PDA

Xem đầy đủ chức năng : Có nhiều cơ hội cho nguyện vọng 2, 3?



storm_desert
28-03-2005, 07:51 PM
Có nhiều cơ hội cho nguyện vọng 2, 3?
Trong kỳ tuyển sinh năm 2004, trừ 150.000 thí TS trúng tuyển bằng NV1, còn lại phải trông chờ vào các NV2, NV3. Cơ hội cho TS đạt điểm trên sàn không ít, nhưng không phải TS nào cũng chọn được một chỗ ở giảng đường ĐH...



Công lập: “kén chọn” thí sinh

Năm 2004, số chỉ tiêu dành cho NV2, NV3 của các trường công lập lên đến gần cả chục ngàn. Ngay cả ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), trường được xem là “khó xơi” đối với cả NV1, vẫn thông báo xét tuyển NV2 ở hầu hết các ngành, mặc dù điểm sàn xét tuyển không thấp. Trong đó, cao nhất là ngành công nghệ thông tin với 21 điểm, tiếp đến là cơ điện tử 20 điểm. Bốn ngành có điểm sàn thấp nhất, 17 điểm, là kỹ thuật địa chất, trắc địa - địa chính, thủy lợi - thủy điện - cấp thoát nước và vật lý kỹ thuật. Các ngành còn lại điểm sàn 18 hoặc 19 điểm.

Một trường thành viên khác của ĐHQG TP.HCM là ĐH Khoa học tự nhiên, năm 2004 cũng dành đến 340 chỉ tiêu để xét tuyển NV2 cho các ngành toán - tin, vật lý, địa chất và sinh học với điểm sàn từ 16-20 điểm. Trong khi đó ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) cũng còn một số lượng đáng kể chỉ tiêu cho NV2. Trong đó điểm sàn nhiều ngành như thư viện thông tin, giáo dục học, lưu trữ học, ngữ văn Trung chỉ là 16 điểm, cao hơn điểm sàn khối C, D1 do Bộ GD-ĐT qui định 1 điểm. Các ngành khác có điểm sàn cao hơn cũng chỉ tập trung ở 17 và 18 điểm.

Bên cạnh đó, ĐH Nông lâm TP.HCM cũng là một trong những trường công bố điểm sàn xét tuyển khá thấp. Điểm sàn xét tuyển NV2 các ngành cơ khí bảo quản nông sản thực phẩm, cơ khí nông lâm, chế biến lâm sản, công nghệ giấy và bột giấy, công nghệ nhiệt lạnh, điều khiển tự động (xét tuyển khối A, khoảng 30 chỉ tiêu) chỉ là 15 điểm. Thế nhưng, chỉ sau khi thông báo xét tuyển vài ngày, cán bộ nhà trường đã khẳng định “không có cơ hội cho những TS có điểm bằng điểm sàn”.

Đối với một số trường ĐH ở các vùng, đó là nơi để TS có thể dễ dàng kiếm được một chỗ ở giảng đường ĐH công lập bằng NV2, NV3. Trường ĐH Qui Nhơn là một ví dụ. Trường này dành đến 610 chỉ tiêu để xét tuyển NV2 với mức điểm sàn của hầu hết các ngành bằng với mức điểm sàn chung. Các trường ĐH như Cần Thơ, An Giang, Sư phạm Đồng Tháp, Tây nguyên, Đà Nẵng, Huế cũng tương tự như vậy với số lượng chỉ tiêu khá lớn.

Ngoài công lập: tập trung vào các ngành học đặc trưng

Khi mà phần lớn chỉ tiêu xét tuyển NV2, NV3 ở các trường ĐH công lập chủ yếu dành cho những TS có điểm thi tương đối cao, thì sự trông chờ của đại bộ phận TS đạt điểm trên sàn đều dồn vào các trường ngoài công lập. Chỉ tiêu nhiều, nhu cầu của TS lớn nhưng không phải tất cả TS đăng ký đều được xét trúng tuyển.

Trong khi một số ngành của ĐHDL Văn Hiến không đủ sinh viên để mở lớp thì chỉ riêng số TS đăng ký vào ngành văn hóa - du lịch (gồm các chuyên ngành hướng dẫn du lịch, quản trị du lịch, khách sạn) đã lên đến 542 TS, bằng một nửa tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường trong năm 2004. Một số ngành học khác của trường này cũng thu hút khá đông TS là ngành ngữ văn với 312 hồ sơ đăng ký xét tuyển, ngành văn hóa học 204 hồ sơ, ngành xã hội học 194 hồ sơ...

Nếu phân bố chỉ tiêu cho mỗi ngành trung bình khoảng 100 sinh viên thì tỉ lệ chọi ngành văn hóa - du lịch của trường này đã lên 1/5 và ngành ngữ văn là 1/3. Tuy nhiên, một số ngành khác của trường như công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, các ngành đào tạo tiếng nước ngoài lại không thu hút được nhiều sự quan tâm của TS.

Ở ĐHDL Văn Lang, ngành nhanh chóng thu hút được nhiều hồ sơ đăng ký xét tuyển của TS nhất vẫn là kiến trúc. Ngay khi kết thúc thời hạn đăng ký xét tuyển NV2, trường này đã nhận được 761 hồ sơ. Điều này khiến cho điểm chuẩn trúng tuyển của ngành kiến trúc tăng vọt lên đến 21 điểm (một môn hệ số 2).

Một ngành khác cũng hấp dẫn không ít TS gửi hồ sơ đến đăng ký xét tuyển là mỹ thuật công nghiệp với hơn 400 hồ sơ. Và kết quả là điểm chuẩn trúng tuyển của ngành này lên đến 20 điểm. Đây là những mức điểm chuẩn không phải thấp ngay cả đối với các trường công lập. Những ngành có số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển tương đối cao khác là kế toán, hướng dẫn du lịch, xây dựng...


Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển NV2 tại Trường ĐHDL Tôn Đức Thắng năm 2004

Trong khi đó, số TS đăng ký xét tuyển vào hai ngành ngoại ngữ và công nghệ thông tin của ĐHDL Ngoại ngữ - tin học TP.HCM là đông hơn cả so với các ngành khác của trường. Đây là trường tổ chức xét tuyển sau khi đã thi tuyển nên số chỉ tiêu còn lại không nhiều. Tuy nhiên, số lượng TS đăng ký xét tuyển các NV2 và NV3 vẫn cao hơn số TS trúng tuyển NV1. Chỉ riêng hai ngành tiếng Anh và công nghệ thông tin, số TS đăng ký xét tuyển đã gần 400.

Nhìn chung, đối với các trường ngoài công lập xét tuyển, phần lớn TS có xu hướng chọn các ngành học đặc trưng của trường hay ngành học ít được đào tạo tại các trường công lập. Những ngành học được đào tạo ở nhiều trường như kinh tế, quản trị kinh doanh... không có nhiều TS đăng ký xét tuyển. Đây cũng là cơ hội để các trường ĐH ngoài công lập tập trung đầu tư đúng mức cho các ngành đào tạo vốn là thế mạnh của mình.

Theo Tuổi trẻ

monster2010
22-04-2006, 03:09 AM
vậy cho hỏi năm nay nv2, nv3 có gì thay đổi không? nếu biết hãy trả lời cho mình nha