Đột Xuất 500 USD 114/ .
Nữ triệu phú Lưu Lữ Lan có nhã ý tặng thưởng 500 đô.
Toàn diễn đàn trân trọng cám ơn cô.
Thời hạn: 9 tiếng, tới 11:45 PM 8-21-10.
Printable View
Đột Xuất 500 USD 114/ .
Nữ triệu phú Lưu Lữ Lan có nhã ý tặng thưởng 500 đô.
Toàn diễn đàn trân trọng cám ơn cô.
Thời hạn: 9 tiếng, tới 11:45 PM 8-21-10.
114/
Tài liệu tham khảo:
(Pittsburg Post-Gazette) – Qua quá trình khảo cứu sâu rộng từ một động vật linh trưởng lâu đời nhất, và có hai chân như người (hominids), các khoa học gia vừa công bố rằng nhân loại có thể không phải được tiến hóa từ loài vượn.
Nhà điều tra chính C. Owen Lovejoy thuộc trường đại học Kent State nói rằng, cuộc khảo cứu cho thấy loài vượn cả người và vượn đều tiến hóa từ loài hominids.
Lovejoy nói, “Người ta thường nghĩ chúng ta tiến hóa từ vượn, nhưng không – nhiều khi vượn lại cũng tiến hóa từ chúng ta nữa là khác.” Ông tiếp, “Qua nghiên cứu ở Ardipithecus, hay gọi tắt là ‘Ardi,’ chúng ta được biết chúng ta không thể nào tiến hóa từ vượn.”
Bài khảo cứu được công bố trong tập san Khoa Học, số đặc biệt.
Một toán khoa học gia gồm 47 người lần đầu tiên đã mô tả tỉ mỉ Ardipithecus ramidus, một loại hominid sống cách đây 4.4 triệu năm ở vùng đất mà ngày nay là Ethiopia. Mười một trang miêu tả về phần hóa thạch của Ardipithecus, gồm một phần bộ xương của con vật giống cái.
Ardipithecus lâu đời hơn “Lucy”, phần xương giống cái của họ Ardipithecus afarensis đến 1 triệu năm.
Lovejoy đã giúp tìm ra câu trả lời rằng Ardi có thể đi thẳng đứng như người, tuy chưa hoàn mỹ như vậy, và leo trèo cây nhưng không được thuần thục bằng vượn. (TP)
114/
Tổ tiên nguyên thủy của loài người sống trên cây
Bàn tay những con linh trưởng nguyên thủy đã tiến hóa để có thể cầm nắm vật và treo mình trên các cành cây.
Các nhà khoa học mới đây phát hiện ra một chiếc sọ hóa thạch nhỏ có niên đại 56 triệu năm, vừa giống với linh trưởng, lại vừa có đặc điểm khác, chứng tỏ chúng là loài chuyển tiếp trước khi xuất hiện ông tổ của loài người. Những sinh vật cổ xưa này cư ngụ trên cây và chuyên ăn hoa quả.
“Một trong những câu hỏi lớn nhất về các loài động vật có xương sống còn chưa có lời giải là, từ đâu và tại sao mà loài linh trưởng tiến hóa”, Jonathan Bloch, một nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Cổ sinh vật học, Đại học Michigan (Mỹ), nói.
Theo định nghĩa của các nhà khoa học, những đặc điểm để phân biệt linh trưởng với các loài thú khác là: Bộ não lớn; Có khả năng cầm nắm (và do đó các ngón cái ở tay và chân phải nằm đối diện với các ngón còn lại) cho phép chúng với tới những quả cây treo lơ lửng ở xa; Có khả năng nhảy (giúp chúng băng mình mau lẹ qua các cành cây); Đôi mắt nằm ở vùng trước mặt, chứ không phải nằm ở hai bên (cho phép chúng bắt được côn trùng) và có các móng tay, móng chân thay cho vuốt.
Cho tới nay, những con linh trưởng sớm nhất được biết là euprimate, tìm thấy trong các hóa thạch 55 triệu năm tuổi ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Euprimate bao gồm có người, khỉ hình người và khỉ. Chính ở đây, các nhà khoa học tự hỏi, điều gì đã xảy ra trong khoảng thời gian 10 triệu năm, giữa thời điểm tuyệt chủng của khủng long (khoảng 65 triệu năm trước) với thời điểm xuất hiện euprimate.
Hóa thạch gần như hoàn hảo của con Carpolestes simpsoni, mới được tìm thấy ở thung lũng Clarks Fork, bang Wyoming (Mỹ) có thể là lời giải cho những câu hỏi này.
Ba đốt xương trên ngón cái của Carpolestes simpsoni.
Carpolestes nặng khoảng 100 gram, có đuôi dài và phần thân dài khoảng 35 cm. Nó là thành viên của một nhóm linh trưởng cổ có tên gọi là plesiadapiforms, sống cách đây khoảng 65-45 triệu năm. Carpolestes mang một vài đặc điểm của linh trưởng hiện đại, như răng rất giống linh trưởng, chuyên hóa cao cho việc ăn hoa, quả và hạt, ngón chân cái đối diện với các ngón còn lại, và trên ngón chân cái có móng. Tuy nhiên, cũng có nhiều nét rất khác, chẳng hạn đôi mắt nó không nằm phía trước mặt, và cấu trúc xương cũng không chuyên hóa cho hoạt động nhảy xa. Do đó, có thể xem Carpolestes như là một nhóm chuyển tiếp giữa linh trưởng cổ và linh trưởng hiện đại euprimate.
Bloch và cộng sự kết luận, Carpolestes đã dành phần lớn thì giờ để bám vào cành cây và ăn hoa quả, chứ không rình mồi và nhảy ra để bắt chúng như với các loài linh trưởng khác. Các tác giả cũng phỏng đoán rằng, trong thời kỳ Paleocene (khoảng 65-60 triệu năm trước), sự đa dạng của các loài hoa, quả, chồi cây và mật hoa đã khiến Carpolestes chuyển sang đời sống trên cây để khai thác nguồn thức ăn dồi dào này, và cũng để tránh cạnh tranh với các loài động vật gặm nhấm khác.
B.H. (theo N.G.)
114/
Sinh vật tương đối nhỏ, có tên khoa học là Darwinius masillae nhưng thường được gọi với biệt danh Ida, sống cách đây 47 triệu năm. Hoá thạch được bảo tồn hoàn hảo tới nỗi người ta có thể nhìn thấy dấu vết lông trên cơ thể và thậm chí là dấu vết bữa ăn cuối cùng. Bộ xương chỉ khuyết một bộ phận nhỏ ở chân.
Hoá thạch đã được công bố trong một cuộc họp báo tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên New York và sẽ là đề tài cho một bộ phim tài liệu dự kiến được phát sóng trên kênh History Channel, BBC và các kênh truyền hình khác.
Ida được các nhà sưu tầm cá nhân phát hiện vào năm 1983 tại một kho tàng hoá thạch tên gọi Messel Pit gần Darmstadt, Đức. Tuy nhiên, do không hiểu được tầm quan trọng của hoá thạch nên họ đã cắt bộ xương thành 2 phần.
Một nhóm các nhà khoa học, dẫn đầu là giáo sư Jorn Hurum, chuyên gia hoá thạch Na Uy, đã nghiên cứu Ida trong suốt 2 năm. Họ tin rằng Ida là mắt xích bị khuyết giữa các loài động vật linh trưởng - khỉ, vượn và con người - và các họ hàng xa hơn.
Ông Hurum cho rằng hoá thạch là "mắt xích gần nhất đưa chúng ta tới tổ tiên trực tiếp" và miêu tả phát hiện là "một giấc mơ đã thành hiện thực".
Ida sống trong kỷ Eocene cách đây khoảng 40 triệu năm, thời kỳ quan trọng đối với sự phát triển các loài động vật linh trưởng thời kỳ đầu. Thoạt nhìn, Ida giống loài vượn cáo.
Ida trông giống loài vượn cáo.
Nhưng nhóm nghiên cứu kết luận rằng Ida không đơn giản là một loài vượn cáo mà là một họ mới. Họ gọi sinh vật này với tên khoa học là Darwinius masillae để ghi nhớ nguồn gốc của nó và đánh dấu dịp kỷ niệm 200 ngày sinh của nhà tự nhiên học và sinh vật học người Anh Charles Darwin.
Mặc dù sở hữu chiếc đuôi dài nhưng Ida có vài đặc điểm giống con người như có ngón cái đối diện, chân và tay ngắn, mắt hướng về phía trước. Tuy nhiên, Ida thiếu hai đặc điểm cơ bản của loài vượn cáo hiện đại: móng vuốt và hàm răng dưới.
David Attenborough, nhà tự nhiên học nổi tiếng người Anh, nhận xét rằng Ida cho thấy mối liên hệ giữa loài người và tất cả các loài động vật có vú. "Mắt xích mà các nhà khoa học vẫn nói là bị khuyết thì nay không còn khuyết nữa", ông nói.
Ida cũng giúp con người hiểu phần nào về một kỷ nguyên, khi đó thế giới đang hình thành hình dạng như ngày hôm nay, khi khủng long tuyệt chủng, dãy Himalaya hình thành và một loạt các loài động vật có vú phát triển trong những cánh rừng rộng lớn.
An Bình
Theo BBC, AP
114/
Theo giáo sư Joseph Chang,Trường ĐH Yale (Mỹ), tất cả chúng ta đang sống trên Trái đất hiện nay đều có tổ tiên chung từ những con người đã sống cách nay khoảng 3.500 năm, có thể bắt đầu tại châu Á.
Ông Chang đã xây dựng mô hình toán học chi tiết về quá trình di cư của loài người bằng cách thực hiện các giả lập trên máy tính khác nhau về lịch sử, truy tìm hoạt động và khả năng sinh sản chéo của tất cả những con người cổ đại và kết hợp các yếu tố như trở ngại địa lý đối với quá trình di cư và các sự kiện thế giới để ước tính thời gian tồn tại của tổ tiên chung gần đây nhất của loài người.
GS Chang kết luận rằng tất cả mọi người có thể là anh em họ thuộc đời thứ 100 hoặc hơn. Joseph Chang phát biểu: “Thời điểm tổ tiên chung gần đây nhất sống là năm 1415 trước Công nguyên ở một nơi tại Đông Á và xuất phát điểm này có lẽ đã cho phép các thế hệ sau nhanh chóng di cư sang châu Âu, châu Mỹ và các đảo ở Thái Bình Dương.
Và từ đó họ đã trở thành những con người cổ đại từng biết thuần hóa ngựa trên các thảo nguyên Ukraine, từng tham gia xây dựng kim tự tháp cổ đại Khufu ở Ai Cập hay đã từng đi săn cu li - loài vật có vú sống trên cây di chuyển chậm chạp - ở Bắc và Nam Mỹ”.
Theo Nguyễn Sinh
Tuổi Trẻ/Nature
114/
Tài liệu tham khảo:
Thế giới có bao nhiêu dân tộc?
Trung Quốc có 56 dân tộc. Có người cho rằng Trung Quốc có thể là quốc gia có nhiều dân tộc nhất thế giới, kỳ thực không phải như thế. Ở châu Á, nếu tính các quốc gia có hơn 50 dân tộc thì còn có Ấn Độ, Philippin, Indonesia. Nghe nói Indonesia có 150 dân tộc. Quốc gia có nhiều dân tộc nhất thế giới là Nigieria, có tới 250 dân tộc lớn nhỏ với hơn 80 triệu người, chiếm 1/8 tổng số dân tộc trên thế giới.
Nói tóm lại trên thế giới có bao nhiêu dân tộc? Theo những thống kê chưa đầy đủ, con số chừng 2000.
Số lượng nhân khẩu của các dân tộc trên thế giới khác nhau rất xa. Dân tộc lớn nhất lên tới nghìn triệu, dân tộc nhỏ nhất chỉ có vài chục người. Bảy dân tộc có tổng số nhân khẩu lên tới quá 100 triệu người là người Hán, người Inđuxtan, người Mỹ người Bănggan, người Nga, người Nhật, người Braxin, 60 dân tộc có nhân khẩu từ 10 triệu, 92 dân tộc có nhân khẩu từ mười vạn đến một triệu. Nhân khẩu các dân tộc khác không có đủ mười vạn.
Tổng số các dân tộc ở châu Á là trên một nghìn, đại khái chiếm nửa tổng dân số trên thế giới, châu Á là đại lục có nhiều dân tộc nhất trên thế giới, châu Âu ước tính có 170 dân tộc, khoảng 20 quốc gia cơ bản chỉ có một dân tộc.