samnhung2711namtuliem

Đôi điều về truyện phàm nhân tu tiên thanh niên nên đọc

Đánh Giá Bài Này
Bạn đã đọc phàm nhân tu tiên của vong ngữ chưa? nếu chưa đọc thì hãy tìm đọc nhé, chắc chắn khi đọc xong bộ truyện sẽ để lại cho bạn rất nhiều biến chuyển về tâm tính, về cách nhìn cuộc sống kể cả quan điểm sống của bạn nữa đó. Dưới đây xin gửi tới bạn đọc đôi điều về phàm nhân tu tiên được trích từ Nam Dư blog

Trong thập niên đầu của thế kỷ XX nhân loại chứng kiến sự trổi dậy mạnh mẻ vũ bão của Trung Quốc nói riêng và khu vực Đông Á nói chung. Sự biến chuyển mạnh mẻ về kinh tế kéo theo các thạy đổi chóng mặt về văn hóa. Luồng tư tưởng Khổng, Lão ngày một xung khắc với các tư duy “vật chất thực dụng” thời đại mới. Một nền triết học từng la niềm tự hào của Dân Tộc Hán nói riêng và của văn minh nhân loại nói chung đứng trước bờ vực của sự đào thải. Phải chăng Thánh Nhân xưa đã sai? Phải chăng các giá trị nhân văn Khổng , Lão đã lỗi thời?
Nhưng không giá trị ấy mãi mãi trường tồn với thời gian , có chăng sai là sai cách ta nhìn nhận , áp dụng “Lão, Nho” vào cuộc sống bấy giờ , có chăng là “Nhân Sinh Quan” của chúng ta chưa sáng tỏ như Khổng, Lão .
Mang trong mình suy tư nhức nhối ấy, Vong Ngữ một chuyên viên IT đã dấn thân vào con đường Văn Học, để phản ánh xã hội thực tại qua thế giới tu tiên huyền ảo , và cách tồn tại, chinh phục cái “thế giới” ấy bằng tư tưởng “Lão, Nho” qua tiểu thuyết Tiên Hiệp : “ Phàm Nhân Tu Tiên” với nhân vật chính là Hàn Lập.
Phàm Nhân Tu Tiên ra đời từ ngày ấy đã đi hết chặn đường dài đằng đẳng bốn năm trời, suốt bốn năm ấy Vong Ngữ không ngừng miệt mài sáng tạo ,dành được chỗ đứng trong lòng đọc giả không thể lung lay. Đến nay Phàm Mê vẫn ngày quay tay phải, đêm quay tay trái dõi theo từng bước chân của Hàn Lập một cách nhiệt huyết và điên cuồng nhất.
Phàm Nhân Tu Tiên và mục đích sống cuối cùng của mỗi người.
Một thân sơ đạp tiên lộ khi mới mười mấy tuổi đầu, Hàn Lập độc cô truy tìm tiên đạo mà không biết tiên đạo là như thế nào tròn méo ra sao vậy chỉ biết rằng từ một thân xác phàm lĩnh ngộ xong bộ Trường Xuân Công ( Khẩu quyết của tầng đầu của tu tiên đạo – Luyện Khí Kỳ ) thì trí tuệ linh mẫn , pháp thuật tuyệt luân mà với người Phàm là điều không tưởng. Nếu ở đây Hàn Lập dừng lại trở thành một tay giang hồ thứ thiệt thì bạc vàng đầy kho mà danh lợi quyền lực biết bao nhiêu mà kể. Ở đây là một thân biết tiết chế chữ “Dục” để mà theo đuổi mục đích cao hơn. Phải chăng đây là lời gởi gắm tâm sự đến giới trẻ ngày nay lời dạy của Khổng Tử từ ngàn xưa.
Thận trọng trước lợi danh
Giữ mình đừng buôn thả
Tránh xa phường trí đá
Phải biết tiết “Dục Vọng” đừng ham lợi danh nhất thời , chạy theo cái “Dục Vọng” trước mắt mà quên cái ý nghĩa, mục tiêu cuối cùng trong cuộc sống cần đạt được. Đừng vì ham “Dục Vọng” mà buôn lỏng học tập, tu dưỡng bản thân, đừng vì danh lợi mà xa rời con đường “Tu Thân”, “Tích Đức”. Tiền bạc thì dễ kiếm còn nhân cách mới khó tìm.
Phàm Nhân Tu Tiên và giá trị Gia Đình.
Đối với Hàn Lập, có lẻ gia đình là thứ lão luôn mang theo suốt đời luôn trân trọng bên mình. Một tuổi thơ dang dở đầy thâm trầm , mười tuổi đầu xa cha mẹ mà dấn thân vào đường đời hiểm độc đầy mưu mô mà với tâm trí của trẻ thơ thì như khói phả vào sương, như thạch tín tan trong suối nguồn. Hàn Lập bỏ lại nơi ấy vòng tay cha mẹ, hình bóng tiểu mụi thân thương, những kỷ niệm cùng lũ bạn đồng lứa ngày ngày vui đùa. Hàn Lập xa rời tuổi thơ khi chưa tròn 10 tuổi. Cha mẹ “Anh ngố” có biết rằng đâu đã đưa con mình vào răng hùm miệng hổ. Sau này nghĩ lại Hàn Lập không hề oán trách cha mẹ vì những ngày tháng hiểm nguy ở Thất Huyền Môn, không hề cân đo đóng đếm tình cảm , “sao các sư huynh, sư muội được cha mẹ thương yêu mà cha mẹ lại cho ta rời xa cha mẹ vào chốn hiểm nguy”. Ngay đến thời nay tình cảm gia đình rạng nức là vậy, con trách cha mẹ, ganh đua tình cảm, anh em đố kỵ…. Phải chăng lời dạy của Khổng Tử vẫn còn đó mà có chăng là chúng ta không chịu nghe:
Lo việc nhà chớ kể
Tình nghĩa chớ đếm đong
Giữ trọn chữ hiếu trung
Với tổ tiên gia tộc
Hàn Lập trở về thôn quê thấy cả nhà đang vui vầy mừng Hỉ Tiệc của Tiểu Muội mà không chút buồn nhớ đến mình, vậy lòng không ghen ghét, vì vốn dĩ cốt lõi của tình thương là thấy được người thân mình hạnh phúc bản thân cũng thấy vui lòng. Hàn Lập chỉ lẳng lặng thu xếp mọi thứ để an bài cho gia đình. Đến mấy trăm năm sau này trước khi phi thăng vẫn nhớ “Chim có tổ người có tông” mà về Hàn Gia tặng thanh Phệ Kim Kiếm trấn tộc.
Phàm Nhân Tu Tiên với chữ Tình
Nhiều người đọc qua Phàm Nhân Tu Tiên chưa sâu lĩnh ngộ chưa tới cái tâm còn mơ mộng cái thần còn ủy mị thì thường nhận xét Hàn Lập vô tình , khô khan như sỏi đá . Thử ngẩm lại xem , thế nào là Trượng Phu nếu tình cảm không rõ ràng, không biết đâu là tình yêu đích thực, yêu lung tung vớ vẩn , bạ đâu yêu đó, yêu không an toàn , yêu nhiều tư thế… Hàn Lập tuy không đẹp trai to con trái lại có phần đen hôi nhưng Hàn Lập cũng có bản ngã riêng của mình , thà ế nhưng không làm thằng đàn ông dễ dãi . Sau cái đêm phong ba mất tấm thân xử nam vào tay Nam Cung Uyển , Hàn Lập quyết tâm thủ tiết như ngọc giữ thân chờ ngày đoàn viên cùng Nam Cung Uyển. Qua bao nhiêu phong ba bão táp, mỹ nữ vây quanh, thậm chí là khỏa thân tắm tiên ngay trước mắt, Hàn Lão Ma vẫn môt chí kiên trung thủ tiết . Há không đáng khâm phục. Tấm chân tình đó không đáng rơi lệ sao…
Chữ Tình trong Phàm Nhân Tu Tiên lấy sự thủy chung làm đầu. “ Lão, Khổng” đều nói đến “Thủ Tiết, Đức Hạnh” với nữ nhi, nhưng thời đại bây giờ Nam Nữ bình quyền há Nữ Nhi làm được mà Nam Tử làm không được. Thân là trượng phu mà không làm được thì đừng yêu cầu nữ tử làm được. Triết Lý bình đẳng trong tình yêu của Vong Ngữ mượn hơi thở “Nho , Lão” thật là chí lý chí tình.
Giá trị lớn nhất mà Phàm Nhân Tu Tiên mang lại là cái đạo làm người trong thời đại mới.
Cái đạo ấy đầu tiên nằm ở chữ “Khiêm ”.
"Khiêm tốn là gốc của cao quý". Người khôn ngoan giữ lấy đạo làm phép tắc cho thiên hạ. Không tự biểu hiện cho nên mới sáng tỏ, không tự cho là phải nên mới chói lọi, không tự kể công nên mới là có công, không tự phụ cho nên mới hơn người. Vì không tranh với ai nên không ai tranh với mình được.
Trích Đạo Đức Kinh
Hàn Lập đặt chân vào tiên đạo trong đầu , trước mọi suy nghĩ hành động đều lấy một chữ “Khiêm” làm đầu . Một thân pháp lực viễn siêu tồn tại mà lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, cử chỉ ôn hòa có phần lặng lẻ, không tự phụ tự mãn, luôn giữ mình khiêm nhường trước người . Chính chữ “Khiêm” đã là công pháp lợi hại giúp Hàn Lập đi đến ngày hôm nay. Không lộ hết cái mình có , “Khiêm” bản thân một tấc nhìn người cao một trượng mà luôn đề cao ý chí cảnh giác không bao giờ bị động bất ngờ. “Khiêm” thân giúp tâm tĩnh lặng, gặp đối thủ mạnh không loạn, kẻ thù yếu không khinh từ đó đánh giá trước sau mà chu toàn mọi việc. Nhưng “Khiêm” không có nghĩa là mãi khom lưng.
Người giản dị nhất không phải là người giản dị.
Người Khiêm tốn nhất không phải là người khiêm tốn.
Lão Tử
Hàn Lập biết “Khiêm” ở đâu và không ở đâu. Đến những lúc phải thực lộ thần uy để chấn nhíp quần hùng bảo vệ quyền lợi bản thân thì Hàn Lập vẫn là “Khiêm nhu” mà biểu hiện bản thân. Chữ “Khiêm” làm nên Hàn Lập là vậy .
Cái đạo ấy nằm ở chữ “Điềm.”
Chữ “Điềm” ấy là thấy biến mà không loạn, thấy nguy mà không bấn , thấy giận nhưng không nộ , thấy “muốn” nhưng không “làm”…. Hàn Lập đã bao phen nguy cấp kinh biến trong biến, kinh nguy trong nguy, mạng sống nhiều phen ngàn cân treo sợi tóc, nếu mà tâm sợ, thần loạn ắt sinh trí mê thì làm sao mà có những màng đấu pháp nghẹt thở trong kẽ chết tìm ra tơ sống. Đã bao lần Hàn Lập bi cao giai truy sát nếu mà trí mê không có chữ “Điềm” trấn ngay tâm thì có chăng Hàn Lập còn bước được đến ngày hôm nay. Phàm Nhân Tu Tiên không giống các truyện tiên hiệp khác ở mô tuýp “Số Đỏ, Vũ Trọng Phụng” mà mọi sinh tử tồn vong của bản thân đều do Hàn Lập định đoạt tính toán. Điều đó cũng thể hiện triết lý Nhân Định Thắng Thiên , “Đời ta nằm trong tay ta” trong thời đại bây giờ.
Và suy cho cùng Cái đạo ấy nằm ở chữ “Biết”:
Biết người là khôn, tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh, thắng được mình là kiên cường. Biết thế nào là đủ là người giàu; biết gắng sức là người có chí. Kẻ nào không rời bỏ những điều trên thì sẽ được lâu dài, chết mà không mất là trường thọ. Người hiểu đạo làm việc tuân theo quy luật tự nhiên, chỉ làm những việc cần thiết cho bản thân.
Trích Đạo Đức Kinh
Hàn Lập bôn ba trong tu tiên đạo trong mọi hoàn cảnh luôn “Biết” mình ở đâu. “Điềm Đam” ấy của Hàn Lập cũng từ chữ “Biết” mà ra, biết người biết ta đã biết rồi thì ắt có tính toán, có tính toán rồi thì ắt mọi việc chu toàn, đã chu toàn rồi thì tâm thảnh thơi để mà “Điềm Đạm” , “Điềm Đạm” rồi thì có biến mà tâm không kinh trí không mê để mà ứng biến .
“Khiêm Tốn” ấy của Hàn Lập cũng từ chữ “Biết” mà ra , biết mình có gì , biết người ra sao mà tự vấn lương tâm đừng để cái tôi ngạo mạng mà sinh ra lơ là mất cảnh giác. “Khiêm Tốn” là đã thắng được cái tôi bản thân mình , thắng được chính mình đã là người chiến thắng rồi.
Nguồn : Tmawindow
Từ khoá "ý chính bài viết hay chủ đề": pham nhan tu tien Add / Edit Tags
Đề Mục
Không Đề Mục

Bình Luận