PDA

Xem đầy đủ chức năng : Những Câu Chuyện Về : Cha Và Con ...



Akite_for_you
15-06-2006, 08:28 PM
Lời cha dặn


Bùi Nguyễn Trường Kiên

Có ai khen con đẹp. Con hãy cảm ơn và quên đi lời khen ấy.
Có ai bảo con ngoan. Hãy cảm ơn và nhớ ngoan hiền hơn nữa.
Với người òa khóc vì nỗi đau mà họ đang mang. Con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt ấy.
Với người đang oằn lưng vì nỗi khổ. Con hãy đến bên và kề vai gánh giúp.
Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng họ hai đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu. Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.

Con hãy biết khen. Nhưng đừng vung vãi lời khen như những cậu ấm cô chiêu vung tiền qua cửa sổ.
Lời chê bai con hãy giữ riêng mình.
Nụ cười cho người. Con hãy học cách hào phóng của mặt trời khi tỏa nắng ấm,.
Nỗi đau. Con hãy nén vào trong.
Nỗi buồn. Hãy biết chia cho những người đồng cảm.
Đừng khóc than - quỵ lỵ - van nài. Khi con biết ngày mai rồi sẽ đến - có bầu trời, gió lộng thênh thang.

Con hãy đưa tay. Khi thấy người vấp ngã.
Cần lánh xa. Kẻ thích quan quyền.
Bạn. Là người biết đau hơn nỗi đau mà con đang có.
Thù. Là người quặn đau với niềm vui mà con đang có.
Chọn bạn sai. Cả đời trả giá.
Bạn hóa thù. Tai họa một đời.

Con hãy cho. Và quên ngay.
Đừng bao giờ mượn. Dù chỉ một que tăm, sợi chỉ.
Chớ thấy vui khi mình thanh thản trước điều cần nghĩ. Sự thanh thản chỉ có ở người vô tâm.
Đừng sợ bóng đêm. Đêm cũng là ngày của những người thiếu đi đôi mắt.
Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn.
Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui.
Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại.
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa. Chẳng sao.
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp.
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ.
Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay.
May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may.
Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều - những điều có nghĩa của trái tim.
Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.
Những điều cha viết cho con - được lấy từ trái tim chân thật. Từ những tháng năm lao khổ cuộc đời. Từ bao đêm chơi vơi giữa sóng cồn. Từ bao ngày vất vưởng long đong.
Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha. Những bài học một đời cay đắng.
Cha gởi cho con chút nắng. Hãy giữ giữa lòng con. Để khi con cất bước vào cuộc hành trình đầy gai và cạm bẫy. Con sẽ bớt thấy đau và đỡ phải tủi hờn.

Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời, con ạ.
Hãy để chị, để anh giành lấy phần họ muốn.
Con hãy chậm bước dù là người đến muộn.
Dù phần con chẳng ai nhớ để dành !

Hãy vui lên trước điều nhân nghĩa.
Hãy buồn với chuyện bất nhân.
Và hãy tin vào điều có thật :
Con người - sống để yêu thương.

N_27/12
15-06-2006, 10:11 PM
Con đọc rồi cha ạ, con cảm ơn vì đã có cha trên đời để căn dặn con những điều đó, con sẽ luôn ghi sâu nó trong lòng:D

Không trích dẫn lại bài viết của người khác nếu thấy không cần thiết nghen bạn :) Mà akite có cảm giác, đây là hongnhung_hd nhưng lại không phải là bạn :think:

It's Never Too Late
25-06-2006, 08:47 PM
Nhật Ký Của Ba ...

--------------------------------------------------------------------------------

* Khi con chào đời, cha mẹ đã cho con một trái tim, với mong muốn trái tim con sẽ mở rộng lòng nhân ái, chan chứa tình thương yêu. Cha cho con một cái tên với mong muốn con được nhắc đến trong cảm mến của mọi người.:)

* Khi con tập đi những bước đầu tiên, cha cho con những tiếng vỗ tay khen ngợi: “Giỏi lắm con trai... lại đây với cha...”. Cha mong con sau này sẽ vững bước trên đường đời bằng tất cả nghị lực, lòng quyết tâm...

* Khi con vào lớp 1, cha cho con hộp bút chì màu để con vẽ những bức tranh, những ước mơ đầu đời lên trang vở trắng. Cha cho con cây thước, mong rằng con luôn tin vào sự ngay thẳng, trung thực.

* Khi con thi tốt nghiệp phổ thông, cha đứng cả ngày ngoài cổng trường để chia sẻ cùng con những giờ phút căng thẳng trong phòng thi. Cha cho con cái máy tính nhỏ bé, với mong muốn sau này con biết sử dụng phép toán chia để chia sẻ nhiều hoàn cảnh đáng thương đang cần giúp đỡ.

* Khi con tốt nghiệp đại học, cầm tấm bằng chạy về khoe cha. Cha mỉm cười với đôi mắt rạng ngời hạnh phúc, ôm hôn con với vòng tay khẳng khiu: “Hãy sống làm sao cho mỗi câu nói của con, mỗi việc làm của con sẽ nhận được lời cảm ơn thay cho câu chỉ trích”.

* Khi con lập gia đình, cha gầy yếu ngồi trên xe lăn tặng chúng con sợi dây chuyền vàng hình trái tim, kỷ vật thiêng liêng của mẹ, với lời chúc các con sẽ sống bên nhau hạnh phúc suốt đời, như cha mẹ luôn bên cạnh các con trên muôn nẻo đường đời...

Cha ơi, con bật khóc khi nhớ lại những món quà của cha. Lúc ấy thật bình thường nhưng với con bây giờ trở nên vô giá. :huglove:


( st )

Gà xinh
25-06-2006, 09:05 PM
Hay và cảm động lắm !
Đứa con đó thật sự hạnh phúc khi có người cha như vậy
*Khi những bài báo của con được đăng , ba đã khen khéo: " Con của ba giỏi quá!"
Và ba nói ba muốn ăn kem , Ba là người đã dạy con biết cách chia sẻ với mọi người khi hạnh phúc.
*Và cũng chính những lúc như vậy ba là người dạy con biết quý trọng đồng tiền do chính sức mình tạo ra.

mà bao h thì có nhật kí của Con dzậy Niềm TIn

Hàn Cát Nhi
25-06-2006, 09:40 PM
Chuyện ấy đã hơn chục năm rồi, nhưng có lúc dường như mới xảy ra hôm qua; có lúc dường như là cả một quãng đời. Cô con gái bé bỏng của tôi cuối cùng đã có một chiếc xe đạp riêng. Ðó không phải là chiếc xe đạp ba bánh nữa, mà là chiếc xe hai bánh thật sự. Chiếc xe đạp là kết quả sau một lần ghé vào một cửa hiệu, đó là một chiếc xe đạp nữ màu hồng dễ thương dành cho các cô gái nhỏ. Con gái tôi thích nó ngay. Tôi đành mặc cả, đặt cái "tài sản quý báu" ấy vào trong thùng xe rồi chở về nhà. Tôi còn chưa kịp lấy chiếc xe ấy ra là con gái tôi đã muốn cưỡi ngay trên đường. Ðó là một ngày nắng ấm và lý tưởng cho việc tập đi xe đạp.

Quá trình làm cha làm mẹ là một chuỗi dài những sự kiện thường rơi vào hai thái cực của lòng thương yêu, khi thì chúng ta muốn con cái trưởng thành và độc lập, khi thì chúng ta muốn lũ trẻ vẫn mãi lệ thuộc vào chúng ta. Chúng ta dường như không muốn chấp nhận rằng tình thương yêu mà lũ trẻ dành cho chúng ta dựa những cảm nhận của chúng, chứ không phải dựa vào những gì chúng ta đã làm cho chúng.

Tôi có thể nhìn thấy đứa con gái bé nhỏ của mình trên chiếc xe đạp mới. Cô bé thật nhỏ bé nhưng vô cùng hăm hở. Khản cả giọng khi nài xin tôi: "Ðừng buông tay, bố ơi!". Răng cô bé cắn chặt và đôi tay cũng siết chặt. Một tay tôi giữ nơi yên xe và tay kia nơi ghi đông. Tôi chạy bộ dọc theo xe và con gái. Thỉnh thoảng tôi buông một tay ra, nhưng tôi lại nghe: "Ðừng buông ra bố ơi!".

Cho dù hồi ức của tôi không chính xác lắm, cô bé dường như đã nhanh chóng làm chủ được các hoạt động phức tạp và sau đó thành thạo trong các kỹ năng khác sau vài lần thất bại. Cô bé thể hiện cá tính của mình, mạnh mẽ tìm tòi đương đầu với thách thức và gần như thất vọng với sự thất bại rồi lại đầy ước vọng thành công. Tôi buông tay cầm chừng. "Ðừng buông ra, bố ơi!".

Cô bé nôn nóng suốt bữa ăn trưa. Rồi chúng tôi quay lại nơi vỉa hè để tiếp tục tập. Mặc dù lo sợ bị té nhưng dường như bánh xe trước đã bớt lảo đảo hơn, tôi có thể cảm thấy sự tự tin của con mình. Tôi phải chạy nhanh hơn. Gót chân của con tôi ấn vào bàn đạp với một niềm tự tin và sức mạnh mới.

Thời khắc ấy rồi cũng đến. Tôi cũng đã từng biết đến cái cảm giác thần tiên của lần đầu tiên lướt đi trên xe đạp mà giờ đây con tôi đang có. Con gái tôi cuối cùng cũng cảm nhận được điều đó. Giờ đây tôi không còn phải ì ạch gắng sức chạy để giữ thăng bằng cho cô bé nữa. "Buông tay ra, bố ơi!".

Cô bé lao như tên bắn! Cái đuôi sam tung bay trong gió. Cô bé chạy ít nhất là năm trăm mét trước khi nhẹ nhàng dừng lại thảm cỏ bên đường. Mặt cô bé đỏ hồng, sáng rỡ.

Cô bé nở nụ cười mãn nguyện. Tôi cũng cười theo. Không chỉ vì chia sẻ cái cảm giác thành công của con mà còn bởi vì tôi nhận ra rằng con mình đã bắt đầu một cuộc hành trình. Cô bé đang khởi hành, một cách vững vàng.


Lòng cha mẹ là nơi bến cảng của những nỗi buồn và niềm hạnh phúc. Vài sự kiện không thể giải thích được dường như xảy ra cùng một lúc. Khi thì nắm giữ, lúc thì buông ra. Khi thì đẩy con đi trên chiếc xe, lúc thì ghì chặt lại và chúc phúc ở cửa trước khi con đến trường. Phận làm cha làm mẹ, chúng ta buộc lòng phải làm cả hai điều: giữ chặt và buông thả, tùy từng lúc. Tôi sẵn lòng cho con chắp cánh bay vì tương lai của chúng. Ðộng viên tính độc lập để khám phá sức mạnh và tài năng của chúng. Nhưng buông tay ư? Không bao giờ.

It's Never Too Late
25-06-2006, 10:42 PM
Ba Và Cánh Diều Tuổi Thơ Con...

------------------------------------------------------------------------------------


Chiều nay qua phố, con bắt gặp một bầu trời tuổi thơ tràn ngập những cánh diều.

Hồi con 5 tuổi, cánh diều đầu tiên của con là cả buổi chiều hai cha con mình đi kiếm mấy thanh tre. Ba ngồi hì hụi vót, con loay hoay với một mớ giấy báo. Con diều giấy ngày đó có cái đuôi thật dài, chấp chới theo nhịp chạy của con và cuộn chỉ thật dài của mẹ.

Rồi con lớn hơn một chút, chả biết ba học ở đâu cách làm diều bọc. Vậy là cha con mình lại có dịp bày biện! Dẫu biết tí nữa thế nào cũng bị mẹ mắng, nhưng hai cha con vẫn say mê uốn nan tre, châm nhang dán bọc, căng dây lèo... Hì hụi, hì hụi, ba tỉ mỉ cho con một cánh diều thật đẹp. Rồi những cuối tuần, ba chở con đi mười mấy cây số ra ngoại ô. Con cầm diều, ba giật dây... Diều lên, hai cha con vỗ tay, hò hét inh ỏi.

Trong ánh mắt ướt mồ hôi của ba, thấy lấp lánh một niềm vui. Nhớ nhất những lúc diều “băng”, ba chạy đuổi theo, hi vọng “túm” nó lại... Nhưng “đồng chiều cuống rạ”, hai cha con tiếc hùi hụi ra về. Và ba lại tiếp tục nan tre, bọc, dây lèo... chắp cánh những cánh diều của con thử sức bay lượn một trời thơ ấu...

Và đến một ngày diều cá mập, diều phượng... sản xuất hàng loạt tràn về phố. Diều bọc của cha con mình trở thành lỗi thời, lạc lõng. Và con thì cũng chẳng còn theo ba ra những đồng diều lộng gió dù trong mơ hồ con cảm thấy mình đang như cánh diều, đang ngày một xa ba, xa dần… Ba vẫn lặng lẽ thả thêm dây...

Chiều nay qua phố, bất chợt gặp những cánh diều vươn mình trên nền những tòa nhà cao ngất, con chợt nhớ đến “người bạn” lớn và cánh diều tuổi thơ con ngày nào… :)


Theo : Trần Phạm Lê Phan

It's Never Too Late
26-06-2006, 02:43 AM
Lời Cha Khuyên

--------------------------------------------------------------------------------

Mỗi ngày một lần con hãy dành lời khen tặng vài người. Mỗi năm một lần con hãy xem mặt trời mọc. Nhìn thẳng vào mắt mọi người và nói "cảm ơn" càng nhiều càng tốt, càng nhiều càng hay.

Đối xử với mọi người như con muốn được họ đối xử như vậy. Kết thân với những người bạn mới nhưng trân trọng những người bạn cũ. Hay giữ những bí mật .

Phải biết can đảm đừng bao giờ lừa gạt, dừng tự lừa dối mình. Học cách lắng nghe, đừng làm ai mất hy vọng, vì có nhiều người chỉ sống được nhờ vào hy vọng, con ạ.

Ðừng hành động khi con đang giận dữ, phải giữ tư thế đàng hoàng. Muốn đến một nơi nào đó thì phải có mục đích và tự tin rồi hãy đi. Hãy sẵn sàng thua một trận đánh nhỏ để thắng một trận chiến. Đừng bao giờ ngồi lê đôi mách. Cẩn thận với những người không còn gì để mất.

Khi gặp một việc khó khăn, con hãy làm như không thể thất bại. Hãy học cách trả lời "không" một cách dứt khoát. Ðừng mong cuộc đời đối xử sòng phẳng với con. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự tha thứ. Hãy mạnh dạn trong cuộc sống. Hãy tiếc những điều mình chưa làm được chứ đừng tiếc những điều đã làm xong. Đừng tập thói trì hoãn công việc, hãy làm ngay những việc phải làm. Đừng sợ phải nói "Tôi không biết", "Xin lỗi" và "Rất tiếc".

Hãy yêu thương tất cả mọi người, dù đó là kẻ thù của con. Phải biết im lặng đúng lúc, đúng chỗ và phải biết tha thứ, con của ta ạ..." :)


( st )

hướngdương90
26-06-2006, 04:49 AM
Hãy yêu thương tất cả mọi người, dù đó là kẻ thù của con. Phải biết im lặng đúng lúc, đúng chỗ và phải biết tha thứ, con của ta ạ..." :)
câu này nói thì dễ , làm thì khó

It's Never Too Late
27-06-2006, 03:58 AM
Thư gởi con trai

----------------------------------------------------------------------------

Gởi con của bố,

Hai bố con đã cãi vã với nhau. Con đã rất bực tức và bố cũng thế. Bố đã mất bình tĩnh, thế là hai bố con ta to tiếng với nhau. Con biết đấy, rốt cuộc là la hét chẳng giúp ích được gì ngoại trừ làm cho mọi thứ đều trở nên tồi tệ hơn.

Bố rất vui khi tối qua con đã đến và xin lỗi bố. Điều đó bố biết không dễ dàng chút nào, đặc biệt là khi ai cũng nghĩ rằng mình đúng.

Bố cũng xin lỗi con. Bố đã sai khi mất bình tĩnh như thế. Con biết đó, làm một điều sai thì rất dễ dàng, nhưng lấy lại điều sai đó thì vô cùng khó. Bố cũng cảm thấy rất khó khăn khi nói xin lỗi con, con trai. Nhưng bố thật mừng vì cuối cùng bố cũng đã xin lỗi.

Có lẽ con không biết đâu, khi con nổi nóng bố cảm thấy như mình mất hết quyền lực. Bố sợ hãi! Bố không còn điều khiển được cảm xúc nữa. Hoặc là bố phải đấu tranh, hoặc là bố phải trốn chạy. Bố đã chọn cách thứ nhất.

Nói lời xin lỗi quả khó thật, nó cưỡng lại quy luật tự nhiên về lòng tự ái của con người. Ai cũng luôn nghĩ là mình đúng, trong khi xin lỗi nghĩa là công nhận mình sai. "Xin lỗi", nó cần một sự thay đổi trong tư tưởng, cần phải chấp nhận rằng mình đã sai, cần sự nhún nhường, nghĩa là khước từ những gì mình đã nghĩ trong đầu trước đó.

Nhưng xin lỗi cũng có cái hại của nó, vì đã xin lỗi rồi thì khi khác, nếu trường hợp y như thế này lại tái diễn thì lời xin lỗi không còn chút giá trị gì hết. Nhưng bố biết rằng xin lỗi là đúng đắn. Bố và con phải rút kinh nghiệm, phải làm thế nào, cư xử thế nào trong tương lai. Và vì vậy hai bố con phải quên đi những lỗi lầm của nhau. Hai bố con không thể mang cái sai trong suốt hành trình còn lại của đời mình.

Bố rất vui, con trai, con đã đến xin lỗi bố và cho bố cơ hội để xin lỗi con. Hai bố con đã cho nhau cơ hội để tha thứ lẫn nhau, để cả hai bố con mình biết: Bố yêu con như thế nào và con cũng yêu bố đến mức nào.

Bố của con.

> Đây là bức thư của một người bố gửi một người con sau cuộc cãi vã. Có thể bố mẹ không nói lên thành lời như thế này, nhưng hãy tin rằng trong đầu bố mẹ luôn có một bức thư tương tự như thế. Mỗi khi bạn quá buồn bã và bị tổn thương vì những lời nói của bố mẹ trong lúc giận dữ, hãy đọc bức thư này để xoa dịu lòng mình... Để biết rằng cha mẹ thương yêu chúng ta biết bao nhiêu ! :)

It's Never Too Late
28-06-2006, 08:54 PM
Đĩa Súp Nóng

--------------------------------------------------------------------------------

Khi đã hơn 2 tuổi, tôi mới nhớ mặt cha. Những chuyến công tác dài ngày đưa ông đi biền biệt. Thỉnh thoảng ông ghé về vài ngày, tôi chưa kịp làm quen thì ông lại ta đi . Cảnh tượng đầu tiên được lưu lại trong tâm trí non nớt cửa tôi là khi người đàn ông khoác ba lô bước ra cửa, mẹ tôi ôm lấy ông sụt sịt, tôi cũng ề à khóc theo. Lần nào ông cũng ngồi xuống nhìn vào mắt tôi một lúc. Rồi ông đứng dậy, vỗ mạnh bàn tay to tướng và nặng trĩu lên vai tôi khiến tôi lảo đảo. Ông cười và nói một câu mà lúc đó tôi không hiểu:

"Bill, hãy tỏ ra đàn ông đi nào"
và đến khi hiểu được tôi đâm ta tự ái. Mỗi khi chia tay với ông, tôi đứng dạng hai chân chờ đợi, mắt nhìn lom khom xuống đất để khỏi nhìn thấy những giọt nước mắt của mẹ.

Cuộc sống trong sự âu yếm của mẹ bất ngờ chấm dứt khi mẹ tôi đột ngột qua đời vì bệnh. Cha tôi trở về và một cuộc sống hoàn toàn khác khiến tôi nhìn ông bằng con mắt nghi ngại. Mỗi sáng sớm, tôi không còn được cái thú nghe những lời năn nỉ của mẹ: "Dậy đi nào, con yêu của mẹ". Thay vì được nằm ườn ra và lăn qua lăn lại trên đống chăn gối, giờ tôi phải nhanh chóng bật dậy chạy vài vòng cùng cha tôi quanh phòng, trước khi chúng tôi tập thể dục theo chương trình phát trên truyền hình. Bữa ăn sáng cha tôi chúi đầu vào tờ báo, chẳng vội giục giã mời chào như mẹ khiến không ít ngày tôi phải vác cặp đến trường với cái bụng đó meo.Tôi phải tự mặc quần áo, đi giầy, tự rửa mặt đánh răng , xếp cặp xách đi học... Đó là những việc mẹ tôi đã dạy tôi làm, nhung tôi cứ quên hoặc vì muốn làm nũng nên bó ì ra đó cho mẹ tôi làm hộ.

Một lần tôi khóc tức tưởi và bỏ về nhà bà ngoại . Chẳng là gặp địa súp hay đĩa cháo nóng mẹ tôi thường thổi cho nguội rồi mới đưa cho tôi. Vì cha tôi nấu ăn không được như mẹ, nên bữa ăn của chúng tôi thường rất muộn. Súp đổ ra đĩa còn bốc khói nghi ngút, cha tôi hối hả thọc muỗng vào đĩa. thấy tôi ngồi nguyên cha tôi giục: "Ăn nhanh đi con. Rồi cha con mình còn phải rửa bát đĩa nữa." " Tại sao cha không làm nguội súp cho con?" " Con là đàn ông, con tự làm đi. Con vừa thổi vừa múc súp ở rìa đĩa mà ăn. Súp ở chỗ đó nguội hơn."

Một bữa tôi nghe tiếng cha tôi nói với bà tôi: "Làm mẹ, thương con thổi cháo cho nguội cho con ăn. Làm cha , thương con phải dạy con biết cách húp đĩa súp nóng. Lớn lên cháu nó sẽ hiểu, mẹ ạ." Đĩa súp nóng của cha tôi là bài học đầu tiên mà tôi không bao giờ quên được ...khi tôi, đến lượt mình, trở thành người cha... :)

It's Never Too Late
03-07-2006, 08:32 PM
Viết cho tình yêu của ba

--------------------------------------------------------------------------------

Cảm ơn ba đã hỏi con câu hỏi đó, từ thuở con còn học lớp chồi lớp lá.Ba đón con về cuối mỗi ngày với chỉ một câu hỏi đó.Và ân cần, và chăm chú đợi câu trả lời . Mười hai năm con cắp sách đến trường với cũng chỉ một câu hỏi đó mỗi ngày "Hôm nay con đến trường có vui không?"

Cảm ơn ba đã không hỏi con hôm nay con được mấy điểm, con đạt được danh hiệu gì? cảm ơn ba đã không đặt nặng sức ép bài vở học hành lên đôi vai con vốn đã quá nặng về chiếc cặp sách. Cảm ơn ba đã lòng thành mong mỏi cho con mỗi ngày đến lớp thực sự là một ngày vui.

Cảm ơn ba đã nuôi dưỡng trong con những cảm xúc vui, buồn biết quan tâm trắc ẩn trước những cảnh đời. Cao - thấp, giàu - nghèo, da trắng - da màu. Biết se thắt nỗi buồn và nhen nhóm niềm vui.Biết mái trường là nơi cho chúng con cơ hội: Cơ hội của sự bình đẳng tri thức nơi học đường, chắp đôi cánh cho mỗi số phận trẻ thơ, không phân biệt sang hèn
Con cảm ơn ba đã tôn trọng niềm vui thơ trẻ, không ép điểm cao không chạy điểm thấp . Không bắt con phải trở thành người này người nọ . Không để "giấc mơ cha đè nát cuộc đời con" Không như những đứa bạn con mỗi ngày đi học là một ngày "thùng thùng trống đánh ngũ liên, bước chân xuống trường nước mắt như mưa..."

Và cho đến bây giờ khi đã bước vào năm thứ 2 của đại học con vẫn luôn luôn thầm cảm ơn ba vì tất cả mọi điều ba đã làm để con đủ tự tin nuôi nấng giấc mơ của mình...

..............

hà_linh_4ever
03-07-2006, 09:55 PM
Con biết papa yêu còn nhiều lắm, mặc dù ở nhà con là đứa con bướng bỉnh luôn làm trái ý cha, luôn cãi bằng được để đòi được mình là người nói đúng. Và, cha con đã ko hợp nhau !
Nhưng con hiểu rằng, trong thâm tâm, cha yêu con nhiều lắm, trước mặt bạn bè của cha luôn tự hào về con, khi con ốm, con biết rằng papa lo cho con nhiều lắm .Mẹ nói ,cha thức đêm vì lo ngày mai đi khám bệnh bác sĩ sẽ nói con mắc bệnh .... Papa lo cho con lắm! Những lúc ốm thế này con mới hiểu ..........cha rất yêu con !

forever love
04-07-2006, 01:21 AM
Dadly của tôi ông là người rất nghiêm khắc với tôi bởi vì tôi là con gái , mặc dù thế tôi vẫn cảm nhận đc một điều đó là ông rất thương tôi .khi tôi ra đi bước trên con đường mình đã chọn ông đã khóc và dặn dò tôi rất nhiều điều . lần đầu tiên tôi nhìn thấy dadly khóc .có lẽ bởi vì quá lo lắng cho tôi vì lẽ từ nhỏ đến lớn tôil uôn đc sự bao bọc của gia đình nhưng giờ thì phải tự mình lo cho mình . Tôi cảm thấy đôi khi mình là bất hiếu bởi vì lẽ k lo đc cho mydadly and mom .nhưng tôi hi vọng một ngày nào đó mình sẽ làm đc điều đó và sẽ k để họ lo lắng cho tôi nhiều . tôi nhất định phải cố gắng cho bản thân và cho gia đình và cho một ai đó luôn ở bên tôi động viên tôi nhưng tôi k biết là ai

It's Never Too Late
04-07-2006, 07:47 PM
Con tự hào là con của bố

--------------------------------------------------------------------------------

Tôi chưa bao giờ nghe trộm người khác nói chuyện. Nhưng có một lần tôi đã làm điều đó khi đi ngang phòng con trai tôi. Khi ấy vợ tôi đang trò chuyện cùng Bobby – đứa con trai nhỏ của chúng tôi – về những chuyện của con với bạn.

Dường như vợ tôi đã nghe vài đứa bạn của Bobby khoác lác về công việc của bố chúng – những vị giám đốc và những ông chủ lớn. Sau đó chúng hỏi Bobby: “Bố cậu làm nghề gì, Bobby?”. Bobby lúng túng, e ngại và ngoảnh mặt nói nhỏ: “Bố tớ là công nhân!”.

Đợi cho bọn trẻ ra về, vợ tôi gọi Bobby đến, hôn lên đôi má bầu bĩnh của con rồi bảo: “Bobby, con đã nói rằng bố là một người công nhân, điều đó không sai! Nhưng mẹ nghĩ là con chưa thật sự hiểu được công việc ấy có ý nghĩa như thế nào. Vậy mẹ nói cho con nghe điều này!”.

Rồi vợ tôi bắt đầu kể: Trong tất cả những ngành công nghiệp làm giàu đất nước, trong những cửa hiệu buôn bán hay bất cứ khi nào con trông thấy một tòa nhà mới xây, hãy nhớ điều này con trai, chính những người công nhân bình thường như bố con đã làm những công việc đồ sộ đó!

Đúng là người giám đốc có được những chiếc bàn làm việc sang trọng và quần áo sạch sẽ cả ngày; đúng là họ phác thảo ra những công trình và điều hành công việc. Nhưng để biến tất cả thành hiện thực chính là nhờ vào những người công nhân như bố con. Nếu những ông chủ ngưng làm việc trong một năm, bánh xe công nghiệp vẫn chuyển động dù có chậm lại, nhưng nếu thiếu những người như bố con, thì bánh xe ấy không chuyển động được nữa.

Tôi đã cố ngăn dòng nước mắt chực trào ra vì xúc động khi bước vào phòng. Ánh mắt Bobby sáng lên, rồi đứa con trai bé bỏng bật dậy chạy đến ôm lấy tôi: “Con rất tự hào khi được làm con trai của bố vì bố là một trong những công nhân bình thường ấy, những người đã làm nên những công việc thật vĩ đại mà không ai biết được”.

Jiru-Whisky
05-07-2006, 07:07 PM
chả bao giờ có cảm giác cha con đó

ShadowSunset
06-07-2006, 06:35 AM
Nhớ Về Ba !



Những ngày tháng ấy, con còn rất nhỏ; hoàn toàn không hiểu những gì đang diển ra xung quanh mình. Con chỉ nghe loáng thoáng khi người lớn nói chuyện và biết rằng: có những gia đình bàn chuyện vượt biên; có gia đình thì mất hết tài sản; chợ trời thì cứ ngày một đông nhưng người bán thì nhiều, kẻ mua thì ít; đời sống rất khó khăn, vất vả; cơm không đủ ăn; áo không đủ mặc,… mọi thứ nói chung đều phải tiện tặn, dành dụm, chắt chiu, không dám hoang phí.


Một hôm, khi tan học về nhà, con đã kể chuyện với ba rằng:





- Ba ơi, ba biết không, mỗi lần con đến nhà bạn Ái chơi, con chẳng bao giờ gặp ba của bạn Ái cả mà chỉ thấy mỗi bạn Ái và mẹ thôi. Hôm nay con hỏi hoài thì bạn Ái mới kể cho con nghe rằng ba bạn Ái đang ở Mỹ và lâu lâu ba bạn ấy gởi quà về cho bạn Ái nữa. Hồi xưa ba cũng đã làm việc cho Mỹ phải không ba, vậy tại sao ba không đi Mỹ như ba bạn Ái và lâu lâu cũng gởi quà về cho con?




Mẹ đã nhìn ba thật âu yếm rồi nhìn con trả lời:




- Vì ba thương con đó!




Mẹ chỉ nói vỏn vẹn vài chữ như thế rồi quay trở lại làm việc. Con hoàn toàn chẳng hiểu gì cả, vì có lẽ con chưa tròn mười tuổi đời và cũng chưa bao giờ được nghe ai kể lại những gì đã xảy ra, nên chỉ mỗi câu nói đó của mẹ thôi không đủ thỏa mãn những thắc mắc của con. Con đã đến bên ba, nhìn ba và nũng niệu hỏi tiếp: "Tại sao lại là vì thương con hở ba?". Ba ôm con vào lòng và bắt đầu kể:




- Ngày đó, ba và các bác cùng làm việc với ba là những người có chỗ trên máy bay đầu tiên, vì thời gian ấy ba làm việc ngay trong phi trường. Ba đã nhắn với dì Đài hãy nói mẹ ẵm con ra sân bay gặp ba ngay, nhưng càng chờ thì ba càng sốt ruột. Người ta cứ càng ngày càng đông nhưng mẹ con thì vẫn không thấy mặt mũi đâu. Ba cứ đi tới đi lui, leo lên rồi lại leo xuống, không sao ngồi yên chờ hai mẹ con được. Thế là cuối cùng ba đã nhờ bác Nam giữ dùm chỗ để ba chạy về đưa mẹ và con ra sân bay. Bác Nam đã cản và nói với ba rằng: "Ông mà về thì sẽ không ra kịp đâu, khi đó sẽ không chỉ hai mẹ con họ bị ở lại mà cả ông cũng sẽ bị kẹt lại luôn!" – "Nhưng lúc đó con bé còn nhỏ xíu, chỉ đang chập chững tập đi, thương hai mẹ con quá không thể bỏ lại được…". Ba đã nói với bác Nam như thế và chạy về nhà. Khi ba về đến nhà thì vì mẹ con không nhận được tin tức gì từ dì Đài, chẳng biết dì Đài đang lạc ở đâu, nên mẹ con nào hay biết gì để mà chuẩn bị. Mẹ con chỉ kịp mang vội đôi guốc, ẵm lấy con và leo lên xe ba chở đi… Nhưng khi ra đến nơi thì người ta đã đông như kiến, lối ra vào nào cũng đã bị chận; dù ba có giấy tờ cũng không được cho vô… Nhìn máy bay cất cánh mà trong ba mọi thứ như dần sụp đổ. Ba chỉ biết ôm con vào lòng và trở về nhà.




Kể đến đây, ba đã nhìn con mỉm cười và nói: "Con đã là sức mạnh duy nhất của ba lúc bấy giờ!".





Từ sau hôm ấy, con tung tăng cắp sách đến trường mà trong lòng thật vui sướng, hạnh phúc. Tuy chưa thật sự hiểu hết mọi chuyện nhưng con cũng đã đại khái biết rằng, "Ba đã quyết định về nhà là vì ba thương con, nếu không thì ba cũng đã đi Mỹ như người ta từ đời nào rồi!".



Vào lớp, không đứa bạn nào còn "làm tàng" với con được nữa dù ba chúng có đang "làm to" bao nhiêu. Con sẽ nói thầm với mình: "Nếu không có cái ngày ấy thì ba tôi sẽ đang lái máy bay chở tôi bay vòng vòng trên trời…".


Con còn nhớ sau khi kể xong chuyện, ba đã hỏi con rằng: "Con thích ba ở xa và gởi thật nhiều quà về cho con hay là con thích được ở gần bên ba nhưng sẽ không thường xuyên có quà?".


Con không nhớ rõ chi tiết mình đã trả lời ra sao nhưng chắc chắn con đã nói: "Con thích được ở gần bên ba hơn!". Nhưng dù có đã trả lời như vậy, trong thâm tâm con lúc bấy giờ, có lẽ con vẫn chưa thật sự nhận thức được tình thương sẽ quan trọng và cần thiết hơn là bạc tiền hay quà bánh nhường nào.


Thật vậy, tuổi thơ được ở bên ba, con đã rất vui sướng. Đồ chơi của con là những thứ tự chế từ óc tưởng tượng của ba. Con nhớ hoài chiếc xe hơi "Ca-đi-lắc" bằng gỗ của con. Phía dưới của một miếng ván hình chữ nhật nhỏ vừa phải, ba đã ráp 4 bánh xe tròn khoảng 1 tấc; phía trên ba đã đóng một cái hộc cao lên khoảng 20 phân để làm chỗ cho con ngồi và để chân; ở chính giữa của mép gỗ phía trước, ba đã gắn vào một tay lái xe đạp. Thế là - đối với con - "chiếc xe hơi" coi như đã hoàn tất vì khi nhìn vào thì thấy nó cũng tạm có đủ các "bộ phận" để có thể "chạy" được. Nhưng khi ngồi lên thì con cứ lay hoay mãi vì chẳng biết phải làm thế nào để xe có thể chạy lên phía trước. Cuối cùng con đã khám phá ra cách "lái" xe hơi ba chế cho con. Hai tay cầm hai tay lái nhưng một chân để trên sàn xe, còn chân kia thì phải thò xuống đất để đẩy chiếc xe hơi đi. "Xe hơi vừa đi phải vừa lắc" và có khi lắc quá đến cả mất thăng bằng, 2 chân 4 bánh chỏng gọng lên trời vậy mà con, các em con và bọn trẻ con trong xóm cũng đã chơi đến mòn cả 4 cái bánh gỗ.




Một thời gian sau, mỗi ngày đi làm về ba đã mang theo một bộ phận và đã dần ráp lên được cho con chiếc xe đạp mini và mỗi chiều ba đã tập cho con chạy. Một bữa khác ba lại mang về cho con một lon sữa bò mà trong đó là kẹo mạch nha: "Bác Út Mác ở Hốc Môn hôm qua nấu kẹo mạch nha, bác gởi cho con một lon nè!". Ba lấy một chiếc đũa tre và quấn cho con một đầu đũa đầy kẹo. Lần đầu tiên trong đời con được ăn một loại kẹo được nấu từ mộng lúa nếp. Con không sao quên hương vị thật đặc biệt của nó. Vừa dẽo, vừa thơm, nhưng ngọt lịm mà thanh, chứ không ngọt gắt.




Cái hôm ba đóng cho con chiếc kệ sách con cũng không bao giờ quên bởi đó cũng là lần đầu tiên trong đời con đã được ngồi ở một vị trí thật cao: gần sát nóc nhà. Nói là "chiếc kệ sách" để nghe cho "oai" chứ thật ra nó chỉ là một miếng ván lớn đã được ba bào dũa trơn tru và treo nó lên bằng những sợi dây dù bản to. Sau khi đã cột và đóng thật chặt những sợi dây dù ấy vào những thanh gỗ của nóc nhà, ba đã cười và kêu con:




- Mi đến để ba thử xem kệ sách có chắc không nào!




Thế là mẹ đã ẵm con lên đưa cho ba đang đứng trên một chiếc ghế cao hơn cả con. Ba cho con ngồi lên cái kệ treo đó rồi cười nói: "Mi của ba ngồi lên mà không đứt thì sách của con sẽ không làm nó đứt đâu!". Thật vậy, cái kệ sách đã thật chắc. Con đã chất biết bao nhiêu là tập sách cũ của mình lên đấy mà mãi về sau này nó vẫn cứ nằm y nguyên không động đậy.




Khi càng lớn lên, mỗi lần được ba chở đi học trong chiếc áo dài trắng, đón ở cổng trường với chiếc áo mưa đã mở sẵn những hôm trời mưa, bọn bạn con cứ to nhỏ: "Mày sướng nhất trên đời rồi còn gì, ba mày cưng mày lắm khỏi cần khoe…". Mỗi một ngày trôi qua, niềm vui sướng và hạnh phúc có được ba bên mình như càng thấm sâu vào trong tim con.


Trong năm có khá nhiều ngày lễ để con nhớ đến ba, nào là sinh nhật của ba nè, nào là ngày lễ Father's Day, hay là ngày Giáng sinh, ngày Tết… Đó là những ngày mà đứa con nào cũng đều nghĩ đến cha mẹ, nhất là cha của mình. Nhưng riêng đối với con, ngày 30.4 hàng năm mới là một ngày thật quan trọng và con luôn nhớ đến ba thật nhiều, bởi nó là một dịp để con càng thêm quý yêu ba hơn vì ba đã cho con một món quà quý giá, một tình yêu thương đặc biệt, một niềm hạnh phúc vô biên. Nếu ba đã quyết định ngồi lại trên máy bay chứ không về nhà tìm mẹ và con thì có lẽ con sẽ sướng hơn về vật chất và gia đình ta đã được đi Mỹ sớm hơn… Nhưng cả một thời thơ ấu và đến khi khôn lớn, con sẽ không có được sự hiện diện của ba bên cạnh mình mỗi ngày; con sẽ thiếu đi hẳn tình yêu thương của một người cha, thiếu đi sự hướng dẫn dạy bảo của ba và thiếu cả cái cứng rắn và nghị lực phi thường mà chỉ có người cha mới có thể trao tặng cho con. Và biết đâu, trong thời gian ba sống xa gia đình, xa mẹ và con, cô đơn và buồn bã nơi đất khách quê người, ba sẽ có vợ khác, có con khác và ba sẽ không còn là ba của chỉ riêng con nữa. Nhưng ba đã ở lại… để rồi chúng ta đã cùng nhau sống trong thiếu thốn, khổ cực, cùng chia nhau miếng cơm, manh áo và cùng nhau đương đầu với khó khăn, nghịch cảnh…




Ba ơi, ngày trước, con đã là sức mạnh giúp ba đứng dậy… Giờ đây, ba là sức mạnh của đời con. Mỗi khi gặp phải điều chi bất hạnh và mọi thứ trong con như cũng sụp đổ, con đã luôn nói với mình rằng: Con không thể sụp đổ vì con là sức mạnh của ba! Ba đã không có được một tương lai và một cuộc đời như ba hằng mong muốn, thì con phải là tương lai và là cuộc đời của ba, có phải không ba quý yêu của con?

boyhateLOVE
06-07-2006, 01:38 PM
chả bao giờ có cảm giác cha con đó
Ô :yike2: :yike2: hóa ra cũng có người đồng cảnh ngộ ,từ lúc biết cảm nhận cuộc sống,tui cũng chưa tùng có cảm giác như vậy.........hở tí là cãi nhau,tình nết bố con không hợp nhau,tuổi tác không hợp nhau.........thật là chán

bebadboy87
07-07-2006, 12:21 AM
Cha của chúng ta tuyệt vời đến thế nào

--------------------------------------------------
Một buổi trưa hè tại một thành phố náo nhiệt sao lại yên lặng quá.dưới những bòng râm hiếm hoi trên con hẻm ,tôi bắt gặp hình ảnh của hai cha con nào đó.

Thằng bé trai mủm mỉm rất dễ thương đang tập chạy xe đạp bên cạnh cha nó.Đôi chân ngắn cố mãi mới vương đến cáibàn đạp của chiếc xe cũ.Luôn ở bên cạnh là cha nó,một người đàng ông cha ngâm đen,gầy guộc,đôi mắt hoắc sâu đến mức đứng ở xa nhìn thì chỉ thấy hai khoảng đen.

_"Ba nhớ đỡ con nha ba"-thằng bé luôn miệng nhắc nhở,còn người đàn ông thì cứ động viên thằng bé,đôi lúc ông lại giục nó về nhà vì sợ trời nắng gắt:

_"về đi con nắng gắt lắm...".Thằng bé cứ nài mãi"ư...ư...con không về đâu,con muốn biết chạy xe nhanh thiệt nhanh để phụ ba chở hàng hà.."

Người cha vẫn tiếp tục tập cho con dưới ánh nắng nóng nhưng có lẽ trong lòng ông lại đang suy nghĩ Phải làm sao để cho con mình một ngảy mai tươi đẹp.

Hình ảnh này sao làm cho tôi có ấn tượng sâu sắc.không biết sao này khôn lớn thằng bé đó có nhớ khoảnh khắc ,hình ảnh này hay không...?

Nhớ đã có một ngườicha đã tập cho nó từng bước đi đầu đời,từng lời nói,biết cách giữ thăng bằng,cố gắng trong cuộc sống?

Nhưng có một người cha vẫn âm thầm dõi theo từng đi của nó... vui buồn khi nó thành công hay thất bại cho dù nó có đi đến bất cứ nơi nào...

It's Never Too Late
07-07-2006, 05:30 PM
6 Hình Ảnh Người Cha

--------------------------------------------------------------------------------


1. Có một người cha giữ 2 cuốn nhật kí viết về con gái. Trong đó có một cuốn anh viết khi con đang còn trong bụng mẹ. 9 tháng 10 ngày trải dài trong 100 trang viết khắc khoải mong chờ đứa con đầu lòng.

2. Có một người cha giữ 1 kỉ vật trong hộp đồ nữ trang gia bảo. Đó là một miếng kẽm hình tròn có đục lỗ đeo dây. Trên cả 2 mặt đầu ghi chữ số 34. Ít ai biết vật này có giá trị gì và vì thế anh sợ mất nó hơn bất cứ món nữ trang quý giá nào. Những ngày đầu con gái chào đời là những ngày anh phấp phỏng "lẻn" vào phòng sơ sinh mỗi ngày chục bận, để âu lo dòm vào đứa bé mỏng mảnh nằm trong lồng kính và chưa chịu mở mắt. Đứa bé mang số 34. Và mỗi lần cô hộ lí đưa con anh đi tắm là một lần anh mong ngóng hồi hộp nhìn con số 34 để biết chắc rằng con anh không bị "lạc". Ngày đón con từ bệnh viện về, lúc thay áo cho con gái, anh mừng rú lên khi thấy người ta bỏ quên "vật báu" 34 vẫn còn đeo ở cánh tay con. Anh biết đó sẽ là vật quý còn theo anh mãi mãi.

3. Có một người cha khắc những vết khắc lên cột, vạch những vạch vôi lên tường để đo con gái lớn dần trong niềm vui và nỗi lo. Những vết khắc, vạch vôi là những bức tranh giàu nhân bản và đẹp tuyệt vời trong bất cứ ngôi nhà nào.

4. Có một người cha cứ trồng thêm một cây khi con thêm 1 tuổi. Và vườn cây cho con gái cứ nhiều lên trong hạnh phúc – đớn đau của người cha khi nghĩ về cái ngày con lên xe hoa về nhà người khác.

5. Tất cả những việc tưởng chừng như "ngớ ngẩn" của người cha dành cho con, để làm gì?

Để một ngày kia con về cùng hạnh phúc
Ba đôi lúc nhìn quanh cho đỡ nhớ nhà mình.
Đó là câu thơ của một nhà thơ, anh đã giải thích hộ cho mọi người cha yêu con gái. Rằng đối với cha, con gái có ý nghĩa thân thiết ngự trị vào tất cả, là gia đình, là ngôi nhà. Đến mức nếu không còn có con trong ngôi nhà này thì có nghĩa là ngôi nhà cũng không còn, đã xa lạ như nhà của người khác mất rồi. May mắn sao những kỉ vật kia, những vạch vôi, vết khắc kia, "vườn cây – con gái" kia là hiện thân của con qua năm tháng, vẫn còn ở lại. Và thế là cha nhìn quanh, nhìn lên những "hiện thân" ấy để gặp lại một chút nhà mình, cho đỡ nhớ nhà mình.

6. Một ngày nọ vào bệnh viện, thấy một cô bạn gái đang đút cháo cho bố ăn, tôi chợt thấy thảng thốt với câu nói của nhà thơ Thanh Tịnh: "Bố cho con ăn, con cười, bố cười. Con cho bố ăn, bố khóc, con khóc". Mới thấy vòng đời ngắn ngủi làm sao!

7. Mỗi người đều lưu giữ trong tim hình ảnh một người cha. Hình ảnh thứ 7, thứ 8 , thứ 7 tỉ xin dành cho bạn, cho những ai được may mắn sinh ra trên Trái Đất này.

Chiều nay đưa tiễn thân phụ một người bạn về bên kia dương gian, chợt thấy mọi thứ tình yêu đều cần phải vội vàng, đâu cứ chỉ tình yêu lứa đôi. Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ...



Đoàn Lê Công Huy

Băng Nhi
08-07-2006, 12:14 PM
Cám ơn con



Khi mẹ mang thai con chín tháng mười ngày, nghén đến mất ăn, mất ngủ,nghén từ tháng đầu cho đến lúc sinh, bố thương mẹ con bội phần. Khi mẹ sinh con, bố ở bên ngoài ,tim lo đến thắt lại , lúc ấy bố mới càng thương bà nội đau quằn quại một ngày trời mới sinh ra bố, bởi bố ra ngược. Khi nghe tiếng con khóc váng trong phòng hộ sinh, bố mới hiểu được cái cảm giác khi ông nội nghe tiếng khóc đầu tiên của bố làm rơi cả nồi nước nóng, bị bỏng chân mà ông vừa khóc vừa cười .
Con sinh ra hồng hào khoẻ mạnh,bố nhìn con ngạc nhiên tự hỏi, sao cái con nhỏ bé xíu này lại là con mình, con bé đến mức bố không nhận thấy nét nào giống bố, nét nào giống mẹ, chỉ thấy tóc con đen ướt, da đỏ au, lấm tấm vảy ở đầu mũi. Bố cảm thấy vừa xa lạ, vừa ngỡ ngàng, bố ngỡ ngàng với cả bản thân mình, đã là bố rồi sao. Chỉ đến mấy ngày sau khi sinh, con bỗng bị sụt cân, vàng da vì mẹ thiếu sữa, con phải bú bình và tách mẹ đi chiếu điện, bố nhìn con trần trụi nằm trong lồng kính, ngủ li bì, lúc thì quay phải, lúc quay trái, lúc nằm sấp, bố mới thấy xót xa, và từ đó bố mới thật sự hiểu mình là bố. Bố hiểu rằng bố có thể có con mà cũng có thể mất con, sinh mệnh bé nhỏ của con tùy thuộc
hoàn toàn vào sự chăm lo của bố mẹ. Bố chưa bao giờ có một cảm giác kỳ lạ đến thế, bố hiểu ra con nằm kia là một phần xương thịt, một phần số phận của mình. Bố biết bố sẽ yêu thương con suốt đời.
Bố yêu con cả khi con khỏe mạnh hồng hào, mặc cái váy trắng mới ngồi ôm bình xăng trên xe, tóc tơ vàng mịn màng, mồm líu lo đủ thứ chuyện ở lớp mẫu giáo, để lúc đi thì tỉnh như sáo, lúc về thì ngủ gục trên vai bố, bố chưa từng yêu một ai như yêu con. Bố yêu con cả lúc con mặc áo may ô, quần đùi như con trai, nghịch bùn ngoài cống lấm lem như một thằng quỷ nhỏ, bị mẹ nhấc bổng lên đánh vào mông, con khóc váng lên: "Bố ơi cứu con, cứu con".
Bố yêu con cả khi con lên sởi, mặt mũi lấm tấm đỏ lừ, cả khi con vào lớp 1 rồi mang bài tập viết đầu tiên được điểm 4 về nhà khoe rối rít : "Bố ơi, con có điểm này!" . Bố yêu con cả khi con tha em như con mèo tha con chuột đi chơi, mồ hôi mồ kê đầm đìa, những lúc con hát ru em ngủ, cả lúc con nấu bữa cơm đầu tiên cháy khét.
Bố yêu con vì đơn giản một điều con đã dạy bố nhiều điều bằng sự hiện diện hồn nhiên của con trong cuộc sống của bố, và bằng sự hiện diện đó con đã khiến cuộc sống của bố không bao giờ tẻ nhạt,
đầy những trải nghiệm cả đau khổ và thú vị. Bố hạnh phúc khi phát hiện ra rằng bố cao thượng hơn, vị tha hơn, trưởng thành hơn kể từ khi con sinh ra. Với tất cả những điều con đã làm, bố cảm ơn con.

Bố của con

Flamingo_K
10-07-2006, 09:03 AM
K chẳng biết post nó vào đâu, thôi thì vào phần CNCS này vậy. Tuy hơi dài nhưng K mong em sẽ đọc hết, phần đầu là câu chuyện và phần sau là suy nghĩ của K.

Cha tôi là một người thợ làm vườn

Tui là con út của cha tui, một người làm vườn. Nhà có tới năm anh chị em lắp xắp. Không có nhiều tiền, nên mỗi tuần, mỗi đứa trong bầy con sẽ được ba dẫn tới nhà sách, rạp múa rối, hay có khi chỉ là ngồi sau xe máy, chạy một vòng. Đứa nào được đi, khi về sẽ kể lại chyến du lịch cho anh chị em tròn mắt.

Chờ đợi lâu lắc, rồi cũng tới lượt tui. Ba chở tui đi sở thú, mua cho tui một cái mũ lông vịt nhuộm hồng. Hồi đó tui bé xíu, trán dô, da ngăm nâu, tóc thắt hai cái bím vắt véo hai bên vai. Ba cười, nói ngó tui giống hệt cô bé da đỏ trong phim.

Có hoa tay, nên ba trang trí sân vườn cho người ta khéo lắm. Nhiều khi ba phải đi tỉnh xa suốt miền Tây hay miền Trung, cả tháng ttrời mới về nhà. Khi về, thế nào cũng có quà cho mấy anh chị em, có đôi khi chỉ là chục bánh tráng sữa, có khi là đôi dép cói.
Ba chỉ là một người thợ làm vườn vất vả, rày đây mai đó, nhưng vẫn bảo với chúng tôi rằng, trên đời này không có của cải nào quý hơn học vấn. Có nó rồi sẽ có những thứ của cải khác. Nhà cửa xuềnh xoàng, ba vẫn đi làm bằng cái xe từ hồi đưa tôi đi sở thú năm nào, nhưng cả năm anh chị em tôi đều được chăm lo học hành. Chị Hai và anh Ba đậu Đại học rồi. Còn chị Tư và chị Năm đều đang học trường chuyên. Ba thường nhắc tui: “Ba thương út da đỏ nhứt, nên út da đỏ phải học giỏi nhứt đó nghen!”. Tui cố gắng nhiều lắm. Tốt nghiệp lớp 9 xong, như các anh các chị, tui nộp đơn thi vô trường chuyên.

Suốt hai hôm liền, ba chở tui đi thi. Lần nào đón tui, ba cũng chỉ hỏi một câu: “ Thi mệt lắm không con?”. Tui gật đầu, cười tươi cho ba yên lòng. Nhưng trong bụng cồn lên cảm giác bất an. Đề thi khó quá. Đề Lý là môn chuyên, tui còn làm không hết được. Tui thi xong thì ba có hợp đồng làm vườn tuốt ngoài Nha Trang. Ba vỗ nhẹ đầu tui: “Một tuần nữa có kết quả, báo liền cho ba nhừng nha!”.

Ba trông mong là thế, vậy mà tui rớt, thiếu hẳn ba điểm. Biết nói sao với ba má? Biết nhìn các anh các chị mình như thế nào đây? Tui đi lang thang suốt ngày, đến tối mới dám về nhà. Đèn mở sáng trưng. Vậy là ba đã về sớm, chờ nhận kết quả của tôi đó mà. Tui run run vô bếp. Thấy mặt tôi, cả nhà ngước lên, im lặng hồi hộp. Bao nhiêu tiếc nuối vỡ oà thành nước mắt: “ Con rớt trường chuyên rồi ba ơi…”. Nhưng ngay giây phút cả nhà lặng đi chính là lúc ba vội vã đến bên tui, lấy mu bàn tay đen đúa chai sần gạt nước mắt trên má tui. Và là ba chứ không phải tui, thốt lên lời xin lỗi: “Ba xin lỗi con…” .

Tui chuẩn bị sách vở lớp 10. Tui sẽ học trường đúng tuyến. Cứ lúc rỗi rãi ba lại đưa đón tui đi học. Có lúc, ngồi sau cái xe honda cũ kỹ của ba, tui hỏi: “ Sao hôm con thi rớt, mà ba lại xin lỗi con vậy?” Ba mỉm cười: “ Ba xin lỗi vì đã khiến chuyện đỗ trượt với con nặng nề đến vậy! Đó là một gánh nặng không cần thiết! Ba biết con gái ba luôn cố gắng hết sức, thế là ba vui rồi!”
Ba tui chỉ là một người làm vườn. Chỉ cần biết cái cây non yêu quý đang gắng sức vươn lên mỗi ngày, với ông đã là một niềm vui trọn vẹn.
ÚT DA ĐỎ.
Kimmie sưu tầm, báo HHT số 658, tác giả: út da đỏ.
------------------------------------------

Bé suc_kid iu quý. Hôm nay K tình cờ đọc được mẩu chuyện này trên báo hoa học trò số mới nhất. Gọi là tình cờ vì K không nghĩ rằng sẽ có ngày được đọc một câu chuyện giống với mình đến thế. Và K muốn cho kể cho em nghe suy nghĩ của mình dựa trên câu chuyện kia. Những suy nghĩ đã ăn sâu vào K mà K xin mạn phép đặt tên chúng là:

ĐỪNG KHÓC
Em biết không, khi đọc câu chuyện này trong lòng K xúc động lắm lắm, K như được nhìn thấy chính hình ảnh của K, từ ngày bé xíu đến bây giờ. Cô bé da đỏ trong truyện cũng như K, được ba chăm chút từ khi còn bé, cho đến lúc đã không lớn rồi vẫn ở trong vòng tay che chở bao bọc của cha.

Đợt thi vừa rồi, K cũng thi vào trường chuyên. Giống như cô bé trong truyện, K cũng chịu một áp lực rất lớn, đó là vì dưới công dạy bảo của cha K, đã có nhiều anh chị đỗ vào trường chuyên, những trường mà K đang thi vào lúc ấy. Và thế là, việc K phải đỗ như một việc dĩ nhiên, dù bản thân K biết rằng mình không thể làm được. Hai ngày thi, một ngày tập trung. K và cha mình phải dậy từ rất sớm vì nhà K cách địa điểm thi mười mấy cây số, thế mà cha K không hề kêu ca than vãn, không hề tạo áp lực gì cho K. Vào phòng thi, đọc đề xong thì cũng là lúc K biết là mình trượt. Đề thi chuyên có 5 bài K chỉ làm được 1. Ngồi trong phòng thi lúc ấy, K không thể không nghĩ tới hình ảnh cha K đứng đợi K dưới cái nắng hè, và K đã cố gắng đến phút giây cuối cùng, một mình K làm mấy cô giám thị chạy tới chạy lui vì xin nháp, vừa làm vừa như muốn phát khóc lên. Em biết không, khi tiếng trống thu bài vang lên thì K như người mất hồn, K loanh quanh mãi, không muốn ra khỏi trường. Như cô bé da đỏ kia, K không thể tìm ra bất cứ một lời nói nào khi ấy, khi K nhìn thấy bóng cha K từ xa, đang đứng trên bục cao tìm K giữa hàng trăm học sinh đang ùa ra khỏi cổng trường. Lững thững đi bộ, bên tai K là những tiếng phụ huynh và con mình. “Làm được không con, đề thế nào?”, có người trả lời có, có người lại bảo không. Nhưng tất cả đối với K đâu còn gì quan trọng.

Chen mãi mới lách qua được dòng người kia. Hình ảnh đầu tiên K nhìn thấy đó là nụ cười của cha mình, nụ cười khi nhìn thấy K đang gần như khóc. Suc_kid, năm sau đến khi em thi em sẽ hiểu cảm giác của K lúc ấy, có cái gì đó nghẹn đắng, K không khóc được và đến khi biết mình trượt K cũng không thể khóc được. Tất cả chỉ là một sự nuối tiếc. Nụ cười của cha K khi ấy, nó ám ảnh K, làm cho K không thể thất vọng, không thể gục ngã, nó làm cho K cười. Lúc ấy, cả K và cha của mình đều cố gượng cười vì người kia, không có một lời xin lỗi nào, cũng chẳng có nước mắt. Người cha của K, có lẽ không bao giờ biết rằng K thừa nhận ra những lời nói như thể cuộc thi này không có gì là quan trọng lúc ấy của ông chỉ là đóng kịch mà thôi. Một màn kịch thật vụng về của người cha yêu thương con hết mực. Và K, khán giả duy nhất của màn kịch ấy cũng đóng kịch lại bằng những nụ cười, giả bộ gật gù chăm chú, ý rằng bố nói thế là đúng rồi. Con đường từ địa điểm thi về nhà cứ như thể dài ra, cha K đi thật chậm, ông hiểu rằng K sẽ phải đối mặt với sự thất vọng tràn trề ở nhà.

Mấy ngày liền, những cuộc điện thoại của bạn bè và họ hàng K, họ đều tỏ ý không bằng lòng khi thấy K trượt rồi mà vẫn nhơn nhơn, cười nói cứ như mừng lắm ý. Giống kiểu: à, cháu chỉ thi chơi thôi, quan trọng quái gì cái kỳ thi vớ vẩn. Và buồn cười hơn, khi họ nói chuyện với cha K thì nhận được câu trả lời còn nhơn nhơn hơn: ui giời, tôi còn tưởng nó chả làm được bài nào ý chứ. Những người ngoài cuộc, họ chẳng bao giờ biết rằng hai cha con K đã vất vả với đống bài tập thế nào, những buổi học thêm giờ giấc trái khoáy đã làm khổ ra sao? Họ chỉ biết rằng, trượt là trượt, chấm hết. Cha K, luôn phải ở trong ánh mắt thương hại lẫn nghi ngờ của mấy người rỗi việc, cả ở nơi làm việc lẫn khi về nhà. Thế nhưng điều ông lo không phải là người khác nghĩ gì về mình, mà đó là: lúc này K ra sao? Cha K tìm đủ mọi cách để K không phải đối mặt với những tiếng thở dài, những lời gièm pha này nọ. K, 16 tuổi đầu, đã không thể làm gì cho cha, lại làm ông phải khổ. Và để cha khỏi buồn, K cũng tỏ ra là đang vui. Mấy ngày liền K luôn trong tâm trạng nghèn nghẹn ở cổ, K không thể khóc được, đến giờ khi ngồi đánh những dòng này, cảm giác ấy lại quay trở lại. K đã từng đọc được ở đâu đó: khi người ta cười cũng là khi buồn nhất, vì nụ cười là giọt nước mắt khô. Phải chăng nó đã đúng, với K và với cha mình?

Thời điểm ngặt nghèo rồi cũng sẽ qua đi, bây giờ tất cả mọi chuyện đã an bài. Không còn cú điện thoại nào nữa, những tiếng thở dài rồi cũng được cất đi. Như cô bé da đỏ kia, K vào một trường đúng tuyến bình thường, rồi K sẽ học ở đó ba năm cấp III, ngày ngày cha K lại phải đưa K đi học. Giấc mơ trường chuyên ngày nào không trở thành hiện thực, K không thực hiện được ước mơ của mình và của cha K. Thế nhưng, người cha đáng kính của K không thể biết rằng con gái của mình lại đang nuôi một mơ ước khác. Lần này, K sẽ không làm cha phải khổ nữa. K sẽ tự mình đi trên con đường đã chọn.

Nếu có thất bại lần nữa, K cũng sẽ không khóc, K sẽ cười, vì K biết, đằng sau mỗi bước chân của K luôn luôn có sự dõi theo khẽ khàng của cha K. Dù K thành công hay thất bại thì chắc chắn cha K cũng sẽ cười, nói rằng ông hiểu K đã làm hết sức của mình.

Những người cha của chúng ta, dù là ai, một người thợ làm vườn với bàn tay thô ráp, một thấy giáo luôn luôn căng thẳng thần kinh, hay là một công chức chỉ biết vùi đầu vào công việc đều rất tuyệt vời. Thế nên, suc_kid, em hãy luôn luôn yêu thương ba em, em hãy vững bước vào con đường mình đã chọn. Năm sau là em thi rồi. Vào phòng thi, em hãy nghĩ đến ba em, cứ bình tĩnh nhé, vì đằng sau em, luôn luôn có người cha đang nở nụ cười.
Yêu mến gửi suc_kid.
Kimmie

Xin phép chủ nhân topic, akite nhập chung topic này với topic Những câu chuyện về Cha và Con! Trong một rz mà có 2 topic nội dung như nhau là điều không nên có :)

successful_kid2201
10-07-2006, 11:02 PM
1 câu chuyện thật cảm động mà em lại là người được tặng, em là người hạnh phúc nhất trên đời
Em thật hạnh phúc khi có 1 người bạn như chị và em rất vui khi được chị tặng cho em cậu chuyện này .Em nghĩ hok ai là hok có 1 người cha để mình đáng tự hào về những phẩm chất, về những gì ông đã dành cho mình. Em yêu ba em và chắc chắn chị cũng vậy. Sẽ còn hàng triệu lời muốn nói để cảm ơn ba của chúng ta, của chị và của em
Em quý chị rất nhìu chị Kim. Chị ơi chị đừng khóc nhé, hãy cười và đứng lên trong thất bại, em cũng sẽ hok khóc đâu


Ba ơi....con yêu ba.

a→Kang
11-07-2006, 01:01 AM
Thật là những cảm giác ngọt ngào.

Himeko Katsumi
19-07-2006, 08:25 AM
uah
suckid và K là hai chị em ruột hả
bi rờ tui mứi bít đóa

It's Never Too Late
19-07-2006, 08:12 PM
Món Quà Của Cha

Một chàng trai sắp tốt nghiệp đại học. Đã từ lâu anh mơ ước một chiếc xe thể thao tuyệt đẹp được trưng bày ở cửa hiệu. Và anh đã nói với cha điều ước muốn đó. Ngày tốt nghiệp đến, anh náo nước chờ đợi... Buổi sáng, người cha gọi anh vào phòng riêng. “Con trai, ta rất tự hào về con!” – ánh mắt ông nhìn anh thật trìu mến. Rồi ông trao cho anh một hộp quà được gói rất trang trọng. Ngạc nhiên, chàng trai mở hộp quà và thấy một quyển sách được bọc bằng vải da, có tên chàng trai được mạ vàng. Tức giận, anh ta nói lớn tiếng :”Với tất cả tiền bạc mà cha có sao lại chỉ có thể tặng con một quyển sách này thôi?” Rồi anh chạy vụt ra khỏi nhà, vứt quyển sách vào góc phòng.

... Nhiều năm trôi qua, chàng trai giờ đã là một nhà kinh doanh thành đạt. Anh có một ngôi nhà khang trang và một gia đình hạnh phúc. Nhưng người cha đã già và một hôm anh nghĩ mình cần phải đi gặp cha. Anh đã không gặp ông ấy kể từ ngày tốt nghiệp. Trước lúc lên đường, anh nhận được một bức điện tín bảo rằng người cha đã qua đời và ông trao toàn bộ quyền sở hữu cho con trai. Anh cần phải trở về ngay lập tức để chuẩn bị mọi việc.

Khi bước vào ngôi nhà của cha, bỗng nhiên anh cảm thấy một nỗi buồn và ân hận khó tả xâm chiếm tâm hồn anh. Đứng trong căn phòng ngày xưa, những ký ức trong anh ùa về... Và bất chợt, anh nhìn thấy quyển sách khi xưa nằm lẫn trong những tập giấy tờ quan trọng của cha ở trên bàn, nó vẫn còn mới nguyên như lần đầu anh nhìn thấy cách đây nhiều năm. Nước mắt lăn dài trên má, anh lần giở từng trang, bỗng có vật gì đó rơi ra... Một chiếc chìa khóa! Kèm theo đó là tấm danh thiếp ghi tên người chủ cửa hiệu, nơi có bán chiếc xe thể thao mà anh từng mơ ước. Trên tấm danh thiếp còn ghi ngày tốt nghiệp của anh và dòng chữ “đã trả đủ”.

.........

Thật xúc động ...

successful_kid2201
20-07-2006, 04:30 AM
câu chuyện thật cảm động.....có những ng` con hok hiểu lòng cha như thế
chị K và em hok phải 2 chị em ruột đâu chị ơi