PDA

Xem đầy đủ chức năng : Sông Nhị Kiều (Cần Thơ)



loitotinh
28-05-2010, 08:44 AM
Cứ mỗi ngày đi học qua cây cầu Nhị Kiều, tôi lại liếc nhìn dòng nước trôi lặng lẽ bên dưới…

Mỗi độ nước lớn nhắc tôi về sự tác động của biến đổi khí hậu, đồng bằng Sông Cửu Long – vựa lúa lớn nhất nước – sẽ chìm trong bể nước

ư? Tôi thật không dám nghĩ gì hơn nữa. Hôm trước nước sông rất cạn, con sông không còn có thể che dấu những khuyết điểm của mình

được nữa. Hôm đó nó như khoát cho mình một tấm áo màu đen bất đắc dĩ, lại có mùi không mấy dễ chịu, hờ hững với gió chẳng buồn trôi.

Có lẽ nó thấy chán nó khi đã trở thành một hình ảnh không mấy tốt đẹp so với thời “con sông quê hương” của Tế Hanh. Dưới ánh nắng

ngày một chói chang, gay gắt, nó chỉ nằm thở dài trách mình không thể giúp mọi người thấy khỏe hơn hay chỉ là một cơn gió mát lành

thoảng qua. Tôi bỗng nghĩ tới một ngày có một đứa bé tròn xoe mắt nhìn tôi và hỏi “chị ơi, sao nước sông lại có màu đen?” và tôi lại phải

nở một nụ cười gượng gạo bất đắc dĩ giải thích cho bé nghe về điều đó. Hồi bé cứ nhìn vào mấy cái đường mương tôi khẽ rùng mình và

nghĩ rằng may ra những con sông không như thế. Nhưng giờ đây cái bé của tôi ơi có nghĩ gì không khi nhìn nó chẳng khác gì một cái đường

mương to khủng (điều này đặc biệt đúng hơn nữa đối với con sông ở Thới Lai mà tôi đã từng ghé qua). Nước từ những đường cống của các

hộ đen kịt hòa vào, rác từ khắp nơi, từ cái chợ An Nghiệp cạnh nó. Trông nó như một cái bãi rác di động băng ngang qua thành phố. Một

ngày trôi qua thật nặng nề với nó. Nó uể oải thở dài tạo thành những cơn gió nhẹ, chấp nhận số phận của qui luật tự nhiên. Không hẳn thế,

nó cũng mong mỏi và chời đợi con người sẽ thay đổi cái qui luật ấy trước khi nó đã trở thành một cái gì đó không phải là nó nữa. Đôi lúc nó

muốn tìm cách để tự giải thoát cho mình, nó muốn hỏi rằng khi nào thì những người xung quanh thôi cái việc quẳng rác vào nó. Và rồi nó

nghe vẳng lại câu trả lời rằng không quẳng vào nó thì quẳng vào đâu. Có lẽ mọi người cho rằng việc vứt một cái gì đó ra bất cứ chỗ nào

khác thì tốt hơn so với việc giữ trong nhà hay trong người mình, không cần quan tâm đến số phận của cái thứ đã được bỏ đi – nghe bất

công cho rác thật, ít ra thì chúng cũng đã có một đời cống hiến và vẫn muốn như thế sau khi bị ráng cho cái tên ấy – sẽ đi về đâu vì hiện

tại lúc ý chúng cũng không ảnh hưởng đến số phận của ai cả. Không lạ gì khi nhìn thấy trên đường những bịch nước không cánh mà bay ra

từ cửa sổ của những chiếc xe hành khách; hay hình ảnh người ta vừa ăn vừa xả ra ý. Đã 20 năm tuổi đầu tôi loáng thoáng nhận ra những

mâu thuẫn thú vị trong cuộc sống này. Ví dụ như có thể định nghĩa rằng một người sạch sẽ, đẹp đẽ là không có rác bên mình. Không khó

khăn gì thấy người ta đẹp ý trong trang phục sạch ý lại quăng lung tung mọi thứ vừa biến thành rác đó vì giữ bên mình thì sẽ không sạch

nữa và hành động ấy có thể cho là đẹp không nhỉ? Hay nhà anh sạch vì không có rác vì rác đã được anh tìm cách tống khứ nó đi một nơi

nào đó không phải địa chỉ là nhà anh, nhưng có lẽ anh cũng quên mất là nhà anh nằm trong cái nhà chung tên Việt Nam. Không biết các

bạn hàng xóm của Việt Nam sẽ nghĩ gì về ngôi nhà của anh? Không thể đổ lỗi cho mọi người về sự không sạch của một thành phố, chỉ là

tay chân của họ vẫn giữ nguyên cái thói quen từ thời xưa đến thế kỉ thứ 21 này. Những quán ăn thuộc dạng bình dân, có sẵn những cái

thùng rác ngay mỗi bàn, cớ sao vẫn hay thấy mọi người ăn trên một mớ giấy trên đất thế nhỉ? Hay cái xe hủ tiếu bèo mà tôi vẫn thường ăn

trong cái hẻm gần trường ngay cạnh một con kênh. Con kênh đã chết từ lúc nào tôi biết đấy vì lần đầu tiên đến đó tôi vẫn thấy nó còn khỏe

nhưng hình như nó cũng đã bệnh lâu năm rồi và đến ngày sức nó không còn chịu đựng được nữa. Nơi ấy toàn là sinh viên. Có lần ăn xong

tôi phát hiện một chuyện không bất ngờ nhưng tôi vẫn ngạc nhiên: một bạn đã vô tình hay cố ý, cũng không hẳn vì bạn ý làm trong trạng

thái vô thức: quẳng giấy vừa lau xong xuống kênh đó.

Nếu bảo tôi kể cho nó nghe những mẫu chuyện, lý do tại sao nó lại thế thì bao nhiêu giấy cho những sự kiện trọng đại gây ra cái chết dần

cho nó mới đủ của từng ngày. Nhìn nó với bộ dạng như thế tôi cứ sợ một ngày nào đó nơi mình đang sống đây sẽ trở thành một hoang mạc

hay không còn nước sạch để dùng nữa. Tôi không dám nghĩ gì hơn khi hình ảnh của những người Châu Phi, mảnh đất ấy hiện dần lên trong

đầu tôi. Cầu Cần Thơ vừa mới được xây xong, báo hiệu một giai đoạn phát triển mới của cái thành phố trực thuộc trung ương nhỏ bé này.

Thật tình tôi không muốn khi phải đối diện với tương lai khi bờ sông không còn là nơi để mọi người ra trò chuyện, hóng gió, tản bộ. Con

người xa nhau hơn khi chỉ biết trốn trong nhà sau khi làm về. Kinh tế phát triển ư? Người ta phải đánh đổi một cái gì đó cho sự phát triển

đấy để một ngày không xa người ta kiếm được một đồng tiền nhưng phải chi ra hai đồng cho sức khỏe của mình. Ngày mai tôi lại chạy xe

qua nó, liếc nhìn nó và cả hai đứa cùng nghĩ đến một ngày kia tốt đẹp hơn.