PDA

Xem đầy đủ chức năng : Nhật ký Festival Huế 2006 (Ngày 03-6-2006)



VODKA
08-06-2006, 04:25 AM
Tối nay 3-6, Huế đã bừng lên trong ánh sáng lễ hội, dòng người từ mọi nơi đã đổ về quảng trường Ngọ Môn, nơi diễn ra lễ khai mạc Festival Huế 2006.Với thiết kế sân khấu quay mới lạ và hồ sen bao quanh sân khấu đã làm nên nét hiện đại nhưng vẫn mang đậm chất tự tình của Huế. Cả một không gian vàng son lộng lẫy trên lầu Ngũ Phụng của Ngọ Môn đã làm đêm khai mạc trở nên huyền ảo và và đặc trưng của Huế mà không một nơi nào có được. Chỉ gói gọn trong một giờ đồng hồ chương trình nghệ thuật khai mạc Festival Huế 2006 đã thể hiện một bức tranh toàn cảnh về một nền văn hóa giàu bản sắc gắn với lịch sử "700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế".Màn pháo hoa của nghệ sĩ pháo hoa nổi tiếng Pierre Alain Hubert đã làm cho chương trình nghệ thuật khai mạc Festival Huế 2006 thêm lộng lẫy và ấn tượng. Festival Huế 2006 đã bắt đầu.

http://huefestival.com/nhatky/nhatky_images/khaimac/khaimac06_1.jpg
Khai mạc Festival Huế 2006

* Lễ hội Đêm Hoàng cung phục dựng sinh hoạt kinh kỳ

Đại Nội buổi tối 3/6 tưng bừng diễn ra Lễ hội Đêm Hoàng cung. Một loạt pháo bông phun được bắn lên trên mặt tường thành phía cổng Ngọ Môn. Tiếp theo sau là bốn chảo đuốc lớn bùng cháy trên bốn góc của Hoàng Thành. 700 chiếc đèn lồng xếp thành hàng trên mặt tường thành hai bên cổng Ngọ Môn bừng sáng tạo thành một đường sáng dài theo mặt tương thành 600m. 9 ngọn đèn skylights cùng bất ngờ phát sáng từ trong 09 chiếc cửu đỉnh tại Thế Miếu. Đồng thời dàn đèn par 61 gồm 100 bóng cũng phát sáng. Khi các cụm đèn mô tả trên đây sáng lên, cổng vào khu Đại Nội được mở. Từng hồi trống từ Hiển Lâm Các và Triệu Miếu vang lên qua hệ thống loa lớn đặt vòng quanh tường bao của Tử Cấm Thành báo hiệu Đêm Hòang Cung bắt đầu.Hệ thống ánh sáng chiếu sáng nét đẹp kiến trúc của các cung điện, lầu, miếu, tường bao khu Tử Cấm Thành và các cổng vào Đại Nội, đặc biệt là cổng Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Cung Diên Thọ, Thái Bình Lâu, Thái Miếu, Thế Miếu, Cung Trường Sanh.
Hệ thống ánh sáng với các đèn kỹ thuật đặt giấu trong các lùm cây, hốc tường hay góc cung miếu nhằm tạo nên một ánh sáng không gian đổi màu lung linh, huyền ảo trên khuôn viên Đại Nội. Khu vực ánh sáng này có thể giữ nguyên để tổ chức các Đêm Hòang Cung định kỳ trong tuần hay tháng cho khách du lịch sau Festival. Bốn cổng Ngọ Môn, Chương Đức, Hiển Nhơn và Hòa Bình đều được xông hương sen, hương trầm. Dưới các tán lọng được dựng trên bãi cỏ phía Tây điện Thái Hòa, các đèn lồng lớn được trưng bày, sắp đặt tại Đại Cung Môn và Điện Càn Thành. Hai hàng thị vệ với binh khí sáng loáng, oai nghiêm đứng bên bờ hồ Thái Dịch.
Màn múa tái hiện cảnh sinh hoạt của các hoàng phi và thị nữ diễn ra trên nền điện Khôn Thái và khu Tam cung Lục viện được dựng cảnh nô đùa, vui chơi của cung tần mỹ nữ xiêm áo lộng lẫy dưới ánh đèn lồng. Yến tiệc cung đình (các món ăn đặc trưng được lựa chọn kỹ lưỡng cùng các loại trà, rượu, hoa, bánh, mứt Huế…) được bày trên nền Điện Cần Chánh như một bữa tiệc thực sự, đã tạo được khoái cảm, hấp dẫn cho người thưởng thức.
Nhã nhạc cung đình - kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu - uy nghiêm, trầm hùng cất lên trong Duyệt Thị Đường, với nhiều điệu Nam là những bài buồn nỉ non những không bi lụy, điệu Bắc là những bài ca tươi tắn, trang trọng, vui nhưng khoan thai, tao nhã; đồng hành cùng âm sắc vọng tiếng dân tộc ngàn xưa của bộ ngũ tuyệt: Tranh, Tì, Nhị, Nguyệt, Tam đan xen vớii Bầu, Sáo và bộ gõ rộn ràng trên sân Đại Triều.
Từ Duyệt Thị Đường, hệ thống trường lang sẽ đưa du khách đến Thái Bình Lâu, vốn là nơi đọc sách của các vị vua triều Nguyễn, tại đây du khách sẽ được tận mắt chứng kiến trò chơi thả thơ đố chữ, đề thơ trên lồng đèn, viết thư pháp thể hiện sự nhanh trí và vốn kiến thức uyên thâm và thi phú của tầng lớp nho sỹ đất thần kinh xưa. Trò chơi này được tái hiện trong Thái Bình Lâu, nơi được coi là “lâu đài học vấn” giữa Hoàng Thành, với những câu thơ của các thi nhân lừng danh, chính là dịp để du khách yêu thơ bày tỏ niềm đam mê thi phú của mình ở một nơi “sang trọng nhất và trí tuệ nhất” của Đêm Hoàng cung.
Tại Điện Thái Hòa du khách sẽ được thưởng thức khung cảnh một buổi sinh hoạt chuẩn bị lễ đại triều bên trong điện với vua và hoàng tộc. Khu Tam Cung Lục Viện du khách sẽ chứng kiến một cảnh vui chơi nô đùa, những chuyện nội cung khác của các quan Thái Giám với các cung tần mỹ nữ xiêm y lộng lẫy dưới ánh sáng của các cụm đèn lồng.
Hai bác giác đình trước Điện Kiến Trung là nơi diễn ra các trò chơi đổ xăm hường, bài vụ và đầu hồ. Ở đây du khách có thể là khán giả, cũng có thể cùng tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của các nhân viên phục vụ trong trang phục của cung nữ và thị vệ. Đỗ xăm hường là trờ chơi gieo con súc sắc để dành những chiếc thẻ khắc chữ màu đỏ, ghi các học vị trong hệ thống khoa cử thời xưa như: tú tài, cử nhân, tiến sỹ, hội nguyên, thám hoa, bảng nhãn và trạng nguyên. Tên gọi của các quân cờ đã thể hiện cái nho nhã của trò chơi cũng như tinh thần cầu học và ước vọng khoa bảng của người Huế xưa.
Lễ hội Đêm Hoàng cung là một đêm văn hoá nghệ thuật và lễ hội mang tính huyền thoại của cung đình Huế xưa, là một điểm nhấn của Festival Huế 2006.

Chùm ảnh khai mạc Festival Huế 2006
http://huefestival.com/nhatky/nhatky_images/khaimac/khaimac06_4.jpg
http://huefestival.com/nhatky/nhatky_images/khaimac/khaimac06_9.jpg
http://huefestival.com/nhatky/nhatky_images/khaimac/khaimac06_11.jpg
http://huefestival.com/nhatky/nhatky_images/khaimac/khaimac06_24.jpg
http://huefestival.com/nhatky/nhatky_images/khaimac/khaimac06_25.jpg

VODKA
08-06-2006, 04:26 AM
http://huefestival.com/nhatky/nhatky_images/khaimac/khaimac06_32.jpg
http://huefestival.com/nhatky/nhatky_images/khaimac/khaimac06_7.jpg
http://huefestival.com/nhatky/nhatky_images/khaimac/khaimac06_19.jpg
http://huefestival.com/nhatky/nhatky_images/khaimac/khaimac06_3.jpg
http://huefestival.com/nhatky/nhatky_images/khaimac/khacimac06_5.jpg
http://huefestival.com/nhatky/nhatky_images/khaimac/khaimac06_28.jpg
http://huefestival.com/nhatky/nhatky_images/khaimac/khaimac06_10.jpg

Xê Kô
08-06-2006, 04:50 AM
đẹp quá anh opla à :hihi: nhứt là cái này này
http://huefestival.com/nhatky/nhatky_images/khaimac/khaimac06_25.jpg

Quynhmai_10
09-06-2006, 06:40 AM
Vào lúc 19 giờ 30 hôm nay (3-6), Festival Huế 2006 chính thức khai mạc, mở đầu cho 9 ngày đêm diễn ra lễ hội. Đêm khai mạc được xây dựng theo tiêu chí dân tộc và hiện đại, mang đậm sắc thái văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật sân khấu và nghệ thuật pháo hoa độc đáo của nghệ sĩ pháo hoa quốc tế Pierre Hubert.


Không gian trình diễn nối kết từ quảng trường Ngọ Môn đến Kỳ đài. Chương trình nghệ thuật diễn xướng tổng hợp, sôi động và hấp dẫn phô diễn tinh hoa của dân tộc Việt Nam mang chủ đề “Âm vang một vùng quê” với những tiết mục nghệ thuật đặc sắc như: hợp xướng và giàn nhạc với tác phẩm “Đồng Vọng”, “Trống hội ngàn năm”, “Hòa tấu cồng chiêng Tây Nguyên”, múa “Gọi mưa”, Hợp ca A-ca-pen-la “Dòng sông quê”… với sự tham gia của 13 đoàn nghệ thuật và các nghệ sĩ, diễn viên nổi tiếng trong nước.



Ban tổ chức đã dành 3.000 chỗ ngồi để bán vé cho những ai có nhu cầu dự đêm khai mạc (100.000 đồng/vé). Không gian xung quanh và sân khấu đêm khai mạc đủ chỗ cho trên 10.000 khán giả tham gia.

leFR
13-06-2006, 11:04 AM
Ui cha , bài này đọc hay ghê ta

Sunshine*
13-06-2006, 07:38 PM
wow, Fest đẹp ghê. Ở Huế nhiều fest nhỉ , nhìn muh mê. Thẳm nào lâu gòi thấy Bi nói i fest :D

_7:30_PM_
18-06-2006, 04:58 AM
Bro ơi :D ... search luôn mấy ảnh Lễ Hội Áo Dài với Lễ Hội Nam Giao kèm ảnh hôm Bế Mạc post 1 thể đi bro :hihi:...
Hôm đó đi coi màh toàn thấy ngừi :D... ứ thấy jì nữa cả :D...

VODKA
18-06-2006, 05:40 AM
uhm để khi nào rảnh search hết rồi post lên 1 lần luôn :D

ok_no.1
19-06-2006, 01:58 PM
gái huế thịt là đẹp tuyệt vời....phong cảnh cũng đẹp nữa.......

Phong Linh
29-06-2006, 05:35 AM
Tìm được ảnh về Lễ hội áo dài ko anh ,mấy cái đó coi đẹp lắm,nhìn con gái Huế mặc áo dài mê lắm,lại còn cả cầu Trường Tiền vào buổi tối nữa ^^

_7:30_PM_
30-06-2006, 07:47 PM
uhm để khi nào rảnh search hết rồi post lên 1 lần luôn :D

Mèng :D ... rứa chờ tới khi mô bro mới rảnh :D ...

_7:30_PM_
30-06-2006, 08:13 PM
(08/06/2006) Điểm độc đáo của lễ hội này là được diễn ra trên một sân khấu nổi đặt giữa dòng Hương Giang thơ mộng. Xin giới thiệu một số bức ảnh của lễ hội này:

http://hue.vietnamnet.vn/dataimages/original/images136729_aodai9.jpghttp://hue.vietnamnet.vn/dataimages/original/images136715_aodai3.jpg
http://hue.vietnamnet.vn/dataimages/original/images136713_aodai1.jpghttp://hue.vietnamnet.vn/dataimages/original/images136723_aodai7.jpg
http://hue.vietnamnet.vn/dataimages/original/images136717_aodai2.jpghttp://hue.vietnamnet.vn/dataimages/original/images136711_aodai.jpg
http://hue.vietnamnet.vn/dataimages/original/images136737_aodai12.jpghttp://hue.vietnamnet.vn/dataimages/original/images136739_aodai4.jpg

_7:30_PM_
30-06-2006, 08:16 PM
http://vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1001165_21.jpghttp://vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1001157_12.jpg
http://vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1001157_12.jpghttp://vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1001183_24.jpg
http://vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1001187_33.jpghttp://vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1001149_20.jpg
http://vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1001119_7.jpghttp://vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1001179_17.jpg

_7:30_PM_
30-06-2006, 08:24 PM
http://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1002991_namgiao_nbsp__18_.jpg

17h ngày 10/6 , lễ hội Nam giao đã được tổ chức với qui mô rất hoành tráng và trang nghiêm. Lễ hội được tổ chức gồm ba phần chính: Lễ xuất cung, lễ tế giao và lễ hồi cung. Đoàn ngự đạo gồm 501 người, trong đó có 302 lính cầm cờ, nghi trượng, kênh kiệu, 41 nhạc công nhã nhạc, 86 vũ công múa bát dật, múa hoa đăng, 47 quan văn võ cùng 5 voi và 6 ngựa, chia làm ba đạo: Tiền đạo, trung đạo và hậu đạo.

http://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1002989_5.jpg

Lễ xuất cung được tổ chức tại điện Thái Hòa, các quan văn võ nghênh đón vua từ Chánh điện qua Ngọ Môn nhập vào Trung đạo. Lúc này cả đoàn ngự đạo rời hoàng thành trong không khi trang nghiêm, âm thanh chỉ có tiếng trống và phèng la, ra cửa Thượng Tứ qua cầu Tràng tiền, đường Lê Lợi và tiến về đàn Nam giao. Dọc hai bên đường đoàn Ngự đạo đi qua, các gia đình người Huế đã bày hương án bái vọng bày tỏ sự kính trọng với nhà vua. Và hàng vạn người dân thành phố Huế, du khách đã đứng hai bên đường để chứng kiến một sự kiện lớn của triều đình xưa được phục dựng.

Tại Trai cung, Nhà vua làm các thủ tục phê chiếu văn tế giao.Và rời Trai cung đến đàn Nam Giao.


Đội nhạc.
Đúng 19h45 phút Lễ tế giao chính thức được bắt đầu. Nhà vua làm lễ rửa tay tại đàn Hạ trong tiếng đại nhạc, nhã nhạc và điệu múa bát dật. Tại đàn trung (Phương đàn ) nhà vua làm lễ thượng hương và nghinh thần. Đàn trung có những bàn thờ thờ thần mặt trăng, mặt trời, tinh tú thần năm tháng, gió mưa, thiên hạ thần kỳ.

Sau lễ thượng hương nhà vua lên đàn thượng vào nhà Thanh ốc, Tại đây có bốn bàn thờ: bàn thờ trời (Hạo Thiên Hoàng đế ), bàn thờ đất (Hoàng đạo kỳ ), bàn thờ Thế tổ và Thái tổ. Tại thượng đàn nhà vua thực 5 nghi lễ quan trọng nhất của lễ tế giao đó là: Lễ dâng ngọc và lụa (lễ điện ngọc bạch); lễ dâng mâm thịt tế (lễ tấn trời ) Lễ dâng rượu lần đầu và tuyên đọc chúc văn, lễ dâng rượu lần cuối (lễ chung hiến) và kết thúc là lễ đốt chúc văn và nhà vua giáng đàn. Trong chúc văn nhà vua cầu xin trời đất cho mưa thuật gió hòa , quốc thái dân an, quốc gia thịnh vượng

http://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1002985_4.jpg
Đội nhạc

Ngay sau lễ tế giao, lễ hồi cung (rước vua trở lại Hòang thành) được tổ chức. Khác với lễ xuất cung, trong lễ hội cung, các đội nhạc đã tấu các bài đại nhạc, nhã nhạc và múa bát dật rất tưng bừng, biểu thị sự hoan hỉ khi lễ tế giao đã hoàn tất. Theo ông Nguyễn Xuân Hoa – Giám đốc sở Văn hóa Thông tin TT-Huế, thì lễ hội Nam giao năm nay ban tổ chức đã cố gắng phục dựng gần như toàn bộ nghi lễ xưa, dựa trên cơ sở nghiên cứu của các nhà lịch sử và nghiên cứu Huế .

Chứng kiến lễ tế Nam giao được phục dựng trong khuôn khổ Festival Huế 2006, bà Nguyễn thị Dung 78 tuổi, người gốc Huế nói “ Tôi chỉ biết lễ tế giao qua lời kể của cha tôi - một vị quan trong triều Nguyễn – bây chừ được chứng kiến, cũng mãn nguyện. Người xưa, người nay ai cũng muốn mưa thuận gió hòa, đất nước thanh bình, thịnh vượng”. Còn chị Băng Duyên, một du khách trở về từ nước Mỹ xa xôi thì thốt lên “ Hoành tráng quá, trang nghiêm quá, cả đời tôi không thể nào quên. Văn hóa đất nước mình thật vĩ đại” .

http://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1002987_2.jpg
Xa giá đoàn Ngự đạo

Một đêm lễ hội thật hoành tráng với sự chứng kiến của hàng vạn ngưòi dân Huế và du khách đã đem lại một không khí sôi động cho những ngày cuối cùng của Festival Huế 2006.

http://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1002937_namgiao_nbsp__19_.jpg
http://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1002939_namgiao_nbsp__18_.jpg
http://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1002941_namgiao_nbsp__1_.jpghttp://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1002945_namgiao_nbsp__8_.jpg

_7:30_PM_
30-06-2006, 08:27 PM
http://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1002947_namgiao_nbsp__22_.jpghttp://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1002949_namgiao_nbsp__4_.jpg
http://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1002951_namgiao_nbsp__15_.jpghttp://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1002953_namgiao_nbsp__24_.jpg
http://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1002957_namgiao_nbsp__27_.jpghttp://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1002959_namgiao_nbsp__12_.jpg
http://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1002961_namgiao_nbsp__26_.jpghttp://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1002963_namgiao_nbsp__10_.jpg

_7:30_PM_
30-06-2006, 08:28 PM
http://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1002967_0.jpghttp://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1002971_1.jpg
http://www.vietnamnet.vn/dataimages/200606/original/images1002973_10.jpg

_7:30_PM_
30-06-2006, 08:37 PM
http://www.vov.org.vn/Upload/2006060810063686782472.Jpg

Du khách đến với Lễ hội, ngoài việc được thả mình trong không gian bao lao, êm mát của sóng biển, còn được thưởng thức và tham gia các hoạt động thể thao, nghệ thuật quần chúng như: dù lượn, lướt ván, bóng chuyền bãi biển, đua thuyền, bóng đá, kéo co, đua xe đạp bãi biển, cuộc thi Vua bia...

Giữa cái nắng chói chang của miền Trung trong những ngày tháng 6, chiều qua (7/6), trong khuôn khổ Festival Huế 2006, Lễ hội Lăng Cô huyền thoại biển lần thứ hai đã chính thức khai mạc tại Khu Du lịch Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế).

Theo ghi nhận của phóng viên, ngay trong buổi chiều khai mạc, đã có hàng nghìn lượt du khách đổ về đây. Du khách đến với Lễ hội, ngoài việc được thả mình trong không gian bao lao, êm mát của sóng biển, còn được thưởng thức và tham gia các hoạt động thể thao, nghệ thuật quần chúng như: dù lượn, lướt ván, bóng chuyền bãi biển, đua thuyền, bóng đá, kéo co, đua xe đạp bãi biển, cuộc thi Vua bia...

Đặc biệt, trong 3 ngày diễn ra Lễ hội (từ 7-9/6), còn có các hoạt động sôi nổi, phong phú như: điêu khắc trên cát, biểu diễn diều Huế, trò chơi dân gian, triển lãm về biển, triển lãm nghệ thuật sắp đặt và các tour du lịch tham quan đường hầm Hải Vân...

Hiện nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đang xúc tiến chuẩn bị hồ sơ đưa Khu du lịch Lăng Cô gia nhập Câu lạc bộ những bãi biển đẹp nhất thế giới. Trên tinh thần đó, Lễ hội Lăng Cô huyền thoại biển có ý nghĩa tích cực nhằm mục tiêu quảng bá và phát triển du lịch biển giàu tiềm năng này.



Một số hình ảnh tại Lễ hội Lăng Cô huyền thoại biển trong ngày khai mạc


http://www.vov.org.vn/Upload/2006060810235939803713_T.Jpghttp://www.vov.org.vn/Upload/2006060810193860795229_T.Jpg
http://www.vov.org.vn/Upload/2006060810191286869447_T.Jpghttp://www.vov.org.vn/Upload/2006060810064945235842_T.Jpg
http://www.vov.org.vn/Upload/2006060810192368253725_T.Jpghttp://www.vov.org.vn/Upload/2006060810190084794252_T.Jpg

_7:30_PM_
30-06-2006, 08:46 PM
http://www.vov.org.vn/Upload/2006060617205471082704.Jpg

Truyền lô là lễ tuyên đọc Sắc chỉ của Hoàng đế ban đỗ học vị Tiến sĩ sau kỳ đình thí, mục đích nhằm đề cao đạo học, khuyến khích hiền tài phục vụ đất nước.

Đúng 7 giờ 30 phút sáng nay (6/6), tại khu vực Ngọ Môn, lần đầu tiên Lễ hội Truyền lô được phục hiện khá quy mô trong khuôn khổ Festival Huế 2006. Hàng nghìn du khách đã đổ về đây để được tận mắt chứng kiến lễ hội cung đình đặc sắc dưới triều nhà Nguyễn này.

Truyền lô là lễ tuyên đọc Sắc chỉ của Hoàng đế ban đỗ học vị Tiến sĩ sau kỳ đình thí, mục đích nhằm đề cao đạo học, khuyến khích hiền tài phục vụ đất nước. Tại Ngọ Môn sáng nay, sau lễ rước vua cùng Hoàng Bảng (bảng vàng đề danh các tiến sĩ), lễ Truyền lô đã được tái hiện khá trung thực theo những điều đã được ghi trong sử sách: các quan khảo thí dâng biểu trình bày kết quả kỳ thi, quan Bộ lễ tuyên đọc sắc phong của vua ban học vị cho các tân tiến sĩ, các tân tiến sĩ từng người một nghe xướng danh và đến làm lễ tạ ơn. Sau đó, đám rước ra Phu Văn Lâu niêm yết bảng vàng, rồi các tân tiến sĩ lại tiếp tục theo đám rước về lại Hoàng cung để nhận ân tứ của triều đình, chuẩn bị buổi chiều về làng vinh quy bái tổ...

Toàn bộ buổi lễ đã diễn ra trong tiếng nhạc nền của nhã nhạc cung đình Huế. Để chuẩn bị cho chương trình này, được biết, Ban Tổ chức Festival Huế 2006 đã huy động sự tham gia của hơn 400 diễn viên, với đầy đủ các trang phục, đạo cụ, nghi trượng, cờ phướn..., và đã phải tập dượt từ nhiều tháng trời. Có thể nói, chương trình đã góp phần mang lại thành công mới cho Festival Huế năm nay.

Chiều nay, vào lúc 16 giờ, lễ rước Vinh quy bái tổ diễn ra dưới hình thức một lễ hội dân gian. Đoàn rước gồm các quan viên, bô lão, dân làng... sẽ rước các tân tiến sĩ từ cửa Hiển Nhơn về làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, huyện Phú Vang). Ở đây sẽ diễn ra các hoạt động đón mừng tân tiến sĩ, các tân tiến sĩ làm lễ bái tổ, tạ ơn xóm làng và các hoạt động diễn xướng, văn nghệ...



http://www.vov.org.vn/Upload/2006060617202492176454_T.Jpg
http://www.vov.org.vn/Upload/2006060617194578345888_T.Jpghttp://www.vov.org.vn/Upload/2006060617200058277529_T.Jpg
http://www.vov.org.vn/Upload/2006060617201139368838_T.Jpghttp://www.vov.org.vn/Upload/2006060617204092121522_T.Jpg


http://www.vov.org.vn/Upload/2006060511055345226687.Jpg

Một trong những chương trình được chờ đợi nhiều nhất tại Festival Huế 2006 - Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - tối qua (4/6) đã chính thức khai mạc trên đồi Thiên An thơ mộng của thành phố Huế. Hàng nghìn khán giả đã náo nức đổ về đây để được chứng kiến sự kiện văn hóa độc đáo này.

Đây là lần đầu tiên “Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” được giới thiệu tại một Festival Huế. Ban tổ chức đã cố gắng tái dựng gần như trung thực các yếu tố “không gian” văn hóa, môi trường diễn xướng của cồng chiêng Tây Nguyên với ngôi nhà dài truyền thống, ghế kpan, cột lễ mừng mùa của người M’nông, cột lễ đâm trâu bản Đôn (Đắk Lắk), các dàn chiêng cổ, ché rượu cần, các nhạc cụ gõ truyền thống của đồng bào Tây Nguyên...



Đêm Lễ hội Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên chính thức bắt đầu với màn nghi thức mang tên gọi lễ Cầu lửa. Ngọn lửa đêm Lễ hội Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên bừng sáng trong tiếng hò reo, hân hoan của những người chứng kiến. Khách tham dự chụm đầu nhau bên ché rượu cần, phía trên là các cô gái Tây Nguyên duyên dáng rót rượu từ từ qua các ống bầu được xếp theo hình cột tháp.

Tiếp đó là hội thi đánh chiêng của các nghệ nhân cao tuổi và thanh niên trai tráng của bản làng. Các nghệ nhân cao tuổi đánh bài chiêng Pliêr - đây là bài chiêng hay nhất của người Ê-đê, nhưng cũng là bài chiêng khó nhất, chỉ có những người cao tuổi và có tài năng mới có thể thực hiện được. Các chàng trai trẻ đánh bài Drông Yang (gọi Giàng), với nhịp chiêng rộn ràng, trẻ trung.

Đêm Lễ hội Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã thực sự chiếm cảm tình trong lòng nhiều khán giả, với những khám phá mới mẻ, thú vị về các dân tộc anh em, được đánh giá là một trong những chương trình thành công của Ban Tổ chức Festival Huế lần này.

http://www.vov.org.vn/Upload/2006060511060528075808.Jpg

_7:30_PM_
30-06-2006, 09:01 PM
http://hanoitv.org.vn/Photos/News/060612082101bemac.jpg

Vào 20h tối 11/6, tại Kỳ Đài trong Đại Nội và sân Nghinh Lương Đình đã diễn ra đêm bế mạc Festival Huế, với màn trình diễn đầy sắc màu và rực sáng bên bờ sông Hương thơ mộng.
Mở đầu đêm bế mạc là màn múa rồng, phượng và hợp xướng ”Một Trái tim, một quê hương”, cùng các tiết mục đặc sắc như Vó ngựa trường Chinh, Nhã nhạc Huế , Trống hội, múa Lục triệt hoa mã đăng và rước đèn lồng.

Đêm bế mạc cũng được thắp sáng và lộng lẫy qua hình ảnh được tạo nên từ 100 người mẫu múa đèn hoa sen với logo Di sản văn hoá Huế và hàng nghìn ngọn nến thắp sáng lung linh.

Phát biểu tại lễ bế mạc, ông Ngô Hoà, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế kiêm Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2006, khẳng định Festival Huế 2006 với chủ đề ”700 năm Thuận Hoá-Phú Xuân-Thừa Thiên Huế, Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển” là lễ hội văn hoá-du lịch có quy mô lớn nhất từ trước đến nay và đã thành công tốt đẹp, để lại những ấn tượng sâu đậm với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Lễ hội năm nay được công chúng đánh giá là một Festival ”Truyền thống, hiện đại, hoành tráng, hấp dẫn và an toàn”, người dân Huế và du khách thực sự là những chủ nhân của Festival.

Festival Huế đã quy tụ 22 đoàn nghệ thuật trong nước, 22 đoàn nghệ thuật quốc tế cùng hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn, hoạ sỹ, nhạc sĩ và các nhà điêu khắc đến từ mọi miền đất nước và 19 quốc gia trên thế giới như Pháp, Trung Quốc, Nga, Inđônêxia, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Áchentina.

Festival Huế 2006 đã có 138 suất biểu diễn chương trình nghệ thuật trên địa bàn thành phố Huế và các vùng phụ cận, hơn 40 hoạt động trình diễn nghệ thuật, hội thi liên hoan, hội chợ, triển lãm, hội thảo khoa học và các hoạt động khác, thu hút 1,5 triệu lượt người tham gia, trong đó có khoảng 150.000 lượt khách du lịch nước ngoài.

Ông Ngô Hoà nhấn mạnh: ”Thời gian đã khép lại, nhưng dư âm của Festival Huế 2006 sẽ là động lực thúc đẩy công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá-nghệ thuật, phát triển du lịch, dịch vụ, thúc đẩy kinh tế xã hội đi lên, để Huế sớm trở thành thành phố của văn hoá, lễ hội, và du lịch, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.”

Lễ hội bế mạc được nối tiếp bằng những chương trình nghệ thuật hết sức độc đáo, hoành tráng mang đậm dấu ấn kinh đô xưa. Festival Huế khép lại bằng hình ảnh đêm hội hoa đăng cùng với các màn đèn trời, pháo bông, pháo hoa rực sáng trên sông Hương hết sức ấn tượng, trong những tình cảm, bài ca, câu hát giã bạn đầy lưu luyến và thân ái.

Điểm đặc biệt dễ nhận thấy ở Festival Huế lần 4, kể từ lần tổ chức đầu tiên năm 2000, là cái bắt tay đầy thân ái giữa nền văn hóa Anh, Nga, Pháp, Argentina, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia... với các chương trình nghệ thuật đậm bản sắc Việt. Nhã nhạc Nhật Bản tìm tiếng nói chung với nhã nhạc cung đình Huế; điền kịch Trung Quốc, hài kịch Matapeste Pháp bước gần hơn đến với kịch Việt; múa cổ điển Nga Divertisment có cơ hội tỏa sáng trên các sân khấu Festival; nghệ thuật đường phố bên bờ Nam sông Hương với đầy đủ màu sắc Việt - Anh - Pháp - Nhật... tôn thêm vẻ quyến rũ cho mảnh đất thơ mộng này. Tươi mới nhưng đậm bản sắc, đó là điều mà Festival Huế đang từng bước chinh phục.



http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2006/06/3B9EAB4D/hue.jpg

Autumn
01-07-2006, 12:00 AM
Hoành tráng quá ... Chỉ được xem trên Tờ vờ , giờ lại được đọc trên Hờ hờ tờ :D

... Chẹp , tình hình là thầy trò nhà này làm ăn lanh chanh quá :andon: Bế mạc từ lâu lẩu lầu lâu roài dzờ mới post :andon:
Fải cập nhật thường xuyên thì mới Hot chứ :andon:

Phong Linh
01-07-2006, 01:41 AM
Fes Huế chỉ được coi trên vô tuyến thôi ah >.< Xem ảnh mà thèm đến wa'.Nhưng mà 2 năm sau mới lại có Fes ...
Nhìn cầu Trường Tiền buổi tối và sông Hương vẫn thấy thú vị nhất trong tất cả các cảnh của Huế

_7:30_PM_
01-07-2006, 05:30 AM
Si Mẫu: tại si phụ kiu để si phụ từ từ post mà :rain:... tưởng si phụ post nên kon mới im :rain:...
Mắt Đen: 2 năm 1 lần là phải mà :D ... năm nào cũng tổ chức thì ngộp thở mất :D...