2,336/ Tìm Một Câu Hỏi - Nhận Định Về Khổng Tử
Trích Nguyên văn bởi Kienfa View Post
Tác giả: Quán Minh
“Thắng làm vua, thua làm giặc” là quan niệm của thế tục. Các bậc Giác Giả và trí giả ở thế gian có thể chịu nhục mà không tức giận hay ưu sầu. Họ cũng không tranh cãi hay tranh đấu với người khác. Cảnh giới tinh thần cao thượng khiến họ có thể nhẫn nhượng, không chấp vào được mất nơi thế gian, cũng như duy trì một tâm thái tường hòa và bình thản.
Khi Khổng Tử chu du liệt quốc, một ngày Ngài gặp hai người thợ săn đang tranh cãi đến đỏ cả mặt. Sau khi hỏi lý do, Khổng Tử mới biết họ đang tranh luận một vấn đề nhỏ về số học. Người thợ săn lùn nói 8 lần 3 là 24, trong khi người thợ săn cao nói là 23. Hai bên đều khăng khăng là mình đúng và tới mức gần đánh nhau. Cuối cùng, họ quyết định phải có một thánh hiền phân giải và người thắng sẽ được tất cả thú săn.
Hai người nghe nói Khổng Tử là một thánh hiền, do đó họ lập tức nhờ Ngài phán xét. Khổng Tử nói người thợ săn lùn phải cấp thú săn cho người thợ săn cao. Người thợ săn cao chiến thắng và vui mừng rời đi. Người thợ săn lùn tất nhiên không phục. Anh ta hỏi trong giận dữ: “3 lần 8 là 24. Ngay cả một đứa trẻ cũng biết điều đó. Ông là một thánh hiền, vậy mà ông nghĩ nó là 23. Ông chỉ có hư danh!”
Khổng Tử cười và đáp: “Anh nói không sai. 3 lần 8 là 24 và đây là một chân lý mà ngay cả đứa trẻ cũng biết. Nếu anh biết chân lý và giữ vững nó, thì như vậy là đủ rồi. Tại sao anh lại tranh luận với một người ngốc về một vấn đề đơn giản như thế?” Người thợ săn lùn như bừng tỉnh ra. Khổng Tử vỗ vai anh ta và nói: “Cá nhân này tuy được thú săn, nhưng anh ta ngốc nghếch cả đời. Còn anh tuy thua cuộc, nhưng đã có một bài học sâu sắc”. Sau khi nghe xong, người thợ săn lùn gật đầu lia lịa tỏ vẻ bội phục cảnh giới tinh thần của Khổng Tử.
Chân lý tuy cần giữ vững, nhưng không nên tranh biện. Đối diện với sự thật, dối trá rồi cuối cùng sẽ bị giải thể. Do vậy khi bị chỉ trích hay hiểu lầm, chúng ta không cần phải quá mất công giải thích hay biện luận. Tốt hơn là lùi một bước và dùng tâm thái bình hòa để đối đãi. Bởi vì chân lý cũng như vàng kim chôn trong đất, nó sẽ tỏa sáng rực rỡ dù sớm hay muộn.
nguồn Daikynguyen.com
2,336/ Tìm Một Câu Hỏi - Nhận Định Về Khổng Tử
Qua bài viết trên, xin bạn cho biết câu hỏi và câu trả lời nào sâu sắc nhất về Khổng Tử ?
Sáng tác: HB 2,336 - 2,050- 1-1-16
T/H: 72 tiếng, tới 10:00 AM 1-4-16
T/T: 5,000 đô
Ân nhân tài trợ: Giáo sư toán Đinh Văn Huỳnh Ohio University cùng quý phu nhân khoa học gia Phùng Bích Liên .
Toàn MNHT chân thành tri ân nhị vị hảo tâm .
Câu hỏi sâu sắc nhất về Khổng Tử:
Tại sao cảnh giới tinh thần của Khổng Tử trong bài tuy cao thượng nhưng không đủ minh triết ?
Câu trả lời:
Cảnh giới này cao thượng vì không tranh luận khi không cần thiết - Không phải luôn luôn không tranh luận vì tranh luận là phương tiện tư duy để phát hiện và định trị chân lý .
Như một cách thiền định giúp thân tâm an lạc tự tại, giao tế tương thuận khoan hòa, không tranh luận khi không cần thiết tránh được nhiều phiền toái nhiễu loạn trong đời sống .
Không đủ minh triết xét trên cơ sở triết luận về đối nguyên .
Đối nguyên ( triết ): Nguyên lý tự nhiên đối nhau để phát sinh cứu cánh .
Thí dụ: Sự nghèo đói là đối nguyên của cố gắng để đi đến chỗ no cơm ấm áo thịnh vượng .
Đối nguyên trong bài:
1/ Nguyên lý 1.: 8 x 3 = 24 cùng sự giữ vững nó .
2/ Nguyên lý 2.: Tranh luận cho 1/ đúng hay cần một cái gì khác thay thế nó ?
Thưa quý bạn, vậy 1/ và 2/ phát sinh cứu cánh gì ?
Cứu cánh ở đây chính là trách nhiệm chia sẻ kiến thức và phương cách cùng nghệ thuật giáo dục .
Điều này có nghĩa: Khổng Tử cần khuyên người thợ săn lùn nên đứng ngoài và trên tầng cao hơn sự tranh luận, giúp người thợ săn cao cách nào thiết thực nhất để thấu triệt chân lý .
Cụ thể trong bài: Không cần thiết phải tranh luận, chỉ gom 8 viên sỏi nhỏ thành một nhóm . Tổng cộng 3 nhóm như thế rồi bảo người thợ săn cao đếm . Sau khi đếm xong cả ba, tự nhiên anh ta biết mình sai .
Tóm lại, biết chân lý và giữ vững nó không đủ vì thiếu trách nhiệm chia sẻ kiến thức với tha nhân .
Câu “Cá nhân này tuy được thú săn, nhưng anh ta ngốc nghếch cả đời." cũng phương hại đến sự nghiệp giáo dục của Khổng Tử vì không nên để người khác ngu mà phải nghĩ cách giúp họ .
Kiến thức mênh mông nên ai cũng có chỗ dốt riêng, vì thế việc truyền bá học thuật trên những gì mình sở trường là trách nhiệm của tất cả mọi người .