PDA

Xem đầy đủ chức năng : Hành trang bước vào đời chỉ là trí tuệ



Trái Tim Vàng
18-11-2009, 12:35 AM
Phần I: HÀNH TRANG BƯỚC VÀO ĐỜI CHỈ LÀ TRÍ TUỆ

Ngày đó tôi xa nhà, để ra thành phố nhập học, mẹ thương cho tôi khóc thầm không biết bao nhiêu đêm. Mẹ bảo mẹ không thể đưa con đi, mẹ cũng không thể lo cho con như những ngày ở nhà được nên con phải hoàn toàn tự chăm sóc mình. Sau tôi đang còn 3 em nhỏ đang tuổi ăn học, với đồng lương còm cỏi của giáo viên, nhiều lúc không đủ trang trãi cho cả tháng. Tuy thế tôi vẫn tự hào một điều, gia đình tôi vẫn còn hơn bao gia đình hàng xóm khác. Và bản thân tôi luôn luôn cố gắng học, để bố mẹ không phiền lòng, chính sự cố gắng của tôi nên kiến thức học của tôi cũng không đến nỗi tồi, để phải bi quan trong học tập. Tôi càng học càng thấy hăng, và kết quả 12 năm học của tôi cũng được đền đáp bằng mảnh giấy báo nhập trường.

Trước ngày nhập trường bố mẹ tôi chạy đôn chạy đáo để cho con có tiền ngày nhập học. Ngày đó gia đình tôi cũng khó khăn, người ta đậu ĐH, CĐ, TC thì liên hoan ngang ăn cưới, trống giong cờ mở, còn tôi thì im như thóc, không tiệc tùng không liên hoan. Trước ngày đi nhập học tôi cũng không dám gặp bạn bè vì ngài ngại, chúng nó tới chơi mà không gặp tôi nên lại đi về.

Cái gì đến rồi cũng đến, ngày tôi đi nhập học bố chở tôi bằng xe đạp thống nhất củ, đạp ì à ì ạch 10km lên bến xe. Khi lên xe bố chỉ kịp dặn với theo: con ra Hà nội nhớ chi tiêu tiết kiệm nhà đang còn em nhỏ, nhớ viết thư về cho gia đình.

Lá thư đầu tiên tôi báo bố mẹ và các em hay, tôi đã nhập trường, đã vào ký túc xá ở, rồi nhiều chuyện khác nữa...nhiều thứ mới lạ tôi viết mỏi tay.

Mấy ngày sau mẹ cũng viết thư ra cho tôi, trong thư của mẹ kèm thêm mấy lá thư của các cô em gái, cùng một bài thơ nhỏ của bố.

Mẹ hỏi tôi nhiều nhiều...em gái hỏi tôi Hà nội thế nào ? đẹp không anh? người hà nội họ sống tốt không? Anh nhớ giữ gìn sức khỏe anh nhé! Nhớ học giỏi nữa để sau em ra Hà nội cùng anh. Rùi nhiều lắm ... đọc xong tôi cũng không cầm lòng mình, khi mẹ bảo " Tháng này bố mẹ chỉ lo cho con được như thế cố gắng chi tiêu tiết kiệm con nhé, ở nhà tháng này cả gia đình phải ăn cà đó, gạo cũng hết rùi, lương mẹ chưa nhận được..." Càng đọc tôi càng nhòa lệ, tôi thương mọi người lắm, thương mẹ nhiều nhưng làm sao được ? đành chỉ còn biết học mà thôi.

Nhưng khi đọc đến lá thư của bố tôi thực sự không chạnh lòng không được: bố dặn tôi bao nhiêu thứ mà cái đầu trong trắng như tôi không hiểu gì đại loại con biết Thủ đô phức tạp lắm, con phải biết tránh xa những bạn bè xấu không nên giao du mà con bị chúng nó lôi kéo, không làm việc xấu, tránh xa tệ nạn cờ bạc rượu chè....làm gì phải suy nghĩ kỹ lưỡng, nhiều lắm cùng không biết bao nhiêu là giáo huấn. Bố tôi bảo rằng: cuộc sống vất vả chỉ là tôi luyện cho con người trưởng thành lên, nên con phải cố gắng; có một mấy câu thơ của Bác Hồ viết con có còn nhớ:

" Gạo đưa vào giã bao đau dớn

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông

Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công"

Rồi bố bảo tôi rằng: " đáng lý bố phải làm liên hoan cho con nhưng vì điều kiện nhưng bố tặng con một bài thơ nhỏ con nhé: Bố vui lắm khi con đậu đạt, con phải thành công hơn nữa..." Tiêu đề và nội dung bài thơ đó như sau:

CON ĐẬU ĐẠI HỌC

Ngày con vào đại học

Lá bàng vàng lìa cây

Con ve sầu mùa hạ

Hát khúc tiễn cuối mùa



Tiễn con vào đại học

Bố bước chân vội vàng

Lúa đang vào mùa gặt

Nắng vàng chạy vờn quanh



Mẹ rưng rưng dòng lệ

khi về không thấy con

Em ra vào thẩn thờ

vì nhung nhung nhớ nhớ



Con ra đến thủ đô

Bố mừng mẹ bớt lo

Bây giờ con cố gắng

Phải học cho "nên người"

Bố mẹ và các em yêu con rất nhiều!

Tuyệt đối con phải nhớ luôn luôn mài dũa trí tuệ của bản thân mình. Học mọi lúc mọi nơi, Viên ngọc sáng là viên ngọc biết mài dũa...

Tôi thương mọi người, rồi năm thứ nhất cũng trôi qua với bao vất vả cho tôi và cho gia đình. Mặc dù bố mẹ luôn động viên nhưng qua những lá thư của em gái kể lể cho anh nghe: đại loại như ăn gì, làm gì, tôi có thể mường tượng ra cuộc sống đầy vất vã của gia đình đang gồng gánh.

Bùi Anh Tuấn - K24 ( Email: [email protected])
( CÒN NỮA)

Phần II : Vừa học vừa làm, truân chuyên của một kiếp sinh viên nghèo vượt khó.