kem dâu mút
02-01-2007, 08:20 AM
Núi Yên Tử có phong cảnh thơ mộng, hùng vĩ, song cũng rất thâm nghiêm, có những rừng trúc, rừng mai xanh tươi, chim hót quanh năm, trăm hoa đua nở bốn mùa, hòa quyện với suối nước mây trời, thấp thoáng trong đó là những ngôi chùa, ngọn tháp ẩn hiện. Cảnh đẹp kỳ vĩ của Yên Tử đã làm say lòng bao du khách và nhiều nhà văn hóa lớn của nước ta như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Thì Nhậm...
http://www.nld.com.vn/img/3661/du.jpg
Truyền thuyết kể lại, sau khi đại thắng quân Nguyên, xã tắc yên bình, vua Trần Nhân Tông quyết chí tu hành. Ông chọn quả núi có tượng An Kỳ Sinh để quy y đầu Phật. Một hôm, tiết trời trong sáng, ông ngự tọa trên đỉnh núi nhìn về phía phủ Kinh Môn, thấy một ngọn núi lấp lánh có mây ngũ sắc bao phủ, bèn hỏi đệ tử đó là núi nào? Đệ tử thưa: Đó là núi Yên Phụ, thờ Đức An Sinh Vương Trần Liễu. Trần Nhân Tông giật mình, liền quỳ vái năm vái về phía núi Yên Phụ và nói: “Đức An Sinh là bậc tông tổ, còn ta là hạng cháu con. Ngài đặt tên núi ngài ngự là Yên Phụ, vậy núi này chỉ nên đặt là Yên Tử cho phải đạo”. Từ đó núi có tên là Yên Tử. Theo Thiền sử, Yên Tử là nơi ra đời và phát triển Thiền phái Trúc Lâm, với ba vị tổ: Trần Nhân Tông (1258-1308) pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng, Pháp Loa tôn giả (1284-1330), Huyền Quang tôn giả (1254-1334). Đó là thời kỳ rạng danh nhất của đạo Phật Việt Nam.
http://i70.photobucket.com/albums/i115/kemdaumut/yentu.jpg
Yên Tử là ngọn núi cao 1.068 m, nằm trong dãy núi Đông Triều, thuộc địa phận thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thị xã 14 km về phía Tây Bắc, cách Hà Nội 120 km. Chặng đường hành hương từ chân lên đỉnh núi, nơi có ngôi chùa cao nhất ở đây dài 20 km.
Quần thể di tích Yên Tử có 11 chùa, rất nhiều am, tháp trải từ Bí Thượng (chân Dốc Đỏ) đến chùa Đồng. Đường vào Yên Tử phải qua của Ngăn (ngăn bụi trần) có ngôi miếu thờ nữ thần và chùa Suối Tắm (vua Trần Nhân Tông trước khi nhập thiền đã tắm ở đây). Qua suối Tắm, đến chùa Cầm Thực (nghĩa là nhịn ăn - nơi vua Trần Nhân Tông dốc chí tu hành, chỉ uống nước cầm hơi). Bắt đầu từ đây nhà vua quyết chí tu hành, nên chỉ uống nước cầm hơi. Đi tiếp, qua dốc Mụ Chị, Mụ Em, đến Linh Động Tự, còn gọi là chùa Lân. Có 25 ngọn tháp bằng gạch đá, đẹp nhất là tháp Tịnh Quang, nơi giữ xá lị sư Tuệ Đăng, người sáng lập ra chùa này, tháp ghi niên đại 1727. Đường đi qua nhiều dốc, nhiều suối, điển hình là suối Giải Oan. Tương truyền các cung tần mỹ nữ sau khi khuyên vua Trân Nhân Tông hoàn tục không được đã tuẫn tiết ở suối này. Nhà vua cảm khái, cho lập đàn tràng thờ cúng, nên suối có tên là Giải Oan.
Từ Giải Oan, vượt dốc Dây Diều, Vá Quỳ (đoạn này tùng, trúc xanh um, vượn kêu chim hót suốt ngày) đến gò đất rộng và bằng phẳng, ở độ cao 40m có 8 ngôi tháp, trong đó 3 tháp đá cao 3 tầng, ngọn cổ nhất có niên đại 1758. Đi thêm 100m, đến khu Tháp Tổ, rộng khoảng 3.000 mét vuông, có 97 ngọn tháp mộ với nhiều kích thước, kiểu dáng, kết cấu, ẩn hiện dưới những hàng thông già trầm mặc. Trong đó tháp Huệ Quang là nơi giữ xá lị của vua Trần Nhân Tông. Tháp gồm 46 tảng đá ghép lại với nhau, bệ tháp hình đài sen, 102 cánh, trong đó pho tượng Đức Ngài Điều Ngự bằng đá cẩm thạch, cao 62cm...
Từ khu Tháp Tổ đi lên theo đường đá lát, đến Vân Yên Tự (chùa Mây Khói, còn gọi chùa Cả). Vua Lê Thánh Tông (1460-1497), ông vua thi sĩ, một lần vi hành đến đây đã đổi tên Vân Yên Tự thành Hoa Yên Tự. Chùa có nhiều hoa cúc, vạn thọ rực rỡ, nhìn xa như ánh hào quang; lại có cây đại trên 700 tuổi. Tượng Điều Ngự Giác Hoàng đặt ở hậu cung, bên phải có suối Ngự Dội (nghĩa là suối Vua Tắm). Tiếp tục bước chân, du khách đến am Ngọa Vân và chùa Một Mái. Từ chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiên đường dốc khó đi, du khách sẽ qua nơi có tên gọi chợ Trời, cổng Trời. Cổng Trời là nơi có đường luồn qua vách đá. Qua cổng Trời, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng đá tự nhiên được tạo bởi bàn tay của con người có tên An Kỳ Sinh, cao 2,2m.
Đỉnh núi Yên Tử là một nền đá khổng lồ có ngôi chùa Đồng nổi tiếng, tên chữ là Thiên Phúc Tự. Xưa kia, một bà chúa Trịnh đã công đức cho làm chùa bằng đồng, nền dài 1m, rộng 1,1m, cao 1,35m, trong có tượng, chuông và các đồ thờ bằng đồng. Đến thế kỷ 13, cả chùa và tượng đều mất. Chùa được xây dựng lại vào năm 1930. Vị thủ tự chùa Long Hoa có tên là Bùi Thị Mỹ, sau một giấc mộng được Phật Tổ Như Lai báo mộng đã lên xây dựng chùa bằng bê tông, cốt đồng trên hòn đá vuông cao hơn đầu người. Năm Quý Sửu (1993), ông Nguyễn Nam Sơn -một Việt kiều cùng với Phật tử hải ngoại đã hưng công tái thiết ngôi chùa bằng đồng trên nền ngôi chùa cũ, cấu trúc theo kiểu một bông sen nở ngụ trên sập đồng chạm hoa sen. Mặt trước chùa có bốn cột đồng, chia thành ba gian. Hai cột phía trong có hình tròn, tạc rồng cuốn, hai cột ngoài đúc hình vuông chạm nổi hai câu đối. Trong chùa co thờ tượng Thích Ca và tượng thờ ba vị Trúc Lâm tam tổ.
Trên đỉnh Yên Tử, đứng tại chùa Đồng, ở độ cao 1.068 m, lòng ta nhẹ lâng lâng, tưởng như đã thoát tục. Yên Tử là một di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng nổi tiếng của Quảng Ninh cũng như của nước ta. Đến với Yên Tử, du khách được tận mắt chứng kiến những công trình kiến trúc nghệ thuật Phật giáo thời Trần, ẩn hiện hòa quyện với cảnh sắc núi rừng, trời mây và được đến với chốn Phật tổ, đắm chìm trong cảm giác lâng lâng siêu thoát. Từ đời Trần đã truyền lại câu ca dao:
"Dù ai quyết chí tu hành
Có về Yên Tử mới đành lòng tu".
http://www.quangninhtrade.gov.vn/Uploaded_images/yentu2.jpg
Cáp treo trên núi Yên Tử
http://www.vietnamtourism-info.com/artman/news/uploads/danhthang/yentu.jpg
http://www.nld.com.vn/img/3661/du.jpg
Truyền thuyết kể lại, sau khi đại thắng quân Nguyên, xã tắc yên bình, vua Trần Nhân Tông quyết chí tu hành. Ông chọn quả núi có tượng An Kỳ Sinh để quy y đầu Phật. Một hôm, tiết trời trong sáng, ông ngự tọa trên đỉnh núi nhìn về phía phủ Kinh Môn, thấy một ngọn núi lấp lánh có mây ngũ sắc bao phủ, bèn hỏi đệ tử đó là núi nào? Đệ tử thưa: Đó là núi Yên Phụ, thờ Đức An Sinh Vương Trần Liễu. Trần Nhân Tông giật mình, liền quỳ vái năm vái về phía núi Yên Phụ và nói: “Đức An Sinh là bậc tông tổ, còn ta là hạng cháu con. Ngài đặt tên núi ngài ngự là Yên Phụ, vậy núi này chỉ nên đặt là Yên Tử cho phải đạo”. Từ đó núi có tên là Yên Tử. Theo Thiền sử, Yên Tử là nơi ra đời và phát triển Thiền phái Trúc Lâm, với ba vị tổ: Trần Nhân Tông (1258-1308) pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng, Pháp Loa tôn giả (1284-1330), Huyền Quang tôn giả (1254-1334). Đó là thời kỳ rạng danh nhất của đạo Phật Việt Nam.
http://i70.photobucket.com/albums/i115/kemdaumut/yentu.jpg
Yên Tử là ngọn núi cao 1.068 m, nằm trong dãy núi Đông Triều, thuộc địa phận thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thị xã 14 km về phía Tây Bắc, cách Hà Nội 120 km. Chặng đường hành hương từ chân lên đỉnh núi, nơi có ngôi chùa cao nhất ở đây dài 20 km.
Quần thể di tích Yên Tử có 11 chùa, rất nhiều am, tháp trải từ Bí Thượng (chân Dốc Đỏ) đến chùa Đồng. Đường vào Yên Tử phải qua của Ngăn (ngăn bụi trần) có ngôi miếu thờ nữ thần và chùa Suối Tắm (vua Trần Nhân Tông trước khi nhập thiền đã tắm ở đây). Qua suối Tắm, đến chùa Cầm Thực (nghĩa là nhịn ăn - nơi vua Trần Nhân Tông dốc chí tu hành, chỉ uống nước cầm hơi). Bắt đầu từ đây nhà vua quyết chí tu hành, nên chỉ uống nước cầm hơi. Đi tiếp, qua dốc Mụ Chị, Mụ Em, đến Linh Động Tự, còn gọi là chùa Lân. Có 25 ngọn tháp bằng gạch đá, đẹp nhất là tháp Tịnh Quang, nơi giữ xá lị sư Tuệ Đăng, người sáng lập ra chùa này, tháp ghi niên đại 1727. Đường đi qua nhiều dốc, nhiều suối, điển hình là suối Giải Oan. Tương truyền các cung tần mỹ nữ sau khi khuyên vua Trân Nhân Tông hoàn tục không được đã tuẫn tiết ở suối này. Nhà vua cảm khái, cho lập đàn tràng thờ cúng, nên suối có tên là Giải Oan.
Từ Giải Oan, vượt dốc Dây Diều, Vá Quỳ (đoạn này tùng, trúc xanh um, vượn kêu chim hót suốt ngày) đến gò đất rộng và bằng phẳng, ở độ cao 40m có 8 ngôi tháp, trong đó 3 tháp đá cao 3 tầng, ngọn cổ nhất có niên đại 1758. Đi thêm 100m, đến khu Tháp Tổ, rộng khoảng 3.000 mét vuông, có 97 ngọn tháp mộ với nhiều kích thước, kiểu dáng, kết cấu, ẩn hiện dưới những hàng thông già trầm mặc. Trong đó tháp Huệ Quang là nơi giữ xá lị của vua Trần Nhân Tông. Tháp gồm 46 tảng đá ghép lại với nhau, bệ tháp hình đài sen, 102 cánh, trong đó pho tượng Đức Ngài Điều Ngự bằng đá cẩm thạch, cao 62cm...
Từ khu Tháp Tổ đi lên theo đường đá lát, đến Vân Yên Tự (chùa Mây Khói, còn gọi chùa Cả). Vua Lê Thánh Tông (1460-1497), ông vua thi sĩ, một lần vi hành đến đây đã đổi tên Vân Yên Tự thành Hoa Yên Tự. Chùa có nhiều hoa cúc, vạn thọ rực rỡ, nhìn xa như ánh hào quang; lại có cây đại trên 700 tuổi. Tượng Điều Ngự Giác Hoàng đặt ở hậu cung, bên phải có suối Ngự Dội (nghĩa là suối Vua Tắm). Tiếp tục bước chân, du khách đến am Ngọa Vân và chùa Một Mái. Từ chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiên đường dốc khó đi, du khách sẽ qua nơi có tên gọi chợ Trời, cổng Trời. Cổng Trời là nơi có đường luồn qua vách đá. Qua cổng Trời, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng đá tự nhiên được tạo bởi bàn tay của con người có tên An Kỳ Sinh, cao 2,2m.
Đỉnh núi Yên Tử là một nền đá khổng lồ có ngôi chùa Đồng nổi tiếng, tên chữ là Thiên Phúc Tự. Xưa kia, một bà chúa Trịnh đã công đức cho làm chùa bằng đồng, nền dài 1m, rộng 1,1m, cao 1,35m, trong có tượng, chuông và các đồ thờ bằng đồng. Đến thế kỷ 13, cả chùa và tượng đều mất. Chùa được xây dựng lại vào năm 1930. Vị thủ tự chùa Long Hoa có tên là Bùi Thị Mỹ, sau một giấc mộng được Phật Tổ Như Lai báo mộng đã lên xây dựng chùa bằng bê tông, cốt đồng trên hòn đá vuông cao hơn đầu người. Năm Quý Sửu (1993), ông Nguyễn Nam Sơn -một Việt kiều cùng với Phật tử hải ngoại đã hưng công tái thiết ngôi chùa bằng đồng trên nền ngôi chùa cũ, cấu trúc theo kiểu một bông sen nở ngụ trên sập đồng chạm hoa sen. Mặt trước chùa có bốn cột đồng, chia thành ba gian. Hai cột phía trong có hình tròn, tạc rồng cuốn, hai cột ngoài đúc hình vuông chạm nổi hai câu đối. Trong chùa co thờ tượng Thích Ca và tượng thờ ba vị Trúc Lâm tam tổ.
Trên đỉnh Yên Tử, đứng tại chùa Đồng, ở độ cao 1.068 m, lòng ta nhẹ lâng lâng, tưởng như đã thoát tục. Yên Tử là một di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng nổi tiếng của Quảng Ninh cũng như của nước ta. Đến với Yên Tử, du khách được tận mắt chứng kiến những công trình kiến trúc nghệ thuật Phật giáo thời Trần, ẩn hiện hòa quyện với cảnh sắc núi rừng, trời mây và được đến với chốn Phật tổ, đắm chìm trong cảm giác lâng lâng siêu thoát. Từ đời Trần đã truyền lại câu ca dao:
"Dù ai quyết chí tu hành
Có về Yên Tử mới đành lòng tu".
http://www.quangninhtrade.gov.vn/Uploaded_images/yentu2.jpg
Cáp treo trên núi Yên Tử
http://www.vietnamtourism-info.com/artman/news/uploads/danhthang/yentu.jpg