Nghi quá yêu cái tự do cá nhân của mình, nên phải hy sinh tình yêu.
Điệt tò mò:
- Thế ban nãy ông ấy lấy xe đi đâu vậy?
Tinh Nhược nhún vai:
- Tối qua nghe ông ấy nói là sáng nay sẽ đi giúp chị Tường Vy sắm sửa đồ cưới. Trên đời này, chưa thấy ai lạ như vậy. Thà hy sinh hạnh phúc, chứ không để mất tự dọ Năm nay ông ấy cũng đã ba mươi. Em không hiểu ông ấy định sống độc thân đến bao giờ?
Điệt cười:
- Anh Nghi của Nhược là dân chơi cơ mà...
Nhưng Nhược nói:
- Thế anh không thấy lúc gần đây anh Nghi gầy đi thấy rõ ư?
- Em có vẻ thương anh ruột nhiều đấy. Vậy thì sao không nói giúp dùm, năn nỉ chị Tường Vy chẳng hạn.
- Nói gì được? - Nhược trợn mắt, rồi học theo điệu bộ của Nghi - "Cái gì, mầy muốn tao cưới vợ ư? Tao còn trẻ quá? Mày định hại đời tao chắc?"
Điệt cười nói:
- Có nhiều người họ chỉ nói cứng khi chưa đụng chuyện. Còn khi sự việc xảy ra trên bản thân họ, thì họ hối hận. Nhưng lỡ mạnh miệng rồi, há miệng mắc quai sao?
- Anh nói vậy là thế nào?
- Anh Nghi của em bây giờ có nỗi khổ tâm của anh ấy. Có lẽ em cần giúp đỡ anh ấy thôi.
o0o
Mười lăm ngày sau buổi họp báo của Văn Dụ Chỉ còn hai tuần nữa là tết. Trời giá lạnh. Nhà nhà bắt đầu đốt lò sưởi. Trường học cũng chuẩn bị cho học sinh nghỉ tết.
Vụ án của Văn Du, được đưa ra tòa sơ thẩm.
Khác với những vụ án trước, lần này chỉ có một bản tin nhỏ trên báo. Nhỏ đến độ nếu không để ý sẽ không nhìn thấy... Có lẽ vì giữa Du và các ký giả săn tin đã có một sự quan hệ đặc biệt, nên Du được che chở ư? Xã hội bây giờ như vậy đó. Người có vây có cánh. Có ô dù hoặc cảm tình có thế nào cũng được dư luận chở chẹ Mọi cái cùng lắm là chuyện đưa cao đánh khẽ... để rồi một thời gian khi mọi thứ đã nhạt nhòa. Không ai nhắc đến thì rồi cũng quên lãng.
Hôm tòa xử. Điệt và cha đều không ra hầu. Mà nghĩ cũng lạ. Họ là những nhân chứng chánh. Vậy mà tòa cũng quên tống đạt cả lệnh gọi hầu. Nhưng như vậy cũng tốt. Điệt nghĩ, như vậy sẽ tránh được cảnh khó khăn, tẽn tò khi gặp lại Mỹ Dung và những đồng nghiệp của Du.
Vụ án đã qua, chẳng ai khiếu tố. Mọi người cố quên lãng, không nhắc đến nữa. Để thời gian trôi qua... sóng gió tan dần. Mặt hồ trở lại cái phẳng lặng cố hữu đầu thu.
Điệt cũng chỉ mong như vậy. Sự bình anh sẽ giúp nhiều cho cha chàng - Ông Địch Sanh trong những ngày còn lại của cuộc đời.
-
Chương 10
Mấy ngày qua Nghi có vẻ bình thường.
Nghi làm việc chăm chú chỉ gần như quên cả ăn uống. Chàng vùi đầu trong công việc ở công tỵ Hôm nào cũng mãi đến hơn mười giờ khuya mới về nhà. Tắm rửa xong lại giam mình trong phòng riêng. Không nói năng với ai một lời, kể cả cô em gái thân thương của mình.
Nhược để ý, nụ cười gần như biến mất trên môi anh. Nghi như lầm lầm lì lì... Rất dễ sinh sự. Cái hào hoa phong nhã ngày cũ không còn nữạ
Hôm nay là thứ bảỵ Chẳng hiểu sao, Nghi lại về rất sớm, vừa về đến nơi, Nghi lại tạt ngang qua phòng học của Nhược. Có gì đâỷ một biến cố mớỉ
- Tinh Nhược nàỵ Sang đây nói chuyện với anh chút coị
Sự thay đổi của Nghi làm Nhược vui lây:
- Ồ, anh còn nhớ đến em à? Có lẽ trời sắp tận thế!
Nghi nhún vai rồi cười:
- Lúc nào anh lại không nhớ đến em? Nhất là những khi có chuyện gút mắc, cần giải quyết.
Tinh Nhược đề nghị:
- Vậy thì vào đây đi, ở phòng của em có nhạc, mình vừa nghe nhạc, vừa bàn chuyện cũng được mà?
Nghi bước vào, ngồi phịch xuống ghế:
- Thế mấy ngày qua, em có gặp Văn Điệt không?
Nhược lắc đầu:
- Anh ấy bận thi nên đâu có gặp nhaụ à, mà này anh Nghi cũng ngộ. Hình như trên đời này, chỉ có hai anh em mình là không quan tâm đến chuyện thi cử thôi nhé?
Nghi cười:
- Chuyện đó cũng dễ hiểu vì... anh em mình có gien giống nhau cơ mà.
Nhược giãy nãy:
- Đừng nói bậy... em không giống anh đâu, em ghét nhất chuyện tình cảm lăng nhăng.
- Ồ, thì chỉ có cái đó khác nhau, em gái anh bao giờ chẳng là người đúng đắn?
Nghi nói, và Nhược đứng dậy, bước tới mở máy hát. Nghi ngả người tựa lưng ra sau ghế. Còn Nhược mở máy xong cũng đến ngồi cạnh anh.
- Anh Nghi này - Nhược hỏi - Lúc gần đây em thấy anh gầy đi nhiều đấỵ
Nghi nói như biện giải:
- Ồ, gầy thì tốt chứ saỏ Anh còn trẻ, mà đàn ông trẻ mà phát tướng lên thì xấu lắm, nên anh không thích mập.
Rồi Nghi đứng dậy, bước tới bèn rót một ly nước lọc:
- Tinh Nhược, em biết không? Thứ ba tuần tới Tường Vy lên máy bay rồị
- Sao nhanh vậỷ -Tinh Nhược kinh ngạc - Giấy tờ thủ tục xong cả rồi saỏ
Nghi nhún vai:
- Em đừng quên, Tường Vy là ký giả, vì vậy cô ấy quen biết rất nhiềụ Vị lãnh sự kia lại là bạn thân, nên thủ tục rất nhanh chóng. Có điều không hiểu sao chợt nhiên... Anh lại thấy bịn rịn thế nào đấỵ
Nhược nhìn anh:
- Em thì nhận ra anh chuyện anh yêu chị ấy từ lâu rồị Bịn rịn là phảị Nhưng mà nói ra thì anh cãi, anh không chịu nhìn sự thật.
Nghi lắc đầu:
- Coi như em thông minh, em đúng đi... Nhưng mà bây giờ anh cần phải làm gì chứ?
Nhược đáp gọn:
- Thì còn chần chừ gì nữa, hãy giữ chị ấy lại, đừng để chị ấy đi rồi ngỏ lời cầu hôn.
- Cầu hôn à? - Nghi áy náy - Cuối cùng rồi bọn con trai các anh đều phải xuống nước như vậy saỏ
- Không phải là xuống nước, nếu thật sự anh yêu chị Vy vì muốn chiếm hữu người ta thì phải cưới làm vợ, mới là của mình chứ!
- Nhưng mà... bây giờ thì có trễ lắm không. Khi Tường Vy đã gởi thư đi, nhận lời làm vợ của Vỹ?
- Anh lẩm cẩm quá. Có phải chị Vy vẫn còn ở đấy không?
- Đúng! Nhưng...
- Không nhưng gì cả... - Nhược nói - Lúc này anh lùng bùng thế nào đấỵ Anh chẳng còn chút tự tin.
- Nghĩa là...
- Còn nước còn tát. Chị Vy còn ở đây có nghĩa là anh chưa mất chị ấỵ Hãy ngỏ lời cầu hôn.
- Nhưng đã chậm hơn người tạ
- Nếu em là anh... làm một màn đánh cướp cô dâu em cũng làm.
- à, thôi anh hiểu ý em rồị Có điều trước kia anh đã tỏ ý không màng, bây giờ xuống nước... có kỳ cục lắm không?
- Em không cho đấy là kỳ, em chỉ thấy là nếu anh không giữ chị Tường vy ở lại được thì anh rõ là vừa dỏm vừa dở.
Nghi bực mình:
- Này Nhược, em không có quyền khinh thường anh!
- Thôi được - Nhược giả vờ nói - Em biết anh chỉ có được cái anh hùng rơm, vậy thì anh chịu thua là phải, vì Vương Đại Vỹ có nhiều ưu thế hơn anh. Hắn vừa đẹp trai này, học đến nơi đến chốn nàỵ Hiện nay lại ở Mỹ... Một ngày nào đó, rồi chị Tường Vy sẽ là bà tiến sĩ này tiến sĩ nọ, có phải là hơn cả một bà thương gia tầm thường không?
- Tinh Nhược!
- Anh kêu em làm gì? có giỏi thì đối đầu với Vương Đại Vỹ đi! Chưa gì em thấy anh thua là cái chắc. Làm sao đụng lại với một ông tiến sĩ? Còn chuyện anh đổ thừa là không muốn lập gia đình, có vợ sớm sẽ khổ, chỉ là một cái cớ để che đậy sự yếu kém của mình, anh nói anh để cho Tường Vy đi lấy chồng chứ thật ra là chị ấy đá anh!
Nghi tự ái:
- Em đừng có nói bậy!
- Muốn người khác không nghĩ bậy, thì hãy chứng minh đỉ Người tự cho mình là luôn chiến thắng trên tình trường!
Nghi trừng mắt:
- Em đừng có nói khích anh. Hôm nay anh đến đây nói chuyện với em là muốn tăng cường niềm tin, để anh đi làm cái chuyện đó thôi!
Tinh Nhược đứng bật dậy:
- Nghĩa là anh cũng đã quyết định?
Nghi gật đầụ Nhược kêu lên:
- Vậy mới phải chứ! Em hoan hô anh hết mình!
Nghi đứng dậy:
- Thôi anh đi!
- Chúc anh thành công... và bắt buộc phải thành công đấy!
Nghi vung nắm tay lên:
- Chắc chắn phải như vậy rồi!
Rồi Nghi bỏ đi ra ngoài, chỉ một lúc sau, tiếng xe vespa nổ máy xa dần.
Bây giờ là mùa đông, mà mùa đông năm nay chẳng hiểu sao lại thật lạnh. Nghi chạy xe trên đường, gió bốn hướng cứ đổ dồn về như tấn công thẳng vào chàng ngăn cản không cho Nghi vào thành phố. Nghi cầm tay lái mà môi run lập cập... chàng chợt thấy tiếc, phải chi ban nãy để xe ở nhà đi bằng taxi thì hẳn ấm áp hơn không?
Nhưng rồi với ý chí thôi thúc, mọi cản trở cũng vượt được quạ Nghi đã vào được thành phố, không khí không còn lạnh nữạ
Lạ thật, Nghi nghĩ, tại sao càng đến gần nhà của Tường Vy, Nghi càng thấy ấm áp hơn. Chàng mỉm cười, có lẽ vì ta đang đến gần hạnh phúc. Đây là lần đầu tiên Nghi đến thẳng nhà Vy, những lần trước, dù hai người đã thân mật hết sức. Nhưng mỗi khi Nghi đưa Vy về, Nghi muốn lên lầu, đều bị Vy cản lại:
- Không được, ba mẹ đều có mặt ở nhà, anh vào không tiện đâụ
Thế là Nghi đành lủi thủi đi về. Còn hôm naỷ Nghi bất cần, tiện hay không tiện cũng phải quyết định.
Nghĩ đến chuyện đó, bất chợt Nghi cảm thấy mình đã thiệt thòi nhiều quá. Chịu đựng quá sức rồi... Vy ở bên cạnh, Nghi lại không để ý, không quan tâm. Nhưng Vy sắp đi, sắp thuộc về người khác thì cái ý niệm đó bất chợt làm Nghi hoảng. Rồi bao nhiêu ưu điểm của Vy (mà những người con gái khác không có) chợt ùn ùn kéo đến. Lâu lắm rồi, Nghi biết là mình có yêu Vy, nhưng đề cập đến chuyện cưới xin thì Nghi co vòi lạị Nghi nghĩ, mình chưa vượt cái tuổi ba mươi mà cưới vợ có phải là sớm quá không? Cuộc đời còn đẹp mà, chuốc lấy cái ràng buộc sớm làm gì?
Có lẽ vì Nghi tham lam. Phải... Nghi muốn mọi thứ phải là của riêng mình, nhưng Nghi lại không muốn hy sinh một chút tự do nào hết. Nghĩ đến đó, Nghi lắc đầu, đã đến khu chung cư có nhà của Vỵ Ngôi nhà trên lầu, cửa sổ mở, chứng tỏ có chủ nó ở nhà và Nghi tắt máy, khóa cổ xe lại rồi ba chân bốn cẳng chạy lên lầụ Nghi chạy thật nhanh cơ hồ như nếu chạy chậm một chút Vy sẽ biết mất. Tình yêu! ôi tình yêu! Nhiều lúc thật kỳ hoặc, thật mâu thuẫn, thật khẩn trương! Cái tay du học sinh khù khờ kia không lẽ lại là đối thủ của chàng thật à? Nghi không chấp nhận chuyện đó được.
Và vừa đến trước cửa, Nghi đưa tay lên bấm chuông ngaỵ Bấm liên tục như có biến, có chuyện khẩn cấp. Đầu Nghi căng thẳng chờ đợi và cửa mở, chính vy thò đầu ra:
- Ồ, anh Nghi! Anh đến đây làm gì vậỷ
- Tìm em!
- Có chuyện gì à?
- Không.
Nghi đáp và bây giờ mới nhìn kỹ được Vy, trong chiếc áo ngủ không phấn son, tóc tai bù xù nhưng Vy vẫn đẹp một cách hoang dạị
- Vậy thì... anh đến làm trò gì nữa đâỷ Bỗng nhiên rồi nửa đêm nửa hôm chạy đến bấm chuông loạn lên, em tưởng là cháy nhà...
- Còn hơn cả cháy nhà! - Nghi nói và nhìn vào trong - Thế giờ này, cha mẹ có ở nhà không? Cho anh làm phiền một chút!
Tường Vy có vẻ do dự, nhưng rồi cũng đứng nép qua một bên để Nghi bước vàọ
Nghi nhìn quanh, phòng khách rất hẹp, đồ đạc bên trong bề bộn. Có mấy chiếc vali, có lẽ là hành lý đã sắp xếp của Vỵ
Nghi hỏi:
- Thế ba mẹ đâu cả rồỉ
Vy không đáp, chỉ về phía bộ sa lông:
- Thì ngồi xuống đi, làm gì vội thế - Vy nói - Nhưng mà tối nay em còn nhiều việc sắp xếp, nên không thể đi ra phố với anh được đâụ
Nghi nhún vai:
- Anh đến đây không phải để rủ em đi phố, mà chuyện khác.
Rồi Nghi ngoắc Vy:
- Nào lại đây ngồi cạnh anh đi!
Vy miễn cưỡng ngồi xuống, hình như có gì đó không được hài lòng. Nghi ngắm Vy, Vy không đẹp lắm nhưng cái phong cách, cái phóng khoáng của Vy khá quyến rũ và hôm nay Nghi lại nhìn thấy những cái đó nổi bật hơn thường ngàỵ
- Anh làm gì mà ngắm em kỹ thế? Già đi, xấu đi so với lúc trước phải không?
Rồi Vy nói như biện minh:
- Anh biết tại sao không? Mấy hôm rày bận quá, chuẩn bị mệt thở không ra hơị
Vy nhỏm dậy định bỏ đi, nhưng Nghi gọi giật lại:
- Khoan đã, ngồi lại nào!
Vy chau mày:
- Anh cần gì?
- Anh muốn em ngồi lại vì chúng ta có chuyện nghiêm túc phải nói với nhaụ
Nghiêm túc? Vy hơi ngạc nhiên, từ nào đến giờ Vy nào thấy Nghi nghiêm túc bao giờ? Chỉ thấy đùa cợt, bay bướm, hết cô này đến cô khác.
- Anh muốn nói gì nói nhanh đi!
- Anh muốn cưới em!
- Cưới em?... Không được! - Vy nói, và nhìn thẳng vào mắt Nghi - Anh đùa à? Anh cũng biết rồi đấy, em đã viết thư báo cho anh Đại Vỹ cũng như đã đặt vé phi cơ cho chuyến đi!
Nghi nghiêm nghị:
- Em đừng có nhắc đến cái tay mọt sách đó, bằng không anh sẽ nổi giận bây giờ.
- Nhưng đấy là vị hôn phu của em! Anh biết chứ?
Vy phản kháng, nhưng Nghi vẫn tỉnh bơ:
- Em phải ở lại đây, không được đi đâu cả! Đó là lệnh!
- Lệnh? Nhưng ở lại để làm gì? Em đã suy nghĩ kỹ rồi, chẳng lợi gì cho ai cả...
Nghi trừng mắt:
- Ai nói với em là không lợi đấỷ Chúng ta cưới nhau và lợi cả haị
Vy ngẩn rạ Nghi đùa hay nói thật? Lấy nhaủ Có tin được không? Khi Nghi giống như một chú cá nược, một con ngựa hoang bất thuần, không có dây cưong, một con người không nghiêm túc lúc nào cũng đầy bạn gáị
Vy rơm rớm nước mắt nói:
- Anh Nghi à, đừng có pha trò nữạ Tôi biết anh chẳng hề có ý định đó. Chẳng có người đàn bà nào có thể giữ chân anh được.
Nghi kéo tay Vy đến gần:
- Anh không đùa, anh nói thật đấy Tường Vỵ Anh muốn cưới em. Em đồng ý không?
Vy yên lặng. Nghi căng thẳng nói:
- Hãy tin anh, anh nói thật mà. Anh tự nguyện lập gia đình với em, anh không thích sống độc thân nữạ
Lời Nghi chẳng hiểu sao làm Vy khóc, Nghi hoảng hốt:
- Sao vậỷ Mọi thứ còn chưa quá muộn mà Vỷ
Vy lắc đầụ Nghi nói thêm:
- Anh nói thật đấy Vy ạ, nếu em không đồng ý, anh cũng không để cho em đi đâu!
Nghi cả quyết, và bây giờ Vy mới lên tiếng:
- Anh nói thật chứ không phải bốc đồng? Em không tin... Em sợ là rồi sẽ phải thất vọng.
- Sao lại có chuyện đó? - Nghi nói - Em biết không... anh yêu em thật mà, yêu lâu rồi, nhưng anh cứ mãi phân vân cho đến khi cùng em đi sắm đồ cướị Anh mới nghĩ lại... Trên đời này chưa có tên nào ngu ngốc như anh, đến độ đi sắm đồ cưới cho người mình yêu về nhà chồng, điên thật!
- Nghĩa là...
- Anh đi sắm đồ cưới đó là cho anh với em. Anh không làm mọi công không cho một ai cả!
- Anh đùa nữa à?
- Làm gì có chuyện đùa! Bây giờ anh là con người chín chắn. Anh nói những gì anh đã nghĩ. Anh không thích đóng kịch mãị
Tường Vy nói:
- Trước kia em cũng yêu anh, nhưng cứ nghe anh mãi nói là anh không muốn lập gia đình nên không lẽ em lại chờ?
- Đồng ý là anh chưa muốn lập gia đình, nhưng anh cũng không muốn em là sở hữu của người khác, vì vậy anh chỉ còn cách cưới em, hiểu chưả
Tường Vy gật đầu, hôn nhẹ lên má Nghi:
- Anh thật là đáng ghét!
Nghi đùa:
- Nhưng Tường Vy này, em cũng cần nghỉ ngơi cho lại sức. Anh không muốn đến cái ngày cưới, anh phải cưới một cô vợ vừa xấu vừa gầy mà anh muốn cô dâu phải thật xinh, thật rạng rỡ vì hạnh phúc.
- Anh Nghi, nhưng mà...
- Không nhưng gì cả. Hãy nói thật cho anh biết. Tại sao người em yêu là anh, mà em lại chọn tay mọt sách đáng ghét kia làm chồng? Em ham gì của hắn? Em nôn lấy chồng lắm saỏ Hắn cũng đâu có đẹp trai cũng như thông minh bằng anh đâủ
- Em chọn anh ấy làm chồng là vì...
Tường Vy bỗng nhiên trở nên lúng túng.
- Vì sao, nói ngay!
- Vì... anh không chịu cưới vợ ngay, mà... - Cuối cùng Tường Vy đành nói - Còn con của em thì nó không thể chờ... vì nó cần có một người chạ
- Cái gì? - Nghi kêu lên - Con? Con gì? Không lẽ Vy đang có thaỉ Với aỉ - Nghi lắp bắp - Em nói gì mà anh không hiểụ
- Có gì mà không hiểu - Tường Vy thành thật nói, giờ này không có gì phải giấu giếm nữa - Em có mang được hai tháng naỵ
- Trời! - Nghi lẩm bẩm tính, rồi hét - Nó là con của anh phải không?
Tường Vy chỉ gật đầụ Nghi lại lớn tiếng:
- Vậy sao em không cho anh biết?
- Xin lỗi... Em không thể cho anh biết vì... em không muốn đem chuyện đó ra để ràng buộc anh.
- Em ác thật!
- Vì nếu đem cái bào thai ra làm yêu sách để anh cưới thì cuộc hôn nhân đó liệu có hạnh phúc không? Vì vậy em...
- Thế tại sao em lại nhận lời lấy Vương Đại Vỹ?
- Anh Vỹ thì khác. Anh ấy là người yêu em, chơn chất.
- Vậy càng bậy thật, dám mang con anh cho Vương Đại Vỹ! Nghi chụp lấy tay Vy, trợn mắt - Em nói đi, tại sao em làm như vậỷ
- Em đã nói, con em nó cần phải có cha, mà anh thì không chịu lập gia đình. Em đành phải chọn anh Vỹ, để hợp thức hóa một người cha của nó.
- Nhưng nếu em làm vậy là bất công với Vỹ mà cũng bất công với anh.
- Đồng ý! Nhưng anh biết đấy, em không yêu Vỹ nhưng em phải hy sinh vì con, em cũng nghĩ là sau này em rồi cố gắng dùng tình yêu để đền bù lại cho anh Vỹ những thiệt thòi mà anh ấy chịụ
- Còn anh? Em rõ là con người không có trái tim! Phải trừng phạt em mới được! - Nghi đứng dậy, vung thẳng hai tay lên trời dọa nhưng chẳng hề đụng đến Vy - Tại sao em lại không cho anh biết chuyện em có mang với anh? Con là con của anh mà? Em còn định chia cách hai cha con anh nữa, em thật tội lỗi, không làm sao tha được! Anh biết là... chắc chắn nó phải rất giống anh!
Tường Vy cười:
- Con chưa chào đời sao anh biết nó giống anh? Mà anh cũng không thể trách em được, bởi vì em thật tình yêu anh nên mới không nỡ cho anh biết chuyện đó. Em cũng tự áị
- Có khùng không? - Nghi trợn mắt to hơn - Tự ái gì kỳ cục vậỷ Thôi không nói chuyện đó nữa, bây giờ thay đồ nhanh lên, rồi đi theo anh về nhà để gặp ba mẹ anh.
Nói đến ba mẹ, chợt nhiên Nghi nhớ sực ra, chàng đỏ mặt nói:
- Nãy giờ mãi cãi nhau với em mà quên bẵng, thế còn ba mẹ em đâủ Mời ra đi, anh ra mắt luôn thể.
Tường Vy nở nụ cười thật ngọt:
- Anh có điên không? Anh nhìn vào đồng hồ xem bây giờ là mấy giờ rồỉ
Vy vung vai nói tiếp:
- Lúc gần đây, em mệt phờ luôn vì cái thai nó hành mãi...
- Em bậy thật. Nếu biết trước, anh đã chia sẻ với em. Thôi vào mời ba mẹ ra đi...
Nghi nói và nhìn vào trong.
- Nếu em không mời, anh sẽ đi thẳng vào trong đấy mời ra đó!
- Đừng! - Tường Vy vội ngăn lại - Không có ai ở trong đấy đâu - Và Tường Vy thú nhận - Trước kia em đã nói dối anh, chứ thật ra cha mẹ em mất sớm từ lâụ Em là đứa mồ côi... và sống một mình thế này lâu lắm rồị
- Vậy à?
Nghi giật mình. Tối nay sao lại có nhiều chuyện lạ lùng vậỷ
- Vâng, đó là sự thật! Cũng chính vì vậy mà mấy lần trước, em không để cho anh vào nhà. Em sợ anh biết được sự thật rồi khinh bỉ em.
Tường Vy bức xúc nói:
- Và... bây giờ anh đã biết được rồi, nếu anh không muốn cưới một đứa con gái mồ côi làm vợ thì rút lui vẫn còn kịp cơ mà.
Nghi cúi xuống hôn nhẹ lên trán Vỵ
- Sao lại có chuyện đó? Có gì đâu phải khinh bỉ? Chuyện đó em nào có muốn đâủ Vả lại anh muốn cưới em làm vợ, chứ nào phải cưới ba mẹ em? Được rồi... vậy thì mọi thứ sẽ càng giản dị tiện lợi hơn. Ngày mai chúng ta sẽ đến phòng hộ tịch đăng ký kết hôn ngay, em nhé!
- Làm gì gấp như điện giật vậỷ - Tường Vy cười rồi lắc đầu - Dù em là đứa con côi, dù em đã có con với anh... nhưng mà làm gì cũng phải đúng phép tắc, phải danh chánh ngôn thuận. Em muốn có sự đồng ý của cha mẹ anh. Muốn được đi vào nhà họ Lý của anh bằng cổng chính.
- Em ngộ thật! Trở nên nguyên tắc từ bao giờ vậỷ - Nghi ngạc nhiên - Anh nhớ em là con người phóng khoáng, bất cần đời cơ mà? Nó biến đâu rồỉ Nhưng không sao chẳng có gì để lo lắng... xem nào... áo cưới, lễ vật... quần áo cô dâu về nhà chồng gần như đầy đủ cả, chỉ cần xin phép mẹ cha, rồi một cái tiệc cướị Cũng đơn giản thế em còn đòi hỏi gì nữa không?
- Không dám!
- Còn chứ - Nghi nói - Còn phải đi hưởng tuần trăng mật nữa chứ? Mà em thích vùng biển hay vùng núỉ
Tường Vy cười:
- Mùa đông mà lên núi... em sợ chúng mình sẽ biến thành người tuyết mất!
- Vậy thì càng hay - Nghi giả vờ nghiêm nghị nói - Có như vậy tình yêu của chúng mình mơi ngưng đọng lại thành đá chứ. Rồi, anh đã quyết định. Vậy thì chúng mình lên miền núị
Tường Vy lắc đầu:
- Anh rõ là bá quyền, anh không biết tôn trọng ý kiến của phụ nữ, em phản đốị
Nhưng Nghi không chịu thua:
- Em không có quyền phản đối, vì khi đã là vợ của Lý Nghi này thì phải vâng lời Lý Nghị Anh là một ông chồng độc tài, em phải biết trước điều đó.
Tường Vy cười, nhưng rồi lại nghi ngờ hỏi:
- Anh Nghi... có thật là... chúng ta sắp lấy nhau... chứ không phải đùa cho vui hở anh?
Nghi vòng tay qua người Vỵ
- Lúc này sao em đa nghi thế. Em phải biết là kể từ hôm nay... anh sẽ là một người đàn ông nghiêm chỉnh... anh sẽ mang lại hạnh phúc và nụ cười cho em.
- Nếu vậy thì còn sung sướng nào bằng! - Vy xúc động nóị
Rồi mọi phiền toái, ngờ vực, hiểu lầm, âu lo... đều tan biến. Vy không ngờ hạnh phúc lại quay về dễ dàng như vậỵ Chuyện chọn con đường sang Mỹ đâu phải là ước vọng của Vy, đó chẳng qua là con đường quên lãng, có khi là khổ ảị Vy đã tưởng từ đây mọi niềm vui khép kín. Nhưng rồi hạnh phúc đã không ngoảnh mặt đi với nàng. Vy đã nghĩ lại, âu đó là định mệnh. Định mệnh đã ưu đãi với Vy và tình yêu đã về lại với người từng cùng khổ. Một phép lạ?
Với Nghi thì mãi bây giờ mới khám phá ra cuộc sống tự do cá nhân chưa hẳn là hạnh phúc. Một mái ấm gia đình, một trách nhiệm, bổn phận... sự ràng buộc nhiều lúc lại là niềm vui...
Và Nghi nhìn xuống. Vy vẫn còn nước mắt ràn rụạ Nước mắt của hạnh phúc.
- Này cô bé lọ lem, sao lại khóc mãi thế? - Nghi hỏi - Sắp làm mẹ rồi còn khóc, không sợ người ta cười cho à? Đi rửa mặt rồi lau mắt đi, để thế này xấu quá, mà anh thì chỉ muốn có cô vợ đẹp.
Nhưng Vy lại lắc đầu:
- Anh đừng ngăn, hãy để em được khóc một lần cho hả hệ Bởi vì em không ngờ là cuối cùng rồi em vẫn còn có anh.
- Sao kỳ cục vậỷ - Nghi nói - Anh đã nói là anh sẽ cưới em làm vợ cơ mà?
- Giờ thì em mới yên tâm, chứ anh biết không mãi đến chiều nay, em khổ biết chừng nàọ Với em thì có thể chờ... nhưng con chúng ta, thì nào có chờ được. Nhưng bây giờ chuyện qua rồi, em hứa với anh từ đây về sau em sẽ chỉ cười thôi chứ không thèm khóc nữạ
Nghi siết chặt Vy vào lòng:
- Thôi bỏ chuyện đó qua một bên đị Bây giờ em hãy nói cho anh biết chuyện của em. Em mồ côi từ bao giờ? Và ai đã nuôi em khôn lớn đến ngày naỷ
Vy lắc đầu:
- Chuyện đó dài lắm. Từ từ rồi em sẽ kể lại cho anh nghẹ Còn bây giờ khuya rồi, anh hãy về đị
- Không được, anh phải ở đây với em.
- Như vậy là không đúng nguyên tắc, chúng ta chưa làm đám cưới mà?
Vy nói làm Nghi không biết làm sao hơn.
- Nhưng mà... anh hỏi thật em đã bỏ ý định làm bà tiến sĩ Vương Đại Vỹ chưả
- Anh thật bất công. Tại sao chỉ đòi hỏi người khác? Nếu sợ thì cứ tiến hành nhanh. Tội anh em còn chưa hỏị Mấy hôm qua anh làm em buồn, em khóc mãi... biết không?
Nghi gãi đầu:
- Trong chuyện này đúng ra lỗi cả hai đứạ Em thì cao ngạo không chịu xuống nước, còn anh thì hồ đồ... suýt chút nữa cả hai đều ân hận suốt đờị
Vy cười bẽn lẽn:
- Bây giờ chuyện qua rồi, anh cũng không nên nhắc lại nữạ
Và nhìn những chiếc vali để ngổn ngang trong phòng khách, Vy nói:
- Mấy cái này rồi cũng vẫn dùng được, không đi Mỹ thì cũng mang về nhà chồng. Vì sớm muộn gì... Em cũng đâu còn ở đâỷ
Nghi nghiêm chỉnh:
- Đúng! Nhưng em có định là sau này mình sẽ về nhà cha mẹ anh ở hay là chúng ta sẽ thuê một nơi khác?
- Anh Nghi... - Tường Vy xúc động - Từ xưa đến giờ em chưa hề có được một cái nhà. Một mái ấm gia đình và anh biết không em cũng không hề biết cha mẹ ruột của mình là aị Lúc nhỏ ở cô nhi viện, em đuợc các Soeurs dòng Bác ái nuôi dưỡng cho đi học. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, em ra đời, tự lập. Ban ngày em đi làm ký giả tập sự, tối đến đi học lớp Đại Học tại chức... Cuộc đời em khổ nhưng em cố gắng vươn lên. Em tự lập từ lâu lắm rồị Em khát khao một cuộc sống đầm ấm. Vì vậy em rất cần có cha me, anh em. Vì vậy, anh Nghi... hãy hiểu cho... chúng ta không cần thuê nhà gì cả... hãy về ở chung với ba mẹ anh. Hẳn anh hiểu ý em muốn nói gì chứ?
Nghi cảm động:
- Vậy... để anh phone về báo cho Tinh Nhược biết.
- Đừng! Hãy để cho cô ấy bất ngờ. Hạnh phúc thường đến một cách một bất ngờ anh ạ.
Nghi siết nhẹ vai người yêụ
- Tường Vy, em trưởng thành và thánh thiện hơn anh tưởng. Bây giờ anh mới biết là mình may mắn. Suýt tí nữa anh đã để kho tàng bay mất về tay mọt sách rồị
- Anh đừng cứ gọi người ta là mọt sách mãi - Vy nói - Anh Vỹ là một người rất tốt. Anh biết không, Vỹ không khù khờ như anh nghĩ đâụ Anh ấy là con người khoan dung nhân áị Em đã thú thật cho Vỹ biết, chuyện em đã lỡ có thai, nhưng anh Vỹ vẫn chấp nhận. Vì vậy... bây giờ em rất khó xử không biết phải giải thích thế nào với anh ấy về chuyện em không sang đấỵ
Nghi ngẩn ra... chợt thấy mình thấp kém hơn cả Vỹ. Nhưng rồi Nghi cũng cười nói:
- Thôi thì bảo anh ta là... thằng con của anh nó đã tìm được cha nó rồi, nên em phải ở lạị
- Nhưng hành động thế này cũng bậy quá... Mong là anh Vỹ sẽ tha thứ cho...
- Làm sao là bậỷ Đúng chớ? Của ai phải trả lại cho người ấỵ Còn chuyện làm phiền Vỹ, em đừng lọ Con người của Vỹ đã mang tên là Đại Vỹ tức là Vỹ Đại... thì hắn sẽ đúng danh mới mã thượng chứ?
- Em biết là anh Vỹ cũng yêu em.
- Thì anh cũng yêu em vậy - Nghi siết chặt Vy trong lòng, nói - em cần công bằng và tin tưởng anh. Vì bắt đầu từ bây giờ anh chỉ biết tới em và con thôị
Nghi nói và cúi xuống hôn Vỵ
Hạnh phúc trở về và mùa đông không còn buốt giá nữạ
Đám cưới của Nghi và Tường Vy sẽ được cử hành trước ngày tết mấy hôm. Không khí trong gia đình họ Lý trở nên ồn ào vui vẻ. Cửa nẻo được giăng hoa kết đèn... Ông bà Lý là những người tiến bộ. Không đặt vấn đề môn đăng hộ đối nên Tường Vy được đón vào nhà một cách vui vẻ.
Trái ngược với nhà họ Lý, bên nhà họ Lê vẫn phẳng lặng như cũ. Không những thế, không khí còn có vẻ u tịch hơn. Bởi vì nhà bây giờ chỉ còn lại ông Địch Sanh và Văn Điệt. Tuy ít người, nhưng tình cảm hai cha con lại nồng thắm hơn. Mọi người cố quên đi chuyện cũ. Chuyện của Văn Du đã kết thúc. Du lại không về nhà, nhưng cũng không có gì quan trọng. Bởi vì án đã xử xong. Mức án dành cho Du, đó chẳng có bằng chứng rõ ràng, chỉ có chuyện Du tiêm Maxiton cho Điệt, mà Điệt lại không khởi tố nên tòa chỉ khiển trách với án treo và rút giấy hành nghề của Dụ
Cách xử lý đó trái lại khiến ông Địch Sanh rất hài lòng. Vì nó không làm cho sự sứt mẻ trong gia đình trầm trọng hơn. Bản án chỉ như một sự cảnh cáọ Ông Sanh muốn Du kế nghiệp, nhưng Du đã không làm được thì thôi, âu là định mệnh phải chấp nhận. Và bây giờ thì ông cũng đã già, tuổi gần đất xa trời không nên nghĩ nhiều gì nữạ Con cái lớn rồi, mỗi đứa đều có chí hướng riêng.
Mấy hôm nay bên nhà họ Lý lại lo chuẩn bị hôn lễ. Ông Địch Sanh biết người bạn già họ Lý của mình cũng khá bận rộn, nên không muốn quấy rầỵ Ông chỉ bày cờ ra, ngồi đánh một mình.
Và giữa lúc cảnh đang vắng vẻ. Chợt có tiếng xe hơi dừng ngoài cửạ Ông Địch Sanh và Văn Điệt không hẹn cùng ngẩng đầu nhìn lên. Ai vậỷ Từ sau chuyện Văn Du, chẳng còn xe hơi nào đến đây nữạ Chắc có lẽ xe cưới nhà họ Lý đi lạc nhà...
Nghi vậy, ông Địch Sanh lại cúi xuống chăm chú nghiên cứu nước cờ. Nhưng chỉ một lúc, ông lại nhìn lên nói:
- Văn Điệt này, từ rày về sau con đừng có cùng Tinh Nhược mãi ra sau nông trại nữạ Cha biết tụi con không có gì, nhưng cứ đi như vậy, người ta dễ dị nghị.
- Vâng, thưa cha!
Điệt nóị Mặc dù Tinh Nhược đến với nông trại chỉ là để giúp Điệt. Nhược học về sinh thái cây trồng, đang nghiên cứu về thổ nhưỡng. Điều này rất bổ ích trong việc cải tạo đất.
ông Địch Sanh thấy Điệt hứa, hài lòng và tiếp tục nhìn xuống bàn cờ.
Trời vẫn rất lạnh. ánh lửa từ lò sưởi bập bùng. Nhưng ngay lúc đó, có tiếng chân người đi vào sân. Rồi cửa mở, ông Địch Sanh nhìn lên, ngạc nhiên:
- Ồ! Con...
ông chỉ gọi như vậy rồi ngưng lạị Vì trước mặt ông là Văn Du và Mỹ Dung. Họ đến đây làm gì? Văn Du... ?
Chỉ có Văn Điệt là bình tĩnh. Không những bình tĩnh mà còn ở trạng thái cảnh giác. Tại sao cả hai lại đến đâỷ
Du lên tiếng, giọng đầy bứt rứt:
- Thưa cha, tụi con mới về ạ.
Mỹ Dung cũng thưa:
- Thưa cha... anh Du và con đến đây là để...
Nhưng ông Địch Sanh đã đưa tay lên ngăn lại:
- Con hãy để một mình Du nó nói được rồị
Và Du lên tiếng:
- Thưa cha... con thấy tất cả những việc đã xảy ra trước đây đều lỗi ở con cả nên con về đây là để xin cha tha thứ chọ
ông Địch Sanh lắc đầu:
- Cha nghĩ thì cái chuyện cha có tha thứ hay không chẳng quan trọng gì đến con nữạ Bởi vì hôm trước con đã nói... con không cần sự hổ trợ của cha rồi mà?
Văn Du thấp giọng:
- Hôm đó nóng quá con nói sai, bây giờ biết lỗi con rất hối hận về những gì con lỡ noị Mong là cha tha thứ chọ Hôm trước vì tham vọng lớn quá, con chỉ nghĩ đến thành công mà không nghĩ đến hậu quả. Con tưởng làm vậy là cha vui, cha hài lòng, nhưng con đã lầm. Bây giờ nghĩ lại xấu hổ lắm. Con xin cha hãy để cho con cơ hội để làm lại cuộc đờị
ông Địch Sanh gật gù:
- Đã nhân ra sơ sót của mình thì làm cha, ta cũng không có lý do gì mà cố chấp, không tha thứ cho con.
- Vậy thì con xin cảm ơn cha - Du bứt rứt nói - Từ đây con sẽ làm việc một cách nghiêm chỉnh, dựa vào khả năng của chính mình để thành đạt chứ không đuổi theo hư danh nữạ
- Ta sẽ chờ xem những gì con hứạ
- Con nói thật đấy - Du nói - Cha hãy tin tưởng con, giờ thì con không thể tiếp tục hành nghề ỵ Nhưng với sự giúp đỡ của cha Mỹ Dung, con chuyển sang nghành buôn và con nghĩ là mình cũng làm được việc.
- Vậy cũng tốt! - Ông Địch Sanh suy nghĩ, rồi quay sang Mỹ Dung tiếp - Mỹ Dung này, con sắp là vợ Văn Du, nên ta coi con cũng là người nhà. Bây giờ con đã trưởng thành, con phân biệt được đâu là phải đâu là trái, vì vậy ta mong là con sẽ giúp đỡ Dụ Con chỉ phục tùng, chỉ làm theo những gì con thấy là đúng. Còn cái gì Du không phải, con có bổn phận phải ngăn chặn. Đừng có mù quáng theo... vì tương lai của Văn Du... Một phần nằm trong tay của con đó. Con phải giúp đỡ nó, đừng để nó sa xuống hố lần nữạ Vì tính nó thì dễ dao động nên cần giúp nó nhận ra chân giá trị của sự việc.
- Vâng, thưa chạ
Mỹ Dung ấp úng nóị Nàng biết chuyện đã qua, cũng có phần nào trách nhiệm ở mình.
Du thấy mọi chuyện đã được khai thông, ngập ngừng một chút, hỏi:
- Thế bây giờ con có thể trở về nhà ở được không, chả
ông Địch Sanh cười:
- Nếu con không chê ở đây nghèo thì cứ quay về. Ở đây lúc nào cũng là nhà của con cả.
- Cha! - Du xúc động kêu lên - Con xấu hổ khi nghĩ về những tội lỗi của mình. Nghĩ lại con thấy hối hận quá. Con đã làm nhiều thứ sằng bậỵ Con đã không lượng sức, ngông cuồng định lấy cả sao trên trời mãi đến lúc chật trân té xuống. Vỡ mộng mới thấy đau khổ. Bây giờ thì con đã biết, con hứa sẽ nghiêm túc và thực tế, cha hãy tin con.
Và quay sanh Điệt, Du nói:
- Em cũng nên tha thứ và giúp đỡ anh, được không Điệt?
Điệt cảm động:
- Em lúc nào cũng sẵn sàng thôi!
Còn ông Địch Sanh thì nói:
- Nếu con thật tình hối lỗi và cương quyết quay về đường phải, thì chẳng ai bỏ rơi con đâụ Mọi người sẽ giúp đỡ con. Nhưng con đã hứa thì phải làm...
- Vâng. Chắc chắn như vậỵ
Văn Du xúc động nóị Anh chàng sau những biến động qua có vẻ gầy đi nhiều, nhưng thái độ đã bớt ngạo mạn.
- Thật ra thì con biết. Đúng ra con phải bị pháp luật trừng phạt nặng hơn. Nhưng mà vì hèn nhát, vì sợ khổ. Con đã khai gian để nhẹ bớt tội và mặc dù luật pháp có nới tay, nhưng tòa án lương tâm con vẫn còn. Vì vậy con hứa với cha, với mọi người từ đây con sẽ cố sống một cách chân chính. Làm việc tốt, để chuộc lại lỗi lầm xưạ
- Con biết vậy là tốt - Ông Địch Sanh nói - Lầm lỗi thì phải thừa nhận, phải sửa saị Ai cũng vậy, là người mà, có ai lại hoàn toàn thánh thiện đâụ Sửa đổi sẽ làm tốt cho bản thân mà cũng làm tốt cho xã hộị
Văn Du yên lặng. Bây giờ Du đã nhận định rõ được chính mình. Cuối cùng rồi con người bị đồng tiền mê hoặc, ham chuộc hư danh cũng lột xác. Sự lột xác có đau đớn, nhưng con người hoàn thiện hơn.
Mỹ Dung đứng bên cạnh yên lặng, lên tiếng:
- Thưa cha, mà tụi con định sang năm sẽ lấy nhaụ Và lúc chúng con lấy nhau rồi, theo cha thì... chúng con nên ở đâủ
ông Địch Sanh cảm động:
- Đây là nhà họ Lệ Khi con là dâu nhà họ Lê, nếu thấy ở đây không thiếu tiện nghi lắm, thì có quyền về đây ở. Con về đây, cha và Văn Điệt chắc mừng hơn, vui hơn. Vì con biết đấy... nhà này lâu lắm rồi, không có bóng đàn bà... nên rất cần một nữ chủ nhân.
Mỹ Dung lắc đầu:
- Con không phải là nữ chủ nhân. Con cần học hỏi ở cha và Văn Điệt nhiều thứ. Con chỉ sợ là cha và Văn Điệt không hài lòng.
Văn Điệt bước qua nắm tay Văn Du và Mỹ Dung siết nhẹ:
- Anh chị đừng ngại gì cả. Ở đây cha và em đều hoan nghênh sự trở về của anh chị.
Du nghẹn lời nói với Điệt:
- Em... em tha thứ cho anh chứ?
Điệt cười, nụ cười thật vị tha, chỉ nói:
- Tết năm nay nhà có anh chị trở về, chắc sẽ ấm cúng lắm!
Điệt biết. Sau những biến cố qua, lần trở về này của Du hẳn có nhiều sự sắp xếp, tính toán cho tương laị Du cần thông qua cha và như vậy sự hiện diện của mình nhiều lúc sẽ trở ngạị Và để cho Du có điều kiện nói chuyên riêng. Điệt xin phép và rút lui ra ngoàị
Điệt bước ra ngoài với một tâm trạng rất vuị Điệt không qua nhà họ Lý vì chàng biết bên ấy hôm nay rất bận rộn. Mọi người đang dồn sức cho đám cưới ngày mai của Nghi với Tường Vỵ
Để không quấy rầy, Điệt bước thẳng ra nông trại sau nhà.
Đang đi chợt nghe có tiếng đuổi theọ
- Anh Điệt, anh đi đâu đó?
Điệt quay qua thì ra là Tinh Nhược.
- Buồn buồn ra sau nông trại chơi vậy thôị
- Sao không rủ em đi vớỉ
- Trời lạnh thế này, rủ Nhược theo ra đấy để cảm lạnh à?
- Không sao đâu, có anh mà?
Nhược nói một cách tin tưởng làm Điệt cảm động. Điệt hỏi:
- Em có biết là anh Du đang tính quay về đây ở không?
- Vậy à? - Tinh Nhược lo lắng - Thế thái độ của anh ấy đối với anh ra saỏ
- Tốt! Chẳng có gì cả - Điệt đáp một cách ngắn gọn - Anh ấy đã hoàn toàn thay đổị
- Nghĩa là...
- Anh Du đã nhận ra cái sai trái của mình và xin lỗi cha với anh.
- Vậy thì em yên tâm - Tinh Nhược nói - Anh thấy đấy, con người cũng giống như thời tiết, luôn có sự thay đổị Mùa hè có nóng bức thì đến lúc nào đó mùa đông lạnh giá đến để dung hòạ
- Anh thì... anh thích cái ấm áp của mùa xuân hơn.
- Ờ hé! - Tinh Nhược chợt kêu lên - Phải chi mùa nào cũng ấm áp thì cây cối sẽ đâm chồi nảy lột tốt tươi hết.
Nhược vừa đề cập đến cây cỏ. Bất chợt Điệt và Tinh Nhược đều nhớ đến thửa đất thử nghiệm sau nông trại của mình.
Và cả hai không hẹn đều nhanh chân hơn. Họ nôn nóng muốn biết thành quả, mà mấy hôm qua vì chuyện của Du họ đã bỏ quên.
Hai người đến phần đất thử nghiệm. Nhược reo lên:
- Ồ tuyệt quá!
Trươc mặt hai người, luống khoai lang tưởng đã chết héo lại như xanh hơn. Điệt cúi xuống, những chiếc lá khoai lang dầy láng chứ không héo và mỏng như hôm trước, chứng tỏ nó đã thích nghi được với đất. Còn bên thửa đất gieo hoa, thì đã có những mầm xanh nhú lên... Mặc dù thời tiết đang lạnh giá.
- Như vậy là ta đã thành công rồị
Điệt nóị Nhược tinh nghịch:
- Chúng ta đếm thử xem có bao nhiêu mầm sống nhé?
Và cả hai cúi xuống đếm, hai mái đầu gần như chụm vào nhaụ Cái lạnh tan mất. Mùa đông lạnh giá rồi cũng trôi quạ Điệt biết, để mùa xuân ấm áp trở về như vậy mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp hơn. Mọi chuyện chỉ mới bắt đầụ
Hết