PDA

Xem đầy đủ chức năng : Stop complain!!!!!!!!!!!!!!



darksky nolonger
25-09-2005, 02:05 AM
Chẳng biết từ bao giờ cái căn bệnh "than" trong tôi lại bọc phát nữa ? Tui luôn than phiền nào là sao bài tập nhiều quá, thầy cô bắt học bài nhiều quá, sao cuộc sống bất công với mình quá? sao mình lại xui xẻo thế này và v.v... bất cứ cái gì hễ ko hài lòng là tôi lại than vãn... nhưng than thì than nhưng mọi chuyện vẫn như thế ko tiến triển gì hết .

Và từ nay tôi sẽ ko than vãn điều gì nữa hết , tui sẽ cố gắn hết sức mình để giải quyết khó khăn. Tui dã nhìn lại và thấy các doanh nghiệp thành đạt họ luôn vươn lên khó khăn vất vả bằng chí ý chí và nghị lực của mình mà ko có 1 lời than vãn nào cả , trong khi đó tui chỉ có mỗi việc học và học mà cứ than vãn suốt ngày

Mai!!!!!!!!! Stop complain and come on!!!!!!!!!! tui sẽ làm được điều tui hằng ấp ủ vì " đời thay đổi khi chúng ta thay đổi " và tôi còn có 1 Mặt Trời chân lý" trên bước chân của thành công ko có dấu vết của sự lười biếng"

shansongvn
30-09-2005, 08:41 PM
Lo âu chỉ trở thành bệnh khi nó làm đảo lộn cuộc sống, làm người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên, có cảm giác mình mắc nhiều loại bệnh


Ngày 23-11, chị P.T.P, 50 tuổi (Long An) đến Bệnh viện (BV) Tâm thần TPHCM khám bệnh với lý do bị mất ngủ trong một thời gian dài. Sau khi khám bệnh, các bác sĩ phát hiện chị mắc bệnh lo âu. Chị kể, thời con gái cuộc sống của chị khá đầy đủ và nhàn nhã. Nhưng từ khi lấy chồng, chị là trụ cột chính về kinh tế trong gia đình, chưa kể còn phải chịu nhiều xét nét của gia đình chồng, trong khi đó, chị lại không nhận được sự quan tâm và chia sẻ của chồng. Tình trạng này kéo dài hàng chục năm, kết quả giờ đây chị P. thường xuyên sống trong lo âu.


Hơn 800 người bệnh/tháng


Bác sĩ Phạm Văn Trụ, Trưởng Khoa Khám bệnh- BV Tâm thần, nhận định: Cuộc sống hiện đại làm con người ngày càng chịu nhiều áp lực. Có lẽ vậy nên số người mắc bệnh lo âu đến khám bệnh tại BV Tâm thần ngày càng nhiều. Chỉ tính riêng tháng 11-2004 đã có 812 người đến khám, tăng nhiều lần so với những tháng trước.


Bác sĩ Lâm Xuân Điền, Giám đốc BV Tâm thần, cho biết lo âu là một tâm trạng chờ đợi nặng nề về một việc gì đó sắp xảy ra mà mình không biết hậu quả. Cũng có thể hiểu lo âu là một tình trạng căng thẳng về tâm lý, lo lắng về một vấn đề gì đó mà mình không biết. Đây là tâm trạng thường gặp của con người, là chuyện bình thường trong cuộc sống. Lo âu chỉ trở thành bệnh khi nó làm đảo lộn cuộc sống, làm người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên, có cảm giác mình mắc nhiều loại bệnh. Ví dụ bệnh hô hấp (bị ngợp vì đôi khi thấy khó thở), bệnh tim (tim đập nhanh, đau thắt ngực), hoặc bệnh về tiêu hóa (ăn bị nghẹn, nuốt không trôi, ăn không tiêu)... Tất cả những triệu chứng này gọi là triệu chứng cơ thể của bệnh lo âu.


Khi xuất hiện những triệu chứng trên, người mắc bệnh lo âu đến các bác sĩ chuyên khoa về tim, phổi, tiêu hóa... khám bệnh và nói chung các bác sĩ đều kết luận là bệnh nhân không mắc những bệnh này dù đôi lúc có những triệu chứng rất khó chịu, đau đớn. Lúc này, người bệnh nên đến bác sĩ tâm thần khám, điều trị để ổn định tình trạng tâm lý cũng như các triệu chứng về cơ thể.


Theo bác sĩ Điền, có nhiều nguyên nhân gây bệnh lo âu nhưng chủ yếu là do tâm lý xã hội. Cụ thể là bị stress kéo dài, những sự kiện nặng nề gây lo lắng và đau khổ cho bệnh nhân.


Nhiều dạng lo âu


Bác sĩ Điền cho biết bệnh lo âu được biểu hiện bằng nhiều loại bệnh. Chị H., ngụ tại quận 1 - TPHCM, có con gái đang học tại một trường THPT trong TP. Một hôm, con gái chị về trễ so với những ngày bình thường khác 30 phút. Trong khoảng thời gian ấy, chị đứng ngồi không yên, trong đầu hiện ra một nỗi sợ ghê gớm. Chị nghĩ đến một tai nạn thảm khốc đang xảy ra với con chị. Những lần sau đó, mỗi lần con đi học về trễ chị lại bị ám ảnh, lo sợ như thế. Những triệu chứng này kéo dài trong 6 tháng được gọi là lo âu toàn thể.


Người mắc bệnh lo âu có thể bị ám ảnh và sợ những vật thông thường. Trong lúc cô N., 26 tuổi, ngụ tại quận 10 - TPHCM đang làm việc trong cơ quan thì cơn lo sợ đột ngột ập đến. Nỗi lo sợ trong cô cứ gia tăng làm cô có cảm giác sắp chết. Cô tâm sự với các bác sĩ, sợ mình điên loạn và không làm chủ được bản thân. Những cơn hoảng loạn này, theo bác sĩ Điền, thường kéo dài từ 5-15 phút, sau đó người bệnh trở lại bình thường. Tuy nhiên, cơn lo sợ có thể tái diễn sau vài ngày, vài tuần và trong những lần kế tiếp, tình trạng hoảng loạn có thể diễn ra lâu hơn. Trong giai đoạn này, nếu không được các bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh.


------------------


Một số cách phòng chống bệnh lo âu


- Tạo thói quen không lo lắng thái quá.


- Không tỏ ra lo lắng sợ hãi quá mức trước mặt con cái vì có thể làm con cái bị ảnh hưởng.


- Đứng trước sự việc lo lắng, cần sắp xếp cuộc sống gia đình, tìm cách giải quyết những khó khăn từ nguồn lực của gia đình.


Theo Người Lao Động