iris_iris
01-09-2009, 06:15 AM
Mỗi nước đều có biểu tượng riêng đặc trưng cho mình mà khi nhắc tới đất nước là người ta nghĩ ngay tới nó hoặc nhắc tới biểu tượng đó là người ta nhớ tới đất nước mà nó biểu trưng như nước Mỹ là tượng Nữ Thần Tự Do ; Pháp là tháp Eiffel ; Singapo là sư tử... Vậy biểu tượng của nước Việt Nam là gì? Là chiếc áo dài thướt tha gắn liền với hình ảnh người phụ nữ , hay chiếc nón lá là hình ảnh của người nông dân ; hoa sen biểu tượng của ngành du lịch ;trống đồng gắn liền với lịch sử ; trầu cau với phong tục cưới hỏi........
Và theo bạn biểu tượng của nước Việt Nam ta là gì? :think:
Vi_kiet
03-09-2009, 01:03 PM
theo mình ấy à biểu tượng của việt nam là chữ S đó vì ai cũng biết đến chữ S là nước việt mà lị hihihihi hình chữ s cong cong, nho nhỏ và cũng thướt tha như dáng người con gái việt vậy đó.
iris_iris
08-09-2009, 06:40 AM
Nhiều người nhìn thấy tượng Nữ thần Tự Do là liên tưởng tới hình ảnh nước Mỹ mà họ không để ý rằng bức tượng đó là quà tặng của nước Pháp... :cr: Có ai lại lấy quà tặng của người khác làm biểu trưng cho mình đâu... :D Nước mình tớ thấy hình ảnh bông sen rất đẹp... :timup:
Tớ đọc được thế này: "Nhiều người bảo là nước ta mang hình dáng chữ S, nhưng thật ra, đúng phải là chữ S thêm dấu 2 chấm S: ~~~> nhắc nhở rằng chúng ta còn có Hoàng Sa và Trường Sa nữa! :say:
cậu suy nghĩ hay thật. mà hình như các nhà địa lý và làm sách giáo khoa đều quên mất rằng bên cạnh chữ S còn thiếu 2 dấu chấm. ừ nhỉ nhưng người ta chỉ mải đấu tranh bên ngoài mà quên mất điều tưởng chừng đơn giản đó
à này bông sen đẹp thật nhưng mình thấy nó là biểu tượng của phật giáo
Calvin_159
08-09-2009, 07:29 AM
theo: abviet.com
Biểu tượng quốc gia - niềm tự hào dân tộc và bản ghi nhớ với thế giớiv
Một đất nước chẳng thể thiếu biểu tượng riêng, vì đó là đặc trưng, là hồn cốt dân tộc.
Biểu tượng đất nước chính là con người, là truyền thống lịch sử hoặc chiều sâu văn hóa mà bất kỳ người dân nào cũng thấy thân thuộc, thấy thương thấy nhớ và tự hào khi giới thiệu, quảng bá với bạn bè năm châu bốn biển.
Con người không thể đánh mất "cái tôi", cái riêng, đánh mất chính mình cũng như đất nước chẳng thể đánh rơi bản sắc. Có hồn cốt, có biểu tưởng dân tộc thì đó không chỉ là niềm tự hào mà còn là nguồn lực tinh thần quý giá để đồng sức đồng lòng, vượt qua chông gai, chướng ngại.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà không chờ đến chính Hội Đền Hùng, cứ vào tháng 3 Âm lịch, mỗi người dân đất Việt dù ai đi ngược về xuôi, vẫn nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3. Hàng triệu người vẫn hàng năm hành hương về nơi quê cha đất tổ của mình, tìm về với cội nguồn, bản sắc.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, còn rất nhiều anh hùng, nghĩa sĩ có thể trở thành biểu tượng cho mỗi thời kỳ nếm mật nằm gai, chiến đấu và bảo vệ tổ quốc.
Các Vua Hùng và Bác Hồ, người đã nói "Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" chính là những biểu tượng của dân tộc VN, ở những giai đoạn lịch sử khác nhau.
Chính phủ đã chọn 2009 là năm "Ngoại giao Văn hóa", năm quảng bá chiến dịch "Ấn tượng Việt Nam".
Có vẻ không quá khó nhưng cũng chẳng dễ để tìm ra một biểu tượng đặc trưng nhất đại diện cho đất nước - con người VN để giới thiệu ra với thế giới. Sự dễ dàng là ở chỗ truyền thống lịch sử và nền văn hóa phong phú, có quá nhiều biểu tượng để lựa chọn. Còn khó khăn là bởi phải làm sao chọn ra từ đó duy nhất hoặc một số ít biểu tượng tinh túy, tập trung, xác đáng, có sức tác động mạnh mẽ nhất.
Giờ đây chính là dịp thích hợp nhất để bàn một cách kỹ càng, nghiêm túc chuyện chúng ta đến với thế giới bằng biểu tượng nào?
Theo nhà văn hóa Hữu Ngọc, biểu tượng phải chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa của nước đó, nó vừa có tính dân gian, vừa có tính bác học. Điều này có thể liên tưởng đến hoa anh đào, núi Phú Sĩ của Nhật Bản, tháp Eiffel của Pháp, tượng Nữ thần tự do ở Mỹ hay Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, tháp đôi Petronas của Malaysia... Với VN, ông Hữu Ngọc chọn chùa Một Cột.
Còn doanh nhân Lý Quý Trung và Nguyễn Trần Quang lại có những lý lẽ khác nhau.
Ông Trung chọn áo dài là biểu tượng để quảng bá hình ảnh đất nước vì tà áo dài không chỉ đại diện cho một VN trong quá khứ mà còn phổ biến trong một VN hiện đại, năng động hôm nay. Còn ông Quang chọn trống đồng Ngọc Lũ vì đó là một biểu hiện đỉnh cao của nền văn minh lúa nước, là sự khẳng định vị thế độc lập của VN từ hàng ngàn năm lịch sử tới bây giờ.
Riêng giám đốc công ty Sân khấu Việt - ông Nhất Lý, người từng sống nhiều năm ở Pháp và VN đã nhắc đến lá cờ đỏ sao vàng. Ông Lý lập luận, thấy lá cờ tổ quốc bên ngoài biên giới đất nước tức là nhớ đến VN.
"Ra đến bên ngoài, thế giới chỉ bắt đầu có những hình dung sơ khai về VN hôm nay với món ăn ngon, phong cảnh đẹp..., sau ký ức quá nhiều năm vẫn luôn định vị VN với hình ảnh về một đất nước kiên cường, bất khất trong những cuộc chiến tranh", ông Lý nói.
Cũng rất có thể, biểu tượng của đất nước giống như quan điểm của một du học sinh VN tại Liên bang Nga: "Chính tôi là biểu tượng của đất nước tôi...". Đó cũng là một ý hay, là điều giúp con người cá nhân soi sáng, tìm kiếm thương hiệu của bản thân mình trong hình ảnh đất nước.
Lẽ đương nhiên, cuộc kiếm tìm biểu tượng cho dân tộc sẽ phải bàn thảo tiếp. Song ngay lúc này, vẫn còn quá nhiều việc phải làm để VN định vị bản thân mình và in dấu hình ảnh trong tâm trí người dân trong và ngoài nước.
demlanh_lacloi
12-09-2009, 09:29 AM
Hiện tại biểu tượng của Việt Nam là chùa 1 Cột - Hà Nội ^^!
Ngày Hôm Qua
12-09-2009, 05:38 PM
Không phải biểu tượng của Việt Nam là Chim Lạc sao? Trống đồng - lịch sữ vẫn có thể là biểu tượng của người Việt nam.
Iris, ý tưởng rất hay, hình đội bóng của chúng ta, chẳng có biểu tượng gì cả trong khi các nước khác lại có.
meo_buon
26-09-2009, 06:43 AM
là nụ cười................
cười...........là đang cố gắng không chịu khuất phục
cười là............. đón nhận những điều tốt đẹp
cười là..............mang hạnh phúc về bên mỗi trái tim nhỏ bé.............
whynot
29-09-2009, 11:47 AM
cây tre tớ thích cây tre nhất. dẻo dai kiên cường
Powered by vBulletin® Version 4.2.5 Copyright © 2025 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.