kem dâu mút
01-12-2006, 09:55 AM
Đi du lịch, đến những vùng đất lạ với khí hậu, thổ nhưỡng khác biệt, ngoài việc nên mang theo thực phẩm cao năng lượng (như EnPlus, PediaPlus...) phòng khi ăn kém, lạ miệng, như đã nêu ở những kỳ trước, thì cũng cần chuẩn bị sẵn một số thuốc men để không bị động khi chột bụng, nhức đầu, cảm cúm, say nắng... Nhất là trong tình hình hiện nay các chăm sóc y tế tại các khu du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Thuốc men như "lá bùa" phòng bị cần thiết cho mỗi chuyến đi. Đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị các loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt, đặc biệt khi trong đoàn có trẻ em. Thuốc thường dùng và tương đối an toàn hiện nay là Paracetamol như Acemol, Efferalgan, Panadol... Chuẩn bị sẵn các dạng thuốc thích hợp cho từng đối tượng, ví dụ gói bột hay viên hàm lượng thấp 80-150 mg cho trẻ nhỏ nặng 5-10 kg, viên 325 mg cho trẻ lớn khoảng 25-30 kg, viên 500 mg cho trẻ trên 30 kg và người lớn... Thuốc được dùng 4-6 lần mỗi ngày cách nhau ít nhất 4 giờ.
Nhóm thuốc không thể thiếu khác là thuốc dùng khi ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, thuốc trị tiêu chảy hay nôn ói. Berberin, điều chế từ cây vàng đắng của y học cổ truyền, có thể tương đối an toàn ở cả nguời lớn và trẻ em. Chuẩn bị thêm một lọ than hoạt (Carbogastryl, Carbophos...) có tác dụng hút hơi, chống sình bụng, vài gói men vi sinh (L-Bio, Lacteolfort, Biofidine...). Các loại thuốc cầm tiêu chảy hay chống nôn ói không nên tự ý dùng, nhất là với trẻ em vì tuy làm giảm triệu chứng tiêu chảy nhanh nhưng phân cùng với các độc tố không thoát ra ngoài được, ứ đọng trong lòng ruột có thể gây nguy hiểm. Những người hay bị say tàu xe nên chuẩn bị thêm thuốc chống say như Nautamin hay Stugeron.
Các món ăn lạ rất dễ gây dị ứng, mẩn đỏ, ngứa... Với trẻ em, chuẩn bị sẵn xi-rô Phenergan hoặc các loại kháng dị ứng thông thường như Polaramin, Chlopheniramin nhưng dễ gây buồn ngủ lừ đừ. Người lớn có thể dùng các dạng kháng dị ứng mới như Histalong, Cetirizine... Thường chỉ cần dùng 1 viên mỗi ngày và không gây ngủ.
Ngoài các nhóm thuốc chủ yếu trên, cũng nên chuẩn bị đầy đủ các loại bông gòn, băng gạc, các dung dịch tẩy trùng như cồn, nước oxy già, cồn iốt... đề phòng trường hợp té ngã, xây xát. Và đương nhiên, với những người có bệnh mãn tính cần dùng thuốc thường xuyên như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch... thì thuốc là phần không thể thiếu trong chuyến đi, thậm chí quan trọng hơn cả thức ăn và những đồ đạc khác.
Rất nhiều người thích đi du lịch nhưng hễ bước lên xe, thậm chí chỉ cần tưởng tượng việc ngồi trong xe là đã bắt đầu "hò dô ta...", có người "hò" dữ dội đến ra cả mật xanh mật vàng... Chúng ta hãy cùng nghe Ths. BS Đào Thị Yến Phi chia sẻ bí quyết chống say tàu xe:
* PV: Say xe là nôn ói và chỉ khi ngồi trên xe thôi?
- Không đúng. Người bị say tàu xe thường có cảm giác chóng mặt, nhức đầu, đau mỏi cơ, nôn nao khó chịu, có khi đau quặn bụng, toát mồ hôi, sau đó nôn ói tất cả mọi thứ có trong dạ dày. Sau khi rời khỏi xe hay tàu, cảm giác này thường vẫn kéo dài thêm khoảng 1-2 giờ, cũng có khi đến ngày hôm sau mới dứt hẳn.
* PV: Vậy người say xe nên ăn gì? Uống một ly sữa EnPlus được không?
- Được, nhưng nên uống sau khi tới nơi hoặc trước khi lên xe 2 tiếng rưỡi! Để tránh nôn ói, không nên ăn no trước khi lên xe, nhưng cũng không nên để bụng rỗng. Nên chọn các loại thức ăn dạng đặc, khô hơn là các thức ăn lỏng. Trên xe, có thể nhấm nháp một số thức ăn vặt có vị cay, ấm, mặn như xí muội, mứt gừng...
* PV: Dùng thuốc chống nôn tốt không?
- Các thuốc chống say tàu xe thế hệ mới tỏ ra khá hiệu quả và ít gây lừ đừ buồn ngủ. Thời gian dùng thuốc tốt nhất khoảng 1 giờ trước khi lên xe, và nếu chuyến đi kéo dài, nên uống thêm 1 viên nữa sau 6-8 giờ.
* PV: Còn cách nào khác ?
- Tìm cách ngủ (khi ngủ, đáp ứng của cơ thể sẽ giảm xuống) hoặc trò chuyện, hát hò... cũng giúp giảm sự tập trung của cơ thể vào chuyện say xe. Nên nhường cho những người hay say xe ngồi ở ghế phía trước, là vị trí ít lắc lư dao động nhất. Tránh nhìn xuống sàn xe hay nhìn ngược về phía sau, tránh đọc sách báo trên đường đi. Mặc áo quần rộng rãi. Nếu có thể nên hạ cửa kính để có gió trời lùa vào xe...
Bây giờ thì mọi người có thể yên tâm mà đi du lịch cùng bè bạn mà không sợ phải gặp trở ngại nữa! :drive:
Thuốc men như "lá bùa" phòng bị cần thiết cho mỗi chuyến đi. Đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị các loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt, đặc biệt khi trong đoàn có trẻ em. Thuốc thường dùng và tương đối an toàn hiện nay là Paracetamol như Acemol, Efferalgan, Panadol... Chuẩn bị sẵn các dạng thuốc thích hợp cho từng đối tượng, ví dụ gói bột hay viên hàm lượng thấp 80-150 mg cho trẻ nhỏ nặng 5-10 kg, viên 325 mg cho trẻ lớn khoảng 25-30 kg, viên 500 mg cho trẻ trên 30 kg và người lớn... Thuốc được dùng 4-6 lần mỗi ngày cách nhau ít nhất 4 giờ.
Nhóm thuốc không thể thiếu khác là thuốc dùng khi ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, thuốc trị tiêu chảy hay nôn ói. Berberin, điều chế từ cây vàng đắng của y học cổ truyền, có thể tương đối an toàn ở cả nguời lớn và trẻ em. Chuẩn bị thêm một lọ than hoạt (Carbogastryl, Carbophos...) có tác dụng hút hơi, chống sình bụng, vài gói men vi sinh (L-Bio, Lacteolfort, Biofidine...). Các loại thuốc cầm tiêu chảy hay chống nôn ói không nên tự ý dùng, nhất là với trẻ em vì tuy làm giảm triệu chứng tiêu chảy nhanh nhưng phân cùng với các độc tố không thoát ra ngoài được, ứ đọng trong lòng ruột có thể gây nguy hiểm. Những người hay bị say tàu xe nên chuẩn bị thêm thuốc chống say như Nautamin hay Stugeron.
Các món ăn lạ rất dễ gây dị ứng, mẩn đỏ, ngứa... Với trẻ em, chuẩn bị sẵn xi-rô Phenergan hoặc các loại kháng dị ứng thông thường như Polaramin, Chlopheniramin nhưng dễ gây buồn ngủ lừ đừ. Người lớn có thể dùng các dạng kháng dị ứng mới như Histalong, Cetirizine... Thường chỉ cần dùng 1 viên mỗi ngày và không gây ngủ.
Ngoài các nhóm thuốc chủ yếu trên, cũng nên chuẩn bị đầy đủ các loại bông gòn, băng gạc, các dung dịch tẩy trùng như cồn, nước oxy già, cồn iốt... đề phòng trường hợp té ngã, xây xát. Và đương nhiên, với những người có bệnh mãn tính cần dùng thuốc thường xuyên như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch... thì thuốc là phần không thể thiếu trong chuyến đi, thậm chí quan trọng hơn cả thức ăn và những đồ đạc khác.
Rất nhiều người thích đi du lịch nhưng hễ bước lên xe, thậm chí chỉ cần tưởng tượng việc ngồi trong xe là đã bắt đầu "hò dô ta...", có người "hò" dữ dội đến ra cả mật xanh mật vàng... Chúng ta hãy cùng nghe Ths. BS Đào Thị Yến Phi chia sẻ bí quyết chống say tàu xe:
* PV: Say xe là nôn ói và chỉ khi ngồi trên xe thôi?
- Không đúng. Người bị say tàu xe thường có cảm giác chóng mặt, nhức đầu, đau mỏi cơ, nôn nao khó chịu, có khi đau quặn bụng, toát mồ hôi, sau đó nôn ói tất cả mọi thứ có trong dạ dày. Sau khi rời khỏi xe hay tàu, cảm giác này thường vẫn kéo dài thêm khoảng 1-2 giờ, cũng có khi đến ngày hôm sau mới dứt hẳn.
* PV: Vậy người say xe nên ăn gì? Uống một ly sữa EnPlus được không?
- Được, nhưng nên uống sau khi tới nơi hoặc trước khi lên xe 2 tiếng rưỡi! Để tránh nôn ói, không nên ăn no trước khi lên xe, nhưng cũng không nên để bụng rỗng. Nên chọn các loại thức ăn dạng đặc, khô hơn là các thức ăn lỏng. Trên xe, có thể nhấm nháp một số thức ăn vặt có vị cay, ấm, mặn như xí muội, mứt gừng...
* PV: Dùng thuốc chống nôn tốt không?
- Các thuốc chống say tàu xe thế hệ mới tỏ ra khá hiệu quả và ít gây lừ đừ buồn ngủ. Thời gian dùng thuốc tốt nhất khoảng 1 giờ trước khi lên xe, và nếu chuyến đi kéo dài, nên uống thêm 1 viên nữa sau 6-8 giờ.
* PV: Còn cách nào khác ?
- Tìm cách ngủ (khi ngủ, đáp ứng của cơ thể sẽ giảm xuống) hoặc trò chuyện, hát hò... cũng giúp giảm sự tập trung của cơ thể vào chuyện say xe. Nên nhường cho những người hay say xe ngồi ở ghế phía trước, là vị trí ít lắc lư dao động nhất. Tránh nhìn xuống sàn xe hay nhìn ngược về phía sau, tránh đọc sách báo trên đường đi. Mặc áo quần rộng rãi. Nếu có thể nên hạ cửa kính để có gió trời lùa vào xe...
Bây giờ thì mọi người có thể yên tâm mà đi du lịch cùng bè bạn mà không sợ phải gặp trở ngại nữa! :drive: