kem dâu mút
19-09-2005, 01:00 AM
Sài Gòn có nhiều nhà hàng, quán xá. Và Sài Gòn cũng có những quán rất"chảnh": thức ăn ngon, giá mềm, quán đông nhưng lại chẳng cần khách!
Ăn coi giờ, ngồi tranh ghế!
Tình cờ đi trên đường Nguyễn Văn Giai, nghe hai cô bạn gái kháo nhau:
- Ê mày, chiều nay ra đi ăn bánh canh Cầu Sắt nha.
- Chiều nay 4g tao mới học ra.
- 4g mà tới thì chỉ có nước liếm nồi!
Những ai ở khu vực chợ Đa Kao đều biết đến quán cóc bán bánh canh cua, giò heo ở 65 Nguyễn Văn Giai, quận 1 (đường ra Cầu Sắt cũ). Bánh canh của ông Ba bán rất ngon nhưng chỉ bán trong thời gian 45 phút từ 15giờ 15 đến 16g. Nếu bạn đến trước 5 phút thì hãy... chờ đi.
15g10 quán mới bày bàn ghế ra và chỉ có chưa tới 20 ghế con. Lúc đó bạn phải tranh thủ lấy một cái. Nếu không, sẽ phải đứng mà ăn! Bánh canh ở đây có hai loại: bánh canh giò heo, móng 7.000 đồng/tô và bánh canh cua 17.000 đồng/tô. Nhưng bánh canh cua chỉ có trong 15 phút đầu là hết sạch. Hỏi ông sao bán ít thế, không làm nhiều bán thêm? Ông Ba nhướn mày hỏi lại: "Bán chi? Nhiêu đó đủ rồi. Làm nhiều thêm ai nhổ lông cho kịp?".
Không phải chỉ quán bán thức ăn mặn mới "chảnh". Quán bán đồ chay cũng "chảnh" luôn! Quán 235/3 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 chỉ bán từ 21-22g. Quán bán đồ ăn chay (bì cuốn, bún măng, mì xào, và bánh canh chay) khá ngon, giá chỉ có 4.000 đồng/tô. Có lần một khách hàng "lỡ dại" đến trước 15 phút, thấy người cháu gái phụ bán đã bày bàn ghế ra, khách… xin phép ngồi chờ đến đúng giờ sẽ ăn. Nói chưa dứt câu đã bị bà chủ quán xua tay đuổi như đuổi tà: "Cô cậu đi đi, đi đâu đó chơi rồi chút quay lại, giờ tôi chưa bán đâu, mới về còn mệt lắm". Ấy vậy mà có hôm đến 21g15 quán vẫn chưa mở cửa, mọi người bảo nhau chờ chút vì hôm nay ngày rằm, bà chủ quán đang bận tụng kinh chưa xong (?!).
Chủ quán là... thượng đế!
Quán cóc bán bánh đúc ở số 116/11 Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận là một dạng quán "chảnh" kiểu khác. Quán bán từ 3-7 giờ chiều và gần như lúc nào cũng đông khách. Nhưng dù khách đến vào lúc đông hay vắng khách cũng không có ai đến tiếp hay hỏi xem khách ăn gì?! Khách phải thường xuyên giơ tay lên và hét toáng "cho tôi 2 hoặc 3,4 phần bánh đúc" cho đến khi nào bắt gặp gương mặt của một trong những người phục vụ lạnh lùng liếc xéo thì khách mới có thể yên tâm rằng trong khoảng 10 phút nữa mới có bánh ăn.
Tương tự như thế, quán ốc Kỳ Đồng (ở góc đường Trương Định - Kỳ Đồng) nổi tiếng khá ngon nhưng bạn đừng mơ được phục vụ chu đáo. Khách vào không có ai tiếp, kêu rát cổ mới có người đến hỏi và phải ngồi chờ đến lúc không chịu nổi phải la vài lần "thức ăn của tôi đâu?" mới hy vọng có người nhớ mang ra. Khách nào không chờ nổi, giận quá bỏ về, quán cũng chẳng ai quan tâm!
"Chảnh" nhưng vẫn đông khách!
Nhờ đông khách nay quán bánh đúc và quán ốc nêu trên đã lên thành quán khang trang hơn, thuê thêm mặt bằng và…tăng giá. Quán bán bánh đúc từ lúc thuê mặt bằng rộng hơn thì tăng giá từ 3.000 đồng lên 6.000 đồng/phần. Chủ quán cho biết: quán bán đông, khách ưa kêu thêm nên làm luôn một lượt 2 phần gộp 1 cho nhanh! Quán ốc cũng vậy, cũng gộp 2 phần từ 10.000 đồng/đĩa lên thành 20.000 đồng/đĩa.
Nghịch lý ở chỗ quán "chảnh" như thế, nhưng vẫn cứ đông khách! Đi ăn về nhiều lúc bực mình, khách thề rằng sẽ không đến nữa nhưng vài bữa sau có khách vẫn quay lại. Họ… ghiền cái ngon hay ghiền cái phong vị... chảnh chăng? Một khách hàng từng than phiền về cách phục vụ của quán nói: "Cái "chảnh" đó lúc đầu thì thấy bực mình nhưng lâu dần… thấy quen, không còn bực mình nữa!". Chị Linh, một người khách thường xuyên ăn ở quán bánh đúc bình phẩm: "Đó, chị nhìn đi. Tuy người phục vụ mặt lúc nào cũng lạnh như băng có vẻ như không đếm xỉa gì chị nhưng chị vô lúc nào, sau ai, trước ai, người phục vụ đều biết rõ. Ai đến trước có trước, ai đến sau có sau, rất chính xác và không hề "nhảy cóc" một ai cả".
Ở quán bán thức ăn chay, có khách đã ăn quen chấp nhận luôn cái sự khó ưa, cái "chảnh" rất riêng của quán! Khách quen hỏi vị chủ quán: "Sao bác không bán sớm hơn một chút cho khỏe. 22g bán xong, dọn dẹp cũng đã đến 23g?" thì câu trả lời muôn thuở vẫn là "quen rồi".
Thế tại sao quen giờ này mà không là giờ khác? Câu hỏi nay thì cả chủ quán cũng ngớ ra và quay sang hỏi bà khách quen đã ngoài 70 tuổi của mình: "Bà đã ăn ở đây từ thời còn trẻ, thế bà có biết vì sao không?". Bà khách trả lời: "Tôi cũng không nhớ, chỉ biết là đã quen ăn vào giờ này rồi". Cái sự "quen rồi" ấy đã diễn ra 40 năm nay và nó đã trở thành như một điều hiển nhiên, quen thuộc đến nỗi cả cô chủ quán được cha mẹ truyền nghề lại và bà khách ăn quen từ thời còn trẻ cũng quên mất lý do vì sao, chỉ biết đơn giản là "quen rồi". Đã là một thói quen thì…khó mà thay đổi! Một người khách triết lý: đừng hy vọng nhiều thì sẽ không thất vọng. Quen là vậy! :cool1:
(trích SGTT)
Ăn coi giờ, ngồi tranh ghế!
Tình cờ đi trên đường Nguyễn Văn Giai, nghe hai cô bạn gái kháo nhau:
- Ê mày, chiều nay ra đi ăn bánh canh Cầu Sắt nha.
- Chiều nay 4g tao mới học ra.
- 4g mà tới thì chỉ có nước liếm nồi!
Những ai ở khu vực chợ Đa Kao đều biết đến quán cóc bán bánh canh cua, giò heo ở 65 Nguyễn Văn Giai, quận 1 (đường ra Cầu Sắt cũ). Bánh canh của ông Ba bán rất ngon nhưng chỉ bán trong thời gian 45 phút từ 15giờ 15 đến 16g. Nếu bạn đến trước 5 phút thì hãy... chờ đi.
15g10 quán mới bày bàn ghế ra và chỉ có chưa tới 20 ghế con. Lúc đó bạn phải tranh thủ lấy một cái. Nếu không, sẽ phải đứng mà ăn! Bánh canh ở đây có hai loại: bánh canh giò heo, móng 7.000 đồng/tô và bánh canh cua 17.000 đồng/tô. Nhưng bánh canh cua chỉ có trong 15 phút đầu là hết sạch. Hỏi ông sao bán ít thế, không làm nhiều bán thêm? Ông Ba nhướn mày hỏi lại: "Bán chi? Nhiêu đó đủ rồi. Làm nhiều thêm ai nhổ lông cho kịp?".
Không phải chỉ quán bán thức ăn mặn mới "chảnh". Quán bán đồ chay cũng "chảnh" luôn! Quán 235/3 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 chỉ bán từ 21-22g. Quán bán đồ ăn chay (bì cuốn, bún măng, mì xào, và bánh canh chay) khá ngon, giá chỉ có 4.000 đồng/tô. Có lần một khách hàng "lỡ dại" đến trước 15 phút, thấy người cháu gái phụ bán đã bày bàn ghế ra, khách… xin phép ngồi chờ đến đúng giờ sẽ ăn. Nói chưa dứt câu đã bị bà chủ quán xua tay đuổi như đuổi tà: "Cô cậu đi đi, đi đâu đó chơi rồi chút quay lại, giờ tôi chưa bán đâu, mới về còn mệt lắm". Ấy vậy mà có hôm đến 21g15 quán vẫn chưa mở cửa, mọi người bảo nhau chờ chút vì hôm nay ngày rằm, bà chủ quán đang bận tụng kinh chưa xong (?!).
Chủ quán là... thượng đế!
Quán cóc bán bánh đúc ở số 116/11 Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận là một dạng quán "chảnh" kiểu khác. Quán bán từ 3-7 giờ chiều và gần như lúc nào cũng đông khách. Nhưng dù khách đến vào lúc đông hay vắng khách cũng không có ai đến tiếp hay hỏi xem khách ăn gì?! Khách phải thường xuyên giơ tay lên và hét toáng "cho tôi 2 hoặc 3,4 phần bánh đúc" cho đến khi nào bắt gặp gương mặt của một trong những người phục vụ lạnh lùng liếc xéo thì khách mới có thể yên tâm rằng trong khoảng 10 phút nữa mới có bánh ăn.
Tương tự như thế, quán ốc Kỳ Đồng (ở góc đường Trương Định - Kỳ Đồng) nổi tiếng khá ngon nhưng bạn đừng mơ được phục vụ chu đáo. Khách vào không có ai tiếp, kêu rát cổ mới có người đến hỏi và phải ngồi chờ đến lúc không chịu nổi phải la vài lần "thức ăn của tôi đâu?" mới hy vọng có người nhớ mang ra. Khách nào không chờ nổi, giận quá bỏ về, quán cũng chẳng ai quan tâm!
"Chảnh" nhưng vẫn đông khách!
Nhờ đông khách nay quán bánh đúc và quán ốc nêu trên đã lên thành quán khang trang hơn, thuê thêm mặt bằng và…tăng giá. Quán bán bánh đúc từ lúc thuê mặt bằng rộng hơn thì tăng giá từ 3.000 đồng lên 6.000 đồng/phần. Chủ quán cho biết: quán bán đông, khách ưa kêu thêm nên làm luôn một lượt 2 phần gộp 1 cho nhanh! Quán ốc cũng vậy, cũng gộp 2 phần từ 10.000 đồng/đĩa lên thành 20.000 đồng/đĩa.
Nghịch lý ở chỗ quán "chảnh" như thế, nhưng vẫn cứ đông khách! Đi ăn về nhiều lúc bực mình, khách thề rằng sẽ không đến nữa nhưng vài bữa sau có khách vẫn quay lại. Họ… ghiền cái ngon hay ghiền cái phong vị... chảnh chăng? Một khách hàng từng than phiền về cách phục vụ của quán nói: "Cái "chảnh" đó lúc đầu thì thấy bực mình nhưng lâu dần… thấy quen, không còn bực mình nữa!". Chị Linh, một người khách thường xuyên ăn ở quán bánh đúc bình phẩm: "Đó, chị nhìn đi. Tuy người phục vụ mặt lúc nào cũng lạnh như băng có vẻ như không đếm xỉa gì chị nhưng chị vô lúc nào, sau ai, trước ai, người phục vụ đều biết rõ. Ai đến trước có trước, ai đến sau có sau, rất chính xác và không hề "nhảy cóc" một ai cả".
Ở quán bán thức ăn chay, có khách đã ăn quen chấp nhận luôn cái sự khó ưa, cái "chảnh" rất riêng của quán! Khách quen hỏi vị chủ quán: "Sao bác không bán sớm hơn một chút cho khỏe. 22g bán xong, dọn dẹp cũng đã đến 23g?" thì câu trả lời muôn thuở vẫn là "quen rồi".
Thế tại sao quen giờ này mà không là giờ khác? Câu hỏi nay thì cả chủ quán cũng ngớ ra và quay sang hỏi bà khách quen đã ngoài 70 tuổi của mình: "Bà đã ăn ở đây từ thời còn trẻ, thế bà có biết vì sao không?". Bà khách trả lời: "Tôi cũng không nhớ, chỉ biết là đã quen ăn vào giờ này rồi". Cái sự "quen rồi" ấy đã diễn ra 40 năm nay và nó đã trở thành như một điều hiển nhiên, quen thuộc đến nỗi cả cô chủ quán được cha mẹ truyền nghề lại và bà khách ăn quen từ thời còn trẻ cũng quên mất lý do vì sao, chỉ biết đơn giản là "quen rồi". Đã là một thói quen thì…khó mà thay đổi! Một người khách triết lý: đừng hy vọng nhiều thì sẽ không thất vọng. Quen là vậy! :cool1:
(trích SGTT)