bb91
26-01-2010, 06:15 PM
Ngày phát động phong trào quyên góp quần áo ủng hộ đòng bào nghèo, khó khăn vùng Tây Bắc khởi động, mọi người dường như “phấn khởi” hưởng ứng. Đó là điều đáng trân trọng trong cuộc sống này vì tình người cao cả, vì sự giúp đỡ nhau nhiệt tình giữa những người “xa lạ”. Ai mà không hiểu cái giá rét vùng cao, cái sương muối dày đặc và cuộc sống đầy khó khăn, vất vả nơi đây. Những trái tim đồng bằng hướng về những miền đất xa xôi, những mảnh đời thiếu thốn. Còn gì vui hơn thế! Còn lòng tốt, lòng nhân ái nào hơn thế! Đó chẳng phải là truyền thống “lá lành đùm lá rách” cao quý của người Việt ta hay sao? Nhưng trong cái điều đáng quý ấy, ta chợt nhận ra những điều… xót xa nhiều hơn thế…
Bước vào đời sinh viên, xa rời vùng quê yêu dấu, lên mảnh đất thị thành học tập và phấn đấu. Cuộc sống thiếu thốn, khó khăn khi trông chờ vào số tiền ít ỏi bố mẹ gửi từ quê ra để trang trải cho cuộc sống tự lập nơi đất khách quê người chẳng có ai biết đến hai từ “đầy đủ” trong quãng đời sinh viên của mình. Đôi khi ta cũng có những lúc nói dối bố mẹ vì đóng khoản này khoản kia để được tăng “lương”, nó không xấu nếu ta biết tiêu tiền đúng chỗ và có lợi… Đi chợ đêm sinh viên, cái gì cũng đẹp, cũng thấy “rẻ” và cũng muốn mua. Mua để mặc hàng ngày đó là chuyện bình thường, là nhu cầu của bất kì ai không phân biệt giàu nghèo, giai cấp. Nhưng có những người đôi khi mua vì nó đẹp, mặc một hai lần rồi…chẳng biết làm gì. Vài cái áo, vài cái quần mua về đinh ninh mua được hàng rẻ lại đẹp nhưng chất lượng chẳng biết thế nào và điều quan trọng hơn chỉ thoáng chốc “ra tay” lựa chọn thôi chúng ta đã ngốn mất tiền ăn, tiền nhà cho tháng tới. Nếu bạn đi làm thêm với số tiền ấy bạn có thể mua sắm thoáng hơn một chút cũng chẳng sao vì dù gì mình cũng cần thưởng cho mình với đồng lương đầu tiên tự tay mình làm ra mà không phải ngửa tay xin bố mẹ. Nhưng có rất, rất nhiều sinh viên được gia đình chu cấp đầy đủ hơn, đi chợ thường xuyên hơn và chiếc tủ quần áo mỗi ngày một đầy thêm. Là sinh viên, ở trọ với nhau 3,4 người mới có một cái tủ vải đựng quần áo nhưng có những căn phòng nào là tủ vải, tủ đứng… đựng quần áo… chỉ của riêng một người. Thế là bộ cũ chưa mặc, bộ mới đã chồng chất lên và có những bộ đồ chỉ đóng vai trò cho… đầy tủ. Sinh viên lại kêu “ôi! Tủ đầy hết rồi biết để đâu bây giờ?”. Và ngày phát động phong trào quyên góp quần áo ủng hộ đồng bào vùng Tây Bắc “tung ra”, hàng trăm người “hứng”, vui sướng vì có dịp được “thải đồ” cho nhẹ tủ, để rồi lại tiếp tục lấp đầy khoảng trống ấy.
Quyên góp quần áo không dùng, không cần thiết nữa cho người thiếu thốn hơn mình như vậy là thể hiện tình thương, là nghĩa cử cao đẹp? Đúng thế! Đó là một điều không phải bàn và đáng hoan nghênh. Nhưng đau lòng hơn khi những sinh viên chẳng hiểu được một điều rằng mình đang lãng phí, mình đang làm khổ bố mẹ. Có những người muốn quyên góp lắm nhưng cũng chẳng có quần áo “thừa” mà quyên góp, họ khóc, họ chạnh lòng nhưng đó lại là hơi ấm. Và những người “nhân đạo” có khi nào họ chạnh lòng mà tự nhận ra rằng mình đang tàn nhẫn vì biết đâu những thùng quần áo kia sẽ được “trao” tới tay… bố mẹ của chính mình? Đó không phải là một sự phũ phàng hi hữu sao?
Bước vào đời sinh viên, xa rời vùng quê yêu dấu, lên mảnh đất thị thành học tập và phấn đấu. Cuộc sống thiếu thốn, khó khăn khi trông chờ vào số tiền ít ỏi bố mẹ gửi từ quê ra để trang trải cho cuộc sống tự lập nơi đất khách quê người chẳng có ai biết đến hai từ “đầy đủ” trong quãng đời sinh viên của mình. Đôi khi ta cũng có những lúc nói dối bố mẹ vì đóng khoản này khoản kia để được tăng “lương”, nó không xấu nếu ta biết tiêu tiền đúng chỗ và có lợi… Đi chợ đêm sinh viên, cái gì cũng đẹp, cũng thấy “rẻ” và cũng muốn mua. Mua để mặc hàng ngày đó là chuyện bình thường, là nhu cầu của bất kì ai không phân biệt giàu nghèo, giai cấp. Nhưng có những người đôi khi mua vì nó đẹp, mặc một hai lần rồi…chẳng biết làm gì. Vài cái áo, vài cái quần mua về đinh ninh mua được hàng rẻ lại đẹp nhưng chất lượng chẳng biết thế nào và điều quan trọng hơn chỉ thoáng chốc “ra tay” lựa chọn thôi chúng ta đã ngốn mất tiền ăn, tiền nhà cho tháng tới. Nếu bạn đi làm thêm với số tiền ấy bạn có thể mua sắm thoáng hơn một chút cũng chẳng sao vì dù gì mình cũng cần thưởng cho mình với đồng lương đầu tiên tự tay mình làm ra mà không phải ngửa tay xin bố mẹ. Nhưng có rất, rất nhiều sinh viên được gia đình chu cấp đầy đủ hơn, đi chợ thường xuyên hơn và chiếc tủ quần áo mỗi ngày một đầy thêm. Là sinh viên, ở trọ với nhau 3,4 người mới có một cái tủ vải đựng quần áo nhưng có những căn phòng nào là tủ vải, tủ đứng… đựng quần áo… chỉ của riêng một người. Thế là bộ cũ chưa mặc, bộ mới đã chồng chất lên và có những bộ đồ chỉ đóng vai trò cho… đầy tủ. Sinh viên lại kêu “ôi! Tủ đầy hết rồi biết để đâu bây giờ?”. Và ngày phát động phong trào quyên góp quần áo ủng hộ đồng bào vùng Tây Bắc “tung ra”, hàng trăm người “hứng”, vui sướng vì có dịp được “thải đồ” cho nhẹ tủ, để rồi lại tiếp tục lấp đầy khoảng trống ấy.
Quyên góp quần áo không dùng, không cần thiết nữa cho người thiếu thốn hơn mình như vậy là thể hiện tình thương, là nghĩa cử cao đẹp? Đúng thế! Đó là một điều không phải bàn và đáng hoan nghênh. Nhưng đau lòng hơn khi những sinh viên chẳng hiểu được một điều rằng mình đang lãng phí, mình đang làm khổ bố mẹ. Có những người muốn quyên góp lắm nhưng cũng chẳng có quần áo “thừa” mà quyên góp, họ khóc, họ chạnh lòng nhưng đó lại là hơi ấm. Và những người “nhân đạo” có khi nào họ chạnh lòng mà tự nhận ra rằng mình đang tàn nhẫn vì biết đâu những thùng quần áo kia sẽ được “trao” tới tay… bố mẹ của chính mình? Đó không phải là một sự phũ phàng hi hữu sao?