cucmaihn
03-03-2011, 08:09 AM
Về lễ hội đền Trần Ninh Bình và lễ hội cố đô Hoa Lư
Đền Trần Ninh Bình nằm ở vùng núi Tràng An do vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng cùng thời với đền Hùng, sau này được vua Trần Thái Tông cải tạo bề thế hơn, là nơi thờ thần Quý Minh, vị thần trấn cửa ải phía nam Hoa Lư tứ trấn theo quan niệm của người dân cố đô. Đền còn có tên là đền Nội Lâm (cùng với Vũ Lâm, Văn Lâm hợp thành Tam Lâm dưới triều Trần – là những hậu cứ vững chắc để chống quân Nguyên Mông dựa vào vùng núi Tràng An và phòng tuyến Tam Điệp). Xung quanh khu vực này còn nhiều đền thờ Quý Minh Đại Vương như: đền Dưỡng Khê, đền Quý Minh Đại Vương, đền Đô ở xã Ninh Nhất, đền Hiềm phường Phúc Thành thành phố Ninh Bình. Xa hơn là các di tích ở làng Thiện Trạo, xã Ninh Sơn và làng Phúc Trì, phường Nam Thành (thành phố Ninh Bình), đền Miếu Sơn (Ninh Vân, Hoa Lư), đình Sinh Dược, đình Bình Khang (Liên Sơn, Gia Viễn), đền Quảng Phúc (Yên Phong, Yên Mô). Lễ hội đền Trần diễn ra vào ngày 18/3 âm lịch hàng năm. Để tỏ lòng thành kính cũng như giữ vững đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, người dân Ninh Bình đã trân trọng và phát huy lễ hội truyền thống Đức Thánh Quý Minh Đại Vương. Lễ hội khởi động với 500 chiếc thuyền xuất phát từ bến đò Áng Mương, 100 người tham gia khiêng kiệu rước bài vị và hàng nghìn du khách thập phương hòa vào lễ hội. Điều độc đáo là lễ hội đền Trần Ninh Bình diễn ra trên sông Sào Khê nằm bên đại lộ Tràng An với hành trình du xuân trên các hang động Tràng An rồi kết thúc bằng việc neo lúi, dâng hương tế lễ tại đền Trần. Đây là một trong những lễ hội truyền thống độc đáo tại Ninh Bình. Đến với lễ hội đền Trần du khách sẽ đi qua đường Tràng An xinh đẹp men theo những triền núi và công viên văn hóa Tràng An, sông Tràng An cùng các di tích văn hóa nổi tiếng của cố đô Hoa Lư và Hoa Lư tứ trấn như: núi chùa Kỳ Lân, chùa Bàn Long, chùa Duyên Ninh, chùa Bái Đính, sông Hoàng Long, núi Cắm Gươm…
http://vhv.vn/CMS/VHV/data/upload/20101128/11160787-Den-tran_doan-ruoc1.jpg
Năm 2011, lễ hội cố đô Hoa Lư sẽ hướng tới sự kiện 1030 năm ngày sinh đức vua Lê Đại Hành và 1070 năm ngày quân dân Đại Cồ Việt đại thắng giặc Tống lần thứ nhất. Lễ hội cố đô là một lễ hội truyền thống được mở để suy tôn công lao các anh hùng dân tộc đã xây dựng kinh đô Hoa Lư, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt thế kỷ X mà tiêu biểu là hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Lễ hội diễn ra tại quảng trường trung tâm khu di tích cố đô Hoa Lư và các di tích như đền Vua Đinh, đền Vua Lê, đình Yên Thành, chùa Nhất Trụ, làng cổ Yên Thành. Đây là một lễ hội cổ truyền hướng về cội nguồn dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Lễ hội được mở vào mùa xuân, có thể vào ngày sinh của Đinh Bộ Lĩnh (15/2 âm lịch), hoặc đầu tháng 3 bắt đầu từ 6/3 đến 10/3 âm lịch (Tương truyền, ngày 10/3 là ngày Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, ngày 8/3 là ngày mất của vua Lê Đại Hành). Mở đầu là lễ rước nước, Đoàn người khởi hành từ đền vua Đinh từ 5-6 giờ sáng, đến bên sông Hoàng Long thì dừng lại lấy nước vào ché đem về đền. Cuộc rước được chuẩn bị khá công phu. Trước ngày khai hội, ở sông Hoàng Long chọn một cây tre lớn. Trên ngọn tre có treo một dải phướn màu vàng, ghi lời chú. Nội dung những lời chú đại lược là Thần dân, con cháu trăm họ luôn nhớ ơn rồng vàng ở sông này đã cứu giúp vị Hoàng Đế nhà Đinh; Cầu mong thần sông giữ cho dòng nước mát hiền hoà, phù trợ cho dân tránh mọi điều ác dữ… Đoàn rước đi theo thứ tự dẫn đầu là những người mang cờ ngũ sắc các loại, đi hàng đôi. Kế tiếp là phường nhạc bát âm, phường trống. Tiếp đến là một kiệu bát cống lớn có hương án do tám nam thanh niên trong trang phục lính tráng nhà Đinh xưa khoẻ mạnh khiêng, tiếp theo là các vị quan khách, đại biểu trung ương, địa phương. Rồi tiếp đến là những kiệu bát cống có tán do các thiếu nữ mang lễ vật. Đoàn người đi sau là các bô lão, những đội tế nữ quan của nhiều địa phương xa gần, nhân dân và du khách.
Ngay sau khi đoàn rước nước trở về sân khấu trung tâm lễ hội, sau nghi thức thả rồng bay thì khởi điểm phần lễ tế tại 2 đền Vua Đinh, Vua Lê. Phần tế có sự tham gia của nhiều đoàn theo lịch đăng ký. Các đoàn từ khắp tứ trấn Hoa Lư rước kiệu và chân nhang từ các di tích thờ các danh nhân thời Đinh - Lê sẽ tham gia rước kiệu về 2 đền. Lễ tế được tiến hành sau đó cả ban ngày và ban đêm ở cả đền vua Đinh và vua Lê với nội dung ca ngợi công đức của hai vị vua, sen kẽ đó du khách vào thắp hương tưởng niệm. Tham gia lễ tế có nhiều đoàn trong vùng.
http://baoninhbinh.org.vn/uploads/news/21(6).jpg
Màn sân khấu hóa là màn diễn sân khấu đương đại để khai mạc lễ hội và truyền hình trực tiếp. Sau lời diễn văn khai mạc là màn trống hội Hoa Lư, các màn diễn tái hiện lịch sử trọng đại diễn ra tại kinh đô Hoa Lư xưa như: sự kiện lên ngôi hoàng đế của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn; đánh thắng giặc Tống; dời đô về Thăng Long và kết thúc là màn thả rồng bay lên cho tới hết buổi sáng khai mạc. Phần hội có các trò chơi dân gian đặc sắc như cờ lau tập trận, đua thuyền, múa gậy, cờ người, xếp chữ, ném còn, thi hát chèo, vật, viết chữ nho .v.. Ngoài các trò chơi ở các lễ hội dân gian Việt Nam khác. Lễ hội Hoa Lư có một số trò chơi hội đặc trưng, tiêu biểu như: Cờ lau tập trận là trò diễn dân gian nhằm diễn tả lại những buổi tập dượt, rèn luyện của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh tuổi niên thiếu. Xếp chữ Thái Bình là màn diễn xếp chữ Thái Bình để tưởng nhớ niên hiệu mà vua Đinh đặt khi lên ngôi, đây cũng là tên gọi của đồng tiền Thái Bình đầu tiên ở Việt Nam. Từ năm 2005, cuộc thi "Người đẹp kinh đô Hoa Lư" trở thành cuộc thi sắc đẹp lớn nhất tỉnh dành cho các thí sinh nữ khu vực vùng văn hóa Hoa Lư vầ lân cận. Các vòng loại đã diễn ra trước đó, vòng chung kết diễn ra tại sân khấu lễ hội Hoa Lư. Hội thi hát chèo: Là cái nôi sản sinh nghệ thuật sân khấu chèo và tuồng, vào dịp lễ hội Hoa Lư, hội thi hát chèo do nhà hát Chèo Ninh Bình tổ chức diễn ra với sự tham gia của nhiều cá nhân, các đoàn nghệ thuật trong vùng. Riêng sự kiện dời đô và màn trống hội Thăng Long thường do nhà hát Chèo Hà Nội đảm nhiệm. (NTCM. tổng hợp)
http://www.ninhbinhtourism.com.vn:8080/uploads/2007/images/Le%20hoi%202.jpg
Đền Trần Ninh Bình nằm ở vùng núi Tràng An do vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng cùng thời với đền Hùng, sau này được vua Trần Thái Tông cải tạo bề thế hơn, là nơi thờ thần Quý Minh, vị thần trấn cửa ải phía nam Hoa Lư tứ trấn theo quan niệm của người dân cố đô. Đền còn có tên là đền Nội Lâm (cùng với Vũ Lâm, Văn Lâm hợp thành Tam Lâm dưới triều Trần – là những hậu cứ vững chắc để chống quân Nguyên Mông dựa vào vùng núi Tràng An và phòng tuyến Tam Điệp). Xung quanh khu vực này còn nhiều đền thờ Quý Minh Đại Vương như: đền Dưỡng Khê, đền Quý Minh Đại Vương, đền Đô ở xã Ninh Nhất, đền Hiềm phường Phúc Thành thành phố Ninh Bình. Xa hơn là các di tích ở làng Thiện Trạo, xã Ninh Sơn và làng Phúc Trì, phường Nam Thành (thành phố Ninh Bình), đền Miếu Sơn (Ninh Vân, Hoa Lư), đình Sinh Dược, đình Bình Khang (Liên Sơn, Gia Viễn), đền Quảng Phúc (Yên Phong, Yên Mô). Lễ hội đền Trần diễn ra vào ngày 18/3 âm lịch hàng năm. Để tỏ lòng thành kính cũng như giữ vững đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, người dân Ninh Bình đã trân trọng và phát huy lễ hội truyền thống Đức Thánh Quý Minh Đại Vương. Lễ hội khởi động với 500 chiếc thuyền xuất phát từ bến đò Áng Mương, 100 người tham gia khiêng kiệu rước bài vị và hàng nghìn du khách thập phương hòa vào lễ hội. Điều độc đáo là lễ hội đền Trần Ninh Bình diễn ra trên sông Sào Khê nằm bên đại lộ Tràng An với hành trình du xuân trên các hang động Tràng An rồi kết thúc bằng việc neo lúi, dâng hương tế lễ tại đền Trần. Đây là một trong những lễ hội truyền thống độc đáo tại Ninh Bình. Đến với lễ hội đền Trần du khách sẽ đi qua đường Tràng An xinh đẹp men theo những triền núi và công viên văn hóa Tràng An, sông Tràng An cùng các di tích văn hóa nổi tiếng của cố đô Hoa Lư và Hoa Lư tứ trấn như: núi chùa Kỳ Lân, chùa Bàn Long, chùa Duyên Ninh, chùa Bái Đính, sông Hoàng Long, núi Cắm Gươm…
http://vhv.vn/CMS/VHV/data/upload/20101128/11160787-Den-tran_doan-ruoc1.jpg
Năm 2011, lễ hội cố đô Hoa Lư sẽ hướng tới sự kiện 1030 năm ngày sinh đức vua Lê Đại Hành và 1070 năm ngày quân dân Đại Cồ Việt đại thắng giặc Tống lần thứ nhất. Lễ hội cố đô là một lễ hội truyền thống được mở để suy tôn công lao các anh hùng dân tộc đã xây dựng kinh đô Hoa Lư, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt thế kỷ X mà tiêu biểu là hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Lễ hội diễn ra tại quảng trường trung tâm khu di tích cố đô Hoa Lư và các di tích như đền Vua Đinh, đền Vua Lê, đình Yên Thành, chùa Nhất Trụ, làng cổ Yên Thành. Đây là một lễ hội cổ truyền hướng về cội nguồn dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Lễ hội được mở vào mùa xuân, có thể vào ngày sinh của Đinh Bộ Lĩnh (15/2 âm lịch), hoặc đầu tháng 3 bắt đầu từ 6/3 đến 10/3 âm lịch (Tương truyền, ngày 10/3 là ngày Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, ngày 8/3 là ngày mất của vua Lê Đại Hành). Mở đầu là lễ rước nước, Đoàn người khởi hành từ đền vua Đinh từ 5-6 giờ sáng, đến bên sông Hoàng Long thì dừng lại lấy nước vào ché đem về đền. Cuộc rước được chuẩn bị khá công phu. Trước ngày khai hội, ở sông Hoàng Long chọn một cây tre lớn. Trên ngọn tre có treo một dải phướn màu vàng, ghi lời chú. Nội dung những lời chú đại lược là Thần dân, con cháu trăm họ luôn nhớ ơn rồng vàng ở sông này đã cứu giúp vị Hoàng Đế nhà Đinh; Cầu mong thần sông giữ cho dòng nước mát hiền hoà, phù trợ cho dân tránh mọi điều ác dữ… Đoàn rước đi theo thứ tự dẫn đầu là những người mang cờ ngũ sắc các loại, đi hàng đôi. Kế tiếp là phường nhạc bát âm, phường trống. Tiếp đến là một kiệu bát cống lớn có hương án do tám nam thanh niên trong trang phục lính tráng nhà Đinh xưa khoẻ mạnh khiêng, tiếp theo là các vị quan khách, đại biểu trung ương, địa phương. Rồi tiếp đến là những kiệu bát cống có tán do các thiếu nữ mang lễ vật. Đoàn người đi sau là các bô lão, những đội tế nữ quan của nhiều địa phương xa gần, nhân dân và du khách.
Ngay sau khi đoàn rước nước trở về sân khấu trung tâm lễ hội, sau nghi thức thả rồng bay thì khởi điểm phần lễ tế tại 2 đền Vua Đinh, Vua Lê. Phần tế có sự tham gia của nhiều đoàn theo lịch đăng ký. Các đoàn từ khắp tứ trấn Hoa Lư rước kiệu và chân nhang từ các di tích thờ các danh nhân thời Đinh - Lê sẽ tham gia rước kiệu về 2 đền. Lễ tế được tiến hành sau đó cả ban ngày và ban đêm ở cả đền vua Đinh và vua Lê với nội dung ca ngợi công đức của hai vị vua, sen kẽ đó du khách vào thắp hương tưởng niệm. Tham gia lễ tế có nhiều đoàn trong vùng.
http://baoninhbinh.org.vn/uploads/news/21(6).jpg
Màn sân khấu hóa là màn diễn sân khấu đương đại để khai mạc lễ hội và truyền hình trực tiếp. Sau lời diễn văn khai mạc là màn trống hội Hoa Lư, các màn diễn tái hiện lịch sử trọng đại diễn ra tại kinh đô Hoa Lư xưa như: sự kiện lên ngôi hoàng đế của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn; đánh thắng giặc Tống; dời đô về Thăng Long và kết thúc là màn thả rồng bay lên cho tới hết buổi sáng khai mạc. Phần hội có các trò chơi dân gian đặc sắc như cờ lau tập trận, đua thuyền, múa gậy, cờ người, xếp chữ, ném còn, thi hát chèo, vật, viết chữ nho .v.. Ngoài các trò chơi ở các lễ hội dân gian Việt Nam khác. Lễ hội Hoa Lư có một số trò chơi hội đặc trưng, tiêu biểu như: Cờ lau tập trận là trò diễn dân gian nhằm diễn tả lại những buổi tập dượt, rèn luyện của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh tuổi niên thiếu. Xếp chữ Thái Bình là màn diễn xếp chữ Thái Bình để tưởng nhớ niên hiệu mà vua Đinh đặt khi lên ngôi, đây cũng là tên gọi của đồng tiền Thái Bình đầu tiên ở Việt Nam. Từ năm 2005, cuộc thi "Người đẹp kinh đô Hoa Lư" trở thành cuộc thi sắc đẹp lớn nhất tỉnh dành cho các thí sinh nữ khu vực vùng văn hóa Hoa Lư vầ lân cận. Các vòng loại đã diễn ra trước đó, vòng chung kết diễn ra tại sân khấu lễ hội Hoa Lư. Hội thi hát chèo: Là cái nôi sản sinh nghệ thuật sân khấu chèo và tuồng, vào dịp lễ hội Hoa Lư, hội thi hát chèo do nhà hát Chèo Ninh Bình tổ chức diễn ra với sự tham gia của nhiều cá nhân, các đoàn nghệ thuật trong vùng. Riêng sự kiện dời đô và màn trống hội Thăng Long thường do nhà hát Chèo Hà Nội đảm nhiệm. (NTCM. tổng hợp)
http://www.ninhbinhtourism.com.vn:8080/uploads/2007/images/Le%20hoi%202.jpg