storm_desert
26-03-2005, 09:16 AM
Chuyện chưa kể về Phong Nha - Kẻ Bàng
Hải Yến
Có rất nhiều huyền thoại đã và đang được kể về Phong Nha- Kẻ Bàng, khu vườn quốc gia vừa được Uỷ ban Di sản Thế giới công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Câu chuyện mà các nhà ngoại giao kể hôm nay sẽ góp thêm vào kho huyền thoại Phong Nha - Kẻ Bàng những chi tiết không kém phần sinh động. Đó chính là việc bảo vệ thành công của Đoàn Việt Nam tại Hội nghị Uỷ ban Di sản thế giới lần thứ 27 (diễn ra từ 3/6-5/7 tại Paris), đưa Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành di sản thế giới thứ 5 của Việt Nam.
Trước ngày lên đường
Phong Nha - Kẻ Bàng được đăng ký vào danh sách các di sản thiên nhiên thế giới lần đầu tiên năm 1988 với tổng diện tích trên 41 nghìn ha. Sau khi nghiên cứu hồ sơ và báo cáo thẩm định của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Uỷ ban Di sản thế giới (WHC) đề nghị bổ sung và chỉnh sửa một số điều, trong đó cần làm rõ những giá trị địa chất đặc thù của khu bảo tồn thiên nhiên này. Năm 2000, Hồ sơ bổ sung về Phong Nha - Kẻ Bàng đã được hoàn tất gửi sang Paris để đăng ký với WHC, có mở rộng thêm diện tích lên 147.945 ha. Tiếp đó, địa giới đăng ký của hồ sơ di sản Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được chỉnh sửa năm 2002 còn 85,7 nghìn ha. Qua tìm hiểu, các nhà chuyên môn và ngoại giao đã từng tham dự các kỳ họp của WHC nhận thấy việc công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thế giới càng ngày càng khó. Nhất là trước kỳ họp lần thứ 27 này, IUCN - tổ chức chuyên môn quốc tế hoạt động độc lập trong công tác thẩm định các di sản thiên nhiên thế giới đã có văn bản đánh giá và khuyến nghị gác lại Hồ sơ Phong Nha - Kẻ Bàng không xem xét trong năm nay để làm rõ thêm một số vấn đề, đặc biệt là việc xây dựng đường Hồ Chí Minh nhánh phía Tây. IUCN cũng khuyến nghị Việt Nam mở rộng địa giới hiện tại của khu di sản và phối hợp với Lào mở rộng khu di sản sang bên kia biên giới để đảm bảo tính nguyên vẹn của hệ thống đá vôi lớn nhất tại Đông Nam Á.
Thực tế, tại các kỳ họp việc WHC đi ngược lại với khuyến nghị của các uỷ ban chuyên môn là rất hiếm. Chuyên gia của nhiều nước và của UNESCO cho rằng với việc IUCN khuyến nghị không thuận, WHC sẽ khó có thể công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng trong dịp này. Chính vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho Đoàn và các thành viên Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO bảo vệ thành công để Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận trong dịp này là một nhiệm vụ rất nặng nề. Trước ngày lên đường, Chính phủ đã có văn bản giải thích rõ với các nước về những thắc mắc của IUCN, tuy vậy, khuyến nghị của IUCN gác lại vô thời hạn Phong Nha - Kẻ Bàng vẫn là một rào cản không dễ vượt qua.
Vào cuộc và chiến thắng
Hội nghị của WHC lần thứ 27 có sự tham dự của gần 400 đại biểu. Ngoài các đại diện của UNESCO và Trung tâm di sản thế giới, có đại biểu của 21 nước là thành viên của WHC. Năm nay, Uỷ ban xem xét đánh giá gần 44 hồ sơ đã được các cơ quan chuyên môn quốc tế thẩm định trong đó có 8 di sản thiên nhiên. Nhưng một số nước vì nhận thấy khả năng được công nhận rất khó nên đã tự nguyện rút khỏi danh sách. Cuối cùng Uỷ ban quyết định chỉ công nhận thêm 24 di sản thế giới, trong đó có vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Khi bà Chủ tịch Hội nghị WHC lần thứ 27 tuyên bố công nhận Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới, Giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Nguyễn Tấn Hiệp đã bật khóc vì quá vui mừng. Các nhà ngoại giao vốn trầm tĩnh hơn nhưng cũng vui mừng không kém, mặc dù bấy giờ ông Lê Kinh Tài, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Tổng Thư ký UNESCO Việt Nam mới ngồi soạn lời cảm ơn để đọc trước Hội nghị. Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Quốc Tế: "Ông có ngạc nhiên với thành công của Việt Nam không?" Ông Lê Kinh Tài cho biết: "Thực sự tôi rất vui mừng nhưng tôi không bất ngờ lắm với quyết định này. Điều đó đã được khẳng định dần qua sự tiếp xúc trực tiếp của tôi với đại diện các nước và WHC. Các thành viên khác trong đoàn cũng có sự vận động, giải thích một cách thuyết phục để bạn hiểu hơn về Phong Nha - Kẻ Bàng". Đường Hồ Chí Minh nhánh phía Tây là mấu chốt của vấn đề. Nhưng đây chính là đường mòn Hồ Chí Minh năm xưa gắn liền với lịch sử giải phóng dân tộc hiện đại của Việt Nam, việc mở rộng như hiện nay là phương tuyến duy nhất vì nếu tránh về phía Đông thì gặp đỉnh Ba Rền - U Bò cao 1.009m, tránh về phía Tây thì càng vào lõi của rừng. Chúng ta mở rộng con đường, ngoài việc đây là con đường cứu hộ duy nhất cho khu sinh thái này, còn nhằm cứu vãn cuộc sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số Arem, Rục, Chứt, Vân Kiều, trong đó có dân tộc đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tại Phong Nha - Kẻ Bàng có nhiều loại động thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, nếu sớm được công nhận, Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ được hưởng quy chế đặc biệt để bảo tồn khu thiên nhiên này. Mặt khác, nếu WHC không công nhận, Việt Nam sẽ mất đi một cơ hội hỗ trợ của thế giới cũng như cơ sở pháp lý và điều kiện để huy động thêm nguồn lực cho công tác bảo tồn. Đây là một lý do đầy sức thuyết phục đối với các đại biểu quốc tế. Ngoài ra về việc mở rộng khu di sản sang Lào, Đại sứ Lào đã phát biểu tại Hội nghị đề nghị WHC công nhận phần di sản ở Việt Nam trước, Lào sẽ học tập kinh nghiệm để tham gia sau do chưa chuẩn bị kịp về nhân lực và nguồn lực.
Các thành viên trong đoàn đã chia ra thành từng nhóm để thuyết phục các đại biểu ủng hộ cho Việt Nam, kể cả các đại biểu của IUCN và Chủ tịch WHC. Phong Nha - Kẻ Bàng cuối cùng đã được công nhận với sự ủng hộ của tất cả các thành viên WHC. Điều mà có lẽ các đại biểu nhớ nhất là cả đoàn Việt Nam đã không về ăn trưa, tất cả đều "có hẹn" với một thành viên nào đó của đoàn nước bạn. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Lê Kinh Tài đã đề nghị chụp ảnh lưu niệm với Bà Chủ tịch Hội nghị trước khi bắt đầu vào phiên họp buổi chiều với phần thảo luận về Phong Nha - Kẻ Bàng. Bà Chủ tịch khi ấy nói đùa một câu đầy ý nhị với ông: "Chưa được đâu nhé!".
Việc Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới đã ghi nhận những cố gắng to lớn của đoàn đại biểu Việt Nam, uy tín của Việt Nam tại UNESCO cũng được nâng cao. Nhiều nước đã tỏ ra khâm phục sự năng động và hiệu quả trong hoạt động ngoại giao của Việt Nam và coi đây như một điều kỳ diệu (miracle) mà các nhà ngoại giao đã làm được tại Hội nghị lần này. Nhiệm vụ ngoại giao bước đầu đã hoàn thành, trách nhiệm còn lại là dành cho các nhà quản lý và chuyên môn, làm sao để Phong Nha - Kẻ Bàng mãi bảo tồn và phát huy được những giá trị thiên nhiên có một không hai này.
Hải Yến
Có rất nhiều huyền thoại đã và đang được kể về Phong Nha- Kẻ Bàng, khu vườn quốc gia vừa được Uỷ ban Di sản Thế giới công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Câu chuyện mà các nhà ngoại giao kể hôm nay sẽ góp thêm vào kho huyền thoại Phong Nha - Kẻ Bàng những chi tiết không kém phần sinh động. Đó chính là việc bảo vệ thành công của Đoàn Việt Nam tại Hội nghị Uỷ ban Di sản thế giới lần thứ 27 (diễn ra từ 3/6-5/7 tại Paris), đưa Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành di sản thế giới thứ 5 của Việt Nam.
Trước ngày lên đường
Phong Nha - Kẻ Bàng được đăng ký vào danh sách các di sản thiên nhiên thế giới lần đầu tiên năm 1988 với tổng diện tích trên 41 nghìn ha. Sau khi nghiên cứu hồ sơ và báo cáo thẩm định của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Uỷ ban Di sản thế giới (WHC) đề nghị bổ sung và chỉnh sửa một số điều, trong đó cần làm rõ những giá trị địa chất đặc thù của khu bảo tồn thiên nhiên này. Năm 2000, Hồ sơ bổ sung về Phong Nha - Kẻ Bàng đã được hoàn tất gửi sang Paris để đăng ký với WHC, có mở rộng thêm diện tích lên 147.945 ha. Tiếp đó, địa giới đăng ký của hồ sơ di sản Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được chỉnh sửa năm 2002 còn 85,7 nghìn ha. Qua tìm hiểu, các nhà chuyên môn và ngoại giao đã từng tham dự các kỳ họp của WHC nhận thấy việc công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thế giới càng ngày càng khó. Nhất là trước kỳ họp lần thứ 27 này, IUCN - tổ chức chuyên môn quốc tế hoạt động độc lập trong công tác thẩm định các di sản thiên nhiên thế giới đã có văn bản đánh giá và khuyến nghị gác lại Hồ sơ Phong Nha - Kẻ Bàng không xem xét trong năm nay để làm rõ thêm một số vấn đề, đặc biệt là việc xây dựng đường Hồ Chí Minh nhánh phía Tây. IUCN cũng khuyến nghị Việt Nam mở rộng địa giới hiện tại của khu di sản và phối hợp với Lào mở rộng khu di sản sang bên kia biên giới để đảm bảo tính nguyên vẹn của hệ thống đá vôi lớn nhất tại Đông Nam Á.
Thực tế, tại các kỳ họp việc WHC đi ngược lại với khuyến nghị của các uỷ ban chuyên môn là rất hiếm. Chuyên gia của nhiều nước và của UNESCO cho rằng với việc IUCN khuyến nghị không thuận, WHC sẽ khó có thể công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng trong dịp này. Chính vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho Đoàn và các thành viên Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO bảo vệ thành công để Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận trong dịp này là một nhiệm vụ rất nặng nề. Trước ngày lên đường, Chính phủ đã có văn bản giải thích rõ với các nước về những thắc mắc của IUCN, tuy vậy, khuyến nghị của IUCN gác lại vô thời hạn Phong Nha - Kẻ Bàng vẫn là một rào cản không dễ vượt qua.
Vào cuộc và chiến thắng
Hội nghị của WHC lần thứ 27 có sự tham dự của gần 400 đại biểu. Ngoài các đại diện của UNESCO và Trung tâm di sản thế giới, có đại biểu của 21 nước là thành viên của WHC. Năm nay, Uỷ ban xem xét đánh giá gần 44 hồ sơ đã được các cơ quan chuyên môn quốc tế thẩm định trong đó có 8 di sản thiên nhiên. Nhưng một số nước vì nhận thấy khả năng được công nhận rất khó nên đã tự nguyện rút khỏi danh sách. Cuối cùng Uỷ ban quyết định chỉ công nhận thêm 24 di sản thế giới, trong đó có vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Khi bà Chủ tịch Hội nghị WHC lần thứ 27 tuyên bố công nhận Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới, Giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Nguyễn Tấn Hiệp đã bật khóc vì quá vui mừng. Các nhà ngoại giao vốn trầm tĩnh hơn nhưng cũng vui mừng không kém, mặc dù bấy giờ ông Lê Kinh Tài, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Tổng Thư ký UNESCO Việt Nam mới ngồi soạn lời cảm ơn để đọc trước Hội nghị. Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Quốc Tế: "Ông có ngạc nhiên với thành công của Việt Nam không?" Ông Lê Kinh Tài cho biết: "Thực sự tôi rất vui mừng nhưng tôi không bất ngờ lắm với quyết định này. Điều đó đã được khẳng định dần qua sự tiếp xúc trực tiếp của tôi với đại diện các nước và WHC. Các thành viên khác trong đoàn cũng có sự vận động, giải thích một cách thuyết phục để bạn hiểu hơn về Phong Nha - Kẻ Bàng". Đường Hồ Chí Minh nhánh phía Tây là mấu chốt của vấn đề. Nhưng đây chính là đường mòn Hồ Chí Minh năm xưa gắn liền với lịch sử giải phóng dân tộc hiện đại của Việt Nam, việc mở rộng như hiện nay là phương tuyến duy nhất vì nếu tránh về phía Đông thì gặp đỉnh Ba Rền - U Bò cao 1.009m, tránh về phía Tây thì càng vào lõi của rừng. Chúng ta mở rộng con đường, ngoài việc đây là con đường cứu hộ duy nhất cho khu sinh thái này, còn nhằm cứu vãn cuộc sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số Arem, Rục, Chứt, Vân Kiều, trong đó có dân tộc đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tại Phong Nha - Kẻ Bàng có nhiều loại động thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, nếu sớm được công nhận, Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ được hưởng quy chế đặc biệt để bảo tồn khu thiên nhiên này. Mặt khác, nếu WHC không công nhận, Việt Nam sẽ mất đi một cơ hội hỗ trợ của thế giới cũng như cơ sở pháp lý và điều kiện để huy động thêm nguồn lực cho công tác bảo tồn. Đây là một lý do đầy sức thuyết phục đối với các đại biểu quốc tế. Ngoài ra về việc mở rộng khu di sản sang Lào, Đại sứ Lào đã phát biểu tại Hội nghị đề nghị WHC công nhận phần di sản ở Việt Nam trước, Lào sẽ học tập kinh nghiệm để tham gia sau do chưa chuẩn bị kịp về nhân lực và nguồn lực.
Các thành viên trong đoàn đã chia ra thành từng nhóm để thuyết phục các đại biểu ủng hộ cho Việt Nam, kể cả các đại biểu của IUCN và Chủ tịch WHC. Phong Nha - Kẻ Bàng cuối cùng đã được công nhận với sự ủng hộ của tất cả các thành viên WHC. Điều mà có lẽ các đại biểu nhớ nhất là cả đoàn Việt Nam đã không về ăn trưa, tất cả đều "có hẹn" với một thành viên nào đó của đoàn nước bạn. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Lê Kinh Tài đã đề nghị chụp ảnh lưu niệm với Bà Chủ tịch Hội nghị trước khi bắt đầu vào phiên họp buổi chiều với phần thảo luận về Phong Nha - Kẻ Bàng. Bà Chủ tịch khi ấy nói đùa một câu đầy ý nhị với ông: "Chưa được đâu nhé!".
Việc Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới đã ghi nhận những cố gắng to lớn của đoàn đại biểu Việt Nam, uy tín của Việt Nam tại UNESCO cũng được nâng cao. Nhiều nước đã tỏ ra khâm phục sự năng động và hiệu quả trong hoạt động ngoại giao của Việt Nam và coi đây như một điều kỳ diệu (miracle) mà các nhà ngoại giao đã làm được tại Hội nghị lần này. Nhiệm vụ ngoại giao bước đầu đã hoàn thành, trách nhiệm còn lại là dành cho các nhà quản lý và chuyên môn, làm sao để Phong Nha - Kẻ Bàng mãi bảo tồn và phát huy được những giá trị thiên nhiên có một không hai này.