PDA

Xem đầy đủ chức năng : Lễ hội đền Hùng sẽ hoành tráng nhất từ trước đến nay"



quangtung
18-03-2005, 01:53 PM
NSND Phạm Thị Thành: "Lễ hội đền Hùng sẽ hoành tráng nhất từ trước đến nay"

NSND Phạm Thị Thành - tổng đạo diễn chương trình
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án Giỗ tổ Hùng Vương - lễ hội đền Hùng 2005 ở qui mô cấp quốc gia, chính thức trở thành quốc lễ. Năm nay, Lễ hội sẽ mang chủ đề “Linh diệu muôn đời - đất tổ Hùng Vương”. Theo NSND Phạm Thị Thành - tổng đạo diễn chương trình: “Lễ hội đang được chuẩn bị công phu nhất, sao cho xứng tầm với sự kiện này”.

Theo ban tổ chức, dự kiến năm ngày diễn ra lễ hội (từ ngày 6 đến 10-3 năm Ât Dậu, tức 14 đến 18-4-2005) sẽ thu hút khoảng 1.500.000 lượt người tham dự, với không gian lễ hội trải dài từ đền Hùng đến TP Việt Trì. Phần lễ chủ yếu tại các đền, chùa, đình ở núi Nghĩa Lĩnh. Lễ giỗ Tổ và cúng Trời tại đền Thượng vào 8g sáng 10-3 âm lịch (18-4) và đêm hội lớn dưới hình thức sân khấu hóa được tổ chức vào lúc 20g ngày 6-3 âm lịch (14-4) tại sân vận động TP Việt Trì.

Phần hội bao gồm các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật, hòa nhạc cổ điển, múa balê, ca Huế, Nam bộ, quan họ Bắc Ninh, triển lãm tranh ảnh, tổ chức chợ trung du… và diễn ra ở những địa điểm có diện tích rộng, từ núi Nghĩa Lĩnh đến ngã ba Bạch Hạc, những nơi mang ý nghĩa lịch sử từ cổ xưa đến thời kỳ Cách mạng Tháng Tám 1945 và tận ngày nay.

Trong suốt lễ hội, có 10 đoàn nghệ thuật từ các tỉnh bạn, năm đoàn trong tỉnh, ba đoàn nghệ thuật quốc tế (Thụy Điển, Hàn Quốc, Trung Quốc) biểu diễn, riêng đêm đại lễ hội sẽ có khoảng 2.500 - 3.000 người tham gia trình diễn trên một không gian rộng lớn.

Được coi là “đạo diễn có duyên với những lễ hội lớn về văn hóa - du lịch” như 990 năm Thăng Long - Hà Nội, Festival Huế, lễ hội Nam Giao…, trong năm 2005 đạo diễn - NSND Phạm Thị Thành đảm nhận hai chương trình lớn là lễ hội đền Hùng và lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bà Thành cho biết:

- Tâm điểm của lễ hội là đêm khai mạc được VTV truyền hình trực tiếp và được thiết kê dưới hình thức sân khấu hóa dài khoảng 65 phút gồm 5 chương, 10 cảnh. Chương 1: Truyền thuyết các đời vua Hùng - huyền thoại và tâm linh. Chương 2: Lương dân các bộ tộc lập nghiệp tại miền trung du êm đẹp. Chương 3: Phú Thọ anh hùng - lá chắn vững chắc cho chiến khu Việt Bắc, hậu phương đáng tin cậy của tiền tuyến. Chương 4: Bài ca chiến thắng cất vang. Chương 5: Phú Thọ mãi mãi là ngày tết linh diệu của non sông. Tất cả sẽ được trình diễn trên một sân khấu lớn rộng 500m2. Kịch bản đã được duyệt từ tháng 9-2004 và hàng nghìn diễn viên đang bắt đầu tập luyện.

* Những ngày lễ hội đền Hùng năm nay gắn với Năm du lịch về cội nguồn 2005 lần đầu tiên ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai phối hợp tổ chức. Kịch bản lễ hội đền Hùng có điểm nào gắn với sự kiện này?

- Đây là ý tưởng lần đầu tiên được thực hiện, nếu thực hiện tốt sẽ có ý nghĩa không chỉ với ba tỉnh mà với cả vùng Tây Bắc nhiều tiềm năng. Tôi đã nhiều lần đến Tây Bắc cũng như Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái. Vùng nào cũng có những đặc trưng để thu hút du khách, nhưng theo tôi, cần xác định mặt mạnh của các vùng đất này để làm du lịch. Khi có dự án về du lịch, nhất là những dự án qui mô lớn thường kéo theo hàng loạt công trình mới được xây dựng; trong khi chính khung cảnh tự nhiên nguyên sơ và bản sắc văn hóa, nét riêng của mỗi vùng đất lại hấp dẫn du khách nhiều hơn.

Đón Năm du lịch về cội nguồn, riêng Phú Thọ đã và đang xây dựng Làng văn hóa thời đại Hùng Vương, công viên Văn Lang, đầm Ao Châu, bến Gót… Đây đều là những nơi hứa hẹn sẽ trở thành các khu du lịch đón khách quốc tế và nội địa.

*********************************************
chỉ còn 1 tháng nữa là đến ngày giỗ tổ ,là con cháu lạc rồng ,ai cũng muốn thắp một nén nhang nơi mộ tổ ,được đặt chân dù chỉ một lần lên vùng đất linh thiêng ngàu năm văn hiến đó.BH cũng như con cháu của tỉnh Phú Thọ xin được chào đón tất cả các bạn từ mọi miền tổ quốc về tham dự quốc lễ năm nay.chúc tất cả năm mới bằng an và hạnh phúc ,hẹn gặp lại nơi đất tổ dấu yêu.

(ai có thắc mắc gì về lễ hội đền hùng có thể trình bày tại đây ,nếu được BH sẽ trả lời giúp bạn )

quangtung
18-03-2005, 01:53 PM
Vĩnh Hưng



Cầu Việt Trì ngày nay

ù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba


Giỗ Tổ Hùng Vương (1904)

Câu ca như một lời mời gọi cộng đồng người Việt Nam với đạo lý truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" từ khắp miền đất nước hay đang sinh sống ở nước ngoài hành hương, trẩy hội về khu di tích Đền Hùng ở Phong Châu - Phú Thọ dự giỗ Tổ Hùng Vương.

Dấu ấn ngàn xưa

Từ Hà Nội theo quốc lộ số 2 qua thành phố Việt Trì đi tiếp nữa đến khu di tích Đền Hùng - nơi gắn liền với truyền thuyết 18 đời Vua Hùng xây dựng nước Văn Lang. Theo các nhà nghiên cứu, 18 đời vua Hùng và nước Văn Lang tồn tại khoảng 500 năm ứng với văn hóa khảo cổ Gò Mun

(thuộc Tứ Xã - Lâm Thao - Phú Thọ) cách đây trên dưới 3.000 năm và Đông Sơn (di chỉ ở Làng Cả - Phú Thọ, Thanh Hóa) - khoảng 2.800 năm đến đầu Công nguyên. Chỉ riêng ở Phú Thọ có 340 điểm thờ Vua Hùng, vợ con Vua Hùng, các tướng lĩnh thời kỳ Hùng Vương. Mười ba hiện vật có từ thời Hùng Vương cùng nhiều hiện vật có từ sau thời Hùng Vương cũng được tìm thấy tại Đền Hùng. Những hiện vật thời đại đá mới và đồng thau nằm rải rác trên triền núi Nghĩa Lĩnh cao 175m ở Hy Cương (Lâm Thao - Phú Thọ) nơi có các đền thờ Vua Hùng cho thấy tổ tiên xưa từng tới nơi này thực hiện tín ngưỡng trời đất và văn minh nông nghiệp.


Lễ rước bánh chưng tại Đền Hùng

Tương truyền, Vua Hùng sau khi đi khắp mọi miền đã về Phong Châu làm nơi đóng đô bởi cảnh thế ngoạn mục, đất đầy khí thiêng của sơn thủy tụ hội. Các Vua Hùng tổ tiên của các dân tộc Việt Nam dày công khởi nghiệp dựng nước đã trở thành biểu tượng cho ý chí và tinh thần, ý thức quốc gia và ý thức độc lập dân tộc.

Đền Hùng là đền thờ Tổ của cả đất nước. Kiến trúc ở Đền Hùng sớm nhất từ thời Lý (1009-1225), thời Trần (1226-1400) được tôn tạo qua nhiều thời kỳ. Khu di tích Đền Hùng gồm bốn đền, một chùa và một lăng Tổ xây dựng trên núi Hùng (còn gọi núi Nghĩa Lĩnh, núi Hy Cương). Công trình gồm ba tầng kiến trúc đền đài trên ngọn núi cao um tùm cây xanh.


Khách thập phương đến Giỗ Tổ Hùng Vương

Vòm cổng đồ sộ ở chân núi phía Tây, dưới bóng những cây thông đại thụ có hai câu đối cổ chữ Hán:

"Mở lối đắp nền, bốn mặt non sông qui một mối. Lên cao nhìn rộng, nghìn trùng đồi núi tựa đàn con".

Từ điện thờ trời trên núi Hùng nhìn lên phía Bắc thấy những quả đồi lớn nhấp nhô nối nhau thấp dần về phía Nam tựa đàn voi phục trong truyền thuyết 99 con voi chầu quanh đền thờ Tổ. Xa xa phía Tây dòng sông Thao nước đỏ cuộn chảy, phía Đông dòng sông Lô nước xanh lững lờ trôi, trông như hai dải lụa màu viền làm ranh giới cho kinh đô xưa. Đền Giếng sau núi Hùng phía Đông Nam, có vào khoảng thế kỷ XVIII. Trong đền có giếng Ngọc nên gọi đền Giếng. Tương truyền hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con Vua Hùng thứ 18 thường soi xuống giếng để chải tóc, chít khăn.



Hát xoan ghẹo trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ hội Đền Hùng hàng năm là dịp giỗ Tổ Hùng Vương thiêng liêng tổ chức vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch. Sau buổi Quốc lễ là các đám rước đặc sắc, các cuộc hát thi (ca trù, hát xoan, hát ghẹo...) cùng các trò chơi đặc sắc của người Việt, người Mường v.v... Hội Đền Hùng là một ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, mang biểu tượng cho tinh thần cộng đồng, nhắc nhở toàn dân chung sức xây dựng đất nước ngày một phồn vinh.

Việt Trì - thành phố ngã ba sông


Đại lộ Hùng Vương ở thành phố Việt Trì

Việt Trì được gọi là thành phố ngã ba sông bởi nằm bên hợp lưu của sông Hồng, sông Lô, ba dòng sông lớn đem phù sa bồi đắp cho cả vùng đồng bằng xanh ngắt.

Chốn kinh thành Văn Lang xưa nay là khu công nghiệp Việt Trì, một thành phố sầm uất bên bờ sông Thao. Năm 1958, Việt Trì là khu công nghiệp được xây dựng đầu tiên ở miền Bắc với các ngành dệt, giấy, hóa chất, sứ... Năm 2003, trên địa bàn thành phố Việt Trì hình thành nhiều khu công nghiệp (KCN): KCN Thụy Vân diện tích 323 ha đã có trên 40 doanh nghiệp đầu tư sản xuất, thu hút hơn 7.000 lao động. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vốn lớn vào Thụy Vân. Công ty Điện tử Sông Hồng đầu tư hơn 61 tỷ đồng lập Nhà máy sản xuất bóng đèn huỳnh quang. Nhà máy sản xuất vải PP và PE của Tập đoàn Poongsan-hwaseom có số vốn 22 triệu USD.


Lắp máy trong Nhà máy cán thép Sông Hồng

Các doanh nghiệp đi vào hoạt động sớm khẳng định hiệu quả sau đầu tư như Công ty xi măng Hữu Nghị, Nhà máy sản xuất bột can-xít, Nhà máy may mặc xuất khẩu, Nhà máy bao bì container... KCN Bạch Hạc diện tích 82 ha có 8 doanh nghiệp đăng ký đầu tư. Một nhà máy thép công suất 18 vạn tấn/năm xây dựng trên diện tích 12 ha đầu tư khoảng hơn 100 tỷ đồng đang hoàn thiện đưa vào hoạt động. Hoạt động của 130 doanh nghiệp ngoài quốc doanh thu hút trên 130.000 lao động. Việt Trì đã sớm thành lập khu kinh tế phát triển với một số công ty, nhà máy như Công ty dệt Păng Rim - Hàn Quốc, Nhà máy mì chính Miwon - Hàn Quốc, Nhà máy nhựa Eplatic, Nhà máy giấy Việt Trì. Mức tăng trưởng kinh tế (GDP) tại Việt Trì bình quân giai đoạn 1999-2003 đạt 13,1%.


Trong ngày khai trường
Trong vị thế trung tâm văn hóa - kinh tế - xã hội của Phú Thọ, thành phố Việt Trì phát triển về mọi mặt. Theo kế hoạch trong 10 năm (1999-2009), Việt Trì triển khai đầu tư 120 công trình xây dựng kết cấu hạ tầng với tổng mức đầu tư gần 8.500 tỷ đồng. Các dự án xây dựng khu đô thị mới ở Đông Nam và Tây Nam thành phố Việt Trì đang triển khai.

Việt Trì đang phát triển không gian thành phố về phía Tây Bắc gắn với quần thể khu di tích lịch sử Đền Hùng, với các khu đô thị mới Vân Phú - Thụy Vân, Minh Nông - Minh Phương... cùng hệ thống mặt nước và cây xanh tạo nên bộ mặt mới cho thành phố miền trung du.

quangtung
18-03-2005, 01:54 PM
1. Hình thế thiên nhiên
Núi Hùng (còn gọi là Nghĩa Linh, Nghĩa Cương, Bảo Thiếu Lĩnh, cao 175m so với mặt biển) thuộc thôn Cổ Tích xã Hy Cương huyện Phong Châu tỉnh Phú Thọ.

Người xưa nói:

Núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam, mình uốn khúc thành dãy núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo ở phía sau.

Từ núi Hùng nhìn ra:

- Phía trước, ngã ba Việt Trì có hàng chục quả đồi thấp là đàn rùa bò từ ao nước lớn lên.

- Phía sau, mảnh đất làng Hy Sơn (Tiên Kiên) là hình một con phượng cắp thư.

- Phía bên phải, quả đồi Khang Phụ (Chu Hóa) là hình một con hổ phục.

- Phía bên trái, quả đồi An Thái (Phượng Lâu) hình vị tướng quân bắn nỏ.

- Làng Cổ Tích bên chân núi nằm trên lưng một con ngựa ghi cương.

- Dãy đồi từ Phú Lộc đến Thậm Thình là 99 con voi chầu về đất Tổ.

Xa xa phía tây dòng sông Thao nước đỏ, phía đông dòng sông Lô nước xanh như hai dải lụa màu viền làm ranh giới của cố đô xưa. Đặc biệt không khí trên núi rất thông thoáng, mát dịu và quanh năm thoang thoảng hương thơm.

Tương quyền Vua Hùng đi khắp trong nước, cuối cùng mới chọn được vùng sơn thủy hữu tình này làm đất đóng đô.

2. Thờ Tự

Khu di tích Đền Hùng có 4 đền, 1 chùa và lăng vua Hùng, phân bố như sau:

* Đền thượng và lăng trên đỉnh núi:

Nơi đây các vua Hùng lập miếu thờ Trời "Kính thiên lĩnh điện", thờ 3 ngọn núi thiêng là Đột Ngột Cao Sơn (núi Hùng), Aáp Sơn (núi Trọc), Viễn Sơn (núi Vặn), thờ Thần lúa (có mảnh vỏ trấu bằng chiếc thuyền thúng mới mất trong kháng chiến chống Pháp), thờ Thánh Gióng là tướng Nhà Trời giúp đuổi giặc Ân.

Giữa thế kỷ 3 trước công nguyên, Thục Phán được Vua Hùng 18 nhường ngôi, mới lập hai cột đá thề trên đỉnh núi và làm đền thờ 18 vua Hùng. Lại mời dòng tộc nhà vua đến ở chân núi giao cho việc thờ cúng.

Sau đời An Dương Vương, nhân dân địa phương vẫn tiếp tục thực hiện các tín ngưỡng trên qua suốt thời Bắc thuộc; đến thời phong kiến tự chủ các Vua Hùng được tôn lên là Tổ tiên của dân tộc và việc thờ tự dần dần mang tính chất của cả nước.

Hiện nay còn thờ danh hiệu 18 đời Vua Hùng và 3 vị thần núi: "Hùng đồ thập bát thế Thánh Vương thánh vị", "Đột ngột Cao Sơn", "Aáp Sơn", "Viễn Sơn".

Lăng chính là mộ vua Hùng thứ 6. Tương truyền sau khi đuổi giặc Ân, ngài cởi áo vắt trên cành kim giao rồi hóa, táng tại đó.

* Đền Trung:

Nơi này trên 2.300 năm trước dựng quán nghỉ ngơi ngắm cảnh của vua Hùng, đôi khi họp bàn việc nước cơ mật với Lạc hầu, Lạc tướng. Tương truyền còn là nơi hoàng tử Lang Liêu dâng bánh dày, bánh chưng.

Sau thời Hùng Vương nhân dân lập miếu thờ các vua Hùng "Hùng Vương tổ miếu".

* Đền Hạ và chùa:

Theo truyền thuyết, bãi bằng lưng chừng núi này là nơi tổ mẫu Âu Cơ chuyển dạ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. Do sự tích này mà nhân dân lập ra đền Hạ để thờ các vua Hùng. Bên phải là chùa Sơn cảnh thừa long tự (còn gọi Thiên quan thiền tự). Phía trước chùa là gác chuông. Phía trước đền là nhà bia công đức.

* Đền giếng:

Ơở đây có giếng Ngọc của hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con vua Hùng 18. Tương truyền giếng này hai nàng dùng rửa mặt chải tóc chít khăn. Đền thờ hai công chúa làm chùm lên giếng.

Ngọc phả đền Hùng viết sớm nhất là triều Tiền Lê (vào năm Thiên Phúc nguyên niên, tức 890 tây lịch). Viết lại và sao trì triều nào cũng làm, nhưng phong sắc thì không triều nào dám phong, vì là Tổ tiên.

Bản ngọc phả soạn thời Trần (thế kỷ 13), năm Hồng Đức thứ nhất hậu Lê (1470) san nhuận lại viết "... Từ nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa (đền Hùng - VKB). Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi. Ơở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công ơn gầy dựng nước nhà của các đấng thánh tổ ngày xưa..."

3. Kiến Thiết

Về kiến trúc đền chùa, qua khảo sát thực địa thì thấy: Đền miếu các thời đại xa xăm đã bị hư hoại hết. Chỉ còn những di vật nói lên tình hình kiến thiết cũ mà thôi. Tìm thấy 13 hiện vật thời Hùng Vương (rìu, giáo đồng), mẫu tháp đất nung, mảnh bát đĩa gốm sứ có niên đại Lý Trần trở về trước, 3 cột đá cổ, lỗ xà bị bào mòn lớn chứng tỏ rất lâu đời (một chiếc dựng trên bệ trước cửa đền Thượng).

Kiến trúc hiện còn lại là của thời Hậu Lê và Nguyễn. Bản ngọc phả sao năm Hoằng Định thứ nhất (1600) nói trên núi Hùng có đền Thượng, mộ vua Hùng thứ 6, hai cột đá thề của Phục Phán, đền Trung, đền Hạ và chùa.

Đền Giếng chưa thấy nói đến. Có lẽ sau đó đền Giống mới làm. Qua nhiều lần trùng tu kiến trúc Hậu Lê chỉ còn đền Trung, đền Hạ và gác Chuông. Trong dịp đại trùng tu 6 năm liền 1917 - 1922, nhân dân 18 tỉnh Bắc Bộ cung tiến được 6000 đồng (tiền Đông Dương) xây lại đền Thượng, Lăng và đền Giếng. Nhà tư sản Nghĩa Lợi cung tiến 1000 đồng xây 539 bậc xi măng (cổng lên đền Thượng 496 bậc, đền Hạ xuống đền Giếng 44 bậc).

Nhà tư sản Đồng Thuận cung tiến tiền xây cổng chính (biển đề: Cao Sơn cảnh hành = núi cao đường rộng).

Năm 1962 tổ chức xổ số được 24.000 đồng xây khu nhà Công Quán trưng bày hiện vật và tiếp khách. Năm 1973 UBND tỉnh Vĩnh Phú quyết định khoanh 1.562 ha làm khu bảo vệ Đền Hùng, trong đó khu trung tâm bất khả xâm phạm gồm: Núi Nghĩa Lĩnh, núi Trọc lớn, núi Trọc con, núi Vặn, núi Yên Ngựa, núi Nỏn, đồi Cò Kè, đồi Cao Phầy, đồi Phân Đậu và đồi Công Quán. Năm 1976 đắp đập hồ Đa Vao. Năm 1980 xây nhà khách và mở tuyến đường nhựa. Năm 1983 khởi khảo kế hoạch xây dựng nhà Bảo tàng trên đồi Công Quán. Năm 1995 hoàn thành. Nguồn kinh phí dựa vào Nhà nước cấp và nhân dân cung tiến, tổng cộng trên 3000 triệu đồng. Bên khu đền làm thâm sân Lăng và tuyến đường phụ từ Lăng xuống đền Giếng.

Như vậy là bên cạnh khu di tích lịch sử trên núi Nghĩa Lĩnh, còn có khu phục vụ ở đồi Công Quán. Khu phục vụ gồm có nhà bảo tàng, nhà khách và sân giữ xe, được trang điểm bởi các hoa cây cảnh.

Vài nét về bảo tàng

Nhà bảo tàng tuy trưng bày làm nhiều phòng, nhưng chung quy có thể hiểu tổng quát là, tại đây trưng bày 5 loại hiện vật.

1. Hiện vật tìm thấy tại Đền Hùng, gồm 13 hiện vật có từ thời Hùng Vương và nhiều hiện vật có sau thời Hùng Vương. Những hiện vật đó cho biết từ thời Vua Hùng con người đã lên núi này khá đông đúc và bỏ sót lại đồ dùng. Những mẫu đá, gốm xây dựng và đồ thờ có niên đại từ sau công nguyên đến các thời Lý, Trần, Hậu Lê cho thấy khu vực này được thờ tự liên tục ngày từ khi triều đại Hùng Vương kết thúc đến bây giờ.

2. Hiện vật lấy ở các di chỉ khảo cổ thuộc thời Vua Hùng hoặc có liên quan tới thời Vua Hùng, ở nhiều nơi tập hợp về. Những hiện vật này giống như hiện vật ở mọi bảo tàng.

3. Những cuối sách sử, những mẫu trích từ các sách cổ của người Trung Quốc và nước ta nói về thời Hùng Vương. Những hiện vật này cũng giống như ở mọi bảo tàng, nghĩa là muốn nói rằng thời Hùng Vương là có thật.

4. Hiện vật phản ánh các hình thức tín ngưỡng Vua Hùng của nhân dân, ở trong cũng như ở ngoài khu vực đền Hùng. Đó là các bản ngọc phả, đồ thờ tự, tranh vẽ và ảnh chụp các đình đền , các lễ hội.

5. Hiện vật lưu niệm đồng bào về thăm mộ Tổ. Đó là những quà tặng, những ảnh chụp các nhà lãnh đạo, các đoàn đại biểu và nhân dân tới thăm Đền Hùng.

4. Lễ hội cổ truyền

Thời phong kiến định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (còn gọi là hội chính) vào những năm chẵn (ví dụ 1900 - 1905), còn hàng năm thì giao cho dân Trưởng tạo lệ (con trưởng) sửa lễ cúng Tổ vào ngày 12-3 âm lịch (ngày giỗ Kinh Dương Vương). Đầu thế kỷ 20 này nhà Nguyễn ấn định lấy ngày 10-3 làm chuẩn (xem phụ lục)

Dân trưởng tạo lệ là dân Hy Cương, họ được miễn sưu thuế phu phen để trông nom đền miếu và làm giỗ Tổ.

Nhà vua phong cho vị trưởng lão của dân Trưởng tạo lệ chức quan gọi là "lệnh đồng trà". Ông này cứ đến ngày giỗ Tổ, tới kinh đô nhận 3 gạo nếp thơm của vua đưa cho, về thổi xôi cúng trên Đền.

Năm hội chính người ta treo lá cờ thần trên đỉnh núi Nỏn báo cho đồng bào từ rất sớm. Ngoài việc quan triều đình và quan hàng tỉnh đứng tế, các làng xã có đình thờ Vua Hùng, vợ con vua hoặc tướng lĩnh thời Hùng Vương còn rước kiệu đến chầu. Trên địa bàn Vĩnh Phú có hơn 600 nơi thờ nhưng chỉ hơn 40 làng quanh đền là có điều kiện rước chầu.

- Rước kiệu là một hoạt động tín ngưỡng hết sức nghiêm trang và vui vẻ. Hầu kiệu có những người che lọng, vác cờ, bát bửu, tấu nhạc bát âm, đánh chiêng trống, phường chèo đóng đường (vừa đi vừa diễn). Làng ở xa phải rước hai ba ngày mới tới đền.

- Trò chơi: Thường có các mục đu tiên, ném còn, kéo co, chọi gà, đánh vật, bắn nỏ thi, kéo lửa nấu cơm thi, bịt mắt bắt dê...

- Văn nghệ: ban ngày có hát sẩm, hát ví, hát trống quân, cò lả, sa mạc... Sẩm là nghệ sĩ dân gian hát lấy tiền thưởng, còn các điệu hát khác do thanh niên nam nữ các làng tự biên tự diễn hát đối đáp nhau cho vui. Đêm đến có hát xoan cửa đền do phường An Thái, Kim Đơn phục vụ, hát chèo, tuồng ở ngoài các bãi rộng chân núi.

- Một số sinh hoạt ngày nay cấm đoán nhưng xưa rất thịnh hành là đồng bóng, bói toán, cờ bạc.

Năm 1946 giỗ Tổ đầu tiên dưới chính quyền cách mạng, cụ Huỳnh Thúc Kháng Phó Chủ tịch nước lên làm lễ dâng hương (mặc áo the, đội khăn xếp, khấn vái theo lễ tục cổ truyền). Dịp này cụ Huỳnh còn dâng lên bàn thờ Tổ tấm bản đồ Việt Nam và thanh kiếm, là hai vật báu nói lên ý chí bảo vệ đất nước của Chính phủ và nhân dân ta trước họa xâm lăng đang đe dọa. Trong kháng chiến chống Pháp việc đèn hương tuần tiết do nhân dân quanh đền làm với tư cách cá nhân.

Sau năm 1952, Nhà nước bắt đầu chịu trách nhiệm tổ chức giỗ Tổ hàng năm, thường là tỉnh đứng làm. Thành phần Ban tổ chức có UBND, Văn hóa, Thể thao, Y tế, Công an, Thương nghiệp v.v... Nghi thức chính là biểu lễ dâng hương hoa của đoàn đại biểu Quân Dân Chính tỉnh, huyện và xã sở tại.

Hội đền Hùng có chiều hướng ngày càng đông và kéo dài. Vào những năm 60 ước độ 10 vạn người về dự hội; những năm 70 ước độ 20 vạn; những năm 80 ước độ 30 vạn; những năm tới có thể lên đến 40-50 vạn. Những ngày đấy đứng trên đỉnh núi nhìn xuống xung quanh sẽ thấy từ mọi con đường tới đền Hùng, người ta đổ về dự hội như những dòng sông đổ về biển cả. Đứng từ xa nhìn lên núi sẽ thấy muôn vàn chấm động đủ màu sắc hòa lẫn cây xanh như một rừng hoa tươi thắm trước gió xuân.

Mọi người già, trẻ, gái, trai náo nức lúc đi, hân hoan lúc đến, lưu luyến lúc ra về, cảnh trí tình người thân thương tha thiết vô cùng. Thật là một dịp hội để đồng bào cả nước: miền ngược, miền xuôi, miền Nam, miền Bắc gặp nhau sum họp trên đất Tổ quê hương, bộc lộ những tình cảm thiêng liêng tự đáy lòng.

5. Truyền thuyết tiêu biểu

* Bọc trăm trứng:

Vua đầu nước ta là Kinh Dương Vương cháu bốn đời Viêm Đế Thần Nông (vị thần coi về nông nghiệp của Trời) Kinh Dương Vương lấy Thần Long nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đi tuần thú gặp Âu Cơ ở động Lăng Xương kết làm vợ chồng, đưa về núi Nghĩa Lĩnh. Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. Khi các con khôn lớn, Lạc Long Quân nói: "Ta giống Rồng, nàng giống Tiên không thể ở lâu với nhau được" bèn chia 50 con cho Âu Cơ đem lên núi, Lạc Long Quân dẫn 49 người con xuống biển, để lại người con cả nối ngôi hiệu là Hùng Vương đặt tên nước Văn Lang đóng đô ở thành Văn Lang (Việt Trì - VKB), truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương

* Phù Đổng Thiên Vương: (Tháng Gióng)

Về thời Hùng Vương thứ 16, nước Văn Lang bị giặc Ân xâm lược. Vua cho sứ giả đi rao người tài ra giúp nước. Ơở làng Phù Đổng bộ Vũ Ninh có một cậu bé 3 tuổi nghe tiếng sứ giả bèn vươn người thành cao lớn, xin vua rèn ngựa sắt, nón sắt, roi để đánh giặc. Đuổi xong giặc Ân chàng cưỡi ngựa bay lên trời. Vua Hùng phong là Phù Đổng Thiên Vương, lập miếu thờ trên đỉnh Nghĩa Lĩnh.

* Bánh dày bánh chưng:

Vua Hùng thứ 6 muốn chọn con hiền cho nối ngôi, mới ban lệnh thi cỗ. Các hoàng tử ra sức tìm kiếm sơn hào hải vị bày biện. Riêng Lang Liêu mẹ mới mất không đi xa được, chàng nghĩ cách dùng gạo nếp thơm chế ra bánh dày, bánh chưng. Vua thấy Lang Liêu hiếu thảo siêng năng, sáng chế ra hai bánh quý bèn truyền ngôi cho làm Hùng Vương thứ 7.

* Dưa hấu:

An Tiêm là con nuôi Vua Hùng, nói năng kiêu ngạo, bị đày ra đảo hoang. Vợ chồng An Tiêm chỉ được mang theo một số lương thực và con dao phát. Chàng thấy đàn quạ đến đảo ăn thứ quả da xanh lòng đỏ, dây bò trên mặt đất. An Tiêm lấy một quả ăn thử thấy ngon ngọt khỏe người, bèn trỉa đất rắc hạt trồng khắp đảo. Đến vụ thu hoạch chàng gọi thuyền buôn vào bán. Vua biết tin liền cho đón về.

* Chử Đồng Tử:

Công chúa Tiên Dung con Vua Hùng 18 thích du chơi phóng khoáng. Nàng cưỡi thuyền xuôi sông Cái, đến bãi Tự Nhiên sai căng màn tắm. Không ngờ dội lớp cát trôi lộ ta chàng đánh cá trần truồng vùi mình trong hố, tên là Chử Đồng Tử. Tiên Dung cho rằng duyên trời xe, bèn lấy chàng làm chống. Vua cha biết tin giận sai quân đến bắt, thì toàn bộ khu vực của Chử Đồng Tử tách khỏi đất bay lên trời.

* Sơn Tinh - Thủy Tinh:

Sơn Tinh và Thủy Tinh đều đến cầu hôn công chúa Ngọc Hoa con Vua Hùng 18. Nhà vua hẹn ai đem lễ vật đến trước sẽ được lấy công chúa, Sơn Tinh nhờ có sách ước và các thần thổ địa giúp sức nên sớm có lễ vật đem đến trình vua, vua bèn gả Ngọc Hoa cho Sơn Tinh đem về núi Tản Viên. Thủy Tinh đến sau thất bại liền hô phong hoán vũ đánh đuổi Sơn Tinh. Sơn Tinh huy động các loại dã thú đánh lui các loài thủy tộc và làm cho núi luôn luôn cao hơn nước. Thủy Tinh thua nhưng vẫn chưa nguôi tức giận, mỗi năm dâng nước đánh Sơn Tinh một lần, gây ra lũ lụt.

* Cột đá thề:

Vua Hùng 18 không có con trai, nhường ngôi cho con rể là Nguyễn Tuấn (tức Tản Viên). Thục Phán là cháu Vua Hùng làm lạc tướng bộ lạc Tây Vu đem quân đến tranh ngôi, xảy ra chiến tranh Hùng - Thục. Tản Viên khuyên vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán. Phán cảm kích dựng hai cột đá thề trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thề rằng sẽ kế tục giữ nước và thờ tự các Vua Hùng. Phán sai thợ đẽo đá dựng miếu trên núi và cho mời dòng tộc nhà vua đến ở chân núi lập ra làng Trung Nghĩa giao cho trông nom đền miếu, cấp cho đất ngụ lộc từ Việt Trì trở ngược đến hết địa giới nước nhà. Lại sai dựng miếu ở động Lăng Xương thờ bà mẹ Tản Viên, cấp đất ngụ lộc cho Tản Viên từ cửa sông Đà trở lên phía Tây Bắc. Sau đó Phán xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa đặt tên nước là Âu Lạc.

6. Phả hệ họ Hùng: (1)

TT
Hiệu vua.......................... Húy................... Tuổi thọ.....Số năm làm vua
1 Kinh Dương Vương........ Lộc Tục..................260.............215
2 Lạc Long Quân..............Sùng Lâm...............506..............400
3 Hùng Quốc Vương......... Lân Lang................260..............221
4 Hùng Diệp Vương..........Bảo Lang ...............646..............300
5 Hùng Hy Vương.............Viên Lang...............599..............200
6 Hùng Huy Vương...........Pháp Hải Lang.........500..............87
7 Hùng Chiêu Vương.........Lang Liêu Lang.......692...............200
8 Hùng Vi Vương..............Thừa Vân Lang....... 642.............. 100
9 Hùng Định Vương...........Quân Lang.............602...............80
10 Hùng Uúy Vương..........Hùng Hải Lang........ 512.............. 90
11 Hùng Chinh Vương.......Hưng Đức Lang.......514............... 107
12 Hùng Vũ Vương........... Đức Hiền Lang.......456................ 96
13 Hùng Việt Vương..........Tuấn Lang..............502...............105
14 Hùng Aánh Vương......... Chân Nhân Lang....386................99
15 Hùng Triều Vương.........Cảnh Chiêu Lang....286................94
16 Hùng Tạo Vương.......... Đức Quân Lang......273............... 92
17 Hùng Nghị Vương..........Bảo Quang Lang.....217...............160
18 Hùng Duệ Vương...........Huệ Lang.............. 221...............150
(2) Cộng: 2.796 năm



Đời vua thứ.....Hịêu vua....
Số con trai.....Số con gái... Số chi....Số cháu chắt
1 Kinh Dương vương 24 20 36 596
2 Lạc Long Quân 186 29 141 3599
3 Hùng Quốc Vương 33 10 51 900
4 Hùng Diệp Vương 49 20 59 1591
5 Hùng Hy Vương 52 9 61 1600
6 Hùng Huy Vương 33 19 52 599
7 Hùng Chiêu Vương 23 36 59 750
8 Hùng Vi Vương 31 16 47 579
9 Hùng Định Vương 29 30 50 559
10 Hùng Uúy Vương 29 30 50 434
11 Hùng Chinh Vương 46 18 64 409
12 Vùng Vũ Vương 50 6 56 305
13 Hùng Việt Vương 27 30 541
14 Hùng Aánh Vương 18 22 40 309
15 Hùng Triều Vương 40 16 56 399
16 Hùng Tạo Vương 30 7 37 319
17 Hùng Nghị Vương 22 15 37 291
18 Hùng Duệ Vương 20+ 6+ 26 194

(1) Trong điều kiện hiện nay chúng ta chưa thể hiểu hết được nội dung ban phả hệ. Về thời gian tồn tại nước Văn Lang 2796 năm và tuổi thọ của các vua cùng các chi phái còn là điều bí ẩn. Chúng tôi công bố đúng theo ngọc phả để đồng bào cùng nghiên cứu.

Quan niệm chính thức của chúng tôi: 18 đời Vua Hùng và nước Văn Lang tồn tại khoảng 400 năm ứng với văn hóa khảo cổ Gò Mun - Đông Sơn, còn trước nữa là thời bộ lạc.

(2) Trong ngọc phả còn chép Hùng Kinh Vương là con Hùng Duệ Vương. Ông làm vua được 6 năm thì mất. Có lẽ ngắn ngủi quá nên lịch sử không kể đến.

- Các hoàng tử và công chúa đều mất sớm. Chỉ còn Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử và Ngọc Hoa lấy Tản Viên.

quangtung
18-03-2005, 01:55 PM
VÀI NÉT VỀ LỄ CƯỚI THỜI HÙNG VƯƠNG

Ở vùng Đất Tổ có rất nhiều hội làng được tổ chức vào mùa xuân. Các trò diễn về thần tích và truyền thuyết dân gian trong các hội này hầu hết tập trung vào 2 nhân vật các vua Hùng và Tản Viên Sơn Thánh. Các trò diễn "nổi đình nổi đám" và được diễn với lòng sùng mộ chất phác nhất của người dân Đất Tổ vẫn là trò diễn về Tản Viên, con rể vua Hùng thứ 18. Câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh đã trở nên quen thuộc với rất nhiều nười. Ở đó, ngoài việc phản ánh công việc trị thủy, tình trạng lụt lội của đồng bằng Bắc Bộ, sức mạnh phi th­ờng của nhân dân chống lại thiên tai ta còn biết thêm việc hôn nhân của Sơn Tinh và suy rộng ra là tục lệ cưới xin của thời Hùng Vương. Trải qua bao đời, hình ảnh đám cưới của Sơn Tinh, Ngọc Hoa vẫn còn giữ đậm nét trong ký ức của mỗi người dân vùng đất Tổ mà mỗi một kỳ làng mở hội thì hình ảnh này lại được thể hiện một cách sinh động.

Đám cưới của Sơn Tinh, Ngọc Hoa thường được diễn lại ở khá nhiều xã thuộc huyện Phong Châu như Cao Mại, Sơn Vi, Phù Ninh, Chu Hóa - một thanh niên trong làng được chọn đóng vai Sơn Tinh, những người khác đóng vai tùy tùng, trò vui diễn ra đông như một đám cưới thật. Dân làng ném đất, đá và hao quả vào người Sơn Tinh. Tục này hầu như vẫn giữ được nguyên vẹn ở nhiều địa phương tỉnh Phú Thọ trước cách mạng tháng Tám. Trên đường đi đón dâu, nhà trai còn phải chịu nhiều thử thách : bị ném đất, đá, hoa quả và nhiều khi đoàn đón dâu đến cửa nhà gái còn phải dừng lại đối đáp những câu đối của họ nhà gái để thử tài trí thông minh của chàng rể, sau đó mới được đón dâu.

Lễ cưới được tổ chức chu đáo và có nhiều trò vui nhộn. Nó đúng là ngày vui của hai họ, của cô dâu chú rể, của cả dân làng. Tục lệ này theo những cụ già tuổi từ 80-90 ở các xã vùng ven chân núi Nghĩa Lĩnh nói là có từ xa xưa. Phải chăng nó chính là hình ảnh của tục lệ cưới thờ Hùng Vương? Quanh khu vực đền Hùng còn có nhiều trò diễn dân gian khá sinh động như trò diễn "Bách nghệ khôi hài" và trò "Rước Chúa gái". Tìm hiểu trò diễn "Rước Chúa gái" ở xã Hy Cương. Hàng năm, dân làng tuyển chọn một cô gái đẹp, nết na có đủ tiêu chuẩn như gia đình không có tang, cô gái chưa chồng - làm Chúa gái. Gần đến ngày hội, dân làng đến trang trí phòng ở cho cô gái sau đó để cô ở một mình tách hẳn với gia đình. Mọi việc ăn uống sinh hoạt có các cô gái khác phục vụ. Ngày rước Chúa gái, dân làng tổ chức trò diễn "Bách nghệ khôi hài" để mong cho Chúa gái được vui. Theo các cụ kể lại thì đó là tục của làng diễn lại sự tích công chúa Ngọc Hoa. Sau khi kết hôn với Sơn Tinh nàng lại trở về với bố mẹ đẻ ở vùng này, lâu không trở về với chồng vì thế Tản Viên phải đến đón vợ. Vì thương nhớ cha mẹ, Ngọc Hoa buồn nên nhân dân đã phải làm trò "khôi hài" để nàng vui. Người con gái lấy chồng sau đó lại trở về nhà mình một thời gian đó là phong tục có từ thời Hùng Vương khi xã hội phụ quyền đã hình thành nhưng vẫn còn tàn dư của xã hội mẫu quyền. Điều này không chỉ được thể hiện ở hội làng, ở các trò diễn, mà nó còn là thực tế trong đám cưới ở một địa phương ở Phú Thọ. ở đám cưới của người Mường huyện Thanh Sơn, Yên Lập trong đêm tân hôn, cô dâu ngủ chung với bạn bè tới dự rồi sớm hôm sau trở về nhà mình một thời gian, sau đó mới về nhà chồng. Trong một thời gian ở nhà mình thường khi nhà trai có việc hoặc ngày rằm, ngày tiệc cô dâu mới về nhà chồng, nhưng chỉ về vào buổi tối, sớm hôm sau lại về nhà mình. Từ lễ cưới đến xin về (có nơi gọi là lễ lại mặt) thời gian không quy định, có thể vài ba ngày, có thể một thời gian khá dài khi cô dâu có thai mới làm lễ xin về. Lễ này cũng được tổ chức long trọng vui vẻ, sau đó bà con trong họ, bạn bè của cô dâu giúp cô dâu mang của hồi môn về nhà chồng.

quangtung
18-03-2005, 02:02 PM
http://img.photobucket.com/albums/v712/tquangtung/Hinh%20nguoi/Den%20Hung/vcf_denhung2.gifcổng vào đền


http://img.photobucket.com/albums/v712/tquangtung/Hinh%20nguoi/Den%20Hung/denhung1.gifđền trung

http://img.photobucket.com/albums/v712/tquangtung/Hinh%20nguoi/Den%20Hung/denhung.jpglăng vua hùng

http://img.photobucket.com/albums/v712/tquangtung/Hinh%20nguoi/Den%20Hung/au.jpgđền Âu Cơ

quangtung
18-03-2005, 02:04 PM
http://img.photobucket.com/albums/v712/tquangtung/Hinh%20nguoi/Den%20Hung/leftbar-rotate-006.jpg lễ hội dền Hùng ngày xưa

http://img.photobucket.com/albums/v712/tquangtung/Hinh%20nguoi/Den%20Hung/images452417_Le_hoi_den_hung4.jpglễ hội đền Hùng năm 2003

đất tổ

quangtung
18-03-2005, 02:05 PM
http://img.photobucket.com/albums/v712/tquangtung/Hinh%20nguoi/Den%20Hung/03122003s4n.gif
http://img.photobucket.com/albums/v712/tquangtung/Hinh%20nguoi/Den%20Hung/03122003s5n.gifngọn đuốc Seagames 22 được lấy tại đền Hùng

http://img.photobucket.com/albums/v712/tquangtung/Hinh%20nguoi/Den%20Hung/0522285.jpg
http://img.photobucket.com/albums/v712/tquangtung/Hinh%20nguoi/Den%20Hung/phutho.jpgsơn thủy nơi

Miki
18-03-2005, 04:11 PM
bé Jane đọc xong cái này, chắc phải là đi khám mắt luôn đó, hihiih....bé Jane chờ khi nào về VN kêu anh 2 dẫn bé đi thăm quan vui hơn đó, anh 2 có chịu dẫn em đi không vậy?

quangtung
19-03-2005, 05:48 AM
hì ,A2 đồng ý cả 2 chân 2 tay luôn
dẫn bé Jane lên núi chơi nha

Miki
19-03-2005, 12:30 PM
dẫn đi đâu không dẫn sao anh 2 lại dẫn em lên núi làm gì vậy, lên đó tiger ăn xịt em thì sao, hic..hic..

rocket
21-03-2005, 03:02 AM
dẫn đi đâu không dẫn sao anh 2 lại dẫn em lên núi làm gì vậy, lên đó tiger ăn xịt em thì sao, hic..hic..
Vậy sao!!! Vậy sis có cần em đi theo không??? Em sẽ mang... súng theo :madsung:.Mà anh Tùng có cho em đi theo không vậy???
>>> Còn nhớ em không vậy cà??!! :smioh:

quangtung
21-03-2005, 09:01 AM
hì ,em ở nhà đi .anh dẫn chị Jane đi được rồi ,bữa khác cho em đi nha

mắtto
21-03-2005, 03:48 PM
QT đụng đúng tủ gòi.Chà quê chồng mà em chưa ra mắt đáng tội.

Miki
21-03-2005, 03:53 PM
hiihi...em trai của sis ga lăng quá, thương em trai nhiều !!!!!!!!
anh 2 dẫn em đi, nhỡ tiger nó ăn xịt em thì sao, anh 2 đấu lại với nó không vậy?

rocket
22-03-2005, 04:22 AM
hì ,em ở nhà đi .anh dẫn chị Jane đi được rồi ,bữa khác cho em đi nha
hu...hu... Anh nhớ nghe chưa!!! Anh em gì mà kì thế??!! Ghét anh lắm>>> Giận anh luôn!!!

Kitty
22-03-2005, 06:21 AM
rocket nì ! con trai gì mừ mau nước mắt dzậy.thui để sis dẫn đi coi.vui lên nào........( đánh quả liều sưng sis dóa mà hong bit cóa nhầm nhọt hong )hiiiiiiiiiiii

quangtung
22-03-2005, 12:53 PM
hiihi...em trai của sis ga lăng quá, thương em trai nhiều !!!!!!!!
anh 2 dẫn em đi, nhỡ tiger nó ăn xịt em thì sao, anh 2 đấu lại với nó không vậy?
trùi ,thấy cọp thì A2 dẫn em vào hang chốn ,làm sao cọp nhìn thấy được chớ ? hì


to matto : vậy khi nào matto về vn qua Đền Hùng chơi nha

Miki
22-03-2005, 06:26 PM
trùi ,thấy cọp thì A2 dẫn em vào hang chốn ,làm sao cọp nhìn thấy được chớ ? hì


to matto : vậy khi nào matto về vn qua Đền Hùng chơi nha
hihi...anh 2 thương em quá nhỉ, dẫn em vào hang tối hù à, làm sao mà em thấy đường đây, em sợ tối lắm đó, hic..hic..anh 2 bảo vệ em nhen!!!!!!!

Kitty
22-03-2005, 09:46 PM
janefl du*ng` lo .A2 cua? be' met' seng' le'm ma`.....

quangtung
23-03-2005, 03:26 PM
hihi...anh 2 thương em quá nhỉ, dẫn em vào hang tối hù à, làm sao mà em thấy đường đây, em sợ tối lắm đó, hic..hic..anh 2 bảo vệ em nhen!!!!!!!
thì A2 phải bảo vệ cho em chớ ,ngoan nghen cưng :tim:

to kitty : sao em biết mắt anh sáng hả ?


to ltts : tốt nhất là bạn nên đến đền Hùng vào ngày 9/3 ,đêm hôm đó xem hội pháo hoa và khai hội
vui lắm

Miki
23-03-2005, 07:04 PM
thì A2 phải bảo vệ cho em chớ ,ngoan nghen cưng :tim:


hihi...thương anh 2 quá à :tim: , anh 2 dẫn em lên núi, rồi còn đi đâu nữa vậy anh 2, em thích đi du lịch lắm đó, khi nào về VN được là em sẽ làm 1 tour từ Bắc tới Nam luôn, hihihi....

Kitty
24-03-2005, 03:52 AM
thì A2 phải bảo vệ cho em chớ ,ngoan nghen cưng :tim:

to kitty : sao em biết mắt anh sáng hả ?
anh phân biệt đồ cũ đồ mới giỏi thế còn gì :1_questio ,thấy trong phòng anh toàn đồ xịn chắc phải có con mắt tinh đời lắm đây.Em mắt kém wa' nhiều khi cứ nhầm nhọt lung tung.nen em bao giờ cũng thiệt thòi nhứt nhà...nhưng được cái đỡ tốn kém vì có đồ mới em cũng ko bỏ đồ cũ đi bao giờ.Hợp với gia cảnh nhà nghèo anh ạ ........ :banghead: :mecry:

quangtung
24-03-2005, 02:07 PM
anh xin lỗi kitty nha