Hoa Huệ Trắng
03-01-2008, 03:02 PM
Nằm trên núi Hồng thuộc thủ phủ Lhasa của khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc), nơi đây là biểu tượng của Lhasa. Theo tiếng Sở, Potala là "Phổ đà la", nghĩa là Thánh địa của đạo Phật.
Cung Potala là một thế giới thần bí, trong cung có rất nhiều cột trụ, hành lang đan xen nhau, được treo rất nhiều bức bích họa, trang hoàng lộng lẫy. Trong cung còn lưu giữ rất nhiều tượng Phật, kinh thư, châu báu và các tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Đây chính là kho tàng văn hóa tôn giáo quý giá nhất của Tây Tạng. Năm 1994, cung điện Potala được công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
http://i17.photobucket.com/albums/b97/cutcut/patala.jpg
Cung Potala được xây dựng vào thế kỷ VII. Tương truyền, cung điện này được xây dựng để đón công chúa nhà Đường, Đường Văn Thành. Đây vừa là mộ cung điện vừa là ngôi chùa và là một ngọn tháp. Là quần thể kiến trúc cung điện kiểu tường thành ở độ cao cao nhất so với mực nước biển và có quy mô lớn nhất trên thế giới còn tồn tại cho đến ngày nay. Với độ cao hơn 3.700m so với mực nước biển, cung có chiều dài từ Đông sang Tây là 370m, tổng diện tích 360km vuông. Các công trình kiến trúc hiện nay chủ yếu được xây dựng và tu bổ vào năm thứ hai Thanh Thuận Trị. Cung điện được xây dựa vào núi với nhiều lầu các, sự kết hợp hài hoà của màu đỏ và trắng, vàng và xanh biếc. Tòa lầu chính ở đây cao 117m, gồm 13 tầng. Bên trong toà lầu trang bày các kiệt tác tinh hoa nghệ thuật kiến trúc cổ.
http://i17.photobucket.com/albums/b97/cutcut/potala1.jpg
Cung được xây tựa lưng vào núi, kiến trúc chủ thể chia thành cung đỏ và cung trắng. Cung màu đỏ ở chính giữa, cung màu trắng ở hai bên. Cung màu đỏ để thờ Phật và được dùng để giải quyết các công việc về tôn giáo. Trong cung màu đỏ có tất cả 80 tế đường, Phật đường và kinh đường. Mỗi một tế đường có một ngọn tháp của Đạt La Lạt Ma đã qua đời. Ngọn tháp của vị Lạt Ma thứ 5 và thứ 13 được trang hoàng lộng lẫy nhất. Theo sử sách ghi chép lại, mỗi một vị Lạt Ma sau khi chết đi đều được tắm rửa nước tinh khiết, tẩm hương thơm, sau đó mới cho vào quan tài, ngoài quan tài được bao bọc bằng vàng. Cung màu trắng được dùng làm nơi giải quyết công việc và nơi ăn nghỉ của Lạt Ma. Trong đó đại diện ở phía Đông là nơi tổ chức các nghi lễ tôn giáo trọng đại và các hoạt động chính trị của người Tây Tạng.
Cung Potala có thể nói là một thế giới của các bức bích họa. Trong các cung điện và trên các hành lang đều có treo rất nhiều bích họa, khiến cho các cung điện và hành lang này càng trang hoàng lộng lẫy hơn. Các bức bích hoạ trong cung Potala đều được vẽ từ năm 1684, đó là công sức trong vòng hơn mười năm của 63 vị họa sĩ người Tây Tạng.
http://i17.photobucket.com/albums/b97/cutcut/potala2.jpg
Cung Potala là một thế giới thần bí, trong cung có rất nhiều cột trụ, hành lang đan xen nhau, được treo rất nhiều bức bích họa, trang hoàng lộng lẫy. Trong cung còn lưu giữ rất nhiều tượng Phật, kinh thư, châu báu và các tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Đây chính là kho tàng văn hóa tôn giáo quý giá nhất của Tây Tạng. Năm 1994, cung điện Potala được công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
http://i17.photobucket.com/albums/b97/cutcut/patala.jpg
Cung Potala được xây dựng vào thế kỷ VII. Tương truyền, cung điện này được xây dựng để đón công chúa nhà Đường, Đường Văn Thành. Đây vừa là mộ cung điện vừa là ngôi chùa và là một ngọn tháp. Là quần thể kiến trúc cung điện kiểu tường thành ở độ cao cao nhất so với mực nước biển và có quy mô lớn nhất trên thế giới còn tồn tại cho đến ngày nay. Với độ cao hơn 3.700m so với mực nước biển, cung có chiều dài từ Đông sang Tây là 370m, tổng diện tích 360km vuông. Các công trình kiến trúc hiện nay chủ yếu được xây dựng và tu bổ vào năm thứ hai Thanh Thuận Trị. Cung điện được xây dựa vào núi với nhiều lầu các, sự kết hợp hài hoà của màu đỏ và trắng, vàng và xanh biếc. Tòa lầu chính ở đây cao 117m, gồm 13 tầng. Bên trong toà lầu trang bày các kiệt tác tinh hoa nghệ thuật kiến trúc cổ.
http://i17.photobucket.com/albums/b97/cutcut/potala1.jpg
Cung được xây tựa lưng vào núi, kiến trúc chủ thể chia thành cung đỏ và cung trắng. Cung màu đỏ ở chính giữa, cung màu trắng ở hai bên. Cung màu đỏ để thờ Phật và được dùng để giải quyết các công việc về tôn giáo. Trong cung màu đỏ có tất cả 80 tế đường, Phật đường và kinh đường. Mỗi một tế đường có một ngọn tháp của Đạt La Lạt Ma đã qua đời. Ngọn tháp của vị Lạt Ma thứ 5 và thứ 13 được trang hoàng lộng lẫy nhất. Theo sử sách ghi chép lại, mỗi một vị Lạt Ma sau khi chết đi đều được tắm rửa nước tinh khiết, tẩm hương thơm, sau đó mới cho vào quan tài, ngoài quan tài được bao bọc bằng vàng. Cung màu trắng được dùng làm nơi giải quyết công việc và nơi ăn nghỉ của Lạt Ma. Trong đó đại diện ở phía Đông là nơi tổ chức các nghi lễ tôn giáo trọng đại và các hoạt động chính trị của người Tây Tạng.
Cung Potala có thể nói là một thế giới của các bức bích họa. Trong các cung điện và trên các hành lang đều có treo rất nhiều bích họa, khiến cho các cung điện và hành lang này càng trang hoàng lộng lẫy hơn. Các bức bích hoạ trong cung Potala đều được vẽ từ năm 1684, đó là công sức trong vòng hơn mười năm của 63 vị họa sĩ người Tây Tạng.
http://i17.photobucket.com/albums/b97/cutcut/potala2.jpg