PDA

Xem đầy đủ chức năng : Chuyên đề Tích phân



player
08-01-2007, 06:17 AM
Tác giả : thuananh0310



Mình có một chuyên đề bất đẳng thức hay.Ban nào có nhu cầu thì cứ xem nha.Đặc biệt là các em hoc sinh chuẩn bị thi đại hoc.
Cho các số không âm a,b thỏa a+b <=1 (nhỏ hơn hoặc bằng ).Chứng minh rằng :
M= a+b+1/a +1/b >= 5.
+)Nhận xét :Nhìn chung bài này thuộc dạng khó nhưng rất hay ở chỗ ta đã biết :Nếu áp dụng Bất đẳng thức Cauchy(cô si) thì ta có ngay :
a+1/a >= 2 ,có dấu bằng khi và chỉ khi a=1
tương tự :
b+1/b >=2 ,có dấu bằng khi và chỉ khi b=1
Vậy chắc chắn là M>= 4 ,dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi a=b=1.
+)Nhưng các bạn chú ý là yêu cầu bài toán bắt chúng ta chứng minh cho M>=5 và ta để ý là a+b<=1.Vậy ta sẽ tạo mối liên hệ giữa M và a+b để có dấu >= nhỉ ,rõ ràng -(a+b)>=1 roài đúng không nào.Hơn nữa dấu bằng xảy ra không hẳn đúng cho a=b=1.Vậy ta phải làm thế nào?
+)Hãy suy nghĩ cho kỹ và hãy đặt nhưng câu hỏi xung quanh bài toán....
+)Bắt đầu phân tích nha :
-Điều kiện bài toán cho a,b không âm tức là gợi cho ta đến với Bất đẳng thức nào (Rõ ràng là Cô si rồi phải không nào ).
-Hãy để ý đến trường hợp dấu bằng xảy ra nếu ta sử dụng Bất đẳng thức Cô-si:
khi đó ta sẽ có a+b=1 ,và M=a+b+1/a +1/b =5 .Như vậy ta có ngay a=b=1/2.
+)Với cách phân tích trên ta sẽ ứng dụng BDT Cô-si với trường hợp dấu bằng là a=1/2 và b=1/2.Ta sẽ tách và nhóm các hạng tử trong M.Ta đi vào giải các bạn tre yêu toán nhé :
+)Giải quyết vấn đề :
Ta có M= a+b+1/a+1/b =-3(a+b) +(4a +1/a) +(4b+1/b).
tại sao lại phân tích như vậy?Bởi vì ta thấy ngay nếu áp dụng bất đẳng thức Cô-si ta sẽ có :
4a+1/a >=4 (=2.sqrt(4a.1/a ) )dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi a=1/2 đúng như phân tích ở trên ,tương tự cho b :ta có 4b +1/b >= 4 .Hơn nữa cũng có -3(a+b) >= -3 ,dấu bằng khi a=b=1/2.
Vậy M=-3(a+b) +(4a+1/a )+(4b+1/b) >= -3+4+4 =5.Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi a=b=1/2.
+)Kết luận:Vậy là tôi đã dẫn các bạn trên con đường đến cái đích của một bài toán không dễ.Tui sẽ dừng tại đây còn các bạn không nên dừng và hãy nghiên cứu tiếp tục bài toán thông qua những bài tập gợi ý của tôi :
+)Bài tập :
Bài 1: Cho các số không âm a,b thỏa a+b <= 1.Hãy tìm giá trị nhỏ nhất của M với
M=5a+5b+2/a+2/b.
Bài 2 :Cũng với giả thiết trên, hãy chứng minh rằng N>=14 với :N =2a+2/a+6b +3/b
+)Cung chúc :Chúc các bạn thành công!.Nếu bạn là người yêu toán ,có gì khó khăn hãy liên lạc với tôi qua Mail :[email protected]
Hoặc ditimmotnuavangtrang0310. Tôi sẵn sàng ủng hộ với tất cả khả năng có thể ...Hì hì nhiệt tình thế còn gì.Chúc các bạn năm tới đỗ đại học hết.... nhé !

Mình viết bài này chỉ sử dụng Word cho các bạn dễ trả lời,mong rằng các bạn sẽ ủng hộ để vấn đề Bất đẳng thức ngày càng hay và đẹp hơn !Để tiếp tục bài topic xin đưa tiếp một số vấn đề gợi mở và phát triển bài toán trên.Mong các bạn đón nhận !
+)Phát triển vấn đề:
Ở bài trước chúng ta đã có bài toán cơ bản :
Bài toán :Cho hai số không âm a,b với a+b<=1.Chứng minh rằng
M=a+b+1/a+1/b >=5.
Lời giải như sau:
Ta có M= a+b+1/a+1/b =-3(a+b) +(4a +1/a) +(4b+1/b).
tại sao lại phân tích như vậy?Bởi vì ta thấy ngay nếu áp dụng bất đẳng thức Cô-si ta sẽ có :
4a+1/a >=4 (=2.sqrt(4a.1/a ) )dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi a=1/2 đúng như phân tích ở trên ,tương tự cho b :ta có 4b +1/b >= 4 .Hơn nữa cũng có -3(a+b) >= -3 ,dấu bằng khi a=b=1/2.
Vậy M=-3(a+b) +(4a+1/a )+(4b+1/b) >= -3+4+4 =5.Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi a=b=1/2.
-Chúng ta để ý rằng M=a+b+1/a+1/b =-3(a+b)+(4a+1/a)+(4b+1/b)
ta biết là :
-3(a+b)>=-3(do giả thiết a+b<=1) (1)
Và 4a+1/a >=4 ,4b+1/b>=4 (do áp dụng bất đẳng thức Cô-si). (2)
nên M>=-3+4+4=5
Bây giờ ta xét biểu thức sau :

M=x[-3(a+b)]+y[4a+1/a]+z[4b+1/b] (3)
Ta thấy rằng với lý luận ở (1)và (2) ta có ngay :M>=-3x+4y+4z. (4)
-Khi đó trở lại các bài toán 1 và bài toán 2 ,trước hết là bài toán 1:
Bài 1: Cho các số không âm a,b thỏa a+b <= 1.Hãy tìm giá trị nhỏ nhất của M với
M=5a+5b+2/a+2/b.ta có hướng khai thác như sau:
+)Chỉ cấn đồng nhất biểu thức M của bài toán 1 với M ở (3) và đồng nhất (4) với yêu cầu bài toán ta có :
M=5a+5b+2/a+2/b=x[-3(a+b)]+y[4a+1/a]+z[4b+1/b]
=(-3x+4y)a+(-3x+4z)b+y.1/a+z.1/b ta sẽ có m>=-3x+4y+4z.
+)khi đó đồng nhất các hệ số của a,b,của 1/a và 1/b ta có :
-3x+4y=5
-3x+4z=5
và y=z=2
Vậy x=1,từ đó ta có kết quả của bài toán là :M>=-3.1+4.2+4.2 =13 ,dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi a=b=1/2 (như đã phân tích ở lời giải trên).Vậy giá trị nhỏ nhất của M là 13 ,đạt được khi a=b=1/2.
Vậy bài toán đã giải xong ,tương tự ta có lời giải cho bài toán 2.Hy vọng các bạn có thể tự làm ngon lạnh
+)Phát triển tiếp :Chúng ta đưa ra thêm một hướng phát triển mới nữa là :
Ở dữ liệu của bài toán cho a+b<=1 ,vậy bây giờ ta thử cho a+b <= một số @ nào đó ,thì bài toán sẽ đi đến đâu ,mong các bạn cùng nhau thảo luận để thấy hết cái hay của bài toán.Lần online sau sẽ cùng thảo luận với các ban.Chúc các bạn và các em chuẩn bị thi Đại học thành công !

player
22-01-2007, 09:48 PM
Tác giả :ngocdunghihi
Dạng 1 : Cho tam giác ABC điểm A cho trước 2 phân giác trong của góc B ,góc C là (d ) (d') cho trước.Viết phương trình các cạnh của giác ABC
Cách giải :
A' đối xứng với A qua ( d) sẽ thuộc BC
A'' đối xứng với A qua (d') sẽ thuộc BC
phương trình cạnh A' A'' là phương trình cạnh BC
dễ dàng tìm được tọa độ BC => phương trình các cạnh tam giác ABC
Dạng 2 : Cho tam giac ABC : A cho trước và 2 trung tuyến từ B,C là (d) (d') viết phương trình các cạnh của tam giác
Cách giải :
Tìm tọa độ trọng tâm G là giao của (d) và (d')
Tiếp đến tìm trung điểm I của BC dựa vào tính chất trọng tâm
AG = 2/3 AI hoặc GI = 1/3 AI ( véc tơ nhé )
đến đây có 2 cách giải
C1: lấy G' đối xứng với G qua I => tứ giác BGCG' là hình bình hành => viết pt các cạnh của hình bình hành đó => tọa độ của BC => pt các cạnh tam giác ABC
C2: gọi B( Xb , Yb ) , C( Xc , Yc ) ( Yb ,Yc được dẫn theo Xb ,Xc từ các pt của (d) và (d') )
dựa vào công thức trung điểm Xc + Xb = 2 Xi
Yc + Yb = 2Yi => tìm đươc tọa độ BC => pt các cạnh

player
07-04-2007, 10:50 PM
( Các bàn nào có ý kiến hay thảo luận thì mở một topic mới hen sau đó player sẽ đem nó lên đây ^^ .Vì chỗ này chỉ post những phần hoàn chỉnh để giúp các bạn khác học tập ^^ )
kí hiệu :
*Tích phân : TP
* x^2 : x luỹ thừa 2

I/ Tích phân bất định :
1/Tích phân cơ bản cần nắm vững :

SGK:
TP [ dx / (sinx)^2 ] = -ctgx - C
TP [ dx / (cosx)^2 ] = tgx + C
TP [ (x^n)dx ] = (x^n + 1) / (n+1)


Upgrade (Sách bài tập giáo khoa ) : Đây là những dạng cơ bản giống như là bổ đề vậy nếu ta nhớ nhiều thì sẽ dễ làm bài hơn và dễ dàng có hướng giải các bài phức tạp khác hơn

TP [tgx dx] = -ln |cosx| + C

II/ Phương pháp tính tích phân bất định :

1/ Tách các tổng ra để tính tích phân :
TP [ f(x) dx ] = ?

f(x) = f1(x) + f2(x) ( tách f(x) thành tổng )

TP [ f(x) dx ] = TP [ f1(x) ] +TP [f2(x) ]

Dạng chuẩn :
TP [P(x)/Q(x) dx] = TP [f(x) dx] +TP [g(x) dx ]
Có 2 trường hợp xảy ra :
* P(x) có bậc đa thức lớn hơn Q(x)
* P(x) có bậc đa thức nhỏ hơn Q(x)
Xét trường hợp P(x) có bậc nhỏ hơn Q(x) :

Tính tích phân TP [ 3x/ (x^2 -4x +3 ) ]
Bước 1 : Tách mẫu thành nhân tử
3x/(x^2 -4x +3 ) = 3x/ ((x-1)(x-3)) (ta đưa mẫu thành nhân tử)

Bước 2 : Tách thành tổng
3x/ ((x-1)(x-3)) = A/(x-1) + B/(x-3) (1) (trong đó A,B ta chưa biết ,mọi đa thức ta đều biến đổi được như thế )

Bước 3 : Tính A , B bằng cách sử dụng đồng nhất thức
A/(x-1) + B/(x-3) = (Ax -3A +Bx -B) / ((x-1)(x-3)) (2) (qui đồng lên rùi cộng lại )
Sử dụng đồng nhất thức từ (1) Và (2)
mẫu giống nhau vậy ta so sánh tử: 3x= (Ax -3A +Bx -B) <=> 3x + 0 = (A+B)x + (-3A -B)
=> hệ phương trình A+B = 3 và -3A-B =0 Giải ra ta được A =-3/2 , B= 9/2

=>TP [ 3x/ (x^2 -4x +3 ) ] = TP [A/(x-1)] + TP [ B/(x-3) ] = TP [ (-3/2 ) /(x-1) ] + TP [ (9/2)/(x-3) ] (đến đây ta đã thực hiện xong phương pháp tách tổng )

Xét trường hợp P(x) có bậc lớn hơn hay bằng Q(x) :

Bước 1 : lấy P(x) chia cho Q(x) sẽ ra được thương là H(x) và phần dư là R(x).Vậy ta có thể viết lại như sau : P(x)/Q(x) = H(x) + R(x)/Q(x) ( R(x) có bậc nhỏ hơn Q(x) )

Bước 2: TP [ P(x)/Q(x) ] = TP [ H(x) ] + TP [ R(x)/Q(x) ]
Bước 3: TP [ R(x)/Q(x) ] này đã trở thành dạng tích phân ở trên R(x) bậc nhỏ hơn Q(x)




2/Đặt biến phụ : (Xem sách giáo khoa )

3/Sử dụng phương pháp tích phân từng phần ,đây là phương pháp sử dụng giải rất nhiều cho các bài tích phân ,khi nào bạn không thể sử dụng 2 phương pháp trên thì hãy nghĩ đến cách 3 hay là nó nằm trong dạng tích phân bất định (thường được sử dụng cho tích phân xác định hơn )

Phần này lần sau post tiếp ^^

player
08-04-2007, 10:04 PM
Tác giả :h2t_mt

1) Mảng nguyên hàm của hàm phân thức hữu tỷ dạng f(x)/g(x) có thêm 1 số chú ý sau :

i) Nếu g(x) = ax+b thì chuyển dx = 1/a.dx rồi giải theo nguyên hàm của hàm hợp.

ii) Nếu g(x) = a.x^2 + b.x + c với delta > 0 thì player đã trình bày

iii) Nếu g(x) = a.x^2 + b.x + c với delta = 0 thì g(x) = a.(x-b/2a)^2 chuyển về nguyên hàm của hàm dạng u^anpha và biến đổi dx về du.

iv) Nếu g(x) = a.x^2 + b.x + c với delta < 0 thì g(x) = a.(x+d)^2 + e^2 , tính nguyên hàm bằng phương pháp đặt ẩn phụ : x+d=a.tangt ( nguyên hàm vẫn có thể đặt ẩn phụ nhưng sau khi giải nhớ đổi về lại ẩn x ).

v) Nếu g(x) là bậc cao có thể đưa về dạng : (x-x1).(x-x2)...(x-xn) thì tính bằng đồng nhất thức như Player đã trình bày.
f(x)/g(x) = a/(x-x1)+b/(x-x2)+...+c/(x-xn)
Chú ý : sau khi quy đồng 2 vế , để tìm các hằng số a ; b ;...c ngoài pp đồng nhất hệ số ta còn có pp thứ 2 là pp " biến thiên hệ số ". Tức là cho x=x1 => hệ thức liên hệ giữa các hệ số đơn giản hơn đồng nhất thức.

v) Nếu g(x) = (x-x1)^m.(x-x2)^p...(x-xn)^q thì có cách phân tích :
f(x)/g(x) = a/(x-x1)+b/(x-x1)^2+...+c/(x-x1)^m + d/(x-x2)+e/(x-x2)^2+...+f/(x-x2)^p +.....
Ta cũng quy đồng rồi tìm các hằng số bằng pp biến thiên hệ số.

vi) Nếu g(x) = (x-x1).(a.x^2 + b.x + c ).....thì biến đổi là :
f(x)/g(x) = d/(x-x1)+(ex+f)/(a.x^2 + b.x + c )..... rồi cũng quy đồng và tìm hệ số bằng biến thiên hệ số.

player
10-04-2007, 11:17 PM
Tác giả :h2t_mt
2) Mảng nguyên hàm lượng giác , có 1 số chú ý sau :
a) Chỉ chứa 1 hàm số lượng giác ( hoặc có thể đưa về 1 hàm lượng giác ) :
i) Đó là sin^n(x)dx hoặc cos^n(x)dx ; h2t ví dụ sin thì :
+ Nếu n chẵn thì sử dụng công thức hạ bậc để đưa về cos2x ; cos4x ;....
+ Nếu n lẻ thì tách thành : sin^n-1(x).sinx , trong đó : n-1 chẵn nên sử dụng công thức sin^2+cos^2 = 1 để đưa về cosx ; còn sinxdx thì đưa về d(cosx).

ii) Đó là hàm tangx hoặc cotangx ; h2t ví dụ tang thì :
+Nếu là tangx thì đưa về (sinx/cosx).dx => d(cosx)/cosx => nguyên hàm của hàm hợp.
+ Nếu là tang^2(x) = [ tang^2(x) + 1] - 1 ; trong đó nguyên hàm của : tang^2(x) + 1 là tangx.
+ Nếu là tang^3(x) = tangx[tang^2(x) + 1] - tangx => tính được.
+Tương tự , tang^4(x) = tang^2(x)[tang^2(x) + 1]-[tang^2(x) + 1]+1 => tính được

iii) Tiếp tục là dạng dx/sin^n(x) hoặc dx/cos^n(x) , h2t ví dụ về cos thì :
+ Nếu n lẻ thì nhân tử mẫu cho cosx , ta được cosx.dx/cos^n+1(x) , trong đó : n+1 là chẵn , ta dùng công thức sin^2+cos^2 = 1 đưa về sinx ; còn cosxdx đưa về d(sinx)
+ Nếu n chẵn thì ta xử dụng các công thức sau :
---> nguyên hàm của dx/cos^2(x) = d(tangx)
---> 1/cos^2(x) = 1 + tang^2(x)
phân tích 1 cách hợp lý là giải được.

iv) Còn dạng : dx/tangx hay dx/cotangx thì sử dụng tangx.cotangx=1 có thể đưa về dạng