PDA

Xem đầy đủ chức năng : [Chuyên đề] Ẩm thực và Du lịch



kem dâu mút
06-08-2008, 01:38 AM
Khi bạn đặt chân đến một miền đất nào đó, việc đầu tiên để bạn có thể hiểu rõ bản sắc và đời sống của người dân vùng miền nơi bạn đến đó là dùng thử những đặc sản mang hương vị riêng của quê hương, của xứ sở.

Các bài viết dưới đấy, Kem trích từ nhiều nguồn, trong đó có nguồn của Kem, hí hí ... :hihi:

Mọi người vào cùng chia sẻ những đặc sản nơi bạn từng đặt chân đến, nhé!

kem dâu mút
06-08-2008, 01:54 AM
Đầu tiên, hơi trớt quớt 1 tí, thay vì mình đi theo chiều dài đất nước hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài, mình lại đành chọn cái món được gọi là đặc sản quê anh.


http://i70.photobucket.com/albums/i115/kemdaumut/Am%20thuc/vuidtMQ11.jpg

Mình vốn không thích Mỳ Quảng cho lắm vì có lần từ nhỏ, mình dùng thử 1 tô nhưng thấy ngây ngấy vì sợi mì to, nhiều bột và cũng không quan tâm nhiều đến những nguyên liệu đi kèm khác. Cho đến giờ, khi đi bên anh mới được ngắm nghía kỹ tô mỳ Quảng mang đậm nét quê hương anh mới khám phá ra nhiều nét đặc trưng vừa bình dị nhưng cũng hoàn hảo gói gọn trong 1 tô mì.


http://i70.photobucket.com/albums/i115/kemdaumut/Am%20thuc/vuidtMQ2.jpg

Mỳ Quảng sinh từ đất Quảng đúng như tên gọi. Nó được coi là món đặc sản dùng để mời khách, hay những cuộc vui như giới thiệu nét văn hoá của người dân đất Quảng. Mỳ được làm bằng bột gạo xay mịn, tráng thành bánh, quét lớp dầu lạc mỏng, thái thành sợi. Nước dùng được làm từ thịt gà, có nơi dùng thịt heo, tôm tươi. Nước dùng của mỳ Quảng ít chứ không như nước phở Bắc, nhưng rất ngọt và đậm đà. Rau sống ăn kèm thường là rau thơm, bắp chuối non thái mỏng. Trước khi cho mỳ vào bát, người ta lót xuống dưới một lớp rau sống, rồi trải đều lên trên những sợi mỳ trắng. Nước chan nóng sốt được chan đều với những miếng thịt gà hay thịt heo, tôm béo ngậy, thơm lừng. Có thể cho thêm ít hạt lạc rang chín vàng, ít tiêu, vài lát ớt, vắt múi chanh, một chút mắm chiên... tùy theo khẩu vị. Những người sành ăn mỳ Quảng còn yêu cầu thêm cái bánh tráng nướng giòn, bóp vụn bỏ vào bát mỳ nóng hôi hổi, như thế mới ngon. Ngày nay, do khẩu vị và nhu cầu của nhiều thực khách đến từ bốn phương, người ta có thể điều chỉnh một chút trong khâu chế biến như: cho thêm vào tô mỳ một số loại nhân, rau sống hay gia vị khác, tuy nhiên không phải vì thế mà làm mất đi hương vị tô mỳ Quảng truyền thống


http://i70.photobucket.com/albums/i115/kemdaumut/Am%20thuc/DSC00843.jpg


Thương nhau múc bát chè xanh
Làm tô mỳ Quảng cho anh vui lòng


http://i70.photobucket.com/albums/i115/kemdaumut/Am%20thuc/CT280.jpg

Món ăn thể hiện đúng bản chất con người vùng đất Quảng đầy dung dị, chất phác nhưng cũng hồn hậu, nhỉ! (Chứng tỏ ở chỗ những gia vị có trong tô mỳ là những thứ có sẵn của người nông dân)



# Nhắc đến thì lại nhớ đến 1 người.

kem dâu mút
06-08-2008, 08:24 PM
Nhân chuyến đi Vũng Tàu hôm đầu tháng, nay giới thiệu những món ăn mà du khách có thể thưởng thức khi đặt chân tới đây.

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ của các Tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra Biển Đông.

http://www.bariavungtautourism.com/images/bando-brvt.jpg

Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng đất vừa có núi rừng vừa có biển, nên đặc sản ở đây rất đa dạng. Thuỷ sản có những loại đặc trưng được nhiều người yêu thích. Du khách đến BRVT sẽ được thưởng thức nhiều món ăn trên khắp địa phương thuộc tỉnh :

Đầu tiên khi vào đến Bà Rịa du khách có thể điểm tâm bằng một món ăn đã nổi tiếng xưa nay của người dân địa phương chế biến từ những sản phẩm chất liệu quê nhà, đó là món “Bánh canh Long Hương”. Món ăn này được chế biến từ hạt gạo, ngũ cốc và thịt heo được sản xuất tại đây và do được bày bán chủ yếu tại ngã ba Long Hương nên món bánh canh này được mang thêm danh từ địa phương của mình. Từ một quán ban đầu cách đây hơn 30 năm đến nay đã có nhiều quán tại khu vực này và lúc nào cũng đầy ắp khách du lịch cũng như khách địa phương. Xa hơn tí nữa khi qua cầu Cỏ May, du khách có dịp di ngang qua một quán ăn dân dã nhưng đã nối tiếng xưa nay mang tên “ Quán Nghĩa”. Trước đây, quán chuyên bán một món đặc sản : cháo hào, nhờ món này đã biến quán Nghĩa từ một quán ven đường nay trở thành một nhà hàng với đủ loại đặc sản biển rất được người dân, du khách ưa chuộng.

Dọc quanh bờ biển thành phố Vũng tàu, quý khách sẽ gặp nhiểu quán ăn khác nữa như : quán Cây Bàng , số 69 Trần Phú, với các loại đặc sản biển tươi sống, quán như điểm hẹn cho du khách đến Vũng Tàu. Đi qua Bãi Dứa, du khách sẽ co thêm một địa chỉ tin cậy nữa là : Quán Tre. Với lối kiến trúc dân dã Việt Nam , cận kề bãi biển du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản biển như : cá chình, cá mú, tôm hùm, cua ghẹ, hào…được nuôi sống và sẵn sàng phục vụ theo yêu cầu du khách. Đi qua Bãi Trước, đối diện với Bến tàu cánh ngầm du khách sẽ dễ dàng tìm thấy quán ăn nổi tiếng nữa là : Oma Ngọc Anh . Quán do một chủ nhân trẻ tuổi với hàng chục năm chế biến hải sản sẵn sàng làm vừa lòng quý khách với các món ăn của mình.

Lướt qua Bãi Trước đến khu vực Bãi Dứa, quý khách có dịp thưởng thức các món ăn của nhà hàng Hương Phong ngay tại bãi tắm. Đi đến mũi Nghinh Phong, du khách sẽ được chào đón bởi một khu du lịch khang trang, hiện đại với phong cảnh biển và núi rất hữu tình. Tại đây, nhà hàng Hải Phương với lối kiến trúc đẹp, lạ mắt bốn bề là biển và núi, du khách sẽ có những giờ phút thư thái với trời biển lộng gió vá các món ngon của biển.

Dọc theo tuyến bờ biển Bãi Sau có nhiều nhà hàng, quán ăn nhưng nổi bật trong khu vực này có nhà hàng Con Sò Vàng, nhà hàng Sao Biển thuộc khu du lịch Biển Đông, các nhà hàng khác như : Vũng Tàu 1 và 2 thuộc Khu du lịch Biển Vũng Tàu…. tại đây quý khách an tâm với chất lượng món ăn, cung cách phục vụ phù hợp với lượng du khách đông, đoàn tham quan….

Ngoài các địa chỉ trên, đến Vũng Tàu du khách có thể bắt gặp được nhiều quán ăn, nhà hàng nằm rải rác trong nội thành như: quán Thuỷ trên đường Hoàng Hoa Thám nổi tiếng với món cua rang muối xưa nay. Cũng trên đoạn đường này các quán Phố Biển, Mưa Biển, Tuyết Vân cũng là những địa chỉ với những món ăn đặc sản biển tươi sống được du khách ưa chuộng. Từ đầu đường Trần Hưng Đạo, du khách dễ dàng tìm thấy quán ăn Lan Rừng với lối kiến trúc hoang dã, thơ mộng, lịch sự và cung cách phục vụ tận tình, quán luôn được đầy ắp nhiều người đến thưởng thức. Gần đó, quán Lệ Dung là một tên tuổi mà bất cứ du khách nào đến Vũng Tàu đều muốn ghé đến, nhất là du khách nước ngoài, do quán luôn phục vụ các món đặc sản biển tươi sống và phong phú. Các quán 95, Thuyền Chài cũng là những quán với những món ăn đa dạng được biết đến lâu nay.

* Các món ăn Âu – Á :

Dịch vụ ăn uống trong các khách sạn cũng đa dạng, phong phú. Lưu trú tại trong Grand hotel, Palace hotel, Rex hotel, Sông Hồng hotel, du khách sẽ được phục vụ nhiều thực đơn phong phú Âu Á của các đầu bếp nổi tiếng của công ty OSC. Đặc biệt có những chương trình ẩm thực Buffet được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Các nhà hàng khác như : Huê Anh, Hữu Nghị, Nam Phát, Hải Phương, Vườn Bàng, khu ăn uống tại Trung tâm thương mại phường 7 với các món ăn Hoa, Nga đã đem lại cho dịch vụ ăn uống Vũng Tàu thêm phần đa dạng.

* Các món ăn dân dã, bình dân :


http://www.saigonnews.vn/images/2007/2/5/s-2.jpg

Có mặt từ lâu tại thành phố Vũng Tàu là những món ăn dân dã nổi tiếng từ xưa nay mà du khách không thể bỏ qua đó là quán Bánh Khọt ở 14 Nguyễn Trường Tộ, F.1 là một địa chỉ nổi tiếng cùng với các quán ăn ở góc đường Hoàng Hoa Thám. Món ăn dân dã nhưng rất ngon này đã theo chân du khách về Sài Gòn và đến nay đã thấy xuất hiện những quán bánh khọt như Cô Ba, Cô Tư kèm theo thương hiệu “Vũng Tàu”. Một quán ăn khác cũng là nơi du khách đã từng biết đến hơn 50 năm nay là bánh bèo Tuyết Mai, thực khách đến đây sẽ được thưởng thức các món : bánh bèo, chạo tôm, thịt nướng….với đầy ắp các loại rau thơm đặc trưng hương vị quê hương miền Nam. Các quán ăn khác bình dân nhưng vẫn phục vụ du khách các món ăn miền biển đặc sắc như : Quán Vườn Xoài, hẻm 36 Hoàng Hoa Thám với các món đặc sản như gỏi cá mai, mục nướng luôn được du khách đến thưởng thức. Các món ăn bình dân khác như lẩu đầu cá được tập trung trên đoạn đường Nguyễn Trường Tộ gồm các quán : Quán 7 Giai, Quán 7 Chuyến, Quán 6D…đã nổi tiếng lâu nay.


http://img338.imageshack.us/img338/6769/banh20khot1tn7.jpg
Bánh Khọt

* Phố ẩm thực ban đêm :

Đêm đến, sinh hoạt Vũng Tàu cũng không mất đi phần nhộn nhịp của các khu ẩm thực phục vụ quý khách đến tận khuya : khu ăn đêm Đồ Chiểu với đầy đủ các món ăn như phở, cháo, hủ tiếu, bún, bánh cuốn, mì, cơm….với giá cả phải chăng phục vụ niềm nở tạo nên một nét sinh hoạt phong phú của thành phố biển du lịch Vũng Tàu.

* Các quán ăn trong tỉnh :


http://bariavungtau.com/files/banhhoi.jpg
Bánh hỏi thịt nướng

Du khách du lịch đến Long Điền, Long Hải có dịp thưởng thức món ăn truyền thống quê hương bánh hỏi thịt nướng tại An Nhứt. Qua đến Lộc An, quán ăn Bảy Diện cũng là một địa chỉ được tín nhiệm với các món ăn hải sản địa phương. Quán đông khách nhờ các loại nguyên liệu như sò, cua, cá, tôm được nuôi ngay tại bãi biển của quán. Ghé đến khu du lịch Hồ Cốc, du khách được phục vụ các món ăn trong các dãy nhà sàn tranh che mái lá rất thơ mộng bên vùng biển hoang sơ. trước khi rời Vũng Tàu kết thúc chuyến du lịch, du khách ghé đến đảo Long Sơn có dịp thưởng thức món ăn đặc sắc của xã đảo này : các món hào và ốc móng tay, đây là hai món ăn khai thác tại chổ, được chế biến đơn giản như các món nướng, xào… là những món ăn mà du khách dùng thử một lần sẽ nhớ mãi.

* Một vài địa chỉ cần biết:


Hải sản Cây Bàng
69 Trần Phú, TP. Vũng Tàu.
Tel: (064) 838522


Nhà hàng Sao Biển
08 Thùy Vân, P. Thắng Tam, TP. Vũng Tàu.
Tel: (064) 522187


Bánh khọt Gốc Vú Sữa
14 Nguyễn Trường Tộ, TP. Vũng Tàu.
Tel: (064) 523465


Quán Tre
7 Trần Phú, P.5, TP. Vũng Tàu.
Tel: (064) 836157 - 551729

Bánh Canh Long Hương
Cổng chào thị xã Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tel: (064) 827453

kem dâu mút
07-08-2008, 09:42 PM
Nghe người ta thường nói "Ăn Bắc mặc Nam" (nói thực cái bụng là không rõ tại sao lại phân chia ra như thế vì chung quy mỗi vùng miền có sự đặc sắc và đa dạng trong ăn và mặc). Tuy vậy cũng muốn chia sẻ một số điều đã biết và cả chưa biết về ẩm thực và những đặc sản khi đến Hà Nội.


http://img252.imageshack.us/img252/3853/1cbm1.jpg
Bánh cuốn

Ẩm thực Hà Nội đã trở thành một nét văn hoá đặc trưng không thể thiệu ấu và thưởng thức các món ăn là cả một nghệ thuật của người Hà Nội, chẳng thế mà cho đến tận bây giờ thói quen ấy vẫn tồn tại và trở thành một nét văn hoá riêng độc đáo, hấp dẫn bất cứ ai khi mới đặt chân đến nơi này.

Cái tinh tế trong ẩm thực Hà Nội thể hiện ở cách chế biến, cách thưởng thức đúng cách, ở tấm lòng người trao kẻ nhận. Mỗi món ăn Hà Nội đều có hương vị, nét đẹp riêng và đặc biệt là có truyền thống, cách thưởng thức truyền đời, chẳng thế mà nó không chỉ là những thức ăn thông thường mà được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực...


http://img102.imageshack.us/img102/9652/1adf1.jpg
Phở


Hà Nội có phở Bát Đàn, Hàng Đồng; Bún thang Cửa Nam; Bún chả Hàng Mành; Chả cá Lã Vọng; Bún ốc Phù Đổng Thiên Vương, Mai Hắc Đế, Hoè Nhai; Ô mai Hàng Đường; Bánh cốm Hàng Than...



http://i37.photobucket.com/albums/e78/PSHNC/Withlis2007/nemchuaran-withlis-032007.jpg
Nem chua rán

Ở HN được 1 tuần nhưng mình chỉ thưởng thức được mỗi phở và Bún Ốc, dĩ nhiên là chẳng biết rõ nó nằm ở ngóc ngách nào vì toàn được dẫn đi, chứ mà tự đi thì đã khác rồi.


http://farm1.static.flickr.com/186/474710277_69648c0432.jpg
Bún Ốc

Có lần tìm thấy líst các địa chỉ mà nhiều quá nhưng lại thấy hay hay, chia sẻ cùng mọi người để cùng nhau tham khảo:


Khế + Cóc + Xoài dầm: Lý Quốc Sư ( 1000-4000/lạng)

-Nộm: Mã Mây(gốc là ở phố Hồ Hoàn Kiếm)(5000-8000), và nộm ngõ Hàm Long.

-Bánh xèo: Đường Thái Hà(5000).

-Bánh cay: ngõ Trung Yên(2000)

-Bánh bột lọc: (hàng chè Thuỵ Khuê).

-Ốc luộc: Quan Thánh( Phan Huy ích).

-Sứa: Trần Xuân Soạn, Hàng Chiếu (mùa hè).
Bún riêu: Bún riêu đậu phụ ngon cực nhá! Ở ngay số 1, phố đó vần T T ( có nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương, đâm ra Trần Xuân Soạn, Ngô Thì Nhậm ấy).
Mở hàng từ sáng đến 3h chiều( 2000-5000)
Bún riêu với giò tai, giò lụa ở ngã tư Lý Thường Kiệt, Phan Bội Châu cũng cực kì, ngồi vỉa hè thôi.(2000-5000)(3h-6h chiều)

-Bún cá: Nổi nhất là Nguyễn Trung Trực, phố đó bé lắm gần Hàng Than, mở từ sang đến 10h. Hoặc bún cá Lê Văn Hưu, Lương Văn Can (ngã tư Hàng Bồ) cũng được(5000)

-Bún thang: Cấm Chỉ, hang to và đẹp nhất ý (5000 hoặc 8000). Nấu ở nhà ngon hơn

-Bún,miến măng ngan: Khoa (hình như 70 hoặc 77 Hai Bà Trưng). Tiết canh ngon cực. Ngoài ra có quán vỉa hè ở ngã tư Hàng Bông, Phủ Doãn(24/24)(5000)

-Bún mọc Tạ Hiền: Hàng bé tẹo nhưng ngon ghê. Ở ngã tư Tạ Hiền và Lương Ngọc
Quyến( 5000), nhưng nếu thêm tim bầu dục(7000) ăn hơi lạ nhưng tuyệt vời. Mở từ sang đến 9h.

-Bún ốc: Mai Hắc Đế( số nhà lẻ, gần Tuệ Tĩnh)(5000).

-Bún bò: 67 – Hàng Điếu(8000). Còn bún bò giò heo kiểu Nam bộ thì ở Hoà Mã(8000).

-Bún đậu mắm tôm: Ngõ gì bé tẹo ở cuối Hàng Bạc( Chi Vostok nhở )(2000/xuất)

-Bánh đa cua, miến cua: 30 hoặc 32- Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu( gần hang Bún riêu)(2000-3000)

-Bún chả:Mai Hắc Đế( khoảng số 40 mấy, bên chẵn), hoặc Giảng Võ(gần Hanoi Hotel)

-Miến lươn( xào+ nước), súp lươn: Cuối Hàng Điếu, đối diện chợ Hàng Da, hoặc Hàng Bún cá LVCan. Miến nước thì ngã tư Mai Hắc Đế, Tuệ Tĩnh.(nước:5000- xào: 8000)

-Phở: thử phở xào Hàng Buồm, Bát Đàn (10000) Còn tái lăn thì Phở Thìn Lò Đúc rồi(5000)..

-Phở khô: 1 không 2 nhé, ở NGÕ Đồng Xuân(5000/bát+1000 gửi xe)

-Miến cua, bò trộn: Cũng ở Hàng Điếu luôn, ngoài ra còn ở 1 hàng Cơm rang, xôi giò chả góc chéo đấy nữa.(5000-6000)

-Cháo gà: Lý Quốc Sư, đối diện nhà thờ, vào buổi tối, ngồi vỉa hè vừa được ăn vừa được nghe chửi. Vui cực(5000), con gái cũng mở 1 cửa hàng lịch sự hơn ở phố nhà Thờ(6000).

-Cháo Vịt: Lý Quốc Sư ( chéo hàng Cháo Gà)



http://i28.photobucket.com/albums/c222/blackyhnc05/IMG_1069_640a.jpg
Bánh Gối

Có nhiều quá nên chỉ dám chọn lọc bấy nhiêu, còn thì cần thiết có thể vào diễn đàn nguoihanoi.net.


Trích: nhiều nguồn.

***Còn gì thiếu sót nhờ mọi người bổ sung thêm vì chắc chắn là đã thiếu sót rất nhiều! :)

†º°¨ђm_q§¨°º†
08-08-2008, 05:41 PM
nhìn thức ăn ngon quá hà :hum: cọi bộ phải đi 1 vòng 1 VN mới ăn hết mấy món ngon :rang:

thanks ss Kem :huglove:

kem dâu mút
12-08-2008, 09:34 PM
Do nguồn gốc lịch sử, hoàn cảnh sống và tác động của môi trường thiên nhiên đã hình thành nên tính cách người Nam Bộ. Ngoài tính hiếu khách, tính bộc trực, mạnh mẽ , hào phóng và đôn hậu, người Nam Bộ còn biết bao nét đẹp truyền thống đáng trân trọng như tính nghĩa khí hào hiệp, tấm lòng nhân hậu, bao dung, tư chất thông minh và giàu nghị lực.
Người miền Nam vốn không cầu kỳ và quan trọng hình thức nên món ăn cũng xuề xoà, đơn giản nhưng cũng không kém phần long trọng với rau và rau. :hihi: Hầu như món nào cũng đi kèm với rau cho thấy sự trù phú của vùng đất đồng bằng sông Cửu Long.

Qua thử thách của thời gian, cơm tay cầm, cá kho tộ, canh chua, lẩu mắm, bánh xèo... là những món miền Nam được khẩu vị cả nước chấp nhận cho là đặc sắc.

Cơm nấu trong nồi đất thêm tay cầm để tiện vừa ăn vừa di chuyển (có khi là di chuyển qua kênh mương, nương rẫy). Cá kho trong tộ phản ánh cuộc sống tạm bợ của cảnh sống trên nương, trên ghe... Miền Bắc, miền Trung đều có món canh chua, nhưng tô canh chua miền Nam khác hẳn về chất lượng , thể hiện sự trù phú vô cùng của miền đất mới: nước thật chua, cá cắt khúc lớn, các loại quả thơm, cà chua, giá, đậu bắp, các loại rau thơm và ớt thật cay.

Lẩu mắm ngày nay đã là món ăn cao cấp, người ta đã đưa lẩu mắm như đưa "hương đồng cỏ nội" vào cao lâu, khách sạn. Trong lẩu có nhiều loại cá lại thêm thịt ba rọi, ốc, mực, đậu hũ... thể hiện đầy đủ nét hoang dã và hào phóng. Có vài loại rau tầm thường thậm chí không dùng ở xứ Bắc khi vào Nam lại gia nhập những món ăn cao cấp như khổ qua nhồi thịt hầm, bông bí nhồi thịp hấp. Ngoài những món mắm đã có, miền Nam còn có mắm các loại cá đồng, mắm ba khía, mắm chuột, mắm ruột (ruột và trứng cá)...


Lẩu mắm - Nam Bộ


http://i2.tinypic.com/tan81h.jpg

http://farm3.static.flickr.com/2040/1795346378_05bda2d23e.jpg

Lẩu mắm, đó là món ăn của thời khẩn hoang để nay ta có miền Tây lục tỉnh. Rau đồng, cá ngọt linh tinh lang tang, ăn no để lo mở cõi. Nhưng sau mấy trăm năm, giờ lẩu mắm đã trở thành món ăn cao cấp. Dân nhà giàu Sài Gòn, Chợ Lớn đãi khách bằng lẩu mắm mới sang. Cũng đáng tự hào, cái gốc thời khẩn hoang được nâng cấp ở thời hiện đại kinh tế thị trường...
Rau, cá, thịt, mắm thành một món với cái lẩu, một kiểu ẩm thực của văn hoá cộng đồng người Việt - Hoa - Khmer ở miền Tây. Mắm cá sặc, vốn của người Việt, được kho theo kiểu bún nước lèo là sở thích của bà con Khmer, nấu trong lẩu theo cách của người Hoa. Cá, tôm, rau đồng, cỏ nội, chẳng thiếu thứ gì ở phương Nam hào phóng.
Hai đĩa rau to, có tới 22 loại: Ngó sen, bông súng, rau nhút, hẹ, ngò gai, ngò ôm, cải bắc thảo, cải xanh, rau muống, rau ngổ, cần đước, đậu rồng, cù nèo, tai tượng, tần ô, rau đắng, càng cua, bông so đũa, bông điên điển, cà phổi, giá, bắp chuối. Chưa kể khổ qua, đậu bắp, nấm rơm bỏ vào khi lẩu vừa sôi với mớ "thập cẩm" tươi vừa chín: lươn, cá rô, cá kèo, cá chạch, cá ngát, cá bông lau, cá ba sa, cá lóc. Còn "đã chín" thì có thịt ba rọi, mực, tôm, tàu hũ, cùng "lên lửa" với nước cốt mắm sặc thơm lựng. Cũng không thể thiếu chén ốc lác làm "ngọc trầm thủy thượng" dưới đáy lẩu sôi sùng sục. Thêm hai đĩa bún khi chán cơm, ba xị rượu thuốc ngon, một đĩa ớt hiểm, tỏi...


Canh chua cá linh


http://img230.imageshack.us/img230/273/canhchuacalinh33n1as.jpg

Nước bắt đầu rút trên Ðồng Tháp Mười thì ở dưới hạ lưu như Bến Tre người sành ăn cũng bắt đầu thưởng thức món canh chua cá linh nấu với bông so đũa.

Cá linh được các ghe bầu ở miệt trên chở xuống còn sống, bán cho bạn hàng ở chợ Bến Tre. Mấy bà nội trợ đi mua cá, người bán vớt ra làm trước mặt cho khách hàng coi (có khi cũng làm sẵn nhưng như thế cá kém tươi, nấu canh chua không ngon). Cá linh chọn con lớn, cắt ngang phía dưới mang, nặn cho mật vọt ra còn ruột thì để nguyên. Cá mùa này mỡ bám đầy, thịt béo ngậy! Hễ có cá linh là đúng lúc so đũa ra hoa. Bông so đũa đầu mùa ăn rất ngọt, cuối mùa thì đắng lại có nhiều sâu, cũng là lúc cá linh ăn hết béo. Khi mua, chọn so đũa còn búp hoặc mới nở, đã được nhặt sạch hết nhụy, cuống.

Canh chua cá linh ăn một lửa mới ngon, không hâm lại vì cá mềm, dễ nát. Có thể dùng me hoặc chanh để nấu canh chua. Còn rau nêm nên dùng rau om hoặc ngò gai... Nên chuẩn bị sẵn một tô nêm, gồm có các loại gia vị: rau thơm xắt nhỏ, ớt, đường, muối hoặc nước mắm... Khi nước sôi bỏ cá vào rồi đậy nắp lại. Canh chừng xem nồi canh sôi lại cho bông so đũa vào, dùng đũa đè chìm bông ngập nước nóng. Bắc nồi canh xuống rồi mới nêm. Nêm canh chua cũng là một nghệ thuật: nêm sao cho có vị không chua quá cũng không quá ngọt, mà ngót ngót là được. Múc canh chua ra tô lớn, nhìn những chấm mỡ li ti của cá linh nổi lên trên mặt nước canh và khói từ tô canh bốc lên thơm ngạt ngào. Món canh chua, dù nấu với cá nào, cũng nên ăn với nước mắm nguyên chất. Ðừng quên cho thêm vào đĩa nước mắm vài khoanh ớt!.

Lẩu cá kèo


http://xe4.xanga.com/7cfc1015c0c30152412288/b113747027.jpg
http://i88.photobucket.com/albums/k187/gogoxkirus/Viet%20trip/food/e207f1f3.jpg

Đây là một món ăn chỉ thường thấy ở phía Nam. Cá kèo ngọt thịt, nước lẩu chua chua, và có vị chát nhẹ của các gia vị, chính là đặc trưng của lẩu cá Nam bộ.
Cá kèo là loại cá sống ở vùng sông nước Nam bộ, thường dài khoảng 15cm, to bằng ngón tay và có hình dạng gần giống cá bống. Nó có lớp da bên ngoài rất nhớt do đó khi làm cá phải làm sạch lớp nhớt này (chà con cá với tro hoặc muối), đặc biệt, ruột và mật cá phải giữ lại khi chế biến vì đây chính là đặc trưng hấp dẫn nhất của cá kèo, nó có vị nhân nhẩn, beo béo... nếu đã ăn một lần thì không thể quên được.

Món lẩu cá kèo có vị gần giống các loại lẩu của miền Bắc nhưng có thêm vị chua chua, chát chát của lá giang (trông gần giống lá chè, có nhiều ở miền Nam). Rau dùng cho lẩu là rau muống, rau rút và rau đắng - loại rau mà theo mọi người thì nếu thiếu nó, lẩu cá kèo sẽ giảm độ ngon đi 50%.
Rau đắng trông gần giống như cây rau sam của miền Bắc nhưng có vị đắng rất gắt. Vị ngọt của cá được hoà với cái đắng của mật cá cộng với cái đắng của rau đắng làm thành vị đặc trưng của món ăn.

Cá kèo để làm lẩu là những con cá còn sống và được để trong những bát nước. Chờ khi nước lẩu sôi mới mở vung nồi và đổ cá vào. Khi những con cá không còn quẫy cũng là lúc bạn có thể cho rau vào và chuẩn bị ăn. Tuỳ theo sở thích mà bạn có thể chọn bún hoặc bánh đa để ăn cùng với lẩu cá kèo.



P/s: Chỉ giới thiệu sơ qua về một vài nét đặc trưng trong ẩm thực Nam Bộ. Sẽ đi sâu sát hơn từng món ăn đặc trưng khi đến từng vùng đất trong những bài tới. Mệt quá! Hix hix… :moood:

kem dâu mút
15-08-2008, 02:46 AM
Rượu ngon cơm cháy thịt dê
Ninh Bình chào đón khách về thăm quan
Dạo chơi non nước Tràng An
Hạ Long trên cạn, đại ngàn Cúc Phương


http://www.vietnampictorial.com/VNP_Upload/News/2007-3/8/0307To14L.JPG

Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, nên địa hình Ninh Bình bao gồm cả ba loại địa hình: đồi núi, đồng bằng và ven biển. Ninh Bình nổi tiếng với cố đô Hoa Lư, thắng cảnh Tam Cốc, Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm... Nhưng nếu du khách đến đây chưa ăn món thịt dê núi thì coi như chưa biết thấu đáo về Ninh Bình.

Tuy nhiên khi đến Ninh Bình không chỉ nếm thử món dê núi mà còn khá nhiều món ăn rất giản đơn nhưng không kém phần đặc sắc như cơm cháy, gỏi cá nhệch, nem chua, mứt khoai, bánh gối, miến lươn, bún mọc ... đi kèm có rượu Kim Sơn và một vài đặc sản khác mà chỉ có người dân bản địa biết.


Tái dê Hoa Lư


http://www.ninhbinhtourism.com.vn/uploads/News/pic/small_1190366945.nv.jpg

Cố đô Hoa Lư thuộc địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình. Cách Hà Nội 90 km về phía Nam. Địa hình nơi đây khá ấn tượng bởi những dãy núi đá vôi được phủ xanh cây cối tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ thú đồng thời cũng là bức tường thành tự nhiên vững chãi như bao bọc, bảo vệ cho kinh đô Hoa Lư xưa và đền Đinh - Lê, cụm di tích lịch sử quan trọng của Quốc Gia.Cũng tại nơi đây từ lâu có một món ăn rất nổi tiếng đã trở thành đặc sản của vùng đất cố đô này đó là đặc sản Tái Dê.
Nhiều địa phương khác cũng có món Tái Dê như­ng món Tái Dê ở vùng cố đô Hoa Lư­ có hư­ơng vị riêng, không chỉ vì nó là đặc sản của vùng cố đô mà nó hấp dẫn bởi không gian, vị trí đến cách làm thịt dê, chế biến món ăn, gia vị...

Ng­ười ta bắt dê được chăn thả trên những dải núi đá vôi quanh co uốn lượn của vùng cố đô Hoa Lư đem về làm lông, thui vàng, mổ ra ư­ớp với lá hương nhu hoặc lá cúc tần hơn chục phút, rồi lọc lấy thịt (để cả da) đem nhúng vào nước sôi cho tái, sau đó thái nhỏ, mỏng đều (thái ngang xớ) Lấy vừng đã giã dập cùng các gia vị: xả, lá chanh, gừng ớt t­ỏi thái nhỏ, nư­ớc chanh, bột ngọt cho vào thịt dê tái đã thái tất cả chộn đều thành tái dê. Ăn tái dê nhất thiết phải có tương bần, và kèm theo lá sung, quả chuối xanh, khế, lá mơ…

Cơm cháy Ninh Bình


http://img183.imageshack.us/img183/2035/comhensv6.jpg

Đến với Ninh Bình, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món đặc sản Cơm cháy để tân hưởng cái thi vị, độc đáo trong văn hoá ẩm thực của người Ninh Bình. Tại nhiều khách sạn hoặc các nhà hàng ăn uống, du khách đều có thể thưởng thức món đặc sản này.

Cơm cháy chính là "xém" lấy từ đáy nồi cơm do để già lửa. Để có cơm cháy ngon người ta th­ường nấu từ gạo nếp hoặc tẻ thơm có thể pha tỷ lệ thích hợp giữa gạo nếp và tám thơm, khi nấu cơm đổ vừa n­ước, vừa lửa, cơm chín nhừ không khô, không nát sẽ có cơm cháy ngon. Để tạo cơm cháy ng­ười ta thư­ờng dùng nồi gang dày. Khi cơm chín, cơm được lấy ra nhưng phần cơm ở đáy nồi đư­ợc tiếp tục cấp nhiệt, nồi đ­ược xoay tròn cho nóng đều tạo lớp cơm mỏng, trắng đều, thời gian tạo xém khoảng vài chục phút. Khi xoay nồi lớp xém tự bóc ra khỏi thành nồi, nguời ta lấy ra sấy cho khô rồi bỏ vào rán cho đến khi giòn vàng lấy ra bẻ thành từng miếng nhỏ để vào bát to. Thịt bò lăn thái lát, tim cật lợn thái mỏng, ­ướp gia vị cùng với cà chua, cà rốt, hành tây, nấm h­ương... chộn đều, xào cho chín, rồi đổ vào bát cơm cháy, lúc ấy cơm cháy mới giòn tan, đầy ấn tư­ợng với những âm thanh mầu sắc, hư­ơng vị quyến rũ.

P/s : Món này Kem đã dùng thử một lần ở 1 quán gần nhà thờ Phát Diệm, ăn chung với nước lèo sền sệt, cơm cháy nóng giòn cho vào bát nước nóng kêu xèo xèo, cho vào miệng giòn giòn mà lại mềm mềm, rất thú vị.

Nem chua Yên Mạc


http://www.ninhbinhtrade.gov.vn/images/nemYenMac.jpg

Từ thành phố Ninh Bình đi theo quốc lộ 1A hướng Ninh Bình - Thanh Hoá, đến km số 9 có khách sạn Thanh Sơn thì rẽ tay trái theo đường nhựa lớn, trục chính của huyện Yên Mô. Du khách đến với xã Yên Mạc nơi có nghề làm nem chua nổi tiếng.

Để làm nên những chiếc nem, quả nem, lớp lá trong cùng th­ường đư­ợc dùng bằng lá ổi có vị bùi, chát thích hợp. Bên ngoài là lớp áo bằng lá chuối còn tư­ơi, nem được gói thật chặt và kín để chóng lên men chua và để được lâu. Dùng lá chuối gói nem để tạo dáng và có màu xanh tư­ơi, bóng bẩy đẹp mắt khi bóc ra nem có màu đỏ hồng đều, mùi thơm chua, tơi rời. Nem được ăn kèm với chút lá ổi, lá sung, cùng rau thơm cuộn lại, chấm với nư­ớc mắm chanh, tỏi thêm ớt hoặc hạt tiêu người ăn sẽ cảm nhận đủ vị ngọt, cay, thơm lan toả khắp cơ thể.

Gỏi cá nhệch Kim Sơn


http://thanhhoatourism.com.vn/admin/upload/3070711075738.gif

Gỏi nhệch làm bằng thịt cá lát mỏng, trộn thính gạo thơm lừng. Da cá chiên vàng, cuộn cùng gỏi và các loại lá ăn kèm bởi chúng chỉ ở nơi có bãi biển phù sa.

Gỏi được ăn kèm với bánh đa vừng và các loại lá : vọng cách, rau má, diếp cá, mùi tàu, sung muối, rau mùi, rau đinh lăng, lá sung… Có lẽ chính những thứ lá này đã tạo nên hương vị riêng, khó trộn lẫn của món gỏi cá nhệch. Mỗi người thưởng thức gỏi bằng cách riêng của mình. Người thì cuốn cá với các loại lá, người lại cuốn gỏi bằng chính da cá rán, không cuốn bằng bánh đa nem như các loại gỏi khác. Gỏi cá nhệch ăn rất ngon, thơm và bùi, có mùi vị rất đặc trưng. Có người cho rằng gỏi nhệch ngon hơn cả gỏi cá mè và các loại gỏi khác.

Tóm lại, đến với cùng đất Tràng An - cố đô xưa có thể thưởng thức nhiều món ăn. Trên đây chỉ là một vài món ăn đặc trưng nhất được trích từ nhiều nguồn khác nhau.

Nhắc tới lại nhớ quê. 2 năm nữa sẽ ra thử món dê núi. BIết mà chưa nếm thử, thật là quê mùa quá! hix hix :7:

..::peony::..
19-08-2008, 10:39 PM
hic nhìn là thấy thèm òi

kem dâu mút
16-10-2008, 01:04 AM
Thật ra thì chưa bao giờ nếm thử bún bò mang đậm nét Huế vì trong SG này món bún bò cay cay, mằn mặn, đầm đậm đã cải biến đi phần nào nhưng vẫn rất hấp dẫn mỗi khi thèm món gì nong nóng, nương nước. :dien: Nhắc cái lại thèm....

Hôm nay đi tìm hiểu xíu về món ăn dân dã nhưng không dân dã này xíu nà :hihi:


http://farm3.static.flickr.com/2110/2082371324_8e0aefefa0.jpg

Bún không phải chỉ đơn thuần là một món ăn truyền thống của Huế, nhưng đối với người Huế, bún còn là một phần lối sống “Kiểu Huế”. Kiểu Huế là nghèo mà vẫn sang, vui rộn rã mà vẫn man mác buồn, ngoài mặt phẳng lặng mà trong lòng dậy sóng, không soi bóng mình trong gương mà soi bóng mình trong đôi mắt của người thương, bè bạn, xóm giềng. Người ngọai quốc như ông Foulon cũng nhận xét về sự mâu thuẫn của Huế: “Tóc tang cười nụ, vui mừng thở than!”(Lê Văn Lân dịch)

Huế mâu thuẫn từ buổi mới vào đời, đài các từ ngày mới có tên. Tên đất thì nhỏ như nốt ruồi son: Ô, Rí, Huế... mà tên người lại dài lướt thướt như mái tóc mây dài chấm gót: Công Tằng Tôn Nữ Thị Sông Hương, Nguyễn Khoa Hoàng Thành, Tôn Thất Quỳnh Phương... Huế quá trầm lặng và chật như cái bể cạn mà phải chứa những tâm hồn bão nổi sông hồ, nên dân Huế ngoài mặt hiền khô mà trong lòng cưu mang những bến bờ viễn xứ, sẵn sàng phản kháng và rực lửa đấu tranh “dấy loạn” như Lục Vân Tiên ra đường thấy việc bất bằng chẳng tha. Cái dấy loạn bão liệt nhưng nên thơ và lý tưởng quá đà của những tâm hồn lãng mạn kiểu Huế chỉ làm cho Huế thành đất dấy nghĩa nhưng không thể nuôi lớn Huế thành căn cứ địa, chiến khu như Tân Sở, Ba Lòng. Xưa vua Hàm Nghi và vua Duy Tân chỉ có những phút huy hoàng và chợt tắt ở Huế, để rồi suốt canh thâu le lói ở phương nào.

Tô bún bò Huế cũng là một biểu hiện của văn hóa Huế vì đây cũng là một sự “dấy nghĩa” trong truyền thống nấu ăn khi cho bò nổi heo chìm trong cùng một nồi, trộn lẫn hai tính chất mâu thuẩn “bò nấu thì teo, heo nấu thì nở” thành một thể hài hòa. Huế đã dùng sả để “chuyên trị” thịt bò chứ không dùng ngủ vị hương để chuyên trị như truyền thống lâu đời ở Trung Hoa và miền Bắc. Tô bún Huế mang hưong vị “rất Huế” để mà cảm nhận và thưởng thức như cảm nhận và thưởng thức mùi khói sóng buổi chiều trên sông Hương. Tự nhiên như: “Nó ngon thì tại nó ngon. Có chồng thì phải nuôi con, thờ chồng”. Cái dễ giận nhất của người Huế là "mình cảm thấy..." mà không cần lý luận. Bởi vậy, hình như càng đem lý tính để phân tích các món ăn Huế, cái hiểu về hương vị thực tế càng xoải cánh bay xa...

Bún Bò Huế. Ai ở xa nghe như thể Huế là vùng đất thổ sản của bò, giống miền Nam Mỹ Texas. Thật ra, tìm một trại bò trên đất Huế cũng khó như tìm lá Diêu Bông của Hoàng Cầm. Tô bún bò Huế cũng là phản ánh cái tham vọng thu nhỏ của người Huế vì muốn dùng cái “lượng” giới hạn để đạt tới cái “phẩm” vô cùng. Bởi vậy, ngoài những chất liệu cay chua ngọt bùi của trần gian, tô bún Huế còn được “nêm” thêm ít nhiều gia vị vô hình của cái tâm chủ quan và cái linh của hoàn cảnh.


http://farm3.static.flickr.com/2148/2082378652_17b66a88f0.jpg?v=0

Tô bún bò Huế mới thoạt nhìn, có vẻ đạm bạc và thanh lịch như chiếc áo dài phin trắng nõn nà. Tô bún chỉ lớn hơn bàn tay búp măng xoè ra một tí. Nước bún trong để lộ những tép bún trắng nằm sóng soãi vươn lên miệng tô. Nước bún không mỡ màng, không bị vẩn đục vì gia vị. Vài loáng ớt màu đỏ nhạt, quyện với dầu sả nổi đốm sao trên mặt tô không che được miếng giò heo búp, mỏng bằng hai phần lóng tay. Miếng giò heo trắng ngả màu vàng với lớp da mỏng, ôm khoanh thịt nạc và mảnh xương tròn ở giữa như nhụy hoa nằm bắt mắt và mời gọi, nửa chìm nửa hở trong tô bún. Che mái cho tô bún là ba bốn lát thịt bò bắp xắt mỏng, những lát bò bắp với thớ thịt chắc nịch nâu đỏ và những đường vân vàng nhạt của nạm, gầu, gân, sách.


Linh hồn của tô bún bò Huế là nước bún. Nước bún là nước được hầm từ xương heo, xương bò, gà tươi, và có khi là cây, củ... Phần khó nhất trong việc nấu nước bún là giữ cho nước trong, ngọt thanh, không mỡ màng, không lềnh bềnh gia vị. Những “trường phái” bún bò khác nhau ở Huế thường dấu bí quyết nấu nước bún vừa trong vừa ngọt, nhưng tất cả đều có điểm cơ bản khá giống nhau là cách chọn xương hầm, cách luộc tái rồi đổ nước đầu tiên, cách vớt và lọai bỏ bọt thải đúng lúc, đúng điệu, thường là yếu tố quyết định trình độ cao thấp của “tay nghề”.

Bún sợi thật sự là bún tươi, trắng ngà, có độ dẻo và độ lớn vừa phải.

Thịt heo trong tô bún chỉ đơn giản một lát giò có đủ da, đủ nạc và xương. Giò luộc vừa chín, không quá lửa làm cong queo, mềm nhũn, thoang thoảng gia vị vừa ăn; thơm nhưng không mất mùi thịt heo nguyên thủy.

Thịt bò trong tô bún là bò bắp luộc vừa chín, xắt lát mỏng, xào nhẹ lại với đồ màu và tránh tình trạng quá lửa làm “bò teo, heo nở”.

Gia vị chủ lực của bún bò Huế là sả, ruốc và ớt, nước mắm. Tinh dầu của cây sả có mùi thơm rất nồng, đủ mạnh để làm trung hòa mùi ruốc và giúp cho mùi thịt trộn tiêu hành nước mắm trở nên dịu và ngào ngạt hơn. Dầu sả nhẹ hơn dầu mỡ nên làm cho nước bún nổi sao óng ánh, tránh được những váng mỡ nặng nề làm cho người ăn ái ngại. Một cây sả tươi cần chọn đoạn giữa vừa thơm, vừa phong phú tinh dầu. Đừng quên sả gốc nồng và chát, sả ngọn ít thơm và dễ làm cho nước bún nhiễm màu xanh của lá.

Trong nồi bún, nếu sả quyết định cho hương thì ruốc quyết định cho vị. Ruốc phải đánh loãng và thải hết chất bã. Ruốc nêm lúc nước còn lạnh để khỏi nặng mùi. Ruốc nêm đúng phân lượng sẽ làm cho nước bún có vị ngọt đậm đà và mùi thơm phảng phất chất mắm muối quen thuộc của đồ ăn Việt Nam. Ruốc nêm thiếu, nước bún sẽ “ỏn”, nghĩa là lạt lẽo, kém vị, thiếu mùi như nước ốc. Ruốc nêm thừa, nước bún sẽ “hăng”, nghĩa là mùi vị nặng nề, không tỏa ngát quanh tô bún mà có vẻ như chìm lỉm trong nồi nước bún.


http://i6.photobucket.com/albums/y218/spongecakee/bunbo.jpg


Nhiều người dân ở TP Hồ Chí Minh còn xem bún bò Huế là món ăn sáng hấp dẫn, là thực phẩm đổi món vào dịp cuối tuần cho cả gia đình. Có không ít thực khách “nghiện” bún bò Huế đến mức “Chỉ một tuần không ăn là nhớ”-một cô bạn đồng nghiệp của tôi đã tâm sự như thế sau chuyến đi công tác nước ngoài dài hơn nửa tháng. Do “đắt khách” nên hầu hết các nhà hàng, quán ăn, thậm chí cả các khách sạn nổi tiếng sang trọng cũng đã đưa bún bò Huế vào thực đơn hàng ngày của mình.


Ôi, chèm chẹp, chèm chẹp, thèm quá! Như thể mới biết món ăn của người Huế tinh tuý đền dường nào! Vì thế ai đi ngang qua dất9 Huế cũng đừng quên xử món này để hiểu về tâm hồn người con đất Huế ha!



(Nhiều nguồn)

*Gemini
16-10-2008, 08:04 AM
Úi chị Kem ui, hít hít, thèm bún Huế với thịt dê ạ! Rượu nhà chị nữa cho đủ bộ! :khocnhe:

lemongirl_tran
17-10-2008, 11:20 PM
nhìn mấy món này mà cứ nuốt nước miếng hoài...hahah

kem dâu mút
22-05-2009, 12:45 AM
Những ngày đông giá lạnh hay những ngày mưa rả rích biếng đi dạo phố hay rong chơi cùng bạn bè, mọi người cũng có thể quây quần, tụ tập cùng nhau tại nhà 1 ai đó, mua ít nguyên vật liệu rồi cùng nhau chế biến món bánh Xèo, cũng đủ thấy lòng ấm lên. :tsk:


http://www.uploadanh.com/upload/0/202/0.163988001242977891.jpg


Nguồn gốc của bánh xèo xuất phát từ Bình Định, sau đó theo chân vị hoàng đế Quang Trung cùng nghĩa quân đến kinh thành Phú Xuân - Huế và được chế biến theo phong cách đặc trưng nơi đây, phù hợp với lối sống khép kín trầm lắng, không phô trương. Vì vậy mà bánh xèo xứ Huế thường khá nhỏ.

Theo chân những lưu dân tìm đến miền đất mới Phương Nam - mảnh đất màu mỡ của những sản vật phong phú, chiếc bánh xèo có dịp thể hiện mình theo lối sống dung hợp mới. Không chỉ có độ lớn khác thường, mà nhiều hương vị mới cũng bắt đầu xuất hiện, bên cạnh nét đặc trưng riêng có ban đầu.


http://www.uploadanh.com/upload/0/202/0.503766001242977893.jpg

Có lẽ Bánh Xèo có cái tên dân dã như thế là do người xưa khi đổ bánh vào chảo nóng có phát ra tiếng "xèo" cho nên đặt cho nó tên gọi như vậy. Chỉ cần nhắc tới tên thôi cũng đã thấy thèm lắm rùi :hihi:

Bánh xèo thường làm bằng gạo, tôm tép tươi, ngon nhất vẫn là loại tép sông được lựa chọn tại chợ Gò Bồi Tuy Phước Bình Định vì có độ lớn vừa phải, thịt dẻo ngon và trong suốt, đủ cho chiếc bánh xèo khi đổ xong sẽ gọn gàng, đẹp mắt. Rồi thêm ít rau thơm, giá vừa nẩy mầm...

Bánh ngon nhưng đòi hỏi nước chấm phải đặc biệt, có vị riêng thì mới hấp dẫn. Ngoài nước mắm và các gia vị đường, tỏi… có thể có thêm đậu phộng, đậu nành xay nhỏ, tương ớt tạo màu sắc và mùi vị quyến rũ.

Nét đặc biệt khi đi ăn bánh xèo là không chỉ dùng chén đũa để gắp từng miếng, mà còn dùng tay để cuốn bánh lại. Từ việc đem bánh tráng nhúng vào nước đặt vào đĩa, sau đó gắp bánh xèo đặt lên trên, tách đôi chiếc bánh ra, thêm một ít rau sống gồm cải cay, xà lách, diếp cá, dưa leo… Cầm trong tay cuốn bánh xèo chấm vào nước chấm và từ từ thưởng thức...


http://www.uploadanh.com/upload/0/202/0.258995001242977890.jpg


Khác biệt của bánh xèo các vùng miền:

Người ta thường nhắc đến bánh xèo miền Trung và bánh xèo Nam bộ - hai vùng nổi tiếng về bánh xèo. Tuy nhiên, do đặc điểm của từng vùng miền mà cách thức làm bánh cũng có nhiều “biến tấu” khác nhau, tùy theo khẩu vị, sở thích và tập quán ẩm thực. Bánh xèo có nguồn gốc từ miền Trung, theo nguồn di dân khai phá vùng đất mới món bánh này đã thâm nhập vào miền Nam và đã có những biến đổi thành nét đặc trưng của miền Nam.

=> Bánh xèo miền Trung thường là cái nhỏ, đổ trên khuôn đất, có nắp đậy. Trong đó phải kể đến bánh xèo Phan Thiết. Bánh ngon bởi nước chấm không sệt sệt như nước chấm của Huế (được gọi là nước lèo), không lỏng lẻo như nước chấm của miền Nam mà có độ quánh vừa phải của lạc được giã nhuyễn, của nước đường ngọt đậm đà hòa quyện trong nước mắm Phan Thiết nổi tiếng làm nên một thứ nước chấm không thể lẫn vào đâu được, dân dã mà đậm đà.

Ở Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái, thường dùng kèm với thịt nướng. Nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, lạc. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo cũng rất đa dạng. Ngoài rau sống, còn thêm quả vả chát, khế chua… Bởi vậy, dân sành ăn cứ thấy ngờ ngợ như món này thực sự được bắt nguồn từ Huế.
Bánh xèo núi Cấm

=> Ở miền Nam, bánh có cho thêm trứng và nước chấm là nước mắm chua ngọt thật đậm đà (gồm chanh, tỏi, ớt…). Bánh được đổ trong những cái chảo gang lớn nên diện tích cái bánh lớn gấp đôi bánh xèo miền Trung. Ở vùng núi Cấm (An Giang), có hai loại: bánh mặn nhân tép rang, thịt ba rọi, giá sống, măng tươi; bánh chay thì nhân tàu hủ chiên, giá sống và măng tươi. Đặc biệt, vào những mùa nấm mối, bành xèo lại có thêm một gia vị làm nhân. Với tính ngọt, giòn, nấm mối đã làm tăng thêm vị ngon cho bánh xèo. Các loại rau sống dùng kèm ở miền Nam cũng đa dạng và phong phú hơn rất nhiều, có đến khoảng 12 loại rau: lá sung, cát lồi, ngành ngạnh, đọt bứa, kim thất, lá vông, mã đề, lại thêm cái vị chát chát, chua chua của đọt xoài non, đến cái mùi hăng hăng của lá cách, cải xanh, dấp cá, rau thơm... Ăn bánh xèo đúng điệu phải là gói. Trải những chiếc lá non lên bàn tay, bỏ vào một chút bánh, cuộn lại chấm nước mắm chua ngọt... vừa nhai vừa tận hưởng cái mùi vị của hương vị quê nhà mà khi đi xa ai ai cũng thèm được trở về, thèm được thưởng thức quà quê...

=> Ở miền Bắc, nhân bánh xèo ngoài các thành phần như các nơi khác còn thêm củ đậu (củ sắn) thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi.


http://www.uploadanh.com/upload/0/202/0.557968001242977894.jpg



Các quán bánh Xèo nổi tiếng ở SG mà Kem biết :D :

Miền Nam:
Bánh xèo Mười Xiềm
190 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.6, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.

Bánh xèo Ăn Là Ghiền
74 Sương Nguyệt Ánh, P. Bến Thành, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.

Bánh xèo Ngọc Sơn
103 Ngô Quyền, P.11, Q.5, TP. Hồ Chí Minh.

Bánh Xèo Đinh Công Tráng
46a Đinh Công Tráng, Quận 1

Bánh Xèo A Phủ
110c Ngô Quyền, Phường 8, Quận 5
29 Nguyễn Văn Nghi, Quận Gò Vấp




Dù các hàng quán mọc ra rất nhiều xen lẫn vơí những hàng quán đã có từ lâu năm và ăn sâu vào tiềm thức mỗi người. Nhưng không gì bằng ở nhà, tự tay pha bột, xắt thịt, rang tôm rồi đổ bánh. Chiếc bánh làm ra không đơn giản là bánh mà nó còn ngụ cả tấm lòng, tình cảm và cả 1 chút tinh tế tỉ mỉ nữa đấy. Vì muốn đổ ra một chiếc bánh vừa giòn, vừa mỏng nhưng không cháy đen đâu có dễ xí nào đâu. Không tin hả, làm thử đi. :D