PDA

Xem đầy đủ chức năng : Những kinh nghiệm trong học tập và thi cử



Ken X
07-09-2006, 06:25 AM
Những kinh nghiệm "xương máu" rút ra từ khi bạn là học sinh... Hãy vào đây học tập và chia sẻ, biết đâu bạn sẽ giúp ra được những kinh nghiệm quý báu cho chính mình :)

No Spam Here !

Ken X
10-09-2006, 01:25 AM
Tổng hợp 1 số bài viết trong box :


Những điều cần lưu ý trước và trong khi làm Bài Viết Viết thi : tuyettinh_giaochu


Đầu tiên là phải giữ gìn sức khoẻ ổn định trong những ngày thi, do đó, những ngày gần thi không nên học quá nhiều, chú ý ăn, ngủ điều độ, không thức quá khuya. Sức khoẻ là yếu tố quan trọng số một trong việc thi cử.


Để vận dụng được những kiến thức đã học vào Bài Viết Viết làm, cần hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, tự tin để chọn phương án giải quyết thật khoa học và chính xác. Trước khi mở đề thi, thường có khoảng thời gian chờ đợi khá dài, để tránh căng thẳng, nên nhắm mắt, thở đều, không nên bận tâm đến những suy nghĩ vu vơ như lo lắng điểm cao hay thấp, đỗ hay trượt, cần tập trung tất cả tinh thần để phân tích đề thi và làm Bài Viết Viết.



Phải đọc kỹ đề thi, đọc chậm từng câu, gạch dưới những câu, chữ quan trọng, tránh hiểu nhầm dẫn đến làm Bài Viết Viết lạc đề. Đôi thi thang điểm của hai câu giống nhau, nhưng mức độ khó của mỗi câu khác nhau, do đó, nên chọn câu dễ làm trước.



Không nên tốn quá nhiều thời gian vào việc làm nháp, bởi có nhiều trường hợp làm nháp xong đã hết giờ, thí sinh nộp tờ nháp thay Bài Viết Viết thi, nhưng tờ nháp không phải là Bài Viết Viết thi hợp lệ nên sẽ không được chấm điểm. Bởi vậy, chỉ nên làm nháp những phép tính quan trọng hay gạch đầu dòng những ý cơ bản. Không nên sợ Bài Viết Viết thi bị trừ điểm vì gạch xoá bởi phần lớn, giám khảo chỉ chấm xem Bài Viết Viết làm đúng hay sai.



Khi trình bày Bài Viết Viết làm phải làm chậm rãi, từ tốn; riêng với các môn toán, lý, hoá, nên trình bày đầy đủ các bước trung gian, càng vội càng dễ sai.



Ngoài ra, nếu trình bày đầy đủ, khi phát hiện sai sẽ dễ tìm và sửa chính xác hơn. Nếu làm Bài Viết Viết xong vẫn còn thừa thời gian, nên kiên nhẫn đọc đi đọc lại Bài Viết Viết làm nhiều lần, không nên nộp Bài Viết Viết sớm.


************************************************** *************************


Kinh nghiệm học và ôn tập Hóa : tuyettinh_giaochu

1. Củng cố và bổ sung các nội dung trọng tâm của chương trình lớp 10 gồm các vấn đề sau:
a) Các vấn đề liên quan đến phản ứng oxy hóa khử:
- Quy tắc tính số oxy hóa.
- Các mức oxy hóa thường gặp và quy luật biến đổi chúng trên phản ứng của các nguyên tố quan trọng: Cl, Br, I, S, N, Fe, Mn.
- Phải biết cân bằng tất cả các phản ứng khi gặp (đặc biệt bằng phương pháp cân bằng điện tử; chú ý các phản ứng của sắt, ôxít sắt, muối sắt).
- Phải nắm thật chắc các công thức viết phản ứng gồm: ôxít; kim loại; muối phản ứng với axit; muối phản ứng với muối; kim loại phản ứng với muối; phản ứng nhiệt luyện.
b) Các phản ứng của nhóm nguyên tố halogen (Cl, Br, I); S
Chỉ cần đọc để viết được các phản ứng coi như là đủ.
c) Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn:
- Yêu cầu phải nắm chắc đặc điểm cấu tạo; khái niệm về hạt; mối liên hệ giữa các loại hạt.
- Đặc điểm, nguyên tắc xếp nguyên tố; quy luật biến thiên tuần hoàn.
- Viết được cấu hình electron; xác định vị trí nguyên tố trên bảng hệ thống tuần hoàn.
- Sự tạo thành ion.
2. Các vấn đề ở chương trình lớp 11, ở phần này cần xem lại các vấn đề sau:
a) Các Bài Viết toán về nồng độ dung dịch, độ pH, độ điện ly, hằng số điện ly.
b) Nắm chắc bảng tính tan, để xây dựng các phản ứng xảy ra trong dung dịch theo cơ chế trao đổi ion (ví dụ phải nhớ trong dung dịch phản ứng giữa các ion với nhau phải thỏa điều kiện là sinh ra chất kết tủa hay chất bay hơi hoặc chất điện ly yếu).
c) Xem lại các quy luật giải toán bằng phương pháp ion: cách viết phương trình phản ứng dạng ion; biết dựa trên phương trình ion giải thích các thí nghiệm mà trên phân tử không giải thích được (ví dụ khi cho Cu vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu (NO3)2, HCl thấy có khí NO bay ra hay cho Al vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH, NaNO3, NaNO2, thấy sinh ra hỗn hợp 2 khí có mùi khai;...)
d) Các khái niệm axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính theo Bronsted:
Vì phần này các em thiếu dấu hiệu nhận biết chúng, nên khi gặp các em lúng túng và thường kết luận theo cảm tính, do đó chúng tôi gợi ý nhanh các dấu hiệu nhận biết axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính:
* Các gốc axit của axit mạnh (Cl-, NO-3, SO2-4 ,...) và các gốc bazơ của bazơ mạnh (Na+, Ka+, Ba2+, Ca2+) được xem là trung tính.
* Các gốc axit của axit yếu (ClO-, NO-2, SO2-3 ,...) được xem là bazơ.
* Các gốc bazơ của bazơ yếu (NH+4 , Al (H2O)3+) và các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit mạnh được xem là axit.
* Các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit yếu: lưỡng tính.
e) Cách áp dụng các định luật bảo toàn điện tích, định luật bảo toàn khối lượng trong các Bài Viết toán dung dịch.
f) Xem kỹ các phản ứng của nitơ và hợp chất nitơ; phốt pho (xem sách giáo khoa lớp 11 và các Bài Viết tập chương này ở quyển Bài Viết tập hóa học lớp 11).
g) Các phản ứng của hydrocacbon:
- Phản ứng cracking. - Phản ứng đề hydro hóa - Phản ứng hydro hóa.- Phản ứng cộng Br2.- Phản ứng cộng nước của anken, ankin.- Phản ứng của ankin -1 với Ag2O/NH3. - Phản ứng tạo P.E; P.V.C; T.N.T; cao su Buna; cao su.
Bu na-S.- Phản ứng của benzen; toluen; styren.
3. Các nội dung của chương trình 12:
a) Với các hợp chất chứa hữu cơ chứa C,H,O: Chủ yếu xem các phản ứng của rượu; andehyt; axit; este; phenol; gluxit.
b) Nhóm nguyên tố C, H, N: Các phản ứng của sángin với axit, đặc biệt xem kỹ anilin, chú ý phenylsángoniclorua.
c) Cuối cùng xem nhóm nguyên tố C, H, O, N gồm các hợp chất quan trọng sau đây:
- Axit sángTrong: chủ yếu có phản ứng trung hòa, phản ứng tạo nhóm peptit; phản ứng thủy phân nhóm peptit.
- Este của axit sángTrong: có 2 phản ứng chính.
- Muối sángoni đơn giản (R-COO-NH4) cũng viết 2 phản ứng chính.
- Muối của sángin đơn giản R-COO-NH3-R’.
- Hợp chất Nitro R-(NO2)n: Xem phản ứng điều chế và chỉ có phản ứng tạo sángin (phản ứng với [H}).
- Các hợp chất đặc biệt: Urê, Caprolactsáng; tơ nilon - 6,6; tơ caprôn.
d) Phần vô cơ: Xem các phản ứng của Al; Fe; Na, K; Mg, Ca.
e) Đặc biệt cần để ý thêm phần ăn mòn kim loại; nước cứng; điều chế kim loại; các Bài Viết toán áp dụng phản ứng nhiệt luyện, các Bài Viết toán kim loại phản ứng với axit; phản ứng với muối.

Dzịt nhúng bùn
18-09-2006, 05:39 AM
Đây là bí quyết học bài khá thực tế của một số bạn học sinh cấp II


_Bạn biết cách làm giàu vốn từ chưa?
Bí quyết của bạn Trương Nguyễn Uyên Thư (9A14 THCS Ngô Tất Tố, Q.Phú Nhuận): Không nên "học khô" bằng cách viết từ vựng ra giấy rồi lẩm nhẩm học từng từ. Cách làm giàu vốn từ của tớ là đọc hiểu. Với một đoạn văn hay một bài text bằng tiếng Anh, tớ đọc lớn rồi dịch nó sang tiếng Việt. Với từ nào chưa rõ nghĩa, tớ tra từ điển. Rồi ghi chú từ mới vào một tờ giấy, dán ngay gần bài text. Lần sau, gặp lại từ mới ấy trong ngữ cảnh, tớ sẽ nhớ ngay.


_Bí quyết nhớ bài lịch sử
Bí quyết của bạn Hà Thanh Đạt (lớp 9 THCS Nguyễn Văn Trỗi, Gò Vấp): Mình nhớ các sự kiện bằng cách... nhìn biển số xe. Mỗi lần ra đường nhìn biển số xe xung quanh, mình lại liên tưởng đến ngày tháng lịch sử. Ví dụ như thấy số 1908 mình nhớ đến Cách Mạng tháng 8 vĩ đại của dân tộc.

Bí quyết của bạn Khánh Hà (lớp 7A9 Nguyễn Hữu Thọ, Q.7): Chiếc tivi và những phương tiện truyền thông là "người thầy" tuyệt vời để mình học thêm lịch sử. Xem tivi hay đọc báo mình đều thủ sẵn một quyển sổ tay, có được kiến thức mới là mình ghi vào liền

Bí quyết của bạn Trương Hùng (lớp 9/11 THCS Nguyễn Văn Phú, Q.11): Mình thường nhớ sử theo các giai thoại về các nhân vật lịch sử như Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, câu nói nổi tiếng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: "Nếu bệ hạ muốn hàng thì chém đầu thần trước đã!", rồi chuyện anh Nguyễn Thái Bình với quả bom ở Sa Diện... Mỗi giai thoại về các nhận vật lịch sử ấy đều nhắc nhở chúng ta về một thời kì của lịch sử. Học bằng câu chuyện như thế dễ đi vào lòng và nhớ lâu hơn.


Đây là bí quyết tính toán không cần máy tính của anh Hồ Đắc Luận, sinh viên trường Đại học Bách khoa TP.HCM (cựu học sinh trường Nguyễn Du, quận 1), người có "thành tích": suốt từ năm lớp 1 đến lớp 12, chẳng bao giờ sử dụng máy tính để tính toán mà chỉ... tính nhẩm thôi. Không những vậy, anh còn tính nhẩm nhanh hơn các bạn khác bấm máy tính nữa.

_Anh Luận nè, bí quyết để nói "không" với máy tính của anh là gì
_Nhìn vào các con số, ngay cả những số cực kì rối rắm như số thập phân, hỗn số, mình đừng "hoảng", cứ "bình tĩnh" xem chúng có gì đặc biệt không, rồi tìm cách "trị" nó. Ví dụ: mình cần tính 32 x 1,25; số 1,25 có vẻ "khó chịu" nhưng nếu nghĩ kĩ một chút sẽ thấy 1,25 = 10 : 8. Vậy có thể tính 32 x 1,25 = 32 x 10/8 = 4 x 10 = 40.

_Nhưng đâu phải con số nào cũng đặc biệt như vậy, với những số không đặc biệt mình làm sao?
_Ngoài một số con số đặc biệt mình cần biết để áp dụng cho nhanh, những số khác mình phải tìm cách "làm cho nó đặc biệt" tức là làm tròn số cho dễ tính. Có thể làm tròn bằng cách cộng thêm hoặc bớt đi vài đơn vị.
Ví dụ: 498 + 1023 = 500 - 2 + 1000 + 23 = 500 + 1000 + 23 - 2 = 1500 + 21
Viết ra thấy nhiều bước, chứ áp dụng thì nhẩm nhanh lắm đó.

_ Có quy tắc chung nào có thể áp dụng để tính nhẩm cho mọi con số, mọi phép toán?
_Cách hiệu quả nhất để tính nhẩm là "phân tích số". Tuỳ mỗi con số mà mình có cách nhẩm tính khác nhau, có khi trừ, có khi cộng cho tròn số như ở trên, có khi lại tách số ra làm nhiều phần, miễn al2 mình có thể tính dễ dàng. Ví dụ: 987 x 2, có thể tách 987 thành 900 + 80 + 7, nhân từng phần với 2 rồi sau đó cộng lại.
987 x 2 = 900 x 2 + 80 x 2 + 7 x 2= 1800 + 160 + 14 = 1974

_ Bí quyết để "luyện được tuyệt chiêu": nhìn vào phép toán bất kì biết ngay phân tích theo dạng nào cho dễ tính và tính ngay trong tích tắc của anh là gì?
_Thường xuyên luyện tập bằng cách giúp chị anh (làm giáo viên) tính điểm trung bình cho học sinh mà không cần máy, thường xuyên bắt mình phải động não nghĩ xem ngoài cách giải toán thông thường thì có cách nào nhanh và hay hơn không. Một phép tính hoặc một bài toán, bao giờ anh cũng giải ít nhắt là hai cách. Bật mí nè, tính nhẩm cũng là cách luyện cho não có phản xạ nhanh nhạy.

Ken X
19-09-2006, 05:51 AM
Không phải thời gian nào bạn cũng có tốc độ tiếp thu bài như nhau. Ðêm khác với ngày, sáng khác với chiều và xế khác với trưa v.v...

Vậy muốn xác định thời gian tiếp thu bài nhanh nhất là thời gian nào, bạn hãy áp dụng những phương pháp sau đây:


1. Nhẩm lại bài trước khi lên giường ngủ:

Trong ngày học các môn và đêm trước khi rời bàn học để lên giường ngủ, bạn nên xem lại bài cho ngày mai. Bạn nhớ ghi các môn bài mà bạn biết sáng ngày mai lên lớp bạn sẽ trả. Bạn lên giừơng trước giờ qui định ngủ ít nhất là một tiếng. Ví dụ bạn ngủ lúc 10 giờ thì lên giường 9 giờ. Phòng ngủ chỉ nên để ánh sáng lờ mờ, giúp tiềm thức bạn không bị động.

- Bạn bắt đầu hệ thống lại bài, từng môn, từng phần, thật chắc chắn nếu có chỗ nào quên sót bạn cần có đèn bấm lôi ngay mẫu giấy đã ghi ra xem lại cho chính xác.

Rồi bạn tiếp tục ôn lại môn khác. Bạn cũng làm lại như trên, trong tư thế nằm trong bóng đêm. Lần lượt như vậy cho đến hết các môn bài, cho đến lúc bạn thiếp đi. Trong giấc ngủ bạn sẽ không quên các điều đã học nó khắc sâu vào tâm não bạn và khó mà xóa nổi. Hình thức này giúp trí óc bạn làm việc linh hoạt, như con bò nhai lại cỏ sau những giờ phút nghỉ ngơi. Bạn cũng vậy nếu muốn bộ óc tinh nhuệ học bài mau thuộc thì hãy biết nhớ lại bài trước khi đi vào giấc ngủ đêm.

2. Thời gian giúp bạn tiếp thu bài nhanh nhất:

Qua kinh nghiệm thì thời gian đó là lúc sáng sớm khoảng 4-5 giờ trở đi. Vào giờ đó, bầu không khí còn tĩnh lặng, tâm hồn thanh thản sẽ giúp bạn dễ tập trung hơn.

Bước đầu rất có thể bạn khó thức dậy vào thời gian này. Nhưng việc gì cũng vậy, bạn chịu khó tập, chỉ mấy hôm liền sau đó bạn quen ngay. Khi thức dậy, việc đầu tiên làm vệ sinh cá nhân xong bạn nên tập vài động tác thể dục. Phần này nam cũng như nữ cũng cần phải thực hiện. Bạn tập thể dụng là để bảo vệ và duy trì sức khỏe. Có sức khỏe bạn mới có thể học tập tốt được.

- Sau đó bạn nghe trong người khỏe khoắn hết cơn buồn ngủ, bấy giờ là lúc bạn ngồi vào bàn học. Như hồi trước khi !ên giường ngủ, bạn đã ôn lại bài ngay trên giường. Vậy bây giờ chắc chắn óc bạn đang còn nhớ các môn bài đó, bài mà bạn phải trả khi lên lớp vào sáng nay.

Ví dụ: Bài sáng nay có các môn như: Sinh - Sử Toán. Bạn có tất cả là 3 môn, mà ba môn học này bạn đã học suốt chiều hôm qua theo thời gian nhất định mà bạn đã vạch ra là:

1g - 2g : bạn học môn Sử.

2g - 4g : bạn học và làm Toán.

Sau đó là bạn nghỉ giải lao 30 phút.

4g30 - 6g: bạn học môn Sinh.

Ngoài ra, bạn còn có một khoảng thời gian học về đêm từ 7g - 9g. Hai giờ này giúp bạn củng cố lại các phần bài bạn chưa thuộc kỹ, chưa nắm bắt. Thời gian này bạn hệ thống bài một cách chắc chắn hơn. Và trước khi lên giường ngủ, bạn còn có một giờ nữa để nhẩm lại bài. Bây giờ trước mặt bạn, các môn bài được học thuộc làu và bài tập toán của hôm nay cũng đã giải quyết xong. Tuy nhiên, bạn cũng nên ngồi lại trước chồng vở, nhưng đừng mở sách, bạn tự lần lượt ôn lại từng môn xem bạn đã nắm chắc kiến thức cơ bản một cách nằm lòng chưa? Phần nào quên - bạn mở sách - và phải giải quyết ngay tại chỗ. Môn nào cũng thế vì đây là giờ học quyết định cuối cùng trước khi bạn đến lớp. Sau cùng bạn cũng nên mở bài tập toán ra, rà xét lại lần cuối xem các phần bài tập bạn làm có chính xác chưa. Có chỗ nào thiếu sót không? Lo mà chỉnh đốn ngay nếu có.

Thời gian buổi sáng này của bạn phải nói là thời gian ôn tập thì đúng hơn. Bạn ôn lại lần cuối cho chắc chắn trước giờ lên lớp. Còn một vấn đề nữa là cần dành một ít thời gian để xem trước phần bài mới. Bạn nên xem trước để "làm quen" với nó. Ðể đến lúc thầy cô giảng bài ở lớp bạn sẽ mau chóng nắm bắt. Nói một cách là bạn sẽ tiếp thu mau lẹ hơn. Nhất là bộ môn toán là bạn cần phải chuẩn bị bài mới trước, nếu bạn không muốn gặp tình trạng lúng túng ngỡ ngàng, khi thầy cô đặt vấn đề bài mới với bạn.

Nói tóm lại: Thời gian mà bạn tiếp thu bài mau thuộc nhất là thời gian từ 4g - 6g buổi sáng. Bạn nên tận dụng giờ học này và nên thập thói quen tốt đó trong suốt đời học sinh của bạn. Chắc chắn bạn sẽ không lùi bước trong việc học.

Có thắc mắc rằng vậy thì giờ nghỉ quá ít ỏi liệu có đủ sức khỏe để học tập không? Ban ngày bạn dành thời gian nghỉ trưa một giờ, và 6 giờ của đêm để ngủ. Bạn ngủ với giấc ngủ thật sâu, không mộng mị là đủ đem lại sức khỏe cho bạn. Không phải ngủ nhiều mới có sức khỏe tốt đâu.

Làm việc ăn uống, ngủ nghỉ điều hoà thì sức khỏe mới bảo đảm vững chắc. Bạn cứ hãy thực hiện đi sẽ thấy không hề giảm sút sức khỏe được. Tuy nhiên ngày chủ nhật bạn nên dành thời gian giải trí nhiều, để tăng cường cho bộ não những mới lạ và tạo điều kiện tốt cho sức khỏe như chơi thể thao, đi tham quan... tùy năng khiếu và sở thích mà bạn tự tìm cho mình những trò chơi và những việc giải trí phù hợp và lành mạnh.



(Theo Bí quyết học bài mau thuộc)

Dzịt nhúng bùn
22-09-2006, 05:25 AM
Time Management Tips For High School Students-

Có phải lúc nào bạn cũng thấy thiếu thời gian để hoàn tất mọi công việc trong ngày? Có phải bạn luôn thấy mình chậm trễ? Bạn đừng quá lo lắng. Đó là vấn đề không chỉ của riêng bạn. Rất nhiều học sinh trung học cũng gặp vấn đề như vậy. Với khối lượng bài vở khổng lồ trên trường, lại còn phải chạy sô đi học kèm, nào toán, lí, hoá, văn lại còn ngoại ngữ, vi tính nữa chứ. Sắp xếp thời gian làm sao để vừa có thể học, vừa có thể thư giãn để không bị stress quả là vấn đề nan giải. Sau đây là một vài bí kíp có thể giúp bạn quản lý thời gian và sắp xếp cuộc sống hợp lý hơn.

1. Lập danh sách những việc cần làm trong ngày:

Đặt những việc quan trọng lên hàng đầu và làm trước. Để dễ dàng hơn có thể sử dụng một danh sách để theo dõi tất cả những việc cần hoàn tất. Và đừng quên tự thưởng cho bản thân mỗi khi hoàn thành xong một công việc.

2. Sử dụng thời gian rảnh rỗi hợp lý:

Chẳng hạn bạn có thể đọc sách khi đi xe buýt đến trường. Như vậy là bạn đã dùng một mũi tên mà bắn trúng hai đích rồi đấy.

3. Biết cách nói "không":

Nếu bạn đi làm thêm và ông chủ muốn bạn làm vào tối thứ 5, trong khi sáng thứ 6 bạn có bài thi. Tốt nhất là bạn nên từ chối. Hãy luôn nghĩ đến những ưu tiên trong ngắn hạn và dài hạn của bạn.

4. Tìm thời điểm thích hợp:

Bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu bạn biết khi nào bạn có thể làm tốt nhất. Ví dụ nếu đầu óc bạn linh hoạt trong tính toán vào buổi trưa thì đừng để bài tập toán đến tối bạn nhé.

5. Ôn lại kiến thức mỗi ngày:

Bạn nên nắm chắc những gì đã học. Như vậy bạn sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới hơn. Và bạn sẽ không bị khớp nếu giáo viên bất chợt gọi bạn lên bảng.

6. Ngủ thật ngon giấc:

Đừng cố thức khuya để làm xong việc gì đó. Thiếu ngủ thường xuyên chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi và làm việc kém hiệu quả.

7. Cho mọi người biết thời gian biểu của bạn:

Nếu những cú điện thoại cứ làm phiền bạn. Hãy nói với bạn bè là bạn chỉ có thể nhận điện thoại từ 7 đến 8 giờ tối. Điều này nghe có vẻ nhỏ nhặt nhưng lại rất có ích đấy.

8. Trở thành người biết phân-chia-công-việc:

Hãy tính xem một tuần bạn có bao nhiêu thời gian rảnh rỗi. Sau đó lập một quỹ thời gian và lên kế hoạch cho mọi hoạt động dựa theo đó.

9. Đừng phí thời gian lo lắng không đâu:

Bạn có bao giờ phí cả một buổi tối lo lắng về một việc mình chưa làm được? Như thế có đáng không? Thay vì dằn vặt bản thân cũng như chần chừ, do dự ,hãy bắt tay vào làm việc đó ngay đi.

10. Biết đặt mục tiêu vừa sức:

Lập nên những mục tiêu không thực tế chỉ khiến mình chuốc lấy thất bại mà thôi. Đặt những mục tiêu lớn cho bản thân là rất tốt nhưng không nên làm quá sức. Bạn nên đặt ra những mục tiêu khó nhưng có khả năng làm được.

Bạn hãy tham khảo những bí kíp này. Và có thể thay đổi chút ít cho phù hợp với thói quen của bạn. Nếu bạn biết đặt những ưu tiên hợp với bạn, cơ hội để hoàn tất những ưu tiên đó là rất lớn. Chúc bạn luôn gặt hái những thành công trong tương lai.



Biên dịch: Xuân Mai - Khánh Như
Theo vn8x.

Dzịt nhúng bùn
22-09-2006, 05:26 AM
Các phương pháp ghi nhớ

Muốn học bài mau thuộc nhất thiết phải học có phương pháp. Qua các chương trước chúng tôi đã trình bày một số phương pháp để giúp bạn trong việc học bài sao cho mau thuộc. Trong chương này xin hướng dẫn bạn đi sâu vào chi tiết hơn khi thực hiện các phương pháp ấy.


1. Ghi thành dàn bài:

Thực tế có nhiều bạn chỉ nghe nói ghi dàn bài, nhưng chưa rõ phương thức ghi cụ thể ra sao.

- Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Vì có hiểu sơ bộ bài, bạn mới lập được dàn bài. Bạn chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính (Ví dụ là A - B - C). Trong phần A - có nhiều mục nhỏ, bạn có thể sắp xếp các mục nhỏ ấy gọi là "tiêu đề" bằng những chữ số:1, 2, 3...

- Và tiếp theo các phần B-C cũng thế. Phần nào cũng có những tiêu đề riêng.

- Nhưng trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi nhận cụ thể các phần quan trọng ấy trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạch dưới hoặc viết đậm để dễ nhớ.

- Ðã có dàn bài chi tiết rồi sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó.

2. Nhẩm trong óc:

Bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.

- Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn.

- Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.

- Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.

* Một bài học gọi là được nắm chắc là khi bạn:

- Trả lời gãy gọn các câu hỏi đặt ra.

- Hiểu bài thông suốt từng phần cũng như toàn bài.

- Nắm vững trọng tâm bài học một cách chuẩn xác. Nếu là môn học như Toán - Lý- Hóa- Sinh thì các quy tắc các công thức, các định lý, định đề... bạn phải thuộc thật nhuần nhuyễn mới được.

Môn Văn: Cần ghi nhớ các tên và tiểu sử tác giả. Thuộc kỹ các bài thơ, các đoạn văn xuôi, chọn lọc và nhớ bài thơ này của tác giả nào, bài văn kia tác giả là ai. Tránh tình trạng lộn xộn, lẫn tên tác giả này với tác giả khác, hoặc bài văn xuôi mà lại ghi tên tác giả là một nhà thơ v.v...

Các phần văn xuôi hay thơ, bạn đều phải nắm bố cục chặt chẽ, chủ đề tư tưởng và nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. Ngoài ra bạn nên trích dẫn những đoạn văn hay, bài thơ hay, ghi vào sổ tay bạn để dễ học thuộc. Thuộc nhiều thơ văn để tạo vốn từ phong phú khi làm bài.

Môn Sử, Ðịa: Cần nắm rõ đặc thù từng môn để dễ học.

- Sử: Cần nhớ chính xác các mốc thời gian của sự kiện và luyện cách phân tích tổng hợp để rút ra được những bài học lịch sử một cách chính xác.

- Ðịa: Nắm rõ đặc điểm địa thế từng bước từng vùng, tên sông, tên núi, nguồn tài nguyên khoáng sản.v.v...

3. Ghi ra giấy:

Ngoài cách ghi thành dàn bài chi tiết, bạn có thể ghi riêng ra giấy. Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Từ giấy xếp lại bỏ túi để lâu lâu khi cần nhẩm lại, nếu quên bạn có thể mở ra xem.

Nhưng phải ghi bằng cách nào?

Ghi những điểm chính yếu nhất, còn điều quan trọng là bạn phải học thuộc.

Nói tóm: Khi ghi bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ và một cách hoàn hảo mà không cần mở sách.

Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời an vô mà ích lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.

Một điểm nữa là bạn phải hết sức sử dụng các phương pháp ấy thật hài hòa và kết hợp chặt chẽ để việc học tập của bạn có kết quả mỹ mãn theo ý muốn. Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các phương pháp mà tùy khả năng vận dụng cho phù hợp.



(Theo Bí quyết học bài mau thuộc)

Dzịt nhúng bùn
22-09-2006, 05:26 AM
6 lời khuyên cho việc học tốt

- Vạch kế hoạch: Học tập và làm việc có hệ thống Nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó.

2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học: Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm.

3- Hiểu rõ các ghi chép: Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ: "cho nên, vì vậy, chủ yếu, điều quan trọng"... mà thầy cô đã tóm tắt.

4- Học một cách chủ động chứ không thụ động: Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.

a- Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.

b- Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan.

5- Ghi chú cẩn thận: Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại.

6- Luôn học tại bàn: Cách học này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.



(Theo GlobalEdu)

Dzịt nhúng bùn
22-09-2006, 05:28 AM
Những bí quyết cho mùa thi

Dưới đây là 6 "bảo bối" được tham khảo từ các tài liệu khoa học về phương pháp học tập và ôn thi sao cho "học ít, nhớ lâu, thi dễ đậu" cũng như bí quyết thư giãn và giữ gìn sức khoẻ... hy vọng sẽ hỗ trợ ít nhiều cho các bạn trẻ trong mùa thi.


1 - Học tập

Ðó là làm thế nào học ít, nhớ lâu, thi dễ đậu. Bài vở lớp 12 cũng như ở đại học thì nhiều. Vì thế muốn học ít, nhớ lâu cần có phương pháp học ngay từ đầu niên khóa.

Bài giảng của thầy cô từ giáo án khi học cần gạch xanh gạch đỏ để dễ nhớ những phần quan trọng. Bên cạnh đó luôn có một sổ tóm tắt ghi lại những phần quan trọng để khi gần đến ngày thi, ôn kỹ phần tóm lược quan trọng này và xem thêm phần giáo án đầy đủ.

Ôn thi là một giai đoạn ngắn mà não phải tiếp thu một lượng thông tin khổng lồ nên dễ bão hòa, dẫn đến nhớ lộn xộn. Nắm chắc phần tóm lược quan trọng để làm bài được và đủ điểm đậu. Nếu nhớ kỹ và phát triển thêm chi tiết từ bài giảng thì sẽ đậu cao.


2 - Ôn thi

Phương pháp tập đọc nhanh:

- Ðọc bằng mắt, không phát âm; tập mở rộng tầm nhìn để khi mắt lướt qua, số lượng chữ đọc được sẽ nhiều hơn; tăng dần tốc độ đọc; đọc và tập nhớ lại tựa bài, những vấn đề chính yếu căn bản của bài; không học thuộc lòng từng chữ, từng câu mà nhớ ý là chính; cố gắng hiểu những gì đã học kể cả hỏi bạn bè, thầy cô

- Ghi nhớ các chi tiết gần nhau, bổ sung cho nhau, khắc ghi những gì quan trọng nhất kể cả gạch dưới hoặc tô màu dễ thấy; sau khi đọc xong, dùng trí nhớ hệ thống hóa lại toàn bộ bài học, những điểm căn bản, các chi tiết bổ sung cho những điều căn bản đó; trước khi ngủ, ôn lại một lần nữa vì trong giấc ngủ, tài liệu ôn tập dễ ghi vàn bộ nhớ.

Không nên học thuộc lòng:

- Việc học thuộc lòng làm não trở nên thụ động, lười suy nghĩ và khi đã quên một câu là tắc tị nguyên bài. Vì vậy vào phòng thi, nhiều thí sinh đọc xong đề bài, bừng con mắt dậy thấy óc mình trống trơn. Học, hiểu, nắm bắt những ý cơ bản của vấn đề là cách tốt nhất để nhớ bài học.

- Vì thế muốn tăng cường trí nhớ, học dễ nhớ lâu quên thì phải tập trung phân tích, tổng hợp bài vở kèm theo hình ảnh cụ thể để trí nhớ dễ tìm kiếm khi cần thiết.


3 - Thư giãn

Nhiều SV-HS nghĩ rằng học thi là học liên miên từ sáng đến tối, từ tối đến khuya, nhưng não bị nhồi nhét nhiều quá cũng sẽ "sôi" lên, khó nhớ và dễ quên.

Chống bão hòa não bằng thư giãn, nghỉ ngơi:

- Khi não đã bão hòa thì học chỉ là hình thức mà tiếp thu chẳng có gì, chưa kể nhầm lẫn chi tiết vấn đề này sang chi tiết khác. Vì vậy cần phải có thời gian thư giãn. Ðừng chọn thư giãn bằng cách đánh bài, cá độ bóng đá, đi "lắc" làm thần kinh căng thẳng thêm.

- Chọn bơi lội, tập thể dục cho máu huyết lưu thông, nghe nhạc êm dịu (đừng chọn metal rock sẽ nhức đầu thêm) hoặc đi chơi chút đỉnh với bạn bè, ngủ một giấc thật sâu cũng là cách xả hơi cho não.

Tìm niềm vui trong học tập:

- Cần biết tạo niềm vui trong học tập thì việc học đỡ vất vả hơn, dễ nhớ lại lâu quên. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến trí nhớ rất nhiều như: lo âu tiền bạc, sức khỏe suy giảm hoặc bị phân tâm bới những vấn đề nào đó.


4 - Ăn uống

Người xưa có câu "ăn vóc, học hay". Vậy ăn "vóc" như thế nào để học "hay", thi dễ đậu?

Những thức ăn giải độc cho não, giúp tạo lập chất dẫn truyền thần kinh sẽ góp phần làm tăng trí nhớ, dễ tiếp thu bài vở và ít mệt óc. Ðó là:

- Lòng đỏ trứng (gà, vịt, cút...): chứa hàm lượng cao lécithine vừa giúp giải độc gan vừa giúp tạo lập acétylcholine là chất dẫn truyền luồng thần kinh quan trọng nhất. Vì vậy ăn trứng sẽ bổ não, tăng trí nhớ.

- Ðậu nành: chứa glucid, protid và lipid. Ngoài ra còn có sinh tố và các enzym hỗ trợ sự tiêu hóa và một chất phospholipid quan trọng của đậu nành là lécithine. Ðể bữa ăn khỏi nhàm chán, có thể sử dụng các chế phẩm từ đậu nành cũng cùng có giá trị bổ dưỡng như giá đậu, bơ đậu nành, đậu hũ, nhất là sữa đậu nành, vừa ngon, bổ trong đó caséine đậu nành chứa 2 acid min quan trọng là arginine và cystine.

- Bí đỏ: Chất provitamin A trong bí đỏ khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Trong bí đỏ còn có một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, đó là acid glulamic tự nhiên (1%), giúp giải độc các cặn bã do hoạt động não bộ tiết ra. Ngoài ra nhờ chứa phosphor là chất cần thiết cho hoạt động của não nên bí đỏ được xem là thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, là món ăn bổ não.

- Cà chua, cà rốt: chứa bêta caroten khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Những thực phẩm khác giàu vitamin A là trứng gà, vịt (1000 UI vitamin A/100g), đu đủ chín, bơ (600 UI/100 g), rau dền, đậu bắp... Học nhiều đương nhiên mắt mau mệt mỏi vì thế trong khẩu phần ăn cần có thêm tiền sinh tố A thiên nhiên để bồi dưỡng cho mắt.

- Các loại rau quả giàu vitamin C: như cam quýt, chanh, bưởi, rau dền... giúp cơ thể giảm mệt mỏi.

Ngoài ra, có thể kể thêm các loại rau quả tươi giàu khoáng vi lượng (rau ngót, cà tím, đậu xanh, đậu bắp, mướp...) cùng với yaourt trợ tiêu hóa, mật ong cung cấp năng lượng, gan bò, heo chứa nhiều sinh tố B12, acid folic, sắt.

Sức khỏe rất cần thiết khi học thi nên bữa ăn hàng ngày cần đầy đủ bột, đường (glucid), đạm (protid), chất béo (lipid), sinh tố, chất khoáng và khoáng vi lượng thiên nhiên cung cấp từ rau quả tươi và uống đầy đủ nước, nhất là nước trái cây tươi, nguyên chất.

Thuốc bổ đa sinh tố - khoáng vi lượng loại một viên một ngày (Once a day) phụ thêm việc tăng cường sức khỏe cũng có thể dùng được.


5 - Chống stress

Stress là tình trạng phổ biến khi ôn thi và chính stress làm giảm năng lực ôn tập của thí sinh.

Vì sao cần giữ giấc ngủ?

Khi học bài nhiều, trí óc bị bão hòa, hiện tượng stress dẫn đến suy sụp tinh thần gây trằn trọc khó ngủ hoặc tỉnh dậy trong trạng thái căng thằng. Giấc ngủ càng không đạt chất lượng thì việc ôn tập càng khó nhớ bài. Khi bị mất ngủ thì không nên ngủ trễ (quá giấc), tránh sử dụng chất kích thích và không nên chuyển từ bàn học qua giường để rồi lại trằn trọc.

Cách tốt nhất trong mùa thi cử là thư giãn trước khi đi ngủ. Chính trong giấc ngủ mà não bộ làm việc, đưa các dữ liệu mới nạp vào tiềm thức. Các thuốc an thần giảm lo âu, giúp dễ ngủ sẽ làm mất đi nhịp sinh lý tự nhiên của giấc ngủ nên sẽ ngăn cản hoạt động của não bộ. Vì vậy không nên dùng thuốc an thần trong mùa thi cử.

Tránh mệt mắt:

Ðể tránh mệt mắt và ít bị phân tâm, môi trường học cần yên tĩnh và sáng sủa. Lượng ánh sáng đủ sẽ làm mắt đỡ mệt nên ít bị đau đầu và làm tăng năng suất học tập. Một nguồn sáng 60w là đủ. Trường hợp chữ nhỏ, nhiều biểu đồ cần tập trung hơn thì đòi hỏi nguồn sáng mạnh hơn.


6 - Cha mẹ hỗ trợ con ôn thi

Trong thời gian ôn thi và sắp sửa đi thi, SV-HS thường dễ bị thương tổn tâm lý nên rất cần được sự quan tâm giúp đỡ của cha mẹ để vơi đi những lo lắng. Sự lo âu thái quá có thể trở thành bệnh lý khi khả năng tập trung giảm đi làm cho kiến thức trở nên lộn xộn không thể làm bài hay ôn tập được. Những cử chỉ thương yêu sẽ giúp con em vượt qua khó khăn tinh thần và việc thường xuyên hỏi han tâm sự sẽ giúp giải tỏa được những âu lo.



(Theo alphanet)

Dzịt nhúng bùn
22-09-2006, 05:32 AM
Một số kinh nghiệm khi làm bài thi ĐH


Một số kinh nghiệm cho các bạn thí sinh khi thi môn Sinh, Văn và Ănh văn. Hy vọng rằng một số kinh nghiệm nhỏ này giúp bạn tự tin hơn và đạt hiệu quả cao hơn khi làm bài thi.

Môn Sinh: Cần chú ý hai cách ra đề

Trọng tâm chương trình: Gồm 3 phần: Phần I: Sinh thái học; phần II: Cơ sở di truyền học; phần III: Sự phát sinh và phát triển của sự sống. Ngoài ra, còn có một số bài về tế bào, hiện tượng sinh sản và sự phân bào ở lớp 10.

Phần II là phần trọng tâm với các chương: Chương I: Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền; chương II: Các quy luật di truyền; chương III: Biến dị; chương IV: Ứng dụng di truyền học vào chọn giống; chương V: Di truyền học về người.

Chương trình I, II, III là đáng quan tâm nhất vì chứa đựng các kiến thức liên quan đến các chương khác và cũng thường hỏi trong các kỳ tuyển sinh vào đại học. Đặc biệt, đa số các bài tập sinh học đều từ ba chương đó mà ra.

Phương pháp học: Về ký thuyết: Trước hết các em phải đọc kỹ giáo trình, nghiền ngẫm cho hiểu rõ từng ý, có đối chiếu với hình vẽ cho dễ hiểu, thậm chí học thuộc cả hình vẽ. Không nên học bài từ các câu hỏi đã được giải sẵn. Sau đó các em nên ghi lại các kiến thức đáng nhớ theo kiểu dàn bài chi tiết, nếu cần thì nên ghi thành hồ sơ, thành bảng để hệ thống hoá, tổng hợp các kiến thức. Gần đến kỳ thi vài ngày, có thể các em chỉ nên xem đi xem lại dàn bài chi tiết nói trên.

Về bài tập: Có loại bài tập phải tính ra thành con số để được chấm điểm như toán ADN, toán NST, DT quần thể. Nhưng lạ lẫm chính là toán lai (quy luật di truyền) và toán phả hệ do chúng thiên về lý giải, biện luận. Đối với loại toán đầu, các công thức và công cụ toán học là phương tiện để giải nhanh bài tập sinh học. Do đó, việc chuyển đổi từ kiến thức lý thuyết sang công thức tính toán sẽ giúp các em thuận lợi hơn trong việc giải bài tập sinh học. Đối với loại toán lai và toán phả hệ, thì các em cần phải giải thích quy luật chi phối các thí nghiệm hoặc bện trạng ở một phả hệ. Do đó, việc nắm vững kiến thức lý thuyết sẽ giúp các em thuận lợi để lý giải, biện luận khi giải bài tập loại này.

Làm bài: Cần chú ý cách ra đề để làm bài cho phù hợp. Có thể thấy từ trước đến nay có hai xu hướng ra đề: Tự luận dài và tự luận ngắn. Ở loại hình thức nhất, đề thi gồm từ 2 đến 3 câu hỏi lý thuyết, 1 bài toán AND, hoặc NST... và bài toán lai. Cách nêu câu hỏi và bài tập cũng như mức độ khó theo kiểu bộ đề tuyển sinh vào đại học. Kiểu ra đề này thường gặp bấy lâu nay, nhưng ít được dư luận đồng tình.

Ở loại hình thứ hai, đề thi gồm 8-15 câu hỏi, trong đó có cả bài tập. Đề này, hỏi rất căn bản, buộc thí sinh không những nắm đầy đủ kiến thức cơ bản (rải đều trong chương trình học) mà còn phải biết suy nghĩ để vận dụng vào tình huống hỏi chưa gặp. Mặt khác, để làm tốt kiểu đề này, thí sinh còn phải biết diễn đạt bằng lời văn của mình chứ không phải chỉ là bằng câu văn thuộc lòng.

Môn Anh văn: Kỹ năng viết: Phần quyết định của bài thi

Học ngoại ngữ không phải chỉ là tiếp nhận kiến thức như các môn học khác mà còn là rèn luyện những kỹ năng ngôn ngữ. Do đó, các đề thi Anh văn, đặc biệt là đề thi đại học thường đòi hỏi thí sinh phải có lượng kiến thức vững chắc và đồng thời phải có kỹ năng viết một cách chính xác.

Đề thi đại học khối D trong những năm vừa qua ở các trường thường có hình thức khá giống nhau, một số câu trắc nghiệm, một số câu phải làm như các bài tập văn phạm ở trường phổ thông và một bài viết. Thường mỗi đề thi có các phần chính như sau:

- Phần trắc nghiệm cách phát âm: Đề thi cho theo dạng trắc nghiệm, mỗi câu có bốn từ, thí sinh phải chọn từ mà có cách phát âm khác các từ kia. Ví dụ: A. what B. hat C. bat D. chat, thí sinh sẽ chọn A. Như trên đã nói, khi học từ, thí sinh phải học cả cách phát âm của từ.

- Phần trắc nghiệm dấu nhấn (trọng âm): Đề thi cho mỗi câu hỏi có bốn từ và thí sinh phải tìm một từ mà trọng âm rơi vào vị trí khác với vị trí trọng âm của các từ còn lại: Ví dụ: A.examinee B.ex-ample C.examine D.exception. Thí sinh sẽ chọn A vì examinee nhấn mạnh ở vần cuối cùng, khác các từ kia.

- Phần hỏi về văn phạm: Trong phần này, thí sinh hoặc phải làm các bài tập văn phạm dạng viết câu hay chọn theo A, B, C, D. Dù làm dạng nào thí sinh cũng phải nắm vững các điểm văn phạm, phải suy nghĩ thật kỹ trước khi đặt bút viết.

- Phần đọc hiểu: Thường đề cho một bài đọc với những chỗ trống, thí sinh phải tự tìm từ mà điền vào hoặc chọn trong những từ cho sẵn để điền vào chỗ trống. Hãy đọc đề cho kỹ, nếu đề yêu cầu mỗi chỗ trống điền một từ thì thí sinh chỉ được điền một từ mà thôi, nếu điền hai từ dù có đúng nghĩa cũng không được coi là làm đúng. Có thể đề cho một bài đọc và thí sinh phải trả lời các câu hỏi khi đã đọc xong. Thí sinh cần đọc kỹ, từ nào không biết thì nên đoán theo mạch văn. Một hình thức khác của bài đọc hiểu là thí sinh phải đọc kỹ bài đọc rồi trả lời câu hỏi bên dưới. Câu trả lời có thể ở dạng viết hay dạng trắc nghiệm A, B, C, D.

- Phần thi về kỹ năng viết: Có thể nói đây là phần quyết định của bài thi. Phần thi viết có thể có bốn hình thức. Thứ nhất là kết hợp các câu đơn thành câu kép hay câu phức. Thứ hai là đọc một câu cho sẵn rồi viết lại một câu khác có cùng ý với câu trên nhưng hình thức khác theo hướng dẫn. Thứ ba là viết câu văn theo những từ và nhóm từ cho sẵn. Thứ tư, khó hơn nhiều, là viết đoạn văn ngắn (khoảng 100-150 từ) về một chủ đề nào đó.

Môn Văn: Làm đúng yêu cầu của đề và viết có tính sáng tạo

Chuẩn bị trạng thái trước khi vào làm bài thi: Làm văn đòi hỏi phải có kiến thức, nhưng cũng đòi hỏi phải có xúc cảm, vì vậy chuẩn bị một tâm trạng thoải mái và hưng phấn trước khi làm bài là rất quan trọng.

Đọc kỹ đề và làm dàn ý cho bài làm: Khi nhận được đề thi, các thí sinh nên đọc kỹ đề thi, gạch chân những nội dung quan trọng, sau đó làm dàn bài (ngắn gọn). Trong quá trình làm bài nếu chợt nhớ ra điều gì cần bổ sung thì viết thêm vào dàn bài. Làm dàn bài trước sẽ tránh được tình trạng thiếu ý, sẽ chủ động hơn trong khi viết và phân bố hợp lý thời gian cho từng phần.

Làm bài theo đúng yêu cầu của đề: Để tránh học tủ và học thuộc lòng văn mẫu, người ra đề thường có khuynh hướng không cho nguyên một tác phẩm, một đề nào đã được phổ biến rộng rãi. Có nhiều đề chỉ yêu cầu phân tích một khía cạnh, một vấn đề nào đó của tác phẩm. Có đề lại liên kết nhiều tác phẩm lại thành một vấn đề. Thí sinh phải tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu của đề ra. Có học sinh không nắm yêu cầu của đề hoặc học tủ, học thuộc lòng văn mẫu nên bài làm thường bị cho điểm rất thấp. Có thí sinh cho rằng thà làm thừa còn hơn thiếu. Đây là một quan niệm sai lầm. Thiếu thì không có điểm, nhưng thừa thì bị coi là không hiểu đề nên cũng bị hạ điểm.

Viết nháp phần mở bài và phải có phần kết luận: Nên làm nháp phần nhập đề để tạo hứng khởi và giọng điệu phù hợp cho toàn bài. Bằng mọi cách thí sinh phải viết phần kết luận. Bài viết dù dài mấy mà không có vài dòng kết luận. Bài viết dù dài mấy mà không có vài dòng kết luận thì vẫn bị coi là bài làm dở dang, không thể có điểm thật cao, nhất là điểm tối đa.

Trình bày sạch, đẹp, viết đúng chính tả ngữ pháp: Bài viết trình bày sạch đẹp, ít gạch xoá thường gây được thiện cảm của người chấm. Có nhiều khi đáp án cũng quy định điểm thưởng cho những bài viết này.

Đọc lại bài trước khi nộp: Nên chủ động kết thúc bài viết cho kịp thời gian. Không nên tham lam viết cho hết kiến thức của mình. Nên hoàn tất bài làm trước 5-10 phút, sau đó nên xem qua một lần và sửa lại những chỗ sai, những chỗ khó đọc.

Khuyến khích sáng tạo: Những bài có cảm nhận riêng, tinh tế, diễn đạt hay, sáng tạo thường được đánh giá cao, có khi được đọc chung cho cả hội đồng chấm thi. Những bài viết có "hơi hướng" văn mẫu (văn của các trung tâm luyện thi, văn trong sách bộ đề, các sách hướng dẫn làm bài) thường gây phản thiện cảm, ít khi được cho điểm cao, thậm chí còn bị trừ điểm.

Theo Edu.net.vn

Khúc Nhạc Buồn
23-09-2006, 04:50 AM
Hầu hết các câu hỏi nhiều lựa chọn (gọi đơn giản là các câu hỏi trắc nghiệm) thường là những mệnh đề chưa hoàn chỉnh (tạm gọi là đề), phía dưới đề có bốn hoặc năm mệnh đề khác (tạm gọi là các phương án chọn). Chỉ có một phương án trong số này là đáp án đúng cho đề tương ứng ở trên. Những phương án chọn còn lại không đúng được gọi là mồi nhử hoặc câu nhiễu. Ðể có thể đạt kết quả tốt nhất khi làm bài thi trắc nghiệm, xin có một số lời khuyên đối với thí sinh:

1. Ðến sớm 15 phút trước giờ quy định của buổi thi: thường thí sinh phải mất khoảng 15 phút để thích nghi với môi trường, khung cảnh phòng thi. Khi đến sớm như vậy thí sinh sẽ cảm thấy yên tâm hơn về thể chất lẫn tinh thần, sẵn sàng cho giờ thi bắt đầu. Tuy nhiên, không nên học trong thời gian này vì học chỉ làm thí sinh tăng thêm nỗi lo lắng. Thậm chí việc nhồi nhét kiến thức một cách vộị vã trước giờ thi sẽ có tác dụng ngược, làm thí sinh khó nhớ và dễ hiểu sai vấn đề.

2. Ðiền tất cả các thông tin cần thiết (họ và tên, số báo danh, mã số đề thi...) vào phiếu trả lời trước cho thật đầy đủ để có thể dành toàn bộ thời gian còn lại cho việc làm bài.

3. Ðọc lướt đề thi và ghi nhận những câu cho là dễ hơn (những câu mà bản thân thí sinh tự nhận thấy có thể làm được). Trường hợp những câu thí sinh cảm thấy không hiểu, chưa có khả năng trả lời ngay thì dùng viết chì đánh dấu "?" cạnh câu hỏi này.

4. Trả lời vào phiếu trả lời (answer sheet) những câu đã được ghi nhận là dễ.

5. Quay trở lại các câu được đánh dấu "?". (Rất có thể trong quá trình trả lời những câu dễ trước, thí sinh đã có thể nhớ lại hoặc nhận biết được phương án trả lờỉ đúng cho câu này). Trả lời được câu nào thì dùng gôm tẩy đi các dấu "?" và chuyển ngay sang các câu còn chưa giải được khác.

6. Nếu vẫn chưa tìm được lời giải đúng, cố gắng đọc kỹ phần đề của câu này ít nhất hai lần. Khoanh tròn hoặc gạch dưới những chữ quan trọng của phần câu đề. Cố gắng không dừng lại loay hoay tìm lời giải cho một câu quá lâu.

7. Khi đã chọn được phương án trả lời đúng thì chuyển ngay sang câu khác và cũng dùng gôm tẩy đi dấu "?" cạnh câu này.

8. Khi đọc phần đề mỗi câu, không vội nhìn vào các phương án trả lời phía dưới mà hãy tự mình phác tháo phương án trả lời, nếu phương án mình tự phác thảo có xuất hiện trong các phương án trả lời thì cơ may đó là phương án đúng rất lớn.

9. Khi đọc các phương án trả lời, cố gắng loại bỏ ngay các phương án mà thí sinh tự đánh giá là vô lý, sai để thu hẹp số phương án phải cân nhắc để chọn.

10. Dành thời gian để đọc lại từng câu đề thi và dò đáp án (tất nhiên phải rất nhanh).

Dzịt nhúng bùn
24-11-2006, 04:57 AM
15 lời khuyên học tiếng Anh

1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.

2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học.

3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh.

4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ.

5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.

6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh

7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.

8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.

9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).

10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.

12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.

13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.

14. Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên.

15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2 - 3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình.



(Theo TVE).

Những bí quyết cho mùa thi

Dưới đây là 6 "bảo bối" được tham khảo từ các tài liệu khoa học về phương pháp học tập và ôn thi sao cho "học ít, nhớ lâu, thi dễ đậu" cũng như bí quyết thư giãn và giữ gìn sức khoẻ... hy vọng sẽ hỗ trợ ít nhiều cho các bạn trẻ trong mùa thi.


1 - Học tập

Ðó là làm thế nào học ít, nhớ lâu, thi dễ đậu. Bài vở lớp 12 cũng như ở đại học thì nhiều. Vì thế muốn học ít, nhớ lâu cần có phương pháp học ngay từ đầu niên khóa.

Bài giảng của thầy cô từ giáo án khi học cần gạch xanh gạch đỏ để dễ nhớ những phần quan trọng. Bên cạnh đó luôn có một sổ tóm tắt ghi lại những phần quan trọng để khi gần đến ngày thi, ôn kỹ phần tóm lược quan trọng này và xem thêm phần giáo án đầy đủ.

Ôn thi là một giai đoạn ngắn mà não phải tiếp thu một lượng thông tin khổng lồ nên dễ bão hòa, dẫn đến nhớ lộn xộn. Nắm chắc phần tóm lược quan trọng để làm bài được và đủ điểm đậu. Nếu nhớ kỹ và phát triển thêm chi tiết từ bài giảng thì sẽ đậu cao.


2 - Ôn thi

Phương pháp tập đọc nhanh:

- Ðọc bằng mắt, không phát âm; tập mở rộng tầm nhìn để khi mắt lướt qua, số lượng chữ đọc được sẽ nhiều hơn; tăng dần tốc độ đọc; đọc và tập nhớ lại tựa bài, những vấn đề chính yếu căn bản của bài; không học thuộc lòng từng chữ, từng câu mà nhớ ý là chính; cố gắng hiểu những gì đã học kể cả hỏi bạn bè, thầy cô

- Ghi nhớ các chi tiết gần nhau, bổ sung cho nhau, khắc ghi những gì quan trọng nhất kể cả gạch dưới hoặc tô màu dễ thấy; sau khi đọc xong, dùng trí nhớ hệ thống hóa lại toàn bộ bài học, những điểm căn bản, các chi tiết bổ sung cho những điều căn bản đó; trước khi ngủ, ôn lại một lần nữa vì trong giấc ngủ, tài liệu ôn tập dễ ghi vàn bộ nhớ.

Không nên học thuộc lòng:

- Việc học thuộc lòng làm não trở nên thụ động, lười suy nghĩ và khi đã quên một câu là tắc tị nguyên bài. Vì vậy vào phòng thi, nhiều thí sinh đọc xong đề bài, bừng con mắt dậy thấy óc mình trống trơn. Học, hiểu, nắm bắt những ý cơ bản của vấn đề là cách tốt nhất để nhớ bài học.

- Vì thế muốn tăng cường trí nhớ, học dễ nhớ lâu quên thì phải tập trung phân tích, tổng hợp bài vở kèm theo hình ảnh cụ thể để trí nhớ dễ tìm kiếm khi cần thiết.


3 - Thư giãn

Nhiều SV-HS nghĩ rằng học thi là học liên miên từ sáng đến tối, từ tối đến khuya, nhưng não bị nhồi nhét nhiều quá cũng sẽ "sôi" lên, khó nhớ và dễ quên.

Chống bão hòa não bằng thư giãn, nghỉ ngơi:

- Khi não đã bão hòa thì học chỉ là hình thức mà tiếp thu chẳng có gì, chưa kể nhầm lẫn chi tiết vấn đề này sang chi tiết khác. Vì vậy cần phải có thời gian thư giãn. Ðừng chọn thư giãn bằng cách đánh bài, cá độ bóng đá, đi "lắc" làm thần kinh căng thẳng thêm.

- Chọn bơi lội, tập thể dục cho máu huyết lưu thông, nghe nhạc êm dịu (đừng chọn metal rock sẽ nhức đầu thêm) hoặc đi chơi chút đỉnh với bạn bè, ngủ một giấc thật sâu cũng là cách xả hơi cho não.

Tìm niềm vui trong học tập:

- Cần biết tạo niềm vui trong học tập thì việc học đỡ vất vả hơn, dễ nhớ lại lâu quên. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến trí nhớ rất nhiều như: lo âu tiền bạc, sức khỏe suy giảm hoặc bị phân tâm bới những vấn đề nào đó.


4 - Ăn uống

Người xưa có câu "ăn vóc, học hay". Vậy ăn "vóc" như thế nào để học "hay", thi dễ đậu?

Những thức ăn giải độc cho não, giúp tạo lập chất dẫn truyền thần kinh sẽ góp phần làm tăng trí nhớ, dễ tiếp thu bài vở và ít mệt óc. Ðó là:

- Lòng đỏ trứng (gà, vịt, cút...): chứa hàm lượng cao lécithine vừa giúp giải độc gan vừa giúp tạo lập acétylcholine là chất dẫn truyền luồng thần kinh quan trọng nhất. Vì vậy ăn trứng sẽ bổ não, tăng trí nhớ.

- Ðậu nành: chứa glucid, protid và lipid. Ngoài ra còn có sinh tố và các enzym hỗ trợ sự tiêu hóa và một chất phospholipid quan trọng của đậu nành là lécithine. Ðể bữa ăn khỏi nhàm chán, có thể sử dụng các chế phẩm từ đậu nành cũng cùng có giá trị bổ dưỡng như giá đậu, bơ đậu nành, đậu hũ, nhất là sữa đậu nành, vừa ngon, bổ trong đó caséine đậu nành chứa 2 acid min quan trọng là arginine và cystine.

- Bí đỏ: Chất provitamin A trong bí đỏ khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Trong bí đỏ còn có một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, đó là acid glulamic tự nhiên (1%), giúp giải độc các cặn bã do hoạt động não bộ tiết ra. Ngoài ra nhờ chứa phosphor là chất cần thiết cho hoạt động của não nên bí đỏ được xem là thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, là món ăn bổ não.

- Cà chua, cà rốt: chứa bêta caroten khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Những thực phẩm khác giàu vitamin A là trứng gà, vịt (1000 UI vitamin A/100g), đu đủ chín, bơ (600 UI/100 g), rau dền, đậu bắp... Học nhiều đương nhiên mắt mau mệt mỏi vì thế trong khẩu phần ăn cần có thêm tiền sinh tố A thiên nhiên để bồi dưỡng cho mắt.

- Các loại rau quả giàu vitamin C: như cam quýt, chanh, bưởi, rau dền... giúp cơ thể giảm mệt mỏi.

Ngoài ra, có thể kể thêm các loại rau quả tươi giàu khoáng vi lượng (rau ngót, cà tím, đậu xanh, đậu bắp, mướp...) cùng với yaourt trợ tiêu hóa, mật ong cung cấp năng lượng, gan bò, heo chứa nhiều sinh tố B12, acid folic, sắt.

Sức khỏe rất cần thiết khi học thi nên bữa ăn hàng ngày cần đầy đủ bột, đường (glucid), đạm (protid), chất béo (lipid), sinh tố, chất khoáng và khoáng vi lượng thiên nhiên cung cấp từ rau quả tươi và uống đầy đủ nước, nhất là nước trái cây tươi, nguyên chất.

Thuốc bổ đa sinh tố - khoáng vi lượng loại một viên một ngày (Once a day) phụ thêm việc tăng cường sức khỏe cũng có thể dùng được.


5 - Chống stress

Stress là tình trạng phổ biến khi ôn thi và chính stress làm giảm năng lực ôn tập của thí sinh.

Vì sao cần giữ giấc ngủ?

Khi học bài nhiều, trí óc bị bão hòa, hiện tượng stress dẫn đến suy sụp tinh thần gây trằn trọc khó ngủ hoặc tỉnh dậy trong trạng thái căng thằng. Giấc ngủ càng không đạt chất lượng thì việc ôn tập càng khó nhớ bài. Khi bị mất ngủ thì không nên ngủ trễ (quá giấc), tránh sử dụng chất kích thích và không nên chuyển từ bàn học qua giường để rồi lại trằn trọc.

Cách tốt nhất trong mùa thi cử là thư giãn trước khi đi ngủ. Chính trong giấc ngủ mà não bộ làm việc, đưa các dữ liệu mới nạp vào tiềm thức. Các thuốc an thần giảm lo âu, giúp dễ ngủ sẽ làm mất đi nhịp sinh lý tự nhiên của giấc ngủ nên sẽ ngăn cản hoạt động của não bộ. Vì vậy không nên dùng thuốc an thần trong mùa thi cử.

Tránh mệt mắt:

Ðể tránh mệt mắt và ít bị phân tâm, môi trường học cần yên tĩnh và sáng sủa. Lượng ánh sáng đủ sẽ làm mắt đỡ mệt nên ít bị đau đầu và làm tăng năng suất học tập. Một nguồn sáng 60w là đủ. Trường hợp chữ nhỏ, nhiều biểu đồ cần tập trung hơn thì đòi hỏi nguồn sáng mạnh hơn.


6 - Cha mẹ hỗ trợ con ôn thi

Trong thời gian ôn thi và sắp sửa đi thi, SV-HS thường dễ bị thương tổn tâm lý nên rất cần được sự quan tâm giúp đỡ của cha mẹ để vơi đi những lo lắng. Sự lo âu thái quá có thể trở thành bệnh lý khi khả năng tập trung giảm đi làm cho kiến thức trở nên lộn xộn không thể làm bài hay ôn tập được. Những cử chỉ thương yêu sẽ giúp con em vượt qua khó khăn tinh thần và việc thường xuyên hỏi han tâm sự sẽ giúp giải tỏa được những âu lo.



(Theo alphanet)

8 lời "mách nước" để học tốt

Nếu bạn muốn học tốt và không biết nên làm thế nào? Nếu kết quả học của bạn vẫn không làm bạn hài lòng và bạn đang tìm thứ để đổ lỗi? Hãy thử làm theo 8 "lời khuyên" nhỏ sau đây:


1. Chọn góc học tập yên tĩnh, ngăn nắp

Góc học tập là phần rất quan trọng để học có hiệu quả. Một chỗ học yên tĩnh giúp bạn tập trung hơn là ngồi học cạnh cái TV đang bật và thỉnh thoảng nó lại có vài chương trình mà bạn yêu thích. Một góc học tập ngăn nắp khiến bạn dễ chịu hơn và chỉ nhìn là đã thấy... muốn ngồi vào bàn ngay rồi.

2. Tạo thói quen học tập hằng ngày

"Văn ôn, võ luyện", quả không sai. Tốt nhất là hãy tạo cho mình một "thói quen" học tập. Ðịnh ra lịch học cho bản thân và nghiêm khắc thực hiện. Bạn sẽ thấy mọi việc khác hẳn mọi khi, chớ nên để bài vở dồn đống lại và rồi thức trắng đêm giải quyết chúng, mà thật ra đầu óc cũng không thể tiếp thu một lượng kiền thức lớn dồn trong một lúc. Hoàn thành mức bài vở định ra hằng ngày bạn sẽ có thời gian để ôn tập, thậm chí nhiều thời gian đi chơi hơn vì không phải lo lắng. Cuối cùng bạn lại có được "thói quen" chăm chỉ nữa!

3. Tham khảo ý kiến của thầy cô, bạn bè

Không phải chúng ta luôn giải quyết được bài vở bằng vở ghi và sách giáo khoa. Hãy tham khảo ý kiến thầy cô và bạn bè cùng lớp. Bạn có thể tìm được cách giải đúng, ngắn nhất cho bài toán khó; những ý hay cho bài văn phân tích và lớn hơn cả, kiến thức bản thân một lần nữa.

4. Tập viết ghi nhớ

Nên tập viết ghi nhớ bởi bạn có thể không nhớ hết những mốc quan trọng để dành thời gian chuẩn bị bài vở cho tốt. Nên ghi lại những ngày có kiểm tra hoặc những ngày bạn sẽ phải nộp bài luận... Làm như thế, bạn luôn nhớ là còn có việc cần làm và không để "ngập lụt mới nhảy" hoặc lâm vào tình trạng không đủ thời gian chuẩn bị kiểm tra.

5. Thời gian biểu hợp lý

Hãy tập thời gian biểu theo cách riêng của bạn. Khả năng tiếp thu và trí nhớ bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi sự căng thẳng hay mệt mỏi nên bạn sẽ học không nổi. Ăn, học, nghỉ ngơi cần được sắp xêp chi tiết, đừng nghĩ là "ngày nào chẳng phải ăn với ngủ, xê dịch làm gì". Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, nếu bạn đang thi và quá bận hãy ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày. Không nên học liên tục trong nhiều tiếng. Nên nghỉ một lát và đi dạo, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn trước khi tiếp tục ngồi vào bàn.

6. Tạo cảm hứng khi đển lớp

Có một số bạn lấy lý do là mình "không thích học" hoặc "không hợp môn này môn kia" để bỏ học dẫn đến chán học và uể oải trong lớp. Có thể mượn vở bạn khác để chép bài? Không nên, bởi chưa chắc khả năng ghi chép và cách ghi chép của người khác đã làm bạn hiểu được. Hơn nữa bạn tiếp thu rất nhiều kiến thức khi nghe giảng chứ!

7. Sách giáo khoa

Kiến thức mà bạn học đều được trình bày chi tiết theo các bước từ thấp đến cao trong SGK. Dù giáo viên chỉ yêu cầu học bài trong vở ghi, bạn đừng quên đọc kỹ lại trong sách, trả lời những câu hỏi sau mỗi bài, nếu có.

8. Ôn bài học theo chủ đề

- Tự mình lấy ví dụ cho bài học.

- Lập ra cách học thuộc của bản thân.

- Viết tổng kết chương hoặc bài dài.

- Ðánh dấu những đề mục quan trọng trong sách hay vở ghi.

- Dùng chủ đề bài học làm chủ đề nói chuyện với các bạn trong lớp và cố gắng xem mình nhớ được lượng kiến thức là bao nhiêu.



(Theo Hoa Học Trò)

Môn Toán: Làm bài thế nào để đạt điểm cao?

Đề thi môn Toán sẽ không quá khó nhưng cũng không quá dễ, điều này nhằm phân loại thí sinh (TS). Đề thi thường có 10 câu, trong đó có 6 câu cơ bản, 3 câu hơi khó một chút và 1 câu khó. Vì vậy, TS cần chú ý vào những kiến thức, dạng bài tập cơ bản.

Đặc biệt khi làm bài TS không nên sa đà vào những bài tập quá khó sẽ mất rất nhiều thời gian; hãy bắt đầu bằng những bài mình có thể làm được; và trong những bài đó lại bắt đầu bằng những bài ngắn nhất để kiếm từng 0,25 điểm một.

Quy tắc vàng khi làm bài là: Từng giây từng phút trong phòng thi và từng 0,25 điểm đều rất quý.

Yêu cầu của bài làm của TS: Giải bài tập ngắn nhưng phải đủ và đúng (nhiều TS làm bài 1 điểm, do ẩu chỉ đạt 0,5 điểm).

Trong quá trình ôn thi, TS cần luyện tập cho mình những kỹ năng sau:

- Trình bày: đặt điều kiện cho bài toán có nghĩa; sau khi giải phải kiểm tra kết quả thu được.

- Luyện và học các phương pháp giải cơ bản: giải các dạng phương trình, sử dụng đạo hàm, tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất...

- Sau khi làm nhất thiết phải thử lại các nghiệm xem đúng hay sai.

Trong các sách tham khảo đều có các dạng toán cơ bản thí sinh cần học cách giải. Cuốn sách tham khảo đáng tin cậy mà TS cần đọc là “Các phương pháp giải Toán sơ cấp” của Khoa Toán - Cơ - Tin, ĐH Tổng hợp cũ (nay là ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) xuất bản.

Các nội dung TS cần lưu ý:

- Đại số: Khảo sát và vẽ đồ thị; giải toán tiếp tuyến; các câu hỏi về cực trị của các dạng đường cong cơ bản phụ thuộc tham số; sử dụng đồ thị; sử dụng đạo hàm giải bài toán cực trị; tìm các nguyên hàm cơ bản; tích phân xác định và tổ hợp; các dạng phương trình, hệ phương trình chứa căn, mũ và lô-ga; bất đẳng thức.

- Lượng giác: Chứng minh các đẳng thức lượng giác và các công thức lượng giác trong tam giác; giải các phương trình lượng giác cơ bản.

- Hình học: Hình học giải tích gồm: Đường thẳng, mặt phẳng, đường tròn, mặt cầu, các đường cô-nic. Hình học không gian: Các bài toán song song, vuông góc; các bài toán về tính chất song song, vuông góc trong các khối đa diện (tứ diện, lăng trụ, hộp chữ nhật).

NGUYỄN VŨ LƯƠNG
Chủ nhiệm khối chuyên Toán - Tin,
Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội

Theo Tiền Phong

Bí kíp" học giỏi của các thủ khoa?


TT (TP.HCM) - Đằng sau ánh hào quang của danh hiệu thủ khoa là biết bao mồ hôi khổ luyện. Một cuộc gặp gỡ khá thú vị, một bàn tròn mini mà ở đó Lê Vũ Lâm (thủ khoa ĐH Bách khoa TP.HCM, khối A), La Lễ Phúc (thủ khoa ĐH Y dược TP.HCM, khối B), Phan Thanh Hà (điểm cao nhất khối D1, ĐH Sư phạm TP.HCM) và Lê Thư Phương Quỳnh (điểm cao nhất khối C, ĐH KHXH&NV TP.HCM) cùng trò chuyện về cách học và đường đi đến ngôi vị quán quân các trường ĐH của mình...

Tẩy chay học vẹt!

“Muốn học giỏi phải có “chiêu” học tập riêng của mỗi người ” - Lê Vũ Lâm khẳng định. Với những môn khoa học tự nhiên, bí quyết để học tốt của Lâm và Phúc là: “Phải làm nhiều bài tập và tự giải theo cách của mình để tìm ra các dạng bài... Không đầu hàng trước các bài khó. Giải chưa được thì tìm bạn tranh cãi, nếu vẫn bí mới hỏi thầy cô. Như vậy nhớ rất lâu...”.

Hệ thống các kiến thức đã học là việc cần thiết vì các bài học thường liên quan với nhau. Bất kỳ môn nào nếu lý thuyết được hiểu đến nơi đến chốn sẽ giải quyết bài tập nhanh.

“Cây văn” Phương Quỳnh từ khi vào cấp III đã “cự tuyệt” với văn mẫu. Quỳnh tìm sách của các giảng viên ĐH, đọc và tìm những suy nghĩ của chính mình, luyện cách diễn đạt ý. Với môn sử, địa, Quỳnh đọc qua một lượt để hiểu, ghi lại những ý chính; sau đó tìm thêm sách đọc, so sánh, bổ sung số liệu.

Còn theo Hà, để học tiếng Anh giỏi phải nắm vững ngữ pháp, giải bài tập nhiều. Cách học từ vựng dễ nhớ nhất là nên học theo ngữ cảnh, học từng từ dù dễ thuộc nhưng lại rất mau quên.

Tất cả đều kịch liệt phản đối chuyện học vẹt và cho rằng đó chỉ là cách đối phó với những bài kiểm tra. Muốn thi ĐH cần phải có kiến thức thật sự của mình, phải chịu khó và quyết tâm.

Khắc phục môn học còn yếu

Bạn nghĩ thủ khoa đâu dễ gì bị bí, nhất là với những môn trong khối thi của mình? Thế mà có đấy. Với Hà: “Môn văn hơi yếu nên thường phải bắt đầu bằng những đoạn viết ngắn. Khi thấy ổn thì viết tiếp những đoạn dài hơn”.

Phúc lại luyện môn sinh học theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, học từng chi tiết nhỏ, nhớ những ý chính rồi học đi học lại nhiều lần cả bài cũ lẫn bài mới... và “thế là nhớ bài thôi”. “Mình hơi ớn khi đụng những sơ đồ, lược đồ của môn địa. Vì vậy, cách duy nhất là mở tập hình vẽ bản đồ, nhìn thật kỹ để ghi vào bộ nhớ những hình ảnh đó” - Quỳnh kể.

Vào năm lớp 12, biết mình còn yếu các môn xã hội, Lâm chỉ “học bình thường” các môn yêu thích và đầu tư thời gian cho các môn xã hội. Để tăng thêm vốn Anh ngữ, Lâm mua các phần mềm Anh văn, sách song ngữ về tự học...

Không thích việc “thầy đọc trò chép”

Dù Hà và Phúc “chạy sô” ở các trung tâm luyện thi, Lâm ôn cấp tốc trong một tháng và Quỳnh tự ôn, nhưng mỗi người đều tự tìm cho mình một phương pháp học riêng. Bạn bè trong lớp ưu ái tặng Lâm và Nhân (thủ khoa ĐH Sư phạm, bạn học cùng nhóm) danh hiệu “kình địch”, nhưng cả hai lại thích “học nhóm để cùng thi xem ai làm bài nhanh hơn, ai có cách giải hay hơn...”.

Chẳng ai trong số họ học và luyện thi theo bộ đề: “Bộ đề có vẻ không còn hợp thời khi mà mỗi trường không tự ra đề riêng mà thi theo đề chung của bộ”. Thay vào đó, ngoài sách giáo khoa, mỗi người tự tìm cho mình những cuốn sách tham khảo phù hợp của những tác giả mình yêu thích.

Quan niệm “thầy đọc trò chép” ở phổ thông bị các bạn đánh bật. Hà và Lâm khẳng định chắc nịch: “Tự ghi chép trong quá trình nghe giảng rất có hiệu quả!”. Quỳnh cho rằng: “Nếu nghe giảng rồi tự ghi lại ý chính, mình đã học bài được hai lần. Còn những ý nảy ra lúc đó, mình ghi chú bằng bút chì bên cạnh”.

Phúc nói: “Ba môn toán, hóa, sinh mình học không bao giờ biết chán”. Vậy nhưng kết quả cuối năm học của chàng trai này ở các môn học khác chưa bao giờ làm phiền lòng thầy cô. Phúc cười: “Mình học tập trung có mức độ!”.

Chọn ngành học... kỹ như chọn người yêu!

Hà, Quỳnh và Phúc đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ gia đình, thầy cô khi chọn ngành học, trường thi. Trong khi đó cậu thủ khoa ĐH Bách khoa chỉ quyết định sẽ thi vào khoa công nghệ thông tin sau khi... trăn trở: “Mình thích học theo lối tư duy, mà công nghệ thông tin rất cần khả năng tư duy nên mình chọn”.

Phúc cho rằng “phải tự định hướng nghề nghiệp tương lai trước, ít nhất là khi bước vào cấp III, như vậy mới xác định được lối đi cho đời mình chứ”.

Và không ai trong số họ phủ nhận một thực tế “định hướng nghề nghiệp là cần thiết, nhưng hiện nay vấn đề này hầu như không hề thấy ở cấp học phổ thông...”.

T.HUỲNH - Q.LINH - L.QUỲNH - B.UYÊN thực hiện

Vài mẹo để ôn thi hiệu quả


Làm thế nào để ôn thi ĐH một cách hiệu quả? Luyện thi tại các lò luyện có giúp các thí sinh (TS) nạp đầy kiến thức? Dưới đây là lời đáp của hai chuyên gia tâm lý học.

* PGS.TS Tâm lý học Lê Đức Phúc: Động cơ học là yếu tố quyết định

Về mặt nhận thức, TS nên cố gắng tập trung vào những kiến thức cơ bản. Khối kiến thức này thường tập trung ở một số mảng, ví dụ: khái niệm, giả thuyết, quy luật, lý luận... Khi học, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, vì thế người học phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết... trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể.

Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề cụ thể cần giải quyết). Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến:

- Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực...
- Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau...

Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc (working memory).

Vấn đề quan trọng nữa mà tôi muốn nói đến đó là thái độ, trong đó động cơ là yếu tố quyết định. Có động cơ bên trong và động cơ từ bên ngoài. Người đi thi bị áp lực từ gia đình, bạn bè, thậm chí cả dòng họ. Tuy nhiên, các bạn nên tự xác định cho mình một động cơ đúng đắn, tự giải đáp các câu hỏi như: Học để làm gì, học cho ai? Tôi muốn nhấn mạnh là học để phát triển toàn diện nhân cách, để có sự thành đạt cá nhân và do đó, cống hiến có hiệu quả cho cộng đồng. Nếu không có thái độ đúng, anh sẽ không thể nỗ lực hết mình và vượt qua được mọi khó khăn.

Có một quy luật nhận thức trong học tập. Việc ôn luyện ngắn hạn không thể bù lại được việc học hành dài hạn. Nói cách khác, người ta khó có thể đỗ hay có kết quả tốt nếu chỉ trông chờ ở việc ôn luyện trong thời gian ngắn.

* TS Nguyễn Hồi Loan (Chủ nhiệm Khoa Tâm lý học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội): Luyện thi là một lựa chọn sai lầm

Cánh cửa vào ĐH quá hẹp và thực chất là phần lớn trong số những trường hợp lọt qua cánh cửa đó là những HS giỏi, trong khi, nhiều HS học kém nhưng lại muốn đỗ ĐH. Để giải quyết mâu thuẫn này, họ chọn lựa giải pháp đi luyện thi tại các thành phố lớn. Tôi cho đó là một sự lựa chọn sai lầm. Nhận thức và tích luỹ kiến thức là cả một quá trình dài, không thể một lúc mà biến một người bình thường thành một thiên tài được. Ôn luyện trong vài chục ngày thực ra chỉ là nhồi nhét kiến thức với những dạng bài mẫu sẵn có. Điều này không có giá trị lớn trong khi thi ĐH. Muốn đạt kết quả cao đòi hỏi HS phải nắm chắc kiến thức cơ bản và có tính sáng tạo cao. Điều đáng quan tâm là những HS tập trung về các thành phố lớn tự chuốc vào cho mình những áp lực tâm lý rất lớn.

Ví dụ:
- Sự thay đổi môi trường sống rất nhanh khiến HS khó thích nghi, dễ bị sốc.
- HS ngoại tỉnh tiếp xúc với một môi trường học tập khác, cách học khác, thầy cô, bạn bè khác rất dễ nảy sinh tâm lý so sánh với HS thành phố và trở nên mất tự tin.
- Gánh nặng phải đỗ, vì áp lực của gia đình (đã hi sinh một khoản đầu tư và kỳ vọng rất lớn).
Không có lò luyện thi cấp tốc nào hiệu quả bằng việc bạn xác định con đường đi cho mình ngay từ những năm đầu cấp 3 và cố gắng xây dựng một nền tảng kiến thức thật vững để thành công.

Theo Sinh viên Việt Nam

Một số kinh nghiệm làm bài thi môn Ngoại Ngữ


Học ngoại ngữ không phải chỉ là tiếp nhận kiến thức như các môn học khác mà còn là rèn luyện những kỹ năng ngôn ngữ. Do đó, các đề thi Anh văn, đặc biệt là đề thi đại học thường đòi hỏi thí sinh phải có lượng kiến thức vững chắc và đồng thời phải có kỹ năng viết một cách chính xác.

Đề thi đại học khối D trong những năm vừa qua ở các trường thường có hình thức khá giống nhau, một số câu trắc nghiệm, một số câu phải làm như các bài tập văn phạm ở trường phổ thông và một bài viết. Thường mỗi đề thi có các phần chính như sau:

- Phần trắc nghiệm cách phát âm: Đề thi cho theo dạng trắc nghiệm, mỗi câu có bốn từ, thí sinh phải chọn từ mà có cách phát âm khác các từ kia. Ví dụ: A. what B. hat C. bat D. chat, thí sinh sẽ chọn A. Như trên đã nói, khi học từ, thí sinh phải học cả cách phát âm của từ.

- Phần trắc nghiệm dấu nhấn (trọng âm): Đề thi cho mỗi câu hỏi có bốn từ và thí sinh phải tìm một từ mà trọng âm rơi vào vị trí khác với vị trí trọng âm của các từ còn lại: Ví dụ: A.examinee B.ex-ample C.examine D.exception. Thí sinh sẽ chọn A vì examinee nhấn mạnh ở vần cuối cùng, khác các từ kia.

- Phần hỏi về văn phạm: Trong phần này, thí sinh hoặc phải làm các bài tập văn phạm dạng viết câu hay chọn theo A, B, C, D. Dù làm dạng nào thí sinh cũng phải nắm vững các điểm văn phạm, phải suy nghĩ thật kỹ trước khi đặt bút viết.

- Phần đọc hiểu: Thường đề cho một bài đọc với những chỗ trống, thí sinh phải tự tìm từ mà điền vào hoặc chọn trong những từ cho sẵn để điền vào chỗ trống. Hãy đọc đề cho kỹ, nếu đề yêu cầu mỗi chỗ trống điền một từ thì thí sinh chỉ được điền một từ mà thôi, nếu điền hai từ dù có đúng nghĩa cũng không được coi là làm đúng. Có thể đề cho một bài đọc và thí sinh phải trả lời các câu hỏi khi đã đọc xong. Thí sinh cần đọc kỹ, từ nào không biết thì nên đoán theo mạch văn. Một hình thức khác của bài đọc hiểu là thí sinh phải đọc kỹ bài đọc rồi trả lời câu hỏi bên dưới. Câu trả lời có thể ở dạng viết hay dạng trắc nghiệm A, B, C, D.

- Phần thi về kỹ năng viết: Có thể nói đây là phần quyết định của bài thi. Phần thi viết có thể có bốn hình thức. Thứ nhất là kết hợp các câu đơn thành câu kép hay câu phức. Thứ hai là đọc một câu cho sẵn rồi viết lại một câu khác có cùng ý với câu trên nhưng hình thức khác theo hướng dẫn. Thứ ba là viết câu văn theo những từ và nhóm từ cho sẵn. Thứ tư, khó hơn nhiều, là viết đoạn văn ngắn (khoảng 100-150 từ) về một chủ đề nào đó.

(sưu tầm từ Internet)

Bí quyết đọc hiểu và đọc lướt tiếng Anh

Hẳn bạn đã nghe về những người có khả năng đọc được 2.500 từ chỉ trong một phút. Có thể họ có được khả năng đó. Tuy nhiên sẽ thật sai lầm khi đánh đồng khả năng đọc nhanh với việc hiểu được nội dung. Nói chung, đọc là một quá trình tổng hợp không chỉ đòi hỏi nắm được từ ngữ mà còn cả dấu câu, cú pháp, ngữ pháp, tục ngữ và cảm thụ được cảm xúc của người viết...

Trước tiên, bạn cần phải biết rằng không phải câu từ đều có chức năng giống nhau. Một số từ dùng chỉ vật như danh từ, những từ khác lại dùng để chỉ đặc tính của vật như tính từ, trong khi động từ lại dùng để diễn đạt hành động, còn trạng từ dùng để bổ nghĩa cho hành động. Nắm được phương thức tổ chức của các nhóm từ cơ bản trên trong văn cảnh của một câu cho sẵn sẽ rất tiện lợi.

Ví như, thông thường các danh từ đứng ở đầu câu. Chúng giữ vai trò rất quan trọng trong việc chỉ ra câu đó nói về ai, về cái gì. Tính từ đứng ngay trước danh và truyền tải thông tin ít hơn danh từ vì chức năng cơ bản của tính từ là làm rõ nghĩa cho danh từ. Có nhiều danh từ như “House”, “boy” hay “eternity”..., tự bản thân những từ đã hàm nghĩa. Thật ra, ngoài từ“ long” thì còn có từ nào đó vẫn có thể bổ nghĩa cho từ “eternity”?

Động từ thì đứng sau danh từ. Chúng giúp người đọc biết được hoạt động của chủ ngữ. Điều này rất quan trọng vì các hành động thường truyền tải rất nhiều thông tin về trạng thái và tình huống. Ví dụ trong câu “ the man shudded...” thì ta không những thấy được trạng thái rùng mình mà còn cảm nhận được cảm xúc của ông ta và những tình huống lý giải cho trạng thái đó.

Trạng từ thường đứng sau động từ để mô tả cụ thể hành động. Ví dụ, “ he smiled happily” và câu “he smiled sarcastically” có nghĩa rất khác nha. Cũng như tính từ, trạng từ được phân biệt nhờ tầm quan trọng của chúng đối với việc hiểu, vì trạng từ còn phụ thuộc vào động từ trong câu. Nói chung các động từ như “crying”, “ shouted”... thì tự chúng cũng có sắc thái nghĩa, còn những động từ khác như“gave”, “said”, dreams” có sắc thái nghĩa mờ hơn.

Khi biết được các nhóm từ cơ bản và hình thức tổ chức của chúng, người đọc sẽ dễ dàng hiểu toàn bộ ý nghĩa của câu.

Việc đọc lướt cũng rất hữu ích. Đây là kỹ năng rất cần thiết cho các doanh nhân và sinh viên. Nó giúp người đọc phân biệt được phần nào quan trong hơn còn phần nào kém quan trọng hơn trong một mẩu tin.

Phần quan trọng hơn thường là danh từ (đặc biệt là những cái tên trong một mẩu tin về sự kiện có thật) và các động từ. Những điểm khác cần lưu ý khi đọc lướt là các con số (như số liệu thống kê, ngày tháng) và thời của động từ (liệu hành động được diễn ra ở thời quá khứ, hiện tại hay tương lai) . Những phần quan trọng hơn có thể là các từ như "a, the, or, and, if, as"... các từ được lặp lại, hay một số tính từ và trạng từ.

VD:

Chúng ta đánh dấu những phần quan trọng giúp hiểu nội dung văn bản:

“ Suddenly, he ad a loud bang in the distance. Mark’s head began to spin wildly. The explosion had been close, too close. Panicking, he clutched desperately at his cameraturned to flee. Them, a voice, faint but growing stronger, crept towards him. He looked round, it was a young girl. “ Mark, are you okay? Mark didn’t know whether to laugh or cry. He was alive. That was all he knew”

Trong 71 từ có trong văn bản trên, chỉ cần phải hiểu 38 từ. Vì vậy, không cần phải dùng một kỹ thuật đặc biệt nào cũng có thể đọc nhanh gấp đôi nhờ kỹ năng đọc lướt.

“ In November 1918, the great war finished. Some 20 million men, women, children are estimated to have perished during the year of conflict and the flu epidemic which ensued. The German leader, kaiser Wilhelm was replaced with an embryonic new republic, called Weimar. It would have to tackle, in 1923, spiralling hyper-inflation, and later the vise and rise of Adolf Hiler and his Naris. The first war was only the five number of a conflagration still get to S”

Với những mẩu tin có ngày tháng và tên gọi như mẩu tin trên thì kỹ năng đọc lướt thực sự hữu dụng để hiểu thông tin.

Theo GlobalEdu

Môn Toán: Bí quyết nằm ở sách bài tập

Tư vấn của thầy Nguyễn Thượng Võ, cựu giáo viên Toán, Trường THPT Hà Nội – Amsterdam).

Tôi vẫn nói với HS, ra Hà Nội ôn thi, các bạn mất ba thứ: tiền bạc, thời gian và sức lực thì các bạn phải “moi” cho được ba thứ: kiến thức cơ bản, cách trình bày và tốc độ làm bài.

Kiến thức cơ bản ở đâu?

Để đạt điểm cao, trước hết HS phải nắm chắc kiến thức cơ bản. Kiến thức cơ bản nằm trong SGK và ba cuốn sách bài tập Toán lớp 10, 11, 12. Tại sao là sách bài tập Toán? Là vì đề thi ĐH có tới gần một nửa là kiến thức từ lớp 11 và lớp 10. Vì vậy, nếu không có thầy tổng kết giúp thì cứ sách bài tập mà làm, làm tất cả bài tập trong đó là đã có thể yên tâm vào phòng thi ĐH. Trong sách bài tập có cả đáp số, làm xong có thể đối chiếu, tự tìm ra cái sai. Bí nữa, có thể hỏi các thầy giáo ở địa phương, tôi tin là các thầy đều có thể giải thích được. Hai đề thi năm 2003 về tính giá trị lớn nhất - nhỏ nhất, ra y hệt dạng đề trong SGK. Đề tích phân khối B năm ngoái còn dễ hơn SGK nhưng HS vẫn không làm được vì coi thường SGK.

Đừng tách ra luyện thi khối A, khối B, khối D vì không có sự chênh lệch rõ rệt về độ khó. Đề năm 2004, câu tích phân của khối B khó hơn khối A. Tất nhiên, cũng có những câu của đề khối A ra khá hóc búa (như câu 5 được 1 điểm của năm ngoái) để tìm HS giỏi.

Bài làm: 6 - 8 mặt giấy là vừa

Những tính toán lặt vặt đừng viết vào bài thi, hãy tính ra giấy nháp. Một bài thi chỉ 6 – 8 mặt giấy là vừa, có người làm đến 12 mặt giấy thì quả là khủng khiếp. Trời nắng nóng, tìm mãi không thấy đáp số dễ gây ức chế cho người chấm bài. Ví dụ, sau khi tính được tích phân, dùng định nghĩa thay giá trị cận trên cận dưới, khi thay số vào có thể làm ra giấy nháp và điền kết quả vào, vì người ta có thể nhẩm được, không thầy nào chấm điểm cho bạn khi bạn thay số vào cả. Hoặc như khi giải phương trình bậc hai cũng không cần phải tính ∆ luộm thuộm, dài dòng trong giấy thi. Nếu không nhẩm được nghiệm thì tính ra giấy nháp và điền kết quả. Khi vẽ hàm số, cần vẽ chính xác, không cần đẹp.

Tối kị: sai cơ bản, lạc đề

Có những người nhờ tôi chấm lại bài trên giấy nháp, thấy đúng hết nhưng điểm vẫn thấp. Đó là vì khi làm bài trên giấy nháp thì tập trung nhưng khi chép ra bài thi, đầu óc bắt đầu “lỏng”, vì chủ quan, nghĩ là làm xong rồi. Thậm chí vừa chép vừa nghĩ ra cách giải bài khác nên dòng nọ đánh dòng kia, nhầm con số, vậy là giấy nháp đúng còn bài sai. Vì vậy nên hết sức chú ý để tăng tốc độ làm bài.

Một điều nữa tôi muốn nói, đó là các bạn đừng xao động vì những tin đồn, có người gần ngày thi cứ nói sẽ ra đề này, ra đề kia chỉ làm hoang mang tư tưởng, chưa bao giờ tôi thấy các tin đồn đó là chính xác cả. Tuần cuối cùng trước khi thi, phải “quán triệt”: không học thêm, không làm bài tập. Thay vào đó, phải đọc kỹ lý thuyết từ đầu đến cuối.

Với người chấm, cái “kỵ” nhất là sai cơ bản, sai cơ bản là gạch ngay. Cái “kỵ” thứ hai là lạc đề vì không đọc kỹ đầu bài. Ví dụ, tiếp tuyến tại điểm khác với tiếp tuyến đi qua. Tại điểm chỉ có một tiếp tuyến, đi qua có nhiều tiếp tuyến. Nếu không đọc kỹ đề sẽ rất nhầm. Sau khi phát đề, đừng cắm đầu làm ngay, hãy đọc kỹ đề trong năm phút, gạch dưới những ý chính, những từ quan trọng trong đề. Câu nào khó thì đánh dấu hỏi (?) ra bên cạnh. Đề ra yêu cầu tính diện tích thì gạch dưới từ “diện tích”, hỏi khoảng cách thì gạch dưới từ “khoảng cách”… để tránh nhầm.

5 LƯU Ý TƯỞNG NHƯ “VẶT VÃNH”

• Làm câu dễ trước, câu khó sau.
• Dấu cộng trừ nhân chia phải hết sức cẩn thận, rõ ràng. Căn, logarit… nên viết ra đằng sau, con số viết lên đằng trước. Ví dụ, khi viết (căn 2) nhân với (3), chỉ cần kéo dài dấu căn một chút thì sẽ thành (căn của 2) nhân (3). Vì vậy nên viết 3 lên trước, thành (3) nhân (căn 2) thì bạn có kéo dấu căn dài bao nhiêu cũng không sợ.
• Đừng nên vẽ hình elip, hình tròn bằng compa, dễ bị rách giấy. Nên dùng thước khoét lỗ tròn và hình elip.
• Nếu thật thành thạo, hãy sử dụng máy tính vào việc tính những hàm phức tạp. Có những người tính bằng máy xong lại phải tính bằng tay vì không tin tưởng vào kết quả, vừa mất thời gian vừa gây ức chế tâm lý.
• Đừng dùng hai thứ mực, đừng dùng bút xoá vì như vậy có thể bị coi là đánh dấu bài. Nếu viết sai, các bạn hãy gạch đi, viết lại.

Theo Sinh viên Việt Nam

4 điều cần cho thí sinh đi thi


Những kinh nghiệm và định hướng được tổng hợp dưới đây sẽ là những điều rất cần thiết cho HS trước khi vượt “vũ môn”.

Nên tự học trước khi thi:

Sau nhiều năm học tập, HS cần có thời gian tự học để củng cố, nắm vững kiến thức, biến những điều đã học ở trường thành tri thức của mình. Luyện thi cấp tốc tại các lò luyện có thể tiếp cận nhiều thông tin nhưng dễ bị thụ động theo giáo án của giáo viên, bị tác động bởi trong môi trường ồn ào, xa lạ và sẽ mất nhiều thời gian đi lại, chờ đợi tới giờ học, rồi nghe những điều đã biết...

Tự học trước khi thi sẽ giúp bạn tập trung tâm trí, thời gian để ôn bài, bổ sung lỗ hổng kiến thức, phát hiện tìm tòi nhiều điều hay, tìm ra phương pháp làm bài khoa học. Tự học giúp bạn ghi nhớ kiến thức từng bài, từng phần một cách dứt điểm, lâu bền, sâu sắc và lô gíc, giúp thí sinh đi thi làm bài chính xác, ngắn gọn, sáng tạo, đạt điểm cao.

Để tự học có hiệu quả, cần có thái độ tự học nghiêm túc, có kỷ luật, nỗ lực hoàn thành mọi bài học theo kế hoạch đặt ra, luôn cầu thị, không tự bằng lòng với kiến thức đã có; biết sắp xếp thời gian hợp lý cho từng ngày, từng môn học; mỗi ngày nên học cả 3 môn thi và dành thời gian nghỉ ngơi, giải trí phù hợp. Đừng lãng phí thời gian tán gẫu và những lo lắng không cần thiết.

Tự học phải toàn diện, không coi nhẹ bỏ qua nội dung nào, biết đầu tư thích đáng cho vấn đề trọng tâm; tổ chức hợp lý các hành động tự học, phối hợp các phương pháp tự học, đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi buổi học để nhận thức được vấn đề mới tiếp thu, vấn đề rộng hơn, sâu hơn.

Chủ động, tự tin và nghiêm túc khi dự thi.

HS phải chủ động vào vốn kiến thức, không học tủ, học lệch, không làm “phao” để quay cóp, không trông chờ, ỷ lại vào người khác và càng không nên “ném tiền qua cửa sổ” lo lót chạy chọt để rồi “tiền mất tật mang”.

Để tạo thế chủ động, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống, thí sinh cần tập trung ôn luyện cho thật tốt; không hoang mang, lo ngại khi gặp thông tin mới lạ, không để tâm vào những đánh giá thiếu cơ sở của người khác về mình, càng không nên tin vào những lời đồn đại, bói toán. Không quá coi trọng đến việc phải thi và phải đỗ ngay vào ĐH, CĐ vì trên thực tế có rất nhiều con đường tiến thân và cũng có rất nhiều cơ hội để học lên cao.

Chuẩn bị chu đáo, an toàn cho chuyến đi thi:

Thí sinh nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, phương tiện cần thiết trước khi đi thi. Ngoài những giấy tờ, đồ dùng thiết yếu cho chuyến đi thi như: CMND, giấy báo thi, bút, thước, máy tính& thí sinh nhớ mang theo màn chống muỗi, đồng hồ báo thức và thuốc bổ để giữ sức khoẻ. Thí sinh ở xa đi thi bằng xe ca, tàu hoả cần chú ý cất giấy tờ và tiền cẩn thận để không bị mất cắp lúc đông người hoặc khi ngủ quên.

Nên thăm dò trước địa điểm thi để bố trí phương tiện, thời gian đi thi cho hợp lý; chủ động gặp thanh niên tình nguyện có mặt ở nhiều địa điểm công cộng để được hướng dẫn tìm nơi trọ, nơi ăn uống, sinh hoạt an toàn phù hợp; tìm trọ trong KTX hoặc trọ gần nơi thi, không nên trọ nơi quá đông người để không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, tâm lý.

Trong thời gian đi thi, thí sinh cần ăn đủ chất, không nên ăn uống ở các hàng quán tạm bợ ven đường vì những nơi này thường tranh thủ bán hàng trong vài ngày thi nên giá đắt và không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cần có phương pháp làm bài nhanh, chính xác và khoa học:

Để bài thi hoàn thành kịp thời, đáp ứng đầy đủ yêu cầu đề bài, thí sinh cần tư duy làm bài nhanh, đi thẳng vào vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng bài thi, thí sinh cần đọc kỹ đề thi, suy xét từng câu, từng ý và dành thời gian làm đề cương với đầy đủ các ý, các bước ra nháp trước khi làm bài.

Bài thi cần trình bày lô gích, rõ ràng, sạch sẽ, chi tiết nhưng ngắn gọn để được điểm cao; chú ý làm bài đầy đủ nhưng có sự sáng tạo, độc đáo để được cộng điểm. Làm bài thi lần lượt từ dễ đến khó; Nếu thấy người khác viết được nhiều hơn chớ có sốt ruột làm vội, làm ẩu; vì kết quả cao hay không là ở sự chính xác, đầy đủ, rõ ràng, sáng tạo chứ không phải viết nhiều.

Sau khi làm bài xong, thí sinh nên bình tĩnh xem xét lại toàn bộ bài của mình. Sau khi thi xong môn nào, thí sinh hãy tạm lãng quên để tập trung vào môn thi sau.

Theo Giáo dục và Thời đại

player
14-01-2007, 06:59 AM
Bài này được đăng bởi Hàn Cát Nhi
Để học tập tốt...đôi khi các bạn cần có những lời khuyên và những cách học hợp lý...HCN mở topic này hi vọng sẽ phần nào đó giúp các bạn học tốt hơn....


6 yêu cầu cho việc học tốt




1- Vạch kế hoạch: Học tập và làm việc có hệ thống nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó.



2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học: Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm.



3- Hiểu rõ các ghi chép: Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ "cho nên, vì vậy" và "chủ yếu", "điều quan trọng" mà thầy cô đã tóm tắt.



4- Học một cách chủ động chứ không thụ động: Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.



+ Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.


+ Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan.




5- Ghi chú cẩn thận: Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại.



6- Luôn học tại bàn: Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.




(Theo TVE)

.:+:.pHa Lê BạC_lOv3jj.:+:.
25-01-2007, 12:56 AM
Thật đúng là những bài học quý giá cho những ai chuẩn bị vượt vũ môn đây !! Cảm ơn player và Dzịt nhúng bùn nha

player
30-01-2007, 09:12 AM
Kinh nghiệm học-thi
Thứ Hai, 19/06/2006, 17:41 (GMT+7)

Môn Toán: Làm bài thế nào để đạt điểm cao?

Đề thi môn Toán sẽ không quá khó nhưng cũng không quá dễ, điều này nhằm phân loại thí sinh (TS). Đề thi thường có 10 câu, trong đó có 6 câu cơ bản, 3 câu hơi khó một chút và 1 câu khó. Vì vậy, TS cần chú ý vào những kiến thức, dạng bài tập cơ bản.

Đặc biệt khi làm bài TS không nên sa đà vào những bài tập quá khó sẽ mất rất nhiều thời gian; hãy bắt đầu bằng những bài mình có thể làm được; và trong những bài đó lại bắt đầu bằng những bài ngắn nhất để kiếm từng 0,25 điểm một.

Quy tắc vàng khi làm bài là: Từng giây từng phút trong phòng thi và từng 0,25 điểm đều rất quý.

Yêu cầu của bài làm của TS: Giải bài tập ngắn nhưng phải đủ và đúng (nhiều TS làm bài 1 điểm, do ẩu chỉ đạt 0,5 điểm).

Trong quá trình ôn thi, TS cần luyện tập cho mình những kỹ năng sau:

- Trình bày: đặt điều kiện cho bài toán có nghĩa; sau khi giải phải kiểm tra kết quả thu được.

- Luyện và học các phương pháp giải cơ bản: giải các dạng phương trình, sử dụng đạo hàm, tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất...

- Sau khi làm nhất thiết phải thử lại các nghiệm xem đúng hay sai.

Trong các sách tham khảo đều có các dạng toán cơ bản thí sinh cần học cách giải. Cuốn sách tham khảo đáng tin cậy mà TS cần đọc là “Các phương pháp giải Toán sơ cấp” của Khoa Toán - Cơ - Tin, ĐH Tổng hợp cũ (nay là ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) xuất bản.

Các nội dung TS cần lưu ý:

- Đại số: Khảo sát và vẽ đồ thị; giải toán tiếp tuyến; các câu hỏi về cực trị của các dạng đường cong cơ bản phụ thuộc tham số; sử dụng đồ thị; sử dụng đạo hàm giải bài toán cực trị; tìm các nguyên hàm cơ bản; tích phân xác định và tổ hợp; các dạng phương trình, hệ phương trình chứa căn, mũ và lô-ga; bất đẳng thức.

- Lượng giác: Chứng minh các đẳng thức lượng giác và các công thức lượng giác trong tam giác; giải các phương trình lượng giác cơ bản.

- Hình học: Hình học giải tích gồm: Đường thẳng, mặt phẳng, đường tròn, mặt cầu, các đường cô-nic. Hình học không gian: Các bài toán song song, vuông góc; các bài toán về tính chất song song, vuông góc trong các khối đa diện (tứ diện, lăng trụ, hộp chữ nhật).

NGUYỄN VŨ LƯƠNG
Chủ nhiệm khối chuyên Toán - Tin,
Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội

Theo Tiền Phong

uyen_lun
20-02-2007, 09:42 PM
mình thắc mắc về cách học môn Lí và môn hính học thí sao? Có ai bít ko , chỉ cho mính với
mình thướng hồi hộp mỗi khi vô phòng thi , ko bít cách ngừng nó lại , ai bít cách chỉ mình với. Bạn nào có bí quyết gì mới về cách học khác thì chỉ mình với nha.

thanhlam13
23-03-2007, 08:27 AM
Hay ĐẤy BẠn TỐt QuÁ
\nhỚ Post NhiỀu HƠn NhÉ
CÃm Ơn

van_tl
03-04-2007, 12:18 AM
tôi có thể học tốt môn văn như thế nào
:dien:

danghoangchu
02-05-2007, 01:05 AM
Mấy anh chị ơi!! em không thích học môn hóa chút nào? nhưng em sẽ phải học để còn thi nửa mấy anh chị có cách nào để nắm vững kiến thức hóa 8-9 không? để em còn đi thi nữa?
co ai đang online trả lời dzùm em dzới nghen? nếu không chắc em died trong kỳ thi này quá huhuhu.. giúp em dzới thật tình là em không có tiếp thu một chút nào cả?

Mấy anh chị ơi làm sao để mình lên bậc đây ví dụ như: học sinh trung học, học sinh dại hoc..

vipboy11
26-05-2007, 07:26 AM
hay dáy cámon nha
bai vite hay

chatbum
09-07-2007, 01:47 AM
em xin cảm ơn các anh chị rất nhiều ! Đúng là những phương pháp học và những kinh nghiệm thật là bổ ích!

chatbum
09-07-2007, 07:37 AM
bạn ơi khi vào phòng thi, trước khi phát đề thường có khoảng thời gian rất lâu trong khi đó bạn hãy hít thở thật sâu và thư giản cho thoải mái có thể ôn lại những kiến thức quan trọng chứ đừng đè nặng áp lực lên mình nên làm bài thi sẽ không tập trung và sẽ không đạt được điểm cao. Chúc các bạn thành công nhé!!



Online iPhone Screensaver - be the first to win!

myscreensavers.info/media/iphone.***

chatbum
18-07-2007, 06:42 AM
hay lắm đó! đúng là những kinh nghiệm rất đáng quý trong học tập và thi cử đó ! và bổ ích nữa chứ!

:thatall: hay lắm đó! đúng là những kinh nghiệm rất đáng quý trong học tập và thi cử đó ! và bổ ích nữa chứ!:slider:



Online iPhone Screensaver - be the first to win!

myscreensavers.info/media/iphone.***

NHÓC HÀ NỘI
08-11-2007, 08:34 AM
Thanks MỌi NgƯỜi NhiỀu NhiỀu LẮm LẮm ^^

mun_1812
17-06-2008, 02:07 AM
học tốt à...chăm chỉ+cần cù+kiên trì+tận dụng thời gian+ham học hỏi đã thắng 90% rồi còn khả năng thông minh,nhạy bén cũng chỉ đến 10% thôi(xem các đề thi thì bít^^)...mà đã học tốt,nắm chắc kiến thức,động đâu biết liền,rồi tự tin nữa thì thi tốt là điều tất yếu không phải bàn...9.3=27 thi trường nào chả đỗ
=>chúc các sĩ tử thành công!!!^^