Thienmy
28-06-2010, 07:46 PM
Bài này My thấy rất tâm đắc, nên lưu lại để học tập một phương pháp đối nhân xử thế
Anh nắm “tay hòm chìa khóa” tại công ty đã 10 năm có lẻ. Trong 10 năm ấy, với cương vị kế toán trưởng, anh tận tâm tận lực, chưa một lần xảy ra nhầm lẫn.
Tiền lương của anh chỉ có mấy trăm đồng. Vợ anh đi làm thuê làm mướn quần quật suốt ngày, gia đình 3 nhân khẩu tá túc trong căn nhà cũ kỹ, chật hẹp. Bố mẹ anh tuổi đã ngoài 70 vẫn phải một nắng hai sương ở quê nhà. Trước tình cảnh quẫn bách, anh đã tự ý để ngoài sổ sách một khoản thu của công ty, gần một năm nhưng chưa một ai phát hiện.
Trong thâm tâm, anh muốn ỉm đi khoản tiền đó, nhưng mỗi ngày qua đi, lòng anh lại dằn vặt, phấp phỏng không yên... Một hôm, Phó Giám đốc mời anh tới gặp. Ông nói: “Trong 10 năm qua, anh đã đóng góp rất nhiều cho công ty. Đây là tiền thưởng của anh”.
Sau khi trao cho anh một chiếc phong bì, ông hỏi: “Trong 10 năm rồi, vợ anh có yêu cầu gì đối với anh?”.
Anh đáp: “Yêu cầu của nhà tôi chỉ có một câu: Tiền của anh nếu có thiếu một hào, điều đó không quan trọng, nhưng nếu nhiều hơn một xu cũng không được lấy”.
“Quả là một người vợ tốt!”, Phó Giám đốc cảm kích đưa cho anh một phong bì và nói: “Đây là tiền thưởng của vợ anh. Cảm ơn chị ấy đã ủng hộ công việc của anh trong 10 năm qua”.
Tiếp đó, Phó Giám đốc hỏi: “Con anh bao nhiêu tuổi, có yêu cầu gì đối với anh?”.
Sắc mặt của anh tự nhiên đỏ lên: “Cháu 11 tuổi, yêu cầu tôi đừng làm gì để công an bắt”.
Phó Giám đốc lại đưa ra một chiếc phong bì nữa: “Đây là tiền thưởng của cháu. Anh hãy nói với cháu rằng: Cháu có một người cha biết tự trọng, yêu nghề nghiệp, không tham ô tiền bạc của cơ quan”.
Phó Giám đốc lại hỏi: “Các cụ ở quê có yêu cầu gì đối với anh?”. Anh ấp úng: “Các cụ căn dặn tôi làm người phải giữ được sự trong sạch, chớ nên mờ mắt trước những đồng tiền bất nghĩa. Nếu không, cha mẹ sẽ từ”.
Phó Giám đốc cảm kích: “Thật hiếm thấy! Tôi sẽ về thăm các cụ, cảm ơn các cụ đã giáo dục một người con tài năng và bản lĩnh”.
Sau đó, Phó Giám đốc tìm về quê của anh, kính tặng hai cụ một phong bì tiền thưởng. Anh hết sức hổ thẹn. Lặng lẽ, anh tìm cách chuyển lại số tiền mình đã để ra ngoài sổ sách vào tài khoản công ty...
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, 10 năm nữa trôi qua, Phó Giám đốc nghỉ hưu, anh được cất nhắc lên thay. Trong bữa cơm chia tay, anh tới chúc rượu người tiền nhiệm: “10 năm trước, anh trao cho tôi và cha mẹ tôi 4 phong bì tiền thưởng, anh còn nhớ không?”.
“Đương nhiên là nhớ. Đứng trước sự cám dỗ của đồng tiền, người ta khó tránh được sự sa ngã. Trong những giây phút quyết định, cần phải có một phép mầu nhiệm để anh thức tỉnh. Phép mầu nhiệm ấy không phải nằm ở những chiếc phong bì tiền thưởng, mà chính là vợ anh, con anh và cha mẹ anh” – nguyên Phó Giám đốc nói.
Anh nắm “tay hòm chìa khóa” tại công ty đã 10 năm có lẻ. Trong 10 năm ấy, với cương vị kế toán trưởng, anh tận tâm tận lực, chưa một lần xảy ra nhầm lẫn.
Tiền lương của anh chỉ có mấy trăm đồng. Vợ anh đi làm thuê làm mướn quần quật suốt ngày, gia đình 3 nhân khẩu tá túc trong căn nhà cũ kỹ, chật hẹp. Bố mẹ anh tuổi đã ngoài 70 vẫn phải một nắng hai sương ở quê nhà. Trước tình cảnh quẫn bách, anh đã tự ý để ngoài sổ sách một khoản thu của công ty, gần một năm nhưng chưa một ai phát hiện.
Trong thâm tâm, anh muốn ỉm đi khoản tiền đó, nhưng mỗi ngày qua đi, lòng anh lại dằn vặt, phấp phỏng không yên... Một hôm, Phó Giám đốc mời anh tới gặp. Ông nói: “Trong 10 năm qua, anh đã đóng góp rất nhiều cho công ty. Đây là tiền thưởng của anh”.
Sau khi trao cho anh một chiếc phong bì, ông hỏi: “Trong 10 năm rồi, vợ anh có yêu cầu gì đối với anh?”.
Anh đáp: “Yêu cầu của nhà tôi chỉ có một câu: Tiền của anh nếu có thiếu một hào, điều đó không quan trọng, nhưng nếu nhiều hơn một xu cũng không được lấy”.
“Quả là một người vợ tốt!”, Phó Giám đốc cảm kích đưa cho anh một phong bì và nói: “Đây là tiền thưởng của vợ anh. Cảm ơn chị ấy đã ủng hộ công việc của anh trong 10 năm qua”.
Tiếp đó, Phó Giám đốc hỏi: “Con anh bao nhiêu tuổi, có yêu cầu gì đối với anh?”.
Sắc mặt của anh tự nhiên đỏ lên: “Cháu 11 tuổi, yêu cầu tôi đừng làm gì để công an bắt”.
Phó Giám đốc lại đưa ra một chiếc phong bì nữa: “Đây là tiền thưởng của cháu. Anh hãy nói với cháu rằng: Cháu có một người cha biết tự trọng, yêu nghề nghiệp, không tham ô tiền bạc của cơ quan”.
Phó Giám đốc lại hỏi: “Các cụ ở quê có yêu cầu gì đối với anh?”. Anh ấp úng: “Các cụ căn dặn tôi làm người phải giữ được sự trong sạch, chớ nên mờ mắt trước những đồng tiền bất nghĩa. Nếu không, cha mẹ sẽ từ”.
Phó Giám đốc cảm kích: “Thật hiếm thấy! Tôi sẽ về thăm các cụ, cảm ơn các cụ đã giáo dục một người con tài năng và bản lĩnh”.
Sau đó, Phó Giám đốc tìm về quê của anh, kính tặng hai cụ một phong bì tiền thưởng. Anh hết sức hổ thẹn. Lặng lẽ, anh tìm cách chuyển lại số tiền mình đã để ra ngoài sổ sách vào tài khoản công ty...
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, 10 năm nữa trôi qua, Phó Giám đốc nghỉ hưu, anh được cất nhắc lên thay. Trong bữa cơm chia tay, anh tới chúc rượu người tiền nhiệm: “10 năm trước, anh trao cho tôi và cha mẹ tôi 4 phong bì tiền thưởng, anh còn nhớ không?”.
“Đương nhiên là nhớ. Đứng trước sự cám dỗ của đồng tiền, người ta khó tránh được sự sa ngã. Trong những giây phút quyết định, cần phải có một phép mầu nhiệm để anh thức tỉnh. Phép mầu nhiệm ấy không phải nằm ở những chiếc phong bì tiền thưởng, mà chính là vợ anh, con anh và cha mẹ anh” – nguyên Phó Giám đốc nói.