PDA

Xem đầy đủ chức năng : Bạn biết gì về Đinh Lê Lý?



lelongdinh
24-04-2008, 11:18 AM
Những điều bạn chưa biết về Vua Đinh Tiên Hoàng

TỪ DẤU ẤN TRÊN NHỮNG CÔNG TRÌNH 1000 NĂM …

Thánh Gióng và đền Gióng

Cách đây gần 1000 năm, vua Đinh Tiên Hoàng cho tạc tượng, xây đền thờ Thánh Gióng ở ngay dưới chân núi Sóc. Và cũng tại nơi đây, UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định đầu tư thực hiện dự án xây dựng tượng đài Thánh Gióng, công trình kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Theo truyền thuyết, thời vua Hùng thứ sáu, giặc Ân đem quân xâm lược nước ta, cướp bóc của cải, tàn phá nhà cửa, xóm làng, giết hại, hãm hiếp dân lành. Vua Hùng phải cầu người tài giỏi ra đánh giặc. Tại làng Phù Đổng, nay thuộc Gia Lâm có cậu bé lạ, nhận lời nhà vua lên đường, đi đến đâu giặc tan đến đó. Cuối cùng, Giặc thua rút về nước, Thánh Gióng dừng chân tại núi Sóc, cởi áo giáp treo lên cây, cả người và ngựa bay về trời. Vua Hùng phong ngài là Phù Đổng Thiên Vương. Sách “Thiền Uyển Tập Anh” ghi rõ: Vào thế kỷ thứ X, trụ trì chùa Non trên núi Sóc là sư Ngô Chân Lưu, hậu duệ của Ngô Quyền, vua Đinh Tiên Hoàng phong là Quốc Sư, ban hiệu Khuông Việt. Ngô Chân Lưu cùng Vạn Hạnh Thiền Sư là những nhà ngoại giao nổi tiếng dưới thời Đinh, có công giúp Lý Công Uẩn lên ngôi năm 1009 thay nhà Lê. Một hôm, trong giấc ngủ, Quốc Sư thấy thần về bảo núi Sóc là “linh sơn”, lập đền thờ Thánh Gióng sẽ chống được ngoại xâm, yên bờ cõi. Vua Đinh đã sai ngài tổ chức tạc tượng, xây đền thờ dưới chân núi Sóc, nay thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh. Trải qua hàng nghìn năm, trước những biến cố thăng trầm của lịch sử, khu đền thờ Thánh Gióng trên núi Sóc vẫn được các triều đại phong kiến quan tâm gìn giữ, trùng tu, tôn tạo... Đến thời đại Hồ Chí Minh, khu di tích lịch sử - văn hóa này đã được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia. Xây dựng tại đây một công trình tưởng niệm người anh hùng làng Gióng là cấp thiết, nhất là khi Đại lễ kỉ niệm Thăng Long - Hà Nội 1000 tuổi đang đến gần.

Đền Hùng và truyền thống giỗ Tổ
http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/dataimages/200607/original/images1030241_1.jpg
Ngược dòng lịch sử, qua nghiên cứu trước thế kỷ thứ X, Triều đình Đại Cồ Việt đã cho xây dựng Đền Hùng và tổ chức giỗ Tổ Hùng Vưng với tính chất hoàn toàn dân gian: tổ chức lễ hội làng He với các trò diễn xướng dân gian khá phong phú, độc đáo: Lấy tiếng hú lúc nửa đêm, chạy địch, săn lợn, trình voi ngựa và vui hơn cả là rước chúa gái, diễn trò bách nghệ khôi hài... Khi đất nước ta giành được độc lập thế kỷ X, vua Đinh Tiên Hoàng đã cho viết thần tích vào Thiên Phúc nguyên niên, di tích đền Hùng được phát huy giá trị lịch sử. Việc xây dựng kiến trúc và tổ chức giỗ Tổ - Lễ hội Đền Hùng ngày càng được duy trì hoàn thiện.

Đồng tiền xưa nhất và cái tên Tràng Tiền:

Tiền Việt Nam ngày xưa nhất được đúc bằng đồng, ở thế kỷ X, vua Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên cho đúc tiền. Những đồng tiền đồng đầu tiên của Việt Nam hình tròn, lỗ vuông, trên có chữ “Thái Bình Hưng Bảo”, phía lưng đúc nổi chữ “Đinh”. Các triều đại tiếp theo là Lê, lý, Trần, Hậu lê, Tây Sơn, Nguyễn cũng đều có tổ chức đúc tiền. Tiền có các đơn vị:
+Đồng: là đơn vị nhỏ nhất, không thể chia nhỏ hơn nữa trong lưu thông.
+Tiền: là đơn vị thứ hai, theo nguyên tắc 01 tiền bằng 100 Đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, đơn vị này thường được quy định dước 100 Đồng
+Quan: là đơn vị tiền tệ cao nhất. Một quan bao giờ cũng được tính bằng 10 Tiền. Do đó, nếu 1 tiền có giá trị bằng 60 Đồng thì một quan sẽ bằng 600 đồng, như lời tâm sự của một người vợ chăm lo cho người chồng ăn học ngày xưa: Một quan bằng sáu trăm đồng/ Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi.
http://www.vnn.vn/dataimages/original/images323157
Ở Hà Nội ngày nay, nếu như địa danh Tràng Thi ghi dấu một thời huy hoàng của khoa cử Việt Nam xưa, thì địa danh Tràng Tiền (nơi đúc tiền, cái tên do Vua Lý Thái Tổ đặt để tưởng nhớ kinh đô Hoa Lư) là nơi gợi cho chúng ta nhớ về lịch sử tiền tệ của Việt Nam ngày trước.

ĐẾN NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA …

Nghề áo dài truyền thống

Tà áo dài truyền thống không chỉ là biểu tượng cho hồn dân tộc Việt mà còn là thương hiệu của Việt Nam đối với bạn bè trên khắp thế giới. Bà tổ của nghề là bà Nguyễn Thị Sen - người con gái xinh đẹp, đảm đang của làng Trạch Xá. Tục truyền rằng, Nguyễn Thị Sen là tứ phi của vua Đinh Tiên Hoàng, kết duyên cùng đức Vua khi ông về đây chiêu mộ hào kiệt. Nguyễn Thị Sen được phong là tứ phí. Bà thường lẻn vào thành Nội xem các cung nữ làm áo. Với sự khéo léo và sáng tạo, bà đã giúp họ phát triển, sáng tạo được nghề trong cung vua. Sau khi Vua Đinh Tiên Hoàng mất quyền hành rơi vào tay Dương Vân Nga và Lê Hoàn, bà đã từ giã hoàng cung cùng với con trở về quê hương truyền dạy nghề cho nhân dân trong làng. Khi mất bà được lập đền thờ và tôn làm bà tổ nghề áo dài truyền thống. Từ đó đến nay, cha truyền con nối, thế hệ trước dạy cho thế hệ sau, nghề may gắn bó với người Trạch Xá và trở thành nghề truyền thống của làng. Trạch Xá hôm nay có cả một đại bản doanh của mình trên đất Hà Thành.
http://vietnamnet.vn/dataimages/200601/original/images889763_2.jpg
Kinh đô Hoa Lư - Đất tổ của sân khấu chèo

Kinh đô Hoa Lư là đất tổ phát tích của nghệ thuật sân khấu chèo. Theo sử sách, Bà Phạm Thị Trân sống vào thời Đinh Tiên Hoàng. Là người phụ nữ nhan sắc, lại có tài múa hát, bà luôn giữ vai trò chủ chốt trong các nhóm, các đoàn đi múa hát và làm trò thời đó. Lời ca tiếng hát của bà được dân gian ca ngợi thành thơ:
Múa hát như muốn hát bàn đào
Hát giục mây bay, giục gió ào
Tiếng hát kinh hồn quân bạc ác
Lời than làm nhỏ lệ đồng bào
http://www.hungyen.gov.vn/ImageAttach/II4_hathoi.jpg
Vua Đinh Tiên Hoàng đã cho mời bà về kinh đô Hoa Lư và phong cho bà chức Ưu Bà, chịu trách nhiệm dạy quân lính múa hát, đánh trống, gẩy đàn, diễn các tích trò, lúc đó gọi là hát trò nhời hay gọi là hát chèo.
Hàng năm cứ đến ngày 18/2 âm lịch, tại Hải Dương lại tổ chức giỗ Bà tổ của nghề hát chèo. Ngày nay vào đầu xuân, nhân dân vùng Hải Dương, Hưng Yên lại tổ chức hội làng, trong đó hát chèo giữ một vai trò quan trọng, là linh hồn không thể thiếu của ngày hội.
Nơi đây sau này đã cung cấp cho ngành hát chèo Việt Nam những nghệ nhân ưu tú, tài ba và góp phần truyền thụ cho thế hệ sau thừa kế một nền nghệ thuật dân tộc độc đáo đã đi vào đời sống của nhân dân Việt Nam.

Lê Long Đĩnh có phải là kẻ dâm đãng, tàn bạo?
Chính sử chép rằng Lê Long Đĩnh (con trai Lê Hoàn) là một ông vua tàn bạo, dâm đãng nhất trong lịch sử. Gần đây có giả thuyết cho rằng chính Long Đĩnh đã bị sát hại và bôi nhọ. Cái chết của ông ở tuổi 24 đã nêu ra một nghi vấn, các sử gia hiện nay cho rằng Long Đĩnh bị thanh toán. Trong Đại Việt Sử Ký Tiền Biên, trang 185, Ngô Thì Sĩ viết như sau :
"Lý Thái Tổ rất căm phẫm trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai minh Vương, nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi dấu kín việc đó, nên sử không được chép"
Xét hành vi của Long Đĩnh trong vai trò lãnh đạo đất nước hoàn toàn đối nghịch với một số hành vi tàn bạo hung ác như trích dẫn sau đây:
• Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Chính biên, quyển 1 trang 274 chép:"năm (1007 ) Long Đĩnh sai em là Minh Xưởng và Chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã đem con tê trắng sang biếu nhà Tống, dâng biểu xin cửu kinh và kinh sách Đại Tạng".
• Đại Việt Sử Ký Tòan Thư trang 235 chép "Nhà vua đi Ái Châu, đến sông Vũ Lung. Tục truyền : người lội qua sông này phần nhiều bị hại , nhân thể vua sai ngươì bơi lội qua lại đến ba lần, không hề gì, xuống chiếu đóng thuyền để ở (các bến sông) Vũ Lung, Bạt Cừ, Động Lung bốn chổ để chở người qua lại".
• Trong Đại Việt Sử Lược trang 107 chép "Năm Định Vị ( Mùi) tức năm 1007 Vua sửa định lại quan chế văn võ theo nhà Tống".
• Trong Đại Việt Sử Ký Tiền Biên của Ngô Thì Sĩ, Bản kỷ, Quyển I, trang 39a chép: "Khai Minh Vương sai dân Ái Châu đào kênh, đắp đường từ cửa Vân Long qua Đỉnh Sơn đến sông Vũ Lũng.." .
Long Đĩnh trong 4 năm cầm quyền cho đến trước khi chết, ông vua trẻ này đã 5 lần tự tay cầm quân đánh giặc.
• Lần thứ nhất (năm 1005) dẹp tan bạo loạn giữa các anh em thu phục mọi người ĐVSKTT trang 233 chép"?Từ đấy về sau các Vương và giặc cướp đều hàng phục".
• Lần thứ hai ( 1005 ) Khi quan quân đang đánh nhau với ngưới ở trại Phù Lan chợt thấy trạm báo tin là giặc Cử Long vào cướp đã đến cửa biển Thần Phù ( Ninh Bình ) Vua về đến sông Tham, đi sang Ái Châu để đánh giặc Cử Long.
• Lần thứ ba ( 1008 ) Đánh người Man ở hai châu Đô Lương và Vị Long.
• Lần thứ tư ( 1008) Đánh giặc ở Hoan châu và châu Thiên Liêu.
• Lần thứ năm (1009) Tháng 7 vua đi đánh giặc ở các châu Hoan Đường và Thạch Hà.
Qua những hành vi nêu trên thật khó tưởng tượng và xác định Long Đĩnh là một vị vua chuyên làm việc càn dở như sử ký đã ghi. Mặt khác, Y học ngày nay cho thấy khả năng Long Đĩnh là " Ngọa Triều" là không thể vì trong suốt thời gian ngắn ngũi 4 năm ông cầm quyền ông ta đã tự mình làm tướng đi chinh phạt đến 5 lần và trận chiến cuối cùng mà Long Đĩnh tham dự trước khi ông chết là 2 tháng. Nếu Lê Long Đĩnh mắc bệnh trĩ mà phải nằm để thiết triều thì không giải thích được những cuộc chinh chiến liên miên của ông ta. Nói là vua là kẻ ham mê tửu sắc, đau bệnh trĩ, lâm triều phải nằm là chuyện cần phải xét lại.
Ngô Thì Sĩ khẳng định: "Xét việc Long Đĩnh cướp ngôi, cố nhiên không đáng được thụy hiệu đẹp, mà cái tên Ngọa Triều cũng không đúng. Có lẽ Lý Thái Tổ muốn dùng thụy hiệu xấu để gán cho, mà không biết rằng từ xưa những đế vương nào không đáng làm vua thì gọi là phế đế, mạt đế hoặc lấy cái tên khi bị phế mà chép. Còn như cái hiệu "Ngoạ Triều" thì thô bỉ không căn cứ?" Lý luận của Ngô thì Sĩ không phải là không có căn cứ về phương diện Y Khoa.
http://dongtac.net/local/cache-vignettes/L99xH150/arton1445-faf33.jpg
Về chuyện Lê Long Đĩnh giết anh để lên làm vua cũng cần xem xét. "Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Sách Dã sử chép rằng: Đại Hành băng, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi. Long Đĩnh làm loạn, Trung Tông vì anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông.". Việc Đại Việt sử ký toàn thư chép lại từ "Dã sử" có căn cứ để đối chiếu hoặc nó hợp logic, nếu không nó chỉ có giá trị như một lời đồn. Mặt khác, đã là dã sử mà khẳng định "Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông" là không có chứng cứ. Ai làm chứng và tài liệu nào chứng minh việc Lê Long Đĩnh "sai bọn trộm cướp"? Chắc chắn là không có ai cả và không có bất cứ tài liệu nào. Một lời đồn đã là không có cơ sở, một lời đồn nói về một việc không thể có chứng cứ càng không có cơ sở.
Theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục: “Khi vua Long Việt bị giết, bầy tôi đều chạy trốn cả, chỉ có Điện tiền quân Lý Công Uẩn ôm thây vua mà khóc. Long Đĩnh cho là trung nghĩa cất lên làm chức Tứ sương quân phó chỉ huy sứ”. Giết vua, giết anh là bất trung bất nghĩa. Kẻ bất trung bất nghĩa khó mà trọng dụng được người trung nghĩa. Vì vậy việc Lê Long Đĩnh giết anh chỉ nên coi cùng lắm là một "nghi án". Về cái chết của Lê Long Đĩnh, Ngô Thì Sĩ chép trong Đại Việt sử ký tiền biên như sau: "Lý Thái Tổ rất căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương (tức Lê Long Đĩnh), nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không được chép". Lời đó của Ngô Thì Sĩ không thể coi là sự thật cả, vậy sao lại coi việc Lê Long Đĩnh giết anh là sự thật ?
(Một số linh đến các trang cùng chủ đề mời các bạn tham khảo:
http://www2.thanhnien.com.vn/Ykien/2007/12/13/219074.tno
http://vietbao.vn/Van-hoa/Thu-bao-chua-cho-Hoang-de-Le-Long-Dinh/45264618/181/
http://www1.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2007/12/11/218940.tno
http://www9.ttvnol.com/forum/f_533/988610.ttvn?v=36m9awfdu96e950vjbvp
http://chimviet.free.fr/lichsu/hodacduy/hdds0051.htm )

Lý Công Uẩn, vị vua sáng suốt với Chiếu dời đô
Lý Công Uẩn là người ở xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh tại chùa Cổ Pháp. Khi ông lên ba tuổi, mẹ ông đem ông cho sư Lý Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp làm con nuôi và được đặt tên là Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn đi tu từ đó. Lớn lên, với sự bảo hộ của sư Lý Vạn Hạnh (anh trai sư Lý Khánh Vân), ông vào Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lê, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Năm 1010, khi vua Lê Long Đĩnh mất, ông 35 tuổi. Lực lượng của Đào Cam Mộc cùng với sư Vạn Hạnh đã tôn ông lên làm vua. Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Thuận Thiên. Khi mất, ông được đặt miếu hiệu là Lý Thái Tổ. Về việc lên ngôi của ông, gần đây các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng có vụ đảo chính cung đình hoàn hảo từ việc nghiên cứu cái chết và cuộc đời đầy bí của Lê Long Đĩnh mà sử cũ đã chép. Nhưng không ai phủ nhận được tầm nhìn sáng suốt của ông đối với việc định đô đất nước cho muôn đời sau.
Vua Thái Tổ thấy đất Hoa Lư chật hẹp không có thể mở mang ra làm chỗ đô hội được, bèn định dời đô về thành Đại La (hay La Thành), ngày nay là Hà Nội. Tháng 7, Thuận Thiên nguyên niên (1010) thì khởi sự dời đô. Khi ra đến La Thành, Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên trời nên đổi tên Đại La thành sang Thăng Long thành, và cải Hoa Lư làm phủ Tràng An và Cổ Pháp làm phủ Thiên Đức.
http://www.cinet.gov.vn/sukienVH/hoangthanh/images/tranly.jpg
Xét bề bối cảnh lịch sử Hoa Lư; Nhà Đinh, Lê đóng đô ở đây, vừa là quê nhà của Đinh Tiên Hoàng, lại vừa là nơi núi non hiểm trở, thích hợp với một vị trí lợi hại về phòng vệ quân sự. Mặt khác, xét về thời thế lúc này, nước ta mới giành được độc lập, quốc gia phong kiến tập quyền còn chưa đủ thời gian củng cố, dân tình còn chưa ổn định, các thế lực cát cứ địa phương còn ương ngạnh, thì việc chọn Hoa Lư làm kinh đô quả là hợp với “lẽ trời”. Nhưng khi nhà Đinh, Lê làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình là củng cố nền độc lập dân tộc, khôi phục thống nhất quốc gia thì kinh đô Hoa Lư cũng vừa xong vai trò lịch sử mình. Khi lên ngôi, bắt đầu vương triều nhà Lý, tình hình đất nước đã đặt ra những yêu cầu khách quan và thách thức mới về phát triển quốc gia phong kiến tập quyền. Lúc này là thời điểm quốc gia Đại Việt đang đứng trước ngưỡng cửa để bước sang một giai đoạn mới –vấn đề quan trọng nhất là phải phát triển đất nước về mọi mặt kinh tế, chính trị và văn hoá, mở mang sự giao lưu bên trong và bên ngoài. Lý Công Uẩn - ông vua khai sáng ra triều đại nhà Lý đã có một tầm nhìn xa khác hẳn, một nhãn quan khác hẳn với những người đương thời. Chính trong Chiếu dời đô của mình, ông đã nói lên một nguyện vọng thiết tha và cháy bỏng là xây dựng một vương triều bền vững với nhân dân no ấm thịnh vượng, một quốc gia độc lập, tự chủ và hùng cường cho muôn đời sau. Với nhãn quan ấy và với tầm nhìn chiến lược ấy, mặc dù được suy tôn làm vua không mấy khó khăn và nhất là việc rời bỏ kinh đô Hoa Lư với những cung điện đền đài lộng lẫy, những thành cao, hào sâu vây bọc chắc chắn, những điểm tụ cư đông đúc trên bến dưới thuyền… không phải không làm cho ông day dứt. Song việc quyết định dời đô ra Thành Đại La – một vùng đất thiên thời, địa lợi, nhân hoà - đã cho ta thấy ý định dời bỏ kinh đô có sẵn, dời bỏ tất cả những gì có sẵn để tạo dựng kinh đô mới cho nước Đại Việt là một quyết định chín muồi và vô cùng sáng suốt. Nó thể hiện một tư duy mới không cam chịu một khuôn khổ gò bó và mực thước sẵn có. Theo ông, Hoa Lư, kinh đô của nhà Đinh và nhà Lê là nơi chật hẹp lại không nằm ở vị trí trung tâm đất nước, còn thành Đại La “ở giữa khu vực trời đất có thể rồng cuộn hổ ngồi, ở giữa Nam Bắc đông tây, tiện hình thế núi sau sông trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa …Xem khắp nước Việt ta chỗ ấy là hơn cả”

vitcondethuong10211
25-04-2008, 02:53 AM
cám ơn bạn đã cung cấp rất nhìu thông tin cho mình

THIÊN TỬ
01-05-2008, 03:16 AM
WOW CÓ NHIỀU THÔNG TIN VỀ LỊCH SỬ CỦA VN MÀ TT HỒI NÀO ĐẾN GIỜ KHÔNG BIẾT:rain::haha:

WhiteOrBlack
03-05-2008, 09:30 AM
Bây giờ thì em đã hiểu những khúc mắc bấy lâu.Cám ơn nha.

storm_desert
03-05-2008, 09:05 PM
Những bài trên có phải do bạn viết ko? Nếu ko phải do bạn viết thì bạn cần để lại tên nguồn phía dưới.

VD như, bài đầu tiên "TỪ DẤU ẤN TRÊN NHỮNG CÔNG TRÌNH 1000 NĂM …" , sd đã search và biết đây là bài trên báo điện tử Hà Nội mới:

"Bài tham gia cuộc thi viết "Cả nước cùng Thủ đô hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội":
Công trình nghìn năm trên núi Sóc
12/01/2008 08:39 "

Bài này đã được bạn cắt bớt một số đoạn ở giữa và ở cuối nên càng cần ghi lại tên tác giả .

Toàn bộ những chỗ trên được tổng hợp từ nhiều bài viết ở nhiều nguồn khác nhau. Vì thế bạn càng cần ghi lại nguồn của từng đoạn. Đấy là sự tôn trọng tối thiểu cho tác giả.

Với lại, bạn ko cách đoạn sẽ khiến mọi người khó đọc. Đọc trên máy vi tính ko giống như đọc trên giấy.