公安-こうあん
13-09-2015, 01:38 PM
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Mạnh tử nói:
Dùng lực, tức là lấy cường quyền, đem binh mà thâu phục người, thì người ta chỉ phục mình bề ngoài mà thôi, nhưng tâm người ta chẳng phục, ấy là tại người ta chẳng đủ sức để mà đương cự với mình..........
Bạo lực trong khuôn viên trường học là hiện tượng bạo lực trong xã hội đã lan truyền đến sân trường. Theo điều tra của những viên cảnh sát bảo vệ trường học cho biết, lấy đối tượng là một nghìn năm trăm em học sinh trung học, thì phát hiện đã có gần nửa số học sinh này đã từng đánh nhau với các bạn đồng học, nhưng số lượng công khai sỉ nhục hay chống đối lại bậc trên chỉ có 7%. Tóm lại, bạo lực giữa giáo viên và học sinh không cao nhưng sự ảnh hưởng của nó thì rất lớn.
Vì nó không những phá hoại nghiêm trọng bầu không khí của khuôn viên trường học, khiến cho công tác dạy và học trở nên khó khăn hơn, hơn nữa bất kỳ một sự kiện bạo lực nào giữa giáo viên và học sinh đều có ảnh hưởng rất nghiêm trọng về sau. Ví dụ mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên về áp lực của vấn đề lên lớp khiến cho mối quan hệ giữa những người đông học cũng không được tốt đẹp. Ngoài ra, nguyên nhân trực tiếp để nảy sinh bạo lực là một khi tâm trạng xung đột lên đến đỉnh điểm sẽ không kiềm chế mà sinh ra bạo lực. Một nguyên nhân khác là do người thầy không khống chế nó, người thầy trong quá trình giảng dạy không chú ý đến việc giải quyết những xung đột một cách khéo léo. Bình thường, giáo viên không có năng lực giải quyết những vấn đề phát sinh giữa thầy và trò, ngoài việc đánh, mắng thì không còn cách thức nào khác.
Như chúng ta đều biết, một bạo lực nhỏ mà không xử lý, theo thói quen nó trở thành bạo lực nghiêm trọng. Việc đấm đá tay chân cho dù lớn nhỏ thế nào trong khuôn viên nhà trường, có thể đều là những hành vi do học tập, bắt chước của lứa tuổi thanh thiếu niên. Nó thuộc về giá trị quan, thậm chí đạo đức quan đa số đều đồng ý như vậy. Lúc đầu, đối tượng mà các em nghe theo là bậc phụ huynh và nhà trường, nhưng đến một giai đoạn nhất định thì đối tượng mà các em nghe theo là thần tượng của chúng. Nếu những người trưởng thành trong xã hội đều dùng bạo lực để giải quyết tranh chấp, thì từ các em nhỏ cho đến những nhân vật có địa vị cao cũng sẽ đánh nhau để giải quyết vấn đề, vậy thì yêu cầu các em thanh thiếu niên không dùng bạo lực để giải quyết sự việc thật là hoang đường.
Trong quá trình mọi sự bắt chước đều được làm theo, người thầy nên có hình phạt xử lý vi phạm của các em một cách thích hợp, đặc biệt là nên giảng cho các em hiểu, xử lý khéo léo khi mâu thuẫn bắt đầu phát sinh, đều là những cách giải quyết trực tiếp nhất những vấn đề không tốt trong khuôn viên nhà trường. Làm thế nào đề học sinh trải nghiệm những hành vi bạo lực là không có hiệu quả tốt? Cách tốt nhất là để cho chúng biết: hành vi bạo lực không những không thể giải quyết được vấn đề, thậm chí còn phải trả giá đắt cho nó.
Bạo lực trong điện ảnh giống như muối vậy, vị của nó càng ăn càng thấy mặn.
Alar J. Pakula
Mạnh tử nói:
Dùng lực, tức là lấy cường quyền, đem binh mà thâu phục người, thì người ta chỉ phục mình bề ngoài mà thôi, nhưng tâm người ta chẳng phục, ấy là tại người ta chẳng đủ sức để mà đương cự với mình..........
Bạo lực trong khuôn viên trường học là hiện tượng bạo lực trong xã hội đã lan truyền đến sân trường. Theo điều tra của những viên cảnh sát bảo vệ trường học cho biết, lấy đối tượng là một nghìn năm trăm em học sinh trung học, thì phát hiện đã có gần nửa số học sinh này đã từng đánh nhau với các bạn đồng học, nhưng số lượng công khai sỉ nhục hay chống đối lại bậc trên chỉ có 7%. Tóm lại, bạo lực giữa giáo viên và học sinh không cao nhưng sự ảnh hưởng của nó thì rất lớn.
Vì nó không những phá hoại nghiêm trọng bầu không khí của khuôn viên trường học, khiến cho công tác dạy và học trở nên khó khăn hơn, hơn nữa bất kỳ một sự kiện bạo lực nào giữa giáo viên và học sinh đều có ảnh hưởng rất nghiêm trọng về sau. Ví dụ mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên về áp lực của vấn đề lên lớp khiến cho mối quan hệ giữa những người đông học cũng không được tốt đẹp. Ngoài ra, nguyên nhân trực tiếp để nảy sinh bạo lực là một khi tâm trạng xung đột lên đến đỉnh điểm sẽ không kiềm chế mà sinh ra bạo lực. Một nguyên nhân khác là do người thầy không khống chế nó, người thầy trong quá trình giảng dạy không chú ý đến việc giải quyết những xung đột một cách khéo léo. Bình thường, giáo viên không có năng lực giải quyết những vấn đề phát sinh giữa thầy và trò, ngoài việc đánh, mắng thì không còn cách thức nào khác.
Như chúng ta đều biết, một bạo lực nhỏ mà không xử lý, theo thói quen nó trở thành bạo lực nghiêm trọng. Việc đấm đá tay chân cho dù lớn nhỏ thế nào trong khuôn viên nhà trường, có thể đều là những hành vi do học tập, bắt chước của lứa tuổi thanh thiếu niên. Nó thuộc về giá trị quan, thậm chí đạo đức quan đa số đều đồng ý như vậy. Lúc đầu, đối tượng mà các em nghe theo là bậc phụ huynh và nhà trường, nhưng đến một giai đoạn nhất định thì đối tượng mà các em nghe theo là thần tượng của chúng. Nếu những người trưởng thành trong xã hội đều dùng bạo lực để giải quyết tranh chấp, thì từ các em nhỏ cho đến những nhân vật có địa vị cao cũng sẽ đánh nhau để giải quyết vấn đề, vậy thì yêu cầu các em thanh thiếu niên không dùng bạo lực để giải quyết sự việc thật là hoang đường.
Trong quá trình mọi sự bắt chước đều được làm theo, người thầy nên có hình phạt xử lý vi phạm của các em một cách thích hợp, đặc biệt là nên giảng cho các em hiểu, xử lý khéo léo khi mâu thuẫn bắt đầu phát sinh, đều là những cách giải quyết trực tiếp nhất những vấn đề không tốt trong khuôn viên nhà trường. Làm thế nào đề học sinh trải nghiệm những hành vi bạo lực là không có hiệu quả tốt? Cách tốt nhất là để cho chúng biết: hành vi bạo lực không những không thể giải quyết được vấn đề, thậm chí còn phải trả giá đắt cho nó.
Bạo lực trong điện ảnh giống như muối vậy, vị của nó càng ăn càng thấy mặn.
Alar J. Pakula