PDA

Xem đầy đủ chức năng : Ai giúp mình ngốn bài văn này!!!



INUYASHA_NU
06-03-2008, 01:03 AM
Đây là bài tập làm văn số 6 trong chương trình lớp 9 mà cô giáo đã cho về nhà viết.Nhưng cái này hơi khó ngốn nên đành phải nhờ ai có kinh nghiệm chuyên sâu giúp giùm
ĐỀ:Một trong những thành công của truyện ngắn"Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng là việc sáng tạo ra những tình huống bất ngờ mà tự nhiên hợp lí để thể hiện một cách cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Hãy giải thích và chứng minh.
Ai có thể cho mình ý kiến tham khảo và dàn bài hoặc có bài mẫu để tham khảo thì càng tốt.Cảm ơn!!!

Doll Angel
07-03-2008, 02:21 PM
trời tội nghiệp bạn wa'!
nhưng mà tui còn khổ hơn bạn nè
tui phải thuyết minh về nguyên Trãi mà ko biết kiêm sđâu ra tư liệu đây
tui văn chương lại dở nữa mới khổ đây

~♥ Alex Nguyen ♥~
08-03-2008, 09:22 PM
Thật ra cái đề đó chung quy mình cũng đi phân tích truyện ngắn thôi em ơi.
Hồi năm lớp 9 ss cũng có làm nhưng lâu wá xoá file đoá gòy, nếu em có sách tham khảo thì tìm thiếu gì, nếu ko thì kiếm trên google (cái này phải đọc rồi chọn lọc).
Chi tiết "mở nút" làm cho đoạn trích "Chiếc lược ngà" trở nên hay nhất và cảm động nhất là cảnh anh Sáu từ giã bé Thu, con gái của mình để ra chiến trường.
Cái này ss vừa kiếm trên google, có gì em cứ tìm thêm rồi thêm thắt vô.

Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau hơn 8 năm xa cách chắc sẽ dạt dào xúc động. Nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận ra anh Sáu là cha của mình, chỉ vì vết sẹo trên gương mặt của anh khác với bức ảnh anh chụp trước đây. Đến lúc em nhận ra đó là cha của mình và bộc lộ tình cảm thắm thiết thì cũng là lúc anh Sáu phải ra đi.

Nói sao hết tâm trạng hụt hẫng, đáng thương của anh Sáu trước thái độ ứng xử đầy ngờ vực, lạnh nhạt có phần bướng bỉnh, ương ngạnh của bé Thu, khi anh Sáu từ chiến trường trở về thăm con, cũng là lần cuối cùng anh gặp con.

Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó lại bảo: "Thì má cứ kêu đi!". Má nó dọa đánh thì nó lại nói trổng: "Vô ăn cơm! Cơm chín rồi", "Con kêu rồi mà người ta không nghe". Một lần nó đang luýnh quýnh với nồi cơm đang sôi. Trước mặt anh Sáu bé Thu cũng chỉ nói: "Cơm sôi rồi, chắc nước dùm cái!". Rồi trong một bữa cơm có đông đủ mọi người, anh Sáu gắp cái trứng cá to vàng để vào chén của bé Thu. Nó lấy đũi soi vào chén rồi sau đó hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm... Anh càng muốn gần con, được vỗ về con thì bé Thu càng xa lánh, càng lạnh nhạt. Anh Sáu càng khao khát nghe một tiếng ba của bé Thu. Nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Những cử chỉ ấy của bé Thu chẳng khác gì như muối xát vào lòng anh Sáu.

Khi anh Sáu chuẩn bị lên đường, kết thúc những ngày về thăm nhà ngắn ngủi, bé Thu bỗng kêu thét lên: "Ba ...a ...a ...ba". Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ trong đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Bé Thu hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết sẹo dài bên má của ba nó mà trước đây nó vốn sợ sệt.

Tiếng gọi và cử chỉ của bé Thu đối với anh Sáu lúc chia tay là biểu hiện của sự hối tiếc, mong được tha thứ, là nỗi vui mừng, là tình cảm dạt dào của tình phụ tử.

Anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt... Anh Sáu thực sự đang sống trong buồn vui lẫn lộn. Anh buồn vì trong những ngày về thăm nhà, bé Thu không gọi anh bằng ba, buồn vì anh lỡ đánh vào mông nó, buồn vì sắp phải xa con... Nhưng không có gì vui và hạnh phúc hơn khi bé Thu gọi anh bằng tiếng "ba" thắm thiết đầy xúc động. Những giọt nước mắt của anh Sáu cũng có thể giải thích nguyên nhân vì sao khi các hoa hậu, nghệ sĩ, vận động viên... đăng quang, chúng ta thường thấy những giọt nước mắt lăn dài trên đôi má của họ.

Những giọt nước mắt của hai cha con lúc chia tay đã nói lên tất cả. Phải chăng đó là niềm hạnh phúc, là tình phụ tử thiêng liêng và cũng là bi kịch thường thấy trong những năm tháng chiến tranh?

Nhưng trước sau bé Thu vẫn là một đứa bé rất Nam Bộ với tất cả những nét hồn nhiên thơ ngây, có cá tính mạnh mẽ, biết xúc động, giàu lòng thương yêu... Điều này cũng có thể lý giải vì sao sau này lớn lên Thu đã nhanh chóng trở thành một cô gái giao liên gan dạ, dũng cảm, mưu trí trước kẻ thù.

Đoạn trích tuy ngắn gọn nhưng thể hiện diễn biến nội tâm của hai cha con hết sức kịch tính. Điều đó phải chăng một phần là nhờ nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật tuyệt vời của nhà văn, khắc họa qua hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật !