PDA

Xem đầy đủ chức năng : Sinh ViÊn LuẬt HÀ NỘi BÊ Tha



daoxuandong
27-04-2007, 09:04 AM
Gần cổng trường LUẬT vào buổi tan trường, hôm nào cũng có chiếc ôtô Mercedes bóng lộn đứng chờ một cậu bé đeo kính cận gầy quắt queo. Khi cậu bé lử đử đi ra cổng, tức thì anh lái xe chạy như bay đến đỡ cậu bé, rước lên xe.

Mới 18_19 tuổi nhưng nhiều cậu ấm, cô chiêu đã được bố mẹ sắm cho những chiếc xe đắt tiền, trị giá bằng cả một gia tài của người khác. Dòng xe các cậu ấm ưa chuộng bây giờ là PS, SH, chí ít cũng phải @, Dylan, còn các cô chiêu thích xài Spacy, Vespa... đi kèm theo đó là các "phụ tùng" được tính bằng tiền triệu, nào dế xịn, nào quần áo hàng hiệu...

Lối sống xa hoa của một số sinh viên LUẬT con nhà giàu ngày nay không chỉ tạo khoảng cách với các bạn cùng lớp mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển nhân cách, nhất là khi họ đang ở lứa tuổi dần hoàn thiện chính mình.

Một buổi trưa, đúng giờ tan trường, một nhóm nam sinh viên "đồng phục" xe Dylan phóng vèo vèo trên đường. Ngồi sau là những cô gái ôm eo chặt cứng, nép mặt vào lưng của các chàng tránh gió. Họ vẫn diện nguyên áo trắng thẻ sinh viên K31 trường LUẬT

Đây là hội "Dylan" gồm một số sinh viên trường LUẬT trường NGOẠI THƯƠNG và QUAN HỆ QUỐC TẾ có chung đặc điểm là con nhà giàu, thích xài xe đẹp, họ nhanh chóng kết thân với nhau và luôn có mặt bên nhau ở những nơi chỉ dành cho dân lắm tiền nhiều của.

Chúng tôi tò mò bám theo xem hành trình của họ kết thúc ở đâu, cứ tưởng rằng sau buổi học ban sáng, các cô cậu này sẽ về nhà ăn bữa cơm trưa, nhưng không, sau một vòng Bờ Hồ để lấy không khí, họ dừng lại ở quán cà phê sang vào loại bậc nhất Hà thành - cà phê NẮNG SÀI GÒN - nơi mà một cốc nước hoa quả cũng có giá vài chục ngàn đồng.

Người bạn ngồi sau tôi lắc đầu: "Ngày xưa bọn mình đi học, đến giờ cơm trưa là đói quắn cả bụng, chỉ mong nhanh nhanh chóng chóng về nhà xơi bát cơm, bọn trẻ bây giờ chúng nó sướng quá rồi...".

Với tốc độ phát triển chóng mặt về kinh tế, nhiều gia đình dường như chỉ gặp nhau trong bữa tối, còn buổi trưa thì "tuỳ nghi di tản". NGỌC KT31C - một cô chiêu học trường LUẬT bố mẹ đã bỏ nhau, cô nàng sống với mẹ (một giám đốc công ty xuất khẩu ở Hà Nội) nhưng chẳng mấy khi hai mẹ con gặp nhau.

Buổi trưa, lẽ ra NGỌC phải về nhà ăn cơm với... oshin, nhưng vì không thích ăn cơm cùng "bà già nhà quê", cô đành tụ bạ với lũ bạn đi ăn uống ở ngoài cho thoải mái. Được mẹ sắm cho con LX đời mới để đi chơi, một chiếc Dylan để đi học, nhưng hiện nay chỉ thấy cô nàng xài con LX, còn chiếc Dylan, theo bạn cô nói lại thì mới cho "đi ở" hiệu cầm đồ sang nhất cái ĐẶNG DUNG gần chợ CHÂU LONG

Nếu vô tình chứng kiến cảnh sau giờ tan học, từng tốp sinh viên dập dìu xe ga, quần áo hàng hiệu, đi giăng ngang trên đường cản trở giao thông thì cũng đừng ngạc nhiên, bởi đó chỉ là "phần một" của một ngày ăn chơi xa hoa của đám tiểu tử con nhà giàu này. Sau khi ăn uống no nê ở một nhà hàng sang trọng nào đó, họ sẽ tiếp tục cuộc chơi trong những quán karaoke, những sàn nhảy cổ điển mở cửa suốt ngày, miễn sao có nhạc là được.

Một buổi sáng thứ ba, tôi và anh THIỆN.HC28B đến sàn nhảy TBH - nơi dành cho những người yêu thích khiêu vũ cổ điển, cứ tưởng rằng nơi đây chỉ dành cho người lớn nhưng không ngờ, có mặt buổi sáng hôm ấy là một số gương mặt măng tơ mà chỉ thoáng nhìn, ai cũng biết họ là sinh viên LUẬT. Hoá ra, các cô cậu này "bất đắc dĩ" lắm mới phải chọn chốn này vào ban ngày, là vì vũ trường hay bar chỉ sôi nổi vào ban đêm, nhưng ở sàn này mở nhạc suốt ngày, nếu muốn nhảy nhót, uốn éo, đám trẻ vẫn có thể vào được, đợi đến điệu nhạc cuối cùng - khi tất cả mọi người ra nhảy tự do, họ cũng có thể ra sàn, cho thoả cơn thèm nhạc, thèm lắc lư.
NGỌC. cho biết, cô và các bạn của cô thỉnh thoảng đến nơi đây, đó là những lúc họ không còn chỗ nào chơi ban ngày nữa. Hỏi một tháng, mẹ cho bao nhiêu tiền, mặt L. buồn so, trả lời: "Ít lắm anh ạ, 300 ngàn tiền đổ xăng, 300 ngàn tiền ăn sáng, 300 ngàn tiền ăn trưa, tiêu lặt vặt nữa khoảng 2 triệu đồng. Bà bô em kẹt lắm, xăng thì lên giá, kéo theo cái gì cũng tăng đến chóng mặt, thế mà tiền cho con bao lâu nay vẫn chẳng thay đổi".

Tôi thầm tính, 2 triệu đồng là tương đương với lương tháng của một công chức Nhà nước có thâm niên gần chục năm làm việc, một sinh viên đại học ở quê lên Hà Nội, một tháng cũng chỉ được gia đình cung cấp nhiều lắm là 500-600 ngàn, số tiền cô bé này được mẹ cho gấp 3-4 lần một sinh viên đại học, trong khi cô chẳng phải mất tiền thuê nhà, điện, nước...

Không hiểu, với nhu cầu đi vũ trường hàng đêm, ngồi quán nét hàng ngày và 1001 những nhu cầu không biết tên khác, cô chiêu này phải cần bao nhiêu tiền mới đủ trang trải cho cuộc sống cá nhân của mình.

Gần cổng trường LUẬT vào buổi tan trường hôm nào cũng có một chiếc ôtô Mercedes bóng lộn đứng chờ một cậu bé đeo kính cận gầy quắt queo. Khi cậu bé lử đử như anh chàng hen suyễn lật đật đi ra cổng, tức thì anh lái xe chạy như bay đến đỡ cậu bé rước lên xe. Nghe nói, quý tử này là cháu đích tôn của một đại gia chuyên ngành xây dựng.

Ông nội cậu thương quá mới phải cắt cử riêng một anh lái xe chuyên việc đưa đón cậu bé đến trường. Trên xe lúc nào cũng túc trực một bác sĩ kiêm oshin, giúp cậu ăn uống và chữa bệnh, nhưng càng được chăm sóc cẩn thận, quý tử này càng chán nản, đã có lúc cậu thổ lộ với bạn rằng chỉ muốn chết quách đi cho xong.

Tiền thuốc men, chữa bệnh cho cậu không biết đã lên đến bao nhiêu, nhưng có một điều gia đình cậu không bao giờ biết được là, chính vì được "chăm sóc" quá kỹ, không cho quan hệ với các bạn đồng trang lứa, bởi ông nội cậu sợ những đứa bạn chẳng may sơ ý làm trầy da xước thịt "ông" đích tôn nhà mình, thế nên cậu bé bị stress nặng, có những lúc lầm lỳ không chịu nói chuyện với ai cả mấy ngày trời.

Cha mẹ mải làm ăn buôn bán cũng không có thời gian quan tâm tới con cái, tất cả phó mặc cho những người giúp việc, được trả tiền hậu hĩnh để thay mình chăm sóc cậu ấm, thành ra người thân nhất với cậu bé lại là... chú lái xe.

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng theo đó được đáp ứng đầy đủ hơn, thế nhưng nhiều người quá tôn thờ sức mạnh của đồng tiền, cho rằng cứ có tiền là có tất cả nên đã bỏ mặc con cái, để mặc các em tự do phát triển, đến khi hậu quả xảy ra mới giật mình ân hận thì đã muộn.

Cách duy nhất để những người chưa mắc phải sai lầm này rút ra bài học cho mình, đó là nên hiểu một điều: Làm ra tiền đã khó, nhưng để tiêu chúng như thế nào lại là việc khó hơn. Biết cách ứng xử với đồng tiền mình kiếm được cũng thể hiện là một người có văn hóa, mà hơn ai hết, những đứa con sẽ nhìn vào văn hoá ứng xử của cha mẹ để có cách sống đúng mực nhất.

cuccungcuabame
27-04-2007, 09:49 PM
.........Ăn thua vào sự giáo dục của gia đình thôi........Đề tài làm ảnh hưỡng đến người khác quá.........:rain:

¶\¶høç¹×ïñh
28-04-2007, 12:39 AM
:rain: hẻm đọc nủi :so_funny:

yeutham_kyo88
28-04-2007, 05:50 AM
MỚI ĐỌC TIÊU ĐỀ CỨ TƯỞNG CẢ TRƯỜNG BÊ THA LUÔN CHỨ.....:thatall: XỜI ,CHUYỆN NHƯ THẾ TRƯỜNG NÀO CŨNG CÓ HẾT BẠN ƠI...:meo:

x0x_angellover_x0x
28-04-2007, 07:20 AM
oh!money đối giơi pe' tiền là tất cã , cóa tiền thi xài cho đã như họ vậy ai bjt được sống chết ra sea chứ, lỡ wa đơi tiền đóa vứt đi đâu heeeee

blood_omen
28-04-2007, 12:05 PM
bt................................

hoangcu88
30-04-2007, 06:47 AM
úi trời tị nữa mình cũng định thi vào trường này may quá:rain:

shinichi1487
30-04-2007, 06:52 AM
Tưởng nói trường mình :D Luật HCM cũng ko kém cạnh đâu, toàn con ông cháu cha.

honghanhi88
30-04-2007, 08:05 AM
"Ít lắm anh ạ, 300 ngàn tiền đổ xăng, 300 ngàn tiền ăn sáng, 300 ngàn tiền ăn trưa, tiêu lặt vặt nữa khoảng 2 triệu đồng''

cái này cũng bt nói thật nhé 2 t so với dân chơi là quá nghèo khéo bằng dân thường không có gì đáng nói

DoCCo
30-04-2007, 08:35 AM
Xã hội VN mình là thế mà nhân có tài không được trọng = nhân có tiền. Mà cũng chấp làm gì tụi đó, = từng đó tuổi chắc gì chúng đã tự tay làm ra được 1 xu....

demon222
30-04-2007, 09:49 AM
............... ko phải chuyện mới lạ gì cho lém :rain: