PDA

Xem đầy đủ chức năng : QuẢng BÌnh ..quÊ Ta Ơi !!!!!!!



Hàn Cát Nhi
02-06-2006, 09:50 PM
TỔNG QUAN VỀ QUẢNG BÌNH
http://i5.tinypic.com/11ilj0p.gif


Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.037,6km2, dân số năm 2001 là 809.619 người.

Vị trí địa lý: Toạ độ địa lý ở phần đất liền là:

Điểm cực Bắc: 18005' 12" vĩ độ Bắc

Điểm cực Nam: 17005' 02" vĩ độ Bắc

Điểm cực Đông: 106059' 37" kinh độ Đông

Điểm cực Tây: 105036' 55" kinh độ Đông

Tỉnh có bờ biển dài 116,04km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có Quốc lộ I A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào.

Địa hình: Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.

Khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:

Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.

Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.

Tài nguyên đất: Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.

Tài nguyên động, thực vật: Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.

Về động vật có: 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá... có nhiều loài quý hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi lam đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen, Trĩ...

Về đa dạng thực vật: Với diện tích rừng 486.688ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837ha, rừng trồng 38.851ha, trong đó có 17.397ha rừng thông, diện tích không có rừng 146.386ha. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là 31triệu m3.

************************************************** ***********
VĂN HOÁ & TIỀM NĂNG DU LỊCH

Dãi đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ, khu di sản thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng.

Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen, Thành Nhà Ngo, thành quách của thời Trịnh - Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ Chí Minh v.v...

Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hoá nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác như “Bát danh hương”: “Sơn- Hà- Cảnh - Thổ- Văn- Võ- Cổ - Kim”. Nhiều danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hoă - xã hội như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp...

************************************************** *******
PHONG NHA- KẺ BÀNG


Phong Nha - Kẻ Bàng là vùng Karst trẻ rộng lớn (khoảng 200.000 ha) và điển hình không chỉ của Việt Nam mà còn của cả thế giới, là một mẫu điển hình của quá trình địa chất về thể loại Karst và hình thành hang động đang diễn biến có giá trị toàn cầu không chỉ ở lĩnh vực đa dạng sinh học mà còn là một khu vực thắng cảnh hang động bậc nhất thế giới.

Vùng Phong Nha - Kẻ Bàng và phụ cận được giới hạn trong tọa độ 17022' - 17050' vĩ độ Bắc và 105045' - 106024' kinh độ Đông, bao gồm lãnh thổ một phần các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa trải rộng từ biển tới biên giới Việt - Lào.
Có thể nói, đây là vùng có lịch sử phát triển địa chất phức tạp và lâu dài từ Cambi đến ngày nay. Trải qua các kỳ vỹ kiến tạo quan trọng và các pha chuyển động đứt gãy, phối tảng và uốn nếp đã liên tục tạo ra các dãy núi trùng điệp do chuyển động nâng cao và các bồn trầm tích do chuyển động sụt lún, đóng vai trò như nguyên nhân của mọi nguyên nhân để tạo ra tính đa dạng về địa chất, địa hình - địa mạo, mạng lưới thủy văn và tính đa dạng, kỳ thú về hang động du lịch đối với các thành hệ đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng phát triển từ Đevon đến Cacsbon - Trecmi.

Sông Son có sắc đỏ của đất phong hóa Terrarossa bắt nguồn từ vùng đá vôi hòa vào sông Nan và rào Đẩy. Tính đa dạng và độc đáo của địa chất, địa hình, địa mạo là điều kiện tiên quyết để kéo theo những tính độc đáo khác nữa đó là tính đa dạng sinh học, những cảnh quan đẹp và bí hiểm, những cảnh rừng hoang sơ như những khu bảo tàng thiên nhiên đầy bí mật được ít người biết đến. Giá trị khu động Phong Nha (trong vùng Karst Kẻ Bàng) là một tập hợp sinh cảnh cực kỳ quan trọng cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, tiềm chứa nhiều nguồn gen quý hiếm, trong đó có những loài có giá trị toàn cầu như Sao la, Mang lớn...


Ngoài sinh cảnh thảm rừng và động vật hoang dã,
vùng Karst này chứa đựng trong lòng nó cả một hệ thống trên 300 hang động lớn nhỏ được mệnh danh là "vương quốc hang động", đang tiềm ẩn trong nó nhiều điều kỳ lạ và hấp dẫn các nhà thám hiểm, các nhà khoa học và du khách. Khu động Phong Nha còn là nơi đã từng tồn tại và đang hiện diện cả một hệ di tích lịch sử văn hóa có giá trị cho nhiều thời đại như các di tích khảo cổ học tiền sử, di tích văn hóa Chàm, di tích các trọng điểm trong chiến tranh.
Đặc biệt, trong hệ thống các giá trị của khu vực Karst này, hệ thống động Phong Nha đã được Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: Có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, có những bơ cát rộng và đẹp nhất, có những thạch nhũ đẹp nhất. Hội nghị lần thứ 27 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Paris tháng 7-2003 đã công nhận Phong Nha-Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới.


A. Hệ thống hang Phong Nha
http://i6.tinypic.com/11imqyv.jpg
http://i6.tinypic.com/11imtyc.jpg
http://i5.tinypic.com/11imw7n.jpg

1. Hang Phong Nha
Chiều dài: 7.729 m

Chiều cao: + 78m - 5m.

Khảo sát bởi: British Speleologica Expedition, 1990 và 1992.

Đây là hang động duy nhất đã được tổ chức tham quan du lịch. Hoạt động du lịch đã diễn ra vào hai thời kỳ: Thời kỳ 1920 đến 1945; thời kỳ từ 1990 đến nay.

Vào thời nhà Mạc giữa thế kỷ XVI, tác giả sách "Ô châu cận lục" (Lưu trữ thư viện quốc gia) cho rằng động Phong Nha còn đẹp hơn cả động Đào Nguyên trong truyền thuyết dân gian. Về cảnh quan có lẽ tác giả là người đầu tiên phác họa mấy nét hoang sơ về thảm thực vật của vùng này cách đây gần 500 năm.

Từ 1920 - 1930, Phủ Toàn quyền Đông Dương bắt đầu tổ chức du lịch do tổ chức Du lịch thuộc địa tại Đông Dương thực hiện (Tourist Colonal en Indochine), đứng đầu là Tổng ủy viên Philippe Eberhard. Cơ quan này đã làm một số tờ gấp giới thiệu du lịch Phong Nha. Khi đó đã có một nhà khách gần cửa động. Một tư liệu khác của người Pháp mô tả trong hang có điện thờ của người Chăm vào thế kỷ IX và X tương đương với thời kỳ văn hóa Đồng Dương ở Quảng Nam (Indrapura). Trong nhánh động cách chỗ rẽ 200 m có bàn thờ của người Chăm đặt giữa 2 cột thạch nhũ. Trên vách có gần 100 mảng chữ của người Chiêm Thành. Xung quanh bệ thờ có nhiều bệ tượng. Dưới đất có nhiều phế tích của các tượng kỳ dị.

Trong thời gian chiến tranh, hang này thường được sử dụng làm nơi trú ẩn của các thuyền bè. Qua 1,6 km đoạn đầu êm ả với con sông ngầm, sẽ tới một phòng lớn rất đẹp, gọi là phòng của Cụ Hồ. Tiếp đó là đoạn sông ngầm với dòng chảy mạnh có nhiều ghềnh. Sau đó là 6 km dòng sông chảy dữ dội, đáy gồ ghề với nhiều đá và sỏi.

Hang Phong Nha rất kỳ diệu, 1,5 km đoạn đầu đi được bằng thuyền độc mộc hoặc thuyền cao su, có thể đi bộ từng đoạn trên các sống trâu dọc vách hang. Ngoài ra không có lối đi nào khác. Từ cửa vào 700 m về phía tay phải là một bãi cát rất rộng. Đổ bộ lên đây ta có thể trèo dốc vào một nhánh hầm hình ống rộng 10m. Phía đầu dốc là những cột đá trang trí cho lối đi. Tiếp tục trèo lên vách đá qua 6 m, phải bò và tụt xuống một lối đi có nhiều măng đá. Đi tiếp theo dòng sông, qua bãi đá cuội dài 1,5 km, sau đó dời thuyền, trèo lên một vách đá vào một phòng rộng lớn khác. Sau khi khảo sát vách đá bên phải trèo sang phía bên kia của một khe hẹp, rồi lại vào một dòng suối. Từ một căn phòng đá lớn rộng 90 m có nhiều ngách cụt tỏa ta. Từ đỉnh dốc tụt xuống phải dùng dây leo. Tới một đoạn đường ngắn thứ 3, dẫn tới đầu nguồn con suối rồi tiếp tục khảo sát bằng một đường khác. Từ vách đá đó, phải bơi một đoạn 300 m để đến một lối khác dẫn đến dòng chảy chính của sông.

Dòng chảy tương đối mạnh có thể gây trở ngại cho việc bơi thuyền. Đoạn tiếp theo vượt qua tương đối dễ bằng cách đi men theo vách hang vài trăm mét. Sau đó có thể rời thuyền đi bộ khoảng 100 m bên phía tay phải. ở đó ta có thể đi trên bãi cát khô, hoặc trên các đường sống trâu, hay có thể tiếp tục đi bằng thuyền. Đường sống trâu rộng 8-10m, cao 10, dài khoảng 100m. Tiếp tục đi qua một đoạn tương đối khó bơi với những vách đá và đôi chỗ có đá tảng lớn dẫn đến dòng suối chảy nhanh và những khe hẹp. Đó là những đoạn khe ngắn rất khó đi. Nhưng nếu trở lại dòng suối, qua một lối mở rộng bên trái tại điểm đầu tiên thì có thể ra khỏi dòng sông, độ dài ước tính chỉ khoảng 1 km".


2. Hang Tối



Chiều dài: 5.258m

Chiều cao: + 83m

Khảo sát bởi: British Speleological Expedition, 1990, 1992, 1993.

Từ hang Phong Nha quay trở lại dòng chính, tiếp tục bơi thuyền lên phía đầu sông Chày khoảng 2 km là tới hang Tối. Dòng nước trong xanh tưởng như ở đây không biết gì đến ô nhiễm đang diễn ra trên khắp trái đất. Hang Tối nằm gần trạm bảo vệ Trộ Mợng của khu Bảo tồn thiên nhiên. Hai bờ sông ngoài cửa hang vách đá dựng đứng với rừng cây bao phủ. Đàn Voọc gáy trắng cứ 2 hay 3 ngày lại trở về ngủ trên vách đá.

Hang Tối đã được H.Limbert mô tả trong Vietnam Cave Report 1990 như sau:

"... Có thể dùng thuyền máy theo dòng sông Son tới nhánh thứ hai bên trái, đó là Sông Chày. Ngược dòng 1 km, rẽ vào một hẻm bên trái, đó là lối vào hang. Cửa hang rộng 20 m cao 30m. Vượt qua khoảng 30 x 20 m, rồi đi bộ và bơi một vài đoạn ngắn qua một vài hồ nhỏ. Bên trong có rất nhiều lối đi ở trên bờ và 800 m đi dưới chân vách đá cao. Qua đoạn sống trâu cao 50 m dẫn đến một phòng rộng 500 m. Cuối phòng có một đường sống trâu ngắn dẫn đến một lối đi rộng, leo qua một vách đá lớn để đến dòng suối. Từ bên phải căn phòng tụt xuống một hành lang ta có một con suối với lối đi rộng 20m có rất nhiều măng đá tròn dẫn tới lối trèo xuống dòng sông khoảng 25m.

Dòng suối nhiều chỗ rộng hơn 50m. Thoạt đầu nước suối chảy qua bờ đá, vượt quan 200 m qua các gờ và hốc đá sắc nhọn sẽ đến chỗ đi dễ dàng trên sỏi và nền đất.

Tiếp đó phải vượt qua một số hồ. Hồ đầu tiên dài 120m. Các hồ này tách nhau bởi các gờ đá nhỏ. Vượt qua 500 m hồ, dẫn đến một dòng suối. ở đây thấy rất nhiều cá, côn trùng và mảnh vụn do các dòng lũ mang đến. Con suối có một đoạn ngắn chảy trên mặt đất qua một khu rừng rậm. Từ cửa ra này lại dẫn đến một cửa vào hang khác. Qua chuyến đi này, chúng tôi có nhận xét rằng. Mực nước của các dòng chảy và các hồ có liến quan đến sự hoạt động của thủy triều ở biển, mực nước có thể lên xuống tới 1m. Khi nước xuống thấp, một vài chỗ của Hang Tối trở nên lầy lội



http://i5.tinypic.com/11inz20.jpg

http://i5.tinypic.com/11io1p5.jpg
http://i5.tinypic.com/11io51s.jpg
http://i5.tinypic.com/11io5lk.jpg

3. Hang E

Chiều dài: 736 m Chiều cao 0m

Tọa độ địa lý: 635.0E 1940.1N

Khảo sát bởi: British Speleological Expedition, 1994

Hang E nằm ở phía Đông của Động Phong Nha. Để đến được hang E có 2 đường, một đường qua hang Tối, đi dọc sông Chày tới Eo Gió. Eo Gió có gió thổi suốt ngày. Qua Eo Gió đến đoạn vượt Sông Chày, theo đường mòn Hồ Chí Minh đến đoạn rẽ sang Đường 20 sẽ tới một thung lũng hẹp. Đó là cửa Hang E.

Hang E đã được D. Limbert mô tả trong Vietnam Cave Report 1994 như sau:

"ở phía Đông Phong Nha là Hang E và Hang Tối, chắc chắn rằng dòng chảy từ hai hang này về hang Phong Nha.

Hang E thoạt đầu có lối vào dễ với những đoạn bơi ngắn và vài lối đi dọc hang dài 800 m, dẫn đến một bờ đá dốc rộng chừng 50m, đến một phòng rộng rất đẹp có chu vi 500 m. Xuống khỏi vách phòng lại tới suối. Đoạn suối này rộng dần ra tới 50 m, rồi đến một loạt hồ nước rộng tới 120m. Sau khi bơi 500 m trên dòng suối sẽ tới cửa ra. ở đây còn thấy vết tích của nhiều mảnh bom trong thời kỳ chiến tranh.

Năm 1992, đã khảo sát phòng hang rộng 700 m, gần đoạn nối với dòng chảy chính. Một ngách hang khác được khảo sát nhưng không có kết quả. Do thời gian có hạn, cần một cuộc thám sát nhanh để xác định điểm đầu nguồn của dòng chảy. Điểm đó được xác định khoảng 800 m ở giữa rừng rậm.

Năm 1994, đội thám sát Hang E được thành lập lại và đã khảo sát thêm 736m. Đoạn đó phải bơi toàn bộ, trừ một chỗ bằng được nghỉ. Hang E cuối cùng thông lên một kẻ nứt lộ thiên, rộng khoảng 10m ở nóc hang, nhưng không thể trèo lên được.".

4. Hang Chà An

Chiều dài: 667m

Chiều cao: 15m

Khảo sát bởi: British Speleological Expedition, 1994

Muốn tới hang Chà An có thể theo đường 20, đến km số 16 rẽ trái theo suối đến cửa hang. Hang này rộng rãi có thể đóng quân, cắm trại. Trong chiến tranh, nơi đây đã được sử dụng để đóng quân và cất giấu lương thực.

A. Jarrant đã mô tả hang Chà An trong Vietnam Cave Report 1994 như sau:

"Chúng tôi phát hiện hang Chà An cách làng Sơn Trạch 16 km, ở phía đầu nguồn của các sông ngầm chảy qua động Phong Nha. Dòng sông chảy lộ thiên khoảng 1 km cho trước khi vào cửa hang. Hang Chà An được khảo sát 700 m cho tới một khe nứt phía trên. Lối cửa vào rộng 15 x 15 m, nhưng phía trong thấp hơn chỉ còn cao 5 m trước khi đến khe nứt.

Phía trên của hang Chà An là Thung Thông. Vượt qua khu rừng kín và qua 100 m phần hang có vách lở tới một chỗ có nhiều cửa ở phần 2 của hang. Có khả năng là chỗ này có nhiều hang nhỏ phân nhánh, nhưng các dòng suối chảy vào hang Chà An chắc chắn là các suối ngầm".

5. Hang Thung

Chiều dài: 3.351 m

Chiều cao: 133 m

Khảo sát bởi: British Speleological Expedition, 1994

Hang Thung được R.Skorupka mô tả trong Vietnam Cave Report 1994 như sau:

"Từ hang Chà An, đi bộ 3 km để tới dòng suối chính của hang Thung. Hang Thung thể hiện sự thay đổi ngoạn mục so với các hệ hang khác. Một phần cửa hang là dòng sông rộng với các hẻm đẹp và cấu trúc gây ấn tượng. Tuy nhiên, không phải chỗ nào cũng rộng 20m, có chỗ chỉ rộng 1m, nên nước chảy siết dữ dội.

Hang Thung dài 3.351, kết thúc ở một khe nứt và 10 km vùng ngập phía ngoài.

Đường vào hang Thung là một vách đá sụp, phía dưới đá sụp có một lối thấp dẫn vào hang. Phía trên bên phải, nhiều cửa vào chụm lại, có một phòng mở rộng gồm nhiều hồ nước lặng. Có một hồ rộng 30m đến một vách đá dốc cao 9m, phía trên có ánh sáng từ trần hang chiếu xuống. Đi lên tiếp một đoạn ngắn có lối đi sáng lờ mờ với vòm đá rất đẹp.

Bơi 70m nữa tới dòng chảy chính, vượt qua một dòng nước đổ dốc xuống 30m. Vượt qua nhiều ghềnh khoảng 500m đến một khối đá sụp lớn, vượt sang trái, rồi lần lượt vượt qua nhiều đường sống trâu dài 30m, sau đó qua 2 "miệng qủy" đến khoảng rộng ở phía phải. Từ đây có nhiều đoạn đá sập nối tiếp các đồng chảy là các phòng. Đường đi với độ dài 1.750 m, liên tiếp có nhiều thác ghềnh và có cả đảo giữa hồ".

6. Hang én

Chiều dài: 1.645 m

Chiều cao: 78,6m

Khảo sát bởi: British Speleological Expedition, 1994

Hang én nằm ở nơi "nước lặn" của suối Rào Thương. Tuyến đi phải vượt qua nhiều suối sâu, nhiều khu rừng rậm nhiệt đới núi đá và núi đất. Vùng này vắng vẻ, có nhiều dấu chân Bò tót, Gấu, Hổ và nhiều cây cổ thụ với bạnh vè cao tới 5-6m.

Cửa hang én rộng. Đầu tiên là một bãi sỏi lớn, sạch sẽ có thể cắm trại. Trên vách núi, vào mùa Thu có nhiều đàn chim én bay lượn rất ngoạn mục.



7. Hang Khe Tiên

Chiều dài: 520 m

Chiều cao: - 15m

Hang Khe Tiên nằm ở cuối suối Tiên (Toum Tiên), quanh hang là một khu rừng già nhiều cây cổ thụ, về phía Nam khu Bảo tồn. Hang chưa được nghiên cứu đầy đủ.

8. Khang Khe Ry

Chiều dài: 13.817m

Chiều cao: 120m (+48, -62m)

Tọa độ địa lý: 635.42 E 1922.87 N

Khảo sát bởi: British Speleological; Expedition, 1997

Hang Khe Ry nằm ở cuối suối Khe Ry. Suối này bắt nguồn từ độ cao 1.300 m, chảy rất mạnh vào hang. Vùng này được rừng nguyên sinh che phủ kín và vắng vẻ. Muốn tới hang Khe Ry phải theo đường 20 tới bản Ban của xã Thượng Trạch, và nhờ người địa phương dẫn đường.

Theo Mô tả của Martin Holroyd:

"Từ đầu nguồn nước chảy vào nhiều cửa khác nhau ở vách núi đá vôi và hợp lại ở hệ thống Khe Ry, rồi nối vào Hang én sau đó lặn xuống để đi vào hệ thống Phong Nha.

Điều thú vị là suối ở đây bắt nguồn trên độ cao 286m và 296 m, còn vùng sinh thủy từ độ cao 1.000 m qua các đứt gẫy 150 m và 250, trước khi chồi lên trên mặt đất và Hang én ở các đứt gẫy cao 110m. Các đứt gẫy lớn của các khối núi tạo ra nhiều cấp mức nước cũng như hình thành nhiều hang và các cửa lặn theo hướng Bắc. Đây là khối núi tương đối rộng không có dòng chảy bề mặt".

Theo con suối cạn 100m sẽ gặp cửa hang Khe Ry. Đường vào hang phải qua nhiều đoạn ngoằn ngoèo với các hồ nước sâu. Vào tiếp 800 m gặp một đoạn nối chữ T có một vài lối dẫn đi các hướng. Đi sâu 600 m nữa gặp lối đi ở phía bên trái đoàn tiếp tục khảo sát thêm 1 km nữa. Sau đoạn chữ T, cảnh trí thay đổi, có nhiều thạch nhũ trên các vách đá và các hướng của đường đi. Đặc biệt từ chỗ nối, hang trở nên rất sống động. Dòng suối chắc chắn là sự khởi đầu của các dòng chảy về phía Đông. Từ đây dòng chảy trên bãi đá cuội, rộng khoảng 40m phía trái có nhiều măng đá chồi lên.

Theo dòng suối 400 m nữa đến một kênh nước sâu thẳm. Theo kênh này tới một phòng rộng 60m có vòm trần hình cung, vách nhẵn. Chúng tôi đoán rằng đây là nơi giữ lại lượng nước của dòng chảy đầu tiên.

Một số đoạn đầu nguồn rất gần với mặt đất với vách đá sụp có dấu hiệu của các đàn dơi sinh sống. Khu vực này rõ ràng là mới được hình thành, chưa có các thạch nhũ trang trí đẹp".

Hàn Cát Nhi
02-06-2006, 10:02 PM
http://i5.tinypic.com/11inz20.jpg

http://i5.tinypic.com/11io1p5.jpg
http://i5.tinypic.com/11io51s.jpg
http://i5.tinypic.com/11io5lk.jpg

3. Hang E

Chiều dài: 736 m Chiều cao 0m

Tọa độ địa lý: 635.0E 1940.1N

Khảo sát bởi: British Speleological Expedition, 1994

Hang E nằm ở phía Đông của Động Phong Nha. Để đến được hang E có 2 đường, một đường qua hang Tối, đi dọc sông Chày tới Eo Gió. Eo Gió có gió thổi suốt ngày. Qua Eo Gió đến đoạn vượt Sông Chày, theo đường mòn Hồ Chí Minh đến đoạn rẽ sang Đường 20 sẽ tới một thung lũng hẹp. Đó là cửa Hang E.

Hang E đã được D. Limbert mô tả trong Vietnam Cave Report 1994 như sau:

"ở phía Đông Phong Nha là Hang E và Hang Tối, chắc chắn rằng dòng chảy từ hai hang này về hang Phong Nha.

Hang E thoạt đầu có lối vào dễ với những đoạn bơi ngắn và vài lối đi dọc hang dài 800 m, dẫn đến một bờ đá dốc rộng chừng 50m, đến một phòng rộng rất đẹp có chu vi 500 m. Xuống khỏi vách phòng lại tới suối. Đoạn suối này rộng dần ra tới 50 m, rồi đến một loạt hồ nước rộng tới 120m. Sau khi bơi 500 m trên dòng suối sẽ tới cửa ra. ở đây còn thấy vết tích của nhiều mảnh bom trong thời kỳ chiến tranh.

Năm 1992, đã khảo sát phòng hang rộng 700 m, gần đoạn nối với dòng chảy chính. Một ngách hang khác được khảo sát nhưng không có kết quả. Do thời gian có hạn, cần một cuộc thám sát nhanh để xác định điểm đầu nguồn của dòng chảy. Điểm đó được xác định khoảng 800 m ở giữa rừng rậm.

Năm 1994, đội thám sát Hang E được thành lập lại và đã khảo sát thêm 736m. Đoạn đó phải bơi toàn bộ, trừ một chỗ bằng được nghỉ. Hang E cuối cùng thông lên một kẻ nứt lộ thiên, rộng khoảng 10m ở nóc hang, nhưng không thể trèo lên được.".

4. Hang Chà An

Chiều dài: 667m

Chiều cao: 15m

Khảo sát bởi: British Speleological Expedition, 1994

Muốn tới hang Chà An có thể theo đường 20, đến km số 16 rẽ trái theo suối đến cửa hang. Hang này rộng rãi có thể đóng quân, cắm trại. Trong chiến tranh, nơi đây đã được sử dụng để đóng quân và cất giấu lương thực.

A. Jarrant đã mô tả hang Chà An trong Vietnam Cave Report 1994 như sau:

"Chúng tôi phát hiện hang Chà An cách làng Sơn Trạch 16 km, ở phía đầu nguồn của các sông ngầm chảy qua động Phong Nha. Dòng sông chảy lộ thiên khoảng 1 km cho trước khi vào cửa hang. Hang Chà An được khảo sát 700 m cho tới một khe nứt phía trên. Lối cửa vào rộng 15 x 15 m, nhưng phía trong thấp hơn chỉ còn cao 5 m trước khi đến khe nứt.

Phía trên của hang Chà An là Thung Thông. Vượt qua khu rừng kín và qua 100 m phần hang có vách lở tới một chỗ có nhiều cửa ở phần 2 của hang. Có khả năng là chỗ này có nhiều hang nhỏ phân nhánh, nhưng các dòng suối chảy vào hang Chà An chắc chắn là các suối ngầm".

5. Hang Thung

Chiều dài: 3.351 m

Chiều cao: 133 m

Khảo sát bởi: British Speleological Expedition, 1994

Hang Thung được R.Skorupka mô tả trong Vietnam Cave Report 1994 như sau:

"Từ hang Chà An, đi bộ 3 km để tới dòng suối chính của hang Thung. Hang Thung thể hiện sự thay đổi ngoạn mục so với các hệ hang khác. Một phần cửa hang là dòng sông rộng với các hẻm đẹp và cấu trúc gây ấn tượng. Tuy nhiên, không phải chỗ nào cũng rộng 20m, có chỗ chỉ rộng 1m, nên nước chảy siết dữ dội.

Hang Thung dài 3.351, kết thúc ở một khe nứt và 10 km vùng ngập phía ngoài.

Đường vào hang Thung là một vách đá sụp, phía dưới đá sụp có một lối thấp dẫn vào hang. Phía trên bên phải, nhiều cửa vào chụm lại, có một phòng mở rộng gồm nhiều hồ nước lặng. Có một hồ rộng 30m đến một vách đá dốc cao 9m, phía trên có ánh sáng từ trần hang chiếu xuống. Đi lên tiếp một đoạn ngắn có lối đi sáng lờ mờ với vòm đá rất đẹp.

Bơi 70m nữa tới dòng chảy chính, vượt qua một dòng nước đổ dốc xuống 30m. Vượt qua nhiều ghềnh khoảng 500m đến một khối đá sụp lớn, vượt sang trái, rồi lần lượt vượt qua nhiều đường sống trâu dài 30m, sau đó qua 2 "miệng qủy" đến khoảng rộng ở phía phải. Từ đây có nhiều đoạn đá sập nối tiếp các đồng chảy là các phòng. Đường đi với độ dài 1.750 m, liên tiếp có nhiều thác ghềnh và có cả đảo giữa hồ".

6. Hang én

Chiều dài: 1.645 m

Chiều cao: 78,6m

Khảo sát bởi: British Speleological Expedition, 1994

Hang én nằm ở nơi "nước lặn" của suối Rào Thương. Tuyến đi phải vượt qua nhiều suối sâu, nhiều khu rừng rậm nhiệt đới núi đá và núi đất. Vùng này vắng vẻ, có nhiều dấu chân Bò tót, Gấu, Hổ và nhiều cây cổ thụ với bạnh vè cao tới 5-6m.

Cửa hang én rộng. Đầu tiên là một bãi sỏi lớn, sạch sẽ có thể cắm trại. Trên vách núi, vào mùa Thu có nhiều đàn chim én bay lượn rất ngoạn mục.



7. Hang Khe Tiên

Chiều dài: 520 m

Chiều cao: - 15m

Hang Khe Tiên nằm ở cuối suối Tiên (Toum Tiên), quanh hang là một khu rừng già nhiều cây cổ thụ, về phía Nam khu Bảo tồn. Hang chưa được nghiên cứu đầy đủ.

8. Khang Khe Ry

Chiều dài: 13.817m

Chiều cao: 120m (+48, -62m)

Tọa độ địa lý: 635.42 E 1922.87 N

Khảo sát bởi: British Speleological; Expedition, 1997

Hang Khe Ry nằm ở cuối suối Khe Ry. Suối này bắt nguồn từ độ cao 1.300 m, chảy rất mạnh vào hang. Vùng này được rừng nguyên sinh che phủ kín và vắng vẻ. Muốn tới hang Khe Ry phải theo đường 20 tới bản Ban của xã Thượng Trạch, và nhờ người địa phương dẫn đường.

Theo Mô tả của Martin Holroyd:

"Từ đầu nguồn nước chảy vào nhiều cửa khác nhau ở vách núi đá vôi và hợp lại ở hệ thống Khe Ry, rồi nối vào Hang én sau đó lặn xuống để đi vào hệ thống Phong Nha.

Điều thú vị là suối ở đây bắt nguồn trên độ cao 286m và 296 m, còn vùng sinh thủy từ độ cao 1.000 m qua các đứt gẫy 150 m và 250, trước khi chồi lên trên mặt đất và Hang én ở các đứt gẫy cao 110m. Các đứt gẫy lớn của các khối núi tạo ra nhiều cấp mức nước cũng như hình thành nhiều hang và các cửa lặn theo hướng Bắc. Đây là khối núi tương đối rộng không có dòng chảy bề mặt".

Theo con suối cạn 100m sẽ gặp cửa hang Khe Ry. Đường vào hang phải qua nhiều đoạn ngoằn ngoèo với các hồ nước sâu. Vào tiếp 800 m gặp một đoạn nối chữ T có một vài lối dẫn đi các hướng. Đi sâu 600 m nữa gặp lối đi ở phía bên trái đoàn tiếp tục khảo sát thêm 1 km nữa. Sau đoạn chữ T, cảnh trí thay đổi, có nhiều thạch nhũ trên các vách đá và các hướng của đường đi. Đặc biệt từ chỗ nối, hang trở nên rất sống động. Dòng suối chắc chắn là sự khởi đầu của các dòng chảy về phía Đông. Từ đây dòng chảy trên bãi đá cuội, rộng khoảng 40m phía trái có nhiều măng đá chồi lên.

Theo dòng suối 400 m nữa đến một kênh nước sâu thẳm. Theo kênh này tới một phòng rộng 60m có vòm trần hình cung, vách nhẵn. Chúng tôi đoán rằng đây là nơi giữ lại lượng nước của dòng chảy đầu tiên.

Một số đoạn đầu nguồn rất gần với mặt đất với vách đá sụp có dấu hiệu của các đàn dơi sinh sống. Khu vực này rõ ràng là mới được hình thành, chưa có các thạch nhũ trang trí đẹp".





http://i5.tinypic.com/11iobxg.jpg

http://i5.tinypic.com/11iodtv.jpg
http://i6.tinypic.com/11ioe4l.jpg
http://i6.tinypic.com/11ioegg.jpg
9. Hang Khe Thi

Chiều dài: 25m

Chiều cao: - 15m

Tọa độ địa lý: 636.1E 19272.0 N

Hang còn được nghiên cứu ít. Suối ngầm của nó nối với hang Thung và chảy vào hệ thống hang Phong Nha.

B. Hệ thống hang Vòm

Dòng chính của hệ hang Vòm nằm phía Nam hang Vòm cách đường 20 là 4,4 km. Từ Rục Cà Roòng nước lặn qua hang Pygmy rồi chảy qua bản Bắc Xin về hướng Bắc. Vào mùa khô, nước ở các rào (nơi tụ nước) cung cấp ổn định cho các suối ngầm này. Trong mùa mưa mực nước lớn, có nhiều dòng chảy vào sông.

Dòng suối ngầm từ Pygmy nối với Hang Hổ. Từ đây theo dòng chảy xuống tới phần chính của Hang Đại Cao, Hang Duật và chỗ lặn của Hang Vòm.

Tổng chiều dài của hệ Hang Vòm là 31,4 km, tuy toàn bộ hệ hang này chưa được khảo sát hết. Muốn tiến hành khảo sát ở đây cần phải có đầy đủ trang thiết bị.

Hệ Hang Vòm có cấu trúc rất đặc biệt, và do ở xa dân cư nên được rừng nguyên sinh che phủ kín và được bảo vệ toàn vẹn từ nhiều năm qua.

10. Hang Vòm

Chiều dài: 15.050 m

Chiều cao: 145m

Tọa độ địa lý: 630.4E 1937.0N

Khảo sát bởi: British Speleological Expedition, 1992, 1994, 1997

Hang Vòm được D. Limbert mô tả như sau:

"Phần lớn đường vào Hang Vòm phải xuyên qua rừng già, nếu thiếu sự giúp đỡ của người địa phương thì không thể tìm được cửa hang.

Vòm cổng hang rộng 100m, cao 50m và có một hồ rộng hình thành nên cái tên rất phù hợp "Hang Vòm". Đi xuyên vào, phải bơi hàng trăm mét, chỗ dài nhất là "Đại sảnh trạm trổ rực rỡ" Dài 350 m. Qua 1,6 km tính từ cửa hang là đến vòm có ánh sáng trời. Tia sáng từ vòm cao khoảng 200 m chiếu xuống. Phía trái là lối đi dài nhất và cũng là đoạn hang khô ráo dài nhất của Hang Vòm. Qua đó tới một vùng rộng lớn, bắt đầu lên dốc vào các vòm đá khô ráo, rộng mênh mông với những cột thạch nhũ vĩ đại. Tiếp đến là một đường 5 km dẫn đến một cửa hang ở đáy vách núi. Do chỗ này là rừng già nên không thể thấy rõ đặc điểm của mặt đất bên ngoài, nhưng có thể xác định đây là một thung lũng biệt lập.

Không nghi ngờ gì nữa, Hang Vòm là một trong các hang lớn nhất thế giới, mà năm 1994 đã được chúng tôi khảo sát 14km với nhiều phần rộng và cao trên 50m. Từ Hang Vòm có thể đi thuyền tới sông Son và ngã ba sông Chày mất khoảng 2 giờ.

Với 14 km thám sát Hang Vòm cho thấy, đây là một hang thực sự gây thán phục cho đoàn khảo sát mà chúng tôi tôi chưa từng được gặp trước đó. Trong tương lai, tiềm năng thám sát Hang Vòm rất lớn. Đó là điều tuyệt diệu khi được tiếp tục khảo sát và mô tả cho công luận thấy đây là một trong những hang lớn nhất thế giới. Hang Vòm là một trong những hang mà chúng tôi khó lòng mơ thấy, nhưng nay thì hơn cả giấc mơ trong khi đang là mùa đông của nước Anh thì chúng tôi trở lại Việt Nam để tiếp tục những gì còn tồn tại từ năm 1994".

11. Hang Đại Cáo

Chiều dài: 1.607 m

Chiều cao: 120m (+ 48m, -62m)

Tọa độ địa lý: 624.3E 1930.5N

Khảo sát bởi: British Speleological Expedition, 1994

Từ Hang Vòm không thể đi đến Hang Đại Cáo bằng con đường suối ngầm. Từ cửa Hang Vòm cũng không thể đi thẳng đến Hang Đại Cáo được vì các vách đá hiểm trở dựng đứng. Muốn đến Hang Đại Cáo phải quay lại đường 20, đến cây số 24, rẽ phải theo đường mòn gần núi Cổ Khu đi sâu vào rừng già. Nếu muốn đến hang này cần thiết phải có sự giúp đỡ của người địa phương (bản Arem).

Deborath Limbert viết trong Vietnam Cave năm 1994 như sau:

"Hạng Đại Cáo và hang Mê Cung là hai hang tách biệt mặc dầu có bề mặt nước chung. Cửa của chúng cách Hang Vòm 2km về phía Nam đã được chúng tôi khảo sát 1,6 km.

Đi theo đường 20 rẽ phải ở km 24, đi tiếp 3 giờ nữa qua rừng và nhiều suối mới tới được cửa Hang Đại Cáo. suối lớn tách ra thành nhiều suối nhỏ và dẫn đến một cái ao. Sau quãng đường dài 20m rộng 20m, nền đất mềm lún, dẫn đến một quãng nối chữ T và phải bơi một đoạn đến nhánh trái, tới đoạn 400m tiếp theo có nền cứng dễ đi. Đoạn đường bên trái qua nhiều bậc đá và chỗ lầy lội dẫn đến một vách đá. Bơi qua một cái ao có ánh sáng le lói chiếu vào và theo đường sống trâu dẫn đến một cửa, rồi tới một lối đi hơi hẹp (3m) và nối vào nhiều đoạn hầm cong. Sau 100m tiếp là đoạn nối vào bờ cát còn in nhiều dấu chân thú rừng.

Trở lại đoạn nối chữ T ở cửa đầu tiên, bơi về phía phải 220m qua nhiều khối đá rất lớn và theo đoạn sông chính 50m nữa trước khi kết thúc ở một khe hẹp có gió lùa vào.

Khi trở lại chúng tôi đã xem xét hướng đi còn lại. Trèo qua một đoạn đường bên trái mà chúng tôi đã khảo sát lúc đầu. Như vậy, chiều dài Hang Đại Cáo là 1,6 km

Hàn Cát Nhi
02-06-2006, 10:06 PM
http://i6.tinypic.com/11ion5g.jpg
http://i6.tinypic.com/11ioeug.jpg

12. Hang Duật (còn gọi là hang Mê Cung)

Chiều dài: 3.927 m

Chiều Cao: 45m (+31m, - 14m)

Tọa độ địa lý: 625.5E 1930.5 N

Khảo sát bởi: British Speleological Expedition, 1994

Hang này được D. Limbert và R. Skorupka mô tả trong Vietnam Cave Report 1994 như sau:

"Hang Mê Cung được khảo sát 4km đã chứng minh là một hang cực kỳ phức tạp và đa dạng. Nó phát triển trên một số tầng cao và hình thành 9 ngách vào. Chỉ phải bơi một đoạn rất ngắn vào hang. Trong hang có những vùng trang trí cực kỳ đẹp.

Lối ra khỏi Hang Mê Cung kết thúc ở một lối đi ngắn trên suối cạn tới Hang Hổ. Hang Mê Cung đã được khảo sát 800 m trong một lối đi đầy ấn tượng, nhưng phải có đủ dụng cụ để vượt qua một vách dựng đứng 30m để đi vào lối chính.

Sự đa dạng của các hang này trái ngược với 15 km của hang Vòm. Nước của hang này chảy vào Hang Vòm ở vùng dưới.

Tiếp tục vượt vách đá lớn đến phần khác của hang, có một hẻm nước bên trái và một bờ cát dọc bức vách bên phải. Lối ra là một đoạn dốc khô ráo. Sau đó đi vào một vùng sống trâu trơn có nhiều lỗ sâu. Rẽ xuống phía phải có thể thấy dòng chảy. Tiếp tục vượt qua các sống trâu tới một ngách rộng, trèo qua một lối trơn thấy 2 ngách hang mới.

Có thể vượt một số bờ cản khác để trở lại phòng hang ban đầu. Con đường suối chính tiếp tục qua nhiều gờ và nền chắn bằng đá đen và tường đen. Một số hóa thạch lớn đã được ghi nhận ở vùng này. Tiếp tục bơi qua một cái ao, vượt một đoạn khô thấy rõ 2 ngách ở bên phải. Hai ngách hình ống nhanh chóng hợp lại, chúng tôi thấy cần phải tiếp tục bơi trở lại đường sông chính. Trước khi tới đoạn nối là một vùng cấu trúc cực kỳ đa dạng.

Từ một ngách khác đi vào một hồ nước nhỏ, rồi tới 3 nhánh suối cụt. Tiếp tục đi vào nhánh chính thấy nó được tách làm 2 ở bên trái. Rẽ vào nhánh đầu là một đường ống rêu trơn sẽ dẫn tới 2 cái ao và một rào đá. Vượt lên đỉnh rào đá sẽ tới một nhánh sông tách làm 2 qua cả hai bên phải và trái. Qua bên phải đi 75 m đến đầu nhánh cụt. Nếu theo nhánh trái vượt lèn đá 150m sẽ đến khoảng trần thấp có kẻ nứt. Nếu quay lại một đoạn trèo lên kẽ nứt sẽ lên được khe nứt trên trần.

Trở lại dòng chảy chính tới nhánh thứ 2 hơi thấp hơn nhánh chính. Đầu tiên gặp một cái ao nhỏ, sau đó rộng dần thành suối chính. Đi qua vòm đá lớn và cao, để tới dòng suối chính phải vừa đi vừa bơi một đoàn dài 275m. Đến cuối nhánh có ánh sáng tỏa xuống từ kẽ nứt trên trần có có thể dễ dàng leo lên. ở đây có rất nhiều nhánh nối với đường chính ở các độ cao khác nhau, cần được khám phá về sau.

Quay lại một đoạn ngắn từ cuối đường chính sẽ khỏi đường ống. Sau khi đi 30m tới một phòng rộng có 1-2 cột đá lớn. Từ bên phải, có một đoạn nhìn rõ dòng suối chính, một ống nhỏ nối với nó. Một dòng nước chảy song song với dòng suối chính dẫn đến một cửa ra ở cùng khu vực với đoạn cuối của dòng chính.

Tiếp tục tiến vào từ cửa này, một dòng chảy nhỏ (rộng 2-5 m) dài 200m tới vùng đá sụp, lối đi đều ẩm ướt, đôi chỗ nước chảy mạnh. Vượt qua gờ đá đến dòng chảy khác đến một đoạn có không gian thấp, lối này được mở ra cho thấy được ánh sáng mặt trời. Thật là tuyệt vời khi thấy một gờ đá phía phải dẫn đến một khoảng rộng có nhiều cửa ra được đều nằm ở trên trần hang..."

13. Hang Cá - Hang Pitch

Chiều dài: 1.075m

Chiều cao: 62 m

Tọa độ địa lý: 625 E 1930 N

Khảo sát bởi: British Speleological Expedition, 1994

Hang này được M. Robson mô tả trong Vietnam Cave Rport 1994 như sau:

"Sau khi thành công ở Hang Mê Cung, đoàn khảo sát ở khu vực cao hơn của hệ Hang Vòm và tiếp tục theo một dòng chảy tới Hang Pitch. Phải mất 200 m vượt qua các tảng đá lớn tới dòng sông dẫn đến cửa hang rộng 20 x 10m. Lối nhỏ này sớm mở ra một khoang rộng 150 m có nhiều cột đá và nhũ đá khổng lồ. Tắt ngang một lối nhỏ bên trái là một phòng trang hoàng lộng lẫy. Đi tiếp 150m nữa là một cửa hang khác dẫn đến rừng rậm. Trở lại hang có một lối đi rất đẹp khác, dẫn xuống một lối sâu 25 m đến một đường hang suối rộng 15 m cao 25m.

Cuối nguồn của Hang Cá tiếp tục dài 200 m, qua một gờ đá lớn, cắt ngang bởi môt hồ rộng 150m. Con đường được tìm thấy đi qua một khung cửa tò vò đẹp dài 3 m cao 0,5 m. Chui qua cửa tò vò vào một cái hồ thì cảnh quan của hang thay đổi hoàn toàn. Hướng đi của hang ngoặt hẳn 270 độ và quay lộn hai lần. Hang phát triển tiếp tục bởi những dòng suối lộn xộn với những bờ đá, cho tới một đường rộng, chiều dài của đoạn này là 75m.

Đầu nguồn Hang Cá có một lối đi được trang trí thạch nhũ rất đẹp dài 400 m. Kích thước hang nhỏ dần vào trong. Tại điểm này lối đi rộng và sâu dần xuống vách đá bị đổ vỡ ngổn ngang.Tiếp tục theo lối bên tường trái 100 m rồi trèo độ 10 m qua một khe hẹp (cửa Cờ), lối đi tràn ngập các tảng đá tròn lồi lên..."

14. Hang Hổ

Chiều dài: 1.616m

Chiều cao: + 46 m

Tọa độ địa lý: 625.5 E 1928.6N

Khảo sát bởi: British Speleologica; Expedition, 1994, 1997

Hang này nằm ở vị trí đầu nguồn của Hang Vòm, đã được nhiều nhà thám hiểm đến khảo sát như: P. Lallisten, M. holroyed, H. Limbert, A. Mackie, R. Greenslade, D. Limbert, P. macnab từ 13 đến 19-3-1997. Nhà thám hiểm Andy Mackie đã viết:

"Muốn đến hang này phải trèo núi khoảng 3 giờ bắt đầu từ Hang Duật (hang Mê Cung) hoặc Hang Pitch, trước khi đến một thung lũng bao gồm nhiều hang cụt. Chúng tôi cắm trại ở cửa Hang Hổ vì có bãi cát phẳng và có nước.

Để tiếp tục điều tra Hang Hổ và hang Over, chúng tôi phải cắm trại ở cửa Hang Hổ, nơi đã được lựa chọn vì có bãi cát phẳng và có nước. Sau khi đã qua Hang Duật và Hang Cá, chúng tôi xác định được đường qua rừng rậm từ cửa Hang Hổ, tốt hơn là phải tụt xuống Hang Cá.

Sau khi cắm trại, chúng tôi quay lại phần nhô ra cửa hang để tiếp tục khảo sát. Theo dòng suối chảy sẽ dẫn tới một hành lang rộng, rồi theo một đường ngắn dọc theo dòng suối dẫn đến một phòng rộng khác, bò qua các gờ đá sang trái của dòng suối dẫn đến một khe có ánh sáng, nơi không thể tiếp tục tiến lên được. Quay lại suối nước, chúng tôi tìm thấy một cái hố nước. Đó là con đường duy nhất có thể trèo qua một khe đá để sang phía tay phải của dòng suối và quay trở lại một lối rộng, khô. Trở lại điểm cuối nơi điều tra trước, chúng tôi tìm được đường xuống suối và bắt đầu xuôi theo dòng nước. Bơi theo dòng suối đến một cửa hang đẹp nhất của Việt Nam mà chưa từng biết đến".

15. Hang Over

Chiều dài: 3.244m

Chiều cao: 103m (+93m, - 10m)

Tọa độ địa lý: 625,80 E 1928.10N

Khảo sát bởi: British Speleological Expedition, 1994, 1997

Hang Over nằm ở đầu nguồn của hệ Hang Vòm. Hang này được H. Limbert, Martin Holroyd và Andy Mackie mô tả như sau:

"Hang Over chỉ cách lối ra của Hang Hổ 100m. Mặc dù nhỏ hơn, nhưng cửa Hang Over rất gây ấn tượng. Ven hồ trước cửa hang có nhiều dấu vết của động vật đến đây uống nước. Phía trước mặt là những nhũ đá lớn đẹp với những khoảng sáng lóng lánh, được che phủ bởi lớp rêu và bao bọc trong một lớp sương mù ấm áp của không khí nhiệt đới.

Con đường suối chính rộng 30-50m. Đường này dẫn tới một vùng đất ướt theo hướng Đông - Nam. Chúng tôi tạm gọi là "đường tuần tra", dài 900m. Nhìn chung, việc đi lại tương đối dễ dàng, mặc dù trên nền hang có những bãi lầy trơn rải rác bởi những mấu lồi can xi, những tảng đá và các bầu đá khô lớn. Có những chỗ có hình thù như một con trâu, hay như một con bò, hoặc hình một con voi Ma Mút.

Không gian ở đây thật sự là rộng lớn, chỉ đo chiều rộng của một điểm trong hang đã là 125m. Rất nhiều phòng được trang hoàng lộng lẫy với những cột tháp và những măng đá tạo nên những bức tường và những chuông đá, mầm đá và đá lăn ở giữa. Phía tay trái của khe sâu là một lan can, trong khi đó phía phải trải rộng ra như "đi trên mặt trăng" dẫn tới một gốc, ở đó có một số đường được mở ra. Một lối nhỏ hơn dẫn tới một khe đá vôi. Trèo qua tường đá (thậm chí có rêu trơn tuột) sẽ đi đến một đoạn rất khó đi.

Phía trái góc hang, một đường xuống dốc lầy trơn dẫn đến một cầu trượt.Trèo qua đỉnh dốc dẫn đến một cầu trượt khác với một vũng nước ở đáy hang và đi vào một cửa tò vò. Tại đây có hai vũng nước được ngăn bởi một vách dốc và lầy. Nơi chúng tôi đi ngang qua là một bức tường đá chứa một hầm nước. Đó là phần tối và trông khá kinh rợn của hang, là nơi trú ngụ của châu chấu, giống như là một hang côn trùng.

Bên trái, bức vách phía Đông có một đường lớn khác. Lối này cũng đi xuống qua các gờ đá nhưng có luồng không khí ấm thổi qua có thể cảm tưởng như là có gió Lào thổi vào. Một lối rộng 20m qua các cấu trúc rộng lớn và các mầm đá mảnh dẫn đến một ngã 3 phía dưới. Luồng gió chính từ phía phải nhưng yếu hơn khi đi qua những đường ngoằn ngoèo kỳ lạ của lối nhỏ xoắn xung quanh các bức tường và các bức mành can xi. Lối này được mở rộng ra khoảng 3m dẫn đến một phòng với một khe nhỏ có thể nhìn thấy được ánh sáng mặt trời.

Theo hướng phải, tại ngã 3 là một cửa có bãi đá cuội dẫn tới một bên vách dốc đứng và một cửa hang khác đối diện. Trở lại từ cửa ra, kích thước của đường lớn có thể là nguyên nhân dẫn đến một số nhầm lẫn khi tìm đường. Trong một thời gian ngắn, chúng tôi tự tìm được một đường quay lại tại góc Vắt. Không trở lại con đường mới, mà thực tế nó đã được chúng tôi khám phá. Đó là con đường rộng, thẳng từ góc Vắt nối với đường lớn”.


16. Hang Pygmy

Chiều dài: 845m

Chiều cao: - 94m

Tọa độ địa lý: 627.05E 1927.30 N

Khảo sát bởi: British Speleological Expedition, 1997

Hang Pygmy nằm ở đầu nguồn hệ Hang Vòm. Trước năm 1990!và trong thời kỳ chiến tranh, người Arem đã sống trong hang này. Tại đây còn rất nhiều chứng tích của họ vẫn còn giữ lại trong hang.

Hang này được mô tả bởi U.K Cave năm 1997 như sau:

"Đến Hang Pygmy phải đi từ cửa ra của Hang Over, qua một khu rừng già, vượt một cửa hang có vòm dị dạng kỳ lạ. Vòm này rộng 90m, dốc xuống vào phía tường bên trong 100m. Nhiều mảnh vỡ lớn trên đường đi xuống phía trái. Con đường uốn cong hình tròn sang phía phải và theo hướng Nam, qua một bờ đá cao có các tàn tích bị nước dồn lại. Các tàn tích thể hiện một làng làm bằng tre nứa đã bị bỏ hoang được nước cuốn vào đây. ít nhất có bốn cấu trúc và một số vật còn lại của các đồ đan lát chứng tỏ hang có người ở trong thời gian gần đây. Có thể là người Arem, Rục Cà Roòng - một bộ tộc ở miền núi Quảng Bình, Việt Nam - sống trong hang này (chúng tôi gọi là Hang có người). Một loạt mành đá bao quanh các căn phòng nối tiếp với một "tượng ông sư". Chỗ này có một cái thùng dầu cũ dùng để lấy nước, bằng chứng của một làng bị bỏ hoang từ lâu.

Theo một lối rộng đến bờ của đá sụp cạnh một hố sâu, ánh sáng từ một cửa khác rọi vào trong vòm. Bò một đoạn ngắn về phía phải của đá sụp theomột hướng hẹp dọc tường đá phía trên của một vực trông rất nguy hiểm. Đó là một lối có thể đi được, tuy nhiên phải thận trọng leo xuống dưới đáy vực. Trên đường về, chúng tôi thấy một số dây đã có từ trước, dùng để leo trèo theo vách đá.

Trèo khỏi "cái Lò" lối đi mở rộng ra 40m, cao 100m, như một "Đường bay qua rừng" uốn quanh phía trái của một cửa vào rất lớn khác, cách khoảng 300m. Một loạt dốc ở phía phải dẫn vào góc của lối đi. Có thể trèo qua một dãy gờ tường và các dãy gờ hành lang lên phía trên. Một số hốc đá bị xám đen bởi lửa cho thấy rằng một thời gian ở đây đã có người đốt lửa soi đường phía dưới. Một lối rẽ dễ dàng đi được ở gần đường ra đã được sử dụng như một chỗ nghỉ và cả chữ Việt Nam đề ngày, tháng, từ năm 1994 đến những năm 1990.

Vùng cửa ra rộng, gọi là "Vùng rừng sâu", bao gồm rất nhiều loài thực vật vì có ánh sáng từ cửa hang chiếu vào. Hầu hết toàn bộ hang được chiếu sáng do hai cửa hang. Đó là một đặc điểm đặc trưng của cửa hang này, nên lòng hang sáng như đường phố. Phía cao trên các vách đá và trên trần hang là dấu vết cũ của các thang tre nứa và dây buộc, có thể là do người địa phương dùng để lấy trứng và tổ chim én sống trong cửa hang".

17. Hang Rục Cà Roòng

Chiều dài: 2.800 m

Chiều cao: 45 m

Tọa độ địa lý: 628 E 1927N

Khảo sát bởi: British Speleological Expedition, 1992

Hang Rục Cà Roòng nằm ở phía Nam khu Di sản. Theo đường 20 đến km số 39, rẽ phải, đến một bản mới được thành lập năm 1992 (bản 39), gồm nhóm người Arem trước đây sống rải rác trong rừng tách biệt với cộng đồng. Một số người trong họ đã từng sống trong các lán bằng tre nứa, một số khác sống trong hang đá.

Rục có nghĩa là nơi nước lặn xuống đất, Hang Rục Cà Roòng có nghĩa là hang Rục ở suối Cà Roòng. Hang này nằm ở đáy thung lũng. Hang thứ nhất ngắn có dòng chảy viền quanh đai, nó phân nhánh khi đến một khoảng trũng rộng có nhiều cửa nhánh. Sau khi bơi một đoạn 0,8 km sẽ vào được một hang lớn, khô, có cát sỏi, rộng 13m cao 10m. Tiếp tục đi 1 km nữa thì dòng chảy biến mất và tiếp đến là một nhánh hang khô dài 250m cao 30m có nhiều khối đá tảng. Từ đây dòng chảy lại xuất hiện và chảy qua một đoạn dài 500 m trước khi trần hang hạ thấp xuống tận mặt nước.

Hang này còn được D. Nodding mô tả trong Vietnam Cave Report năm 1994 như sau:

"Chúng tôi được biết rằng tên một làng Cà Roòng có cùng tên với hang.

Sau khi đi vào hang, vượt qua một chỗ đất lún, và qua một vai đá đi vào khu đất trũng thứ hai sẽ dẫn đến một cửa hang rộng. Dù có vài cửa hang và ánh sáng ban ngày chiếu xuống, nhưng hang chỉ có một dòng suối chảy qua. Bơi xa hơn nữa cách 500m từ cửa hang sẽ đến trước một bãi cát và một lòng hang rất tối. Lối đi rộng 20m, cao khoảng 13-17m. Chỗ này có những cột đá tách ra, dòng chảy chia làm 2 đường, nhưng cuối cùng thì hợp lại.

Một phần của hang dài 500 m, đi qua các tảng đá với dòng suối ở bên trái.Do điều kiện tự nhiên và thời gian có hạn, nên bức tường bên phải không được chúng tôi xem xét kỹ.

Sau một đoạn khoảng 1.300m, qua một vũng nước không thấy lối ra, chúng tôi cố gắng chẩn đoán để tìm đường, cho đến khi tìm thấy một gờ đá thoải dẫn vào một vùng tối thăm thẳm. Đó là một lối rộng 30m, cao 15 m đi lên khoảng 300 m đến trước dòng suối chảy ra từ một hầm tối phía bên phải. Đây là một địa điểm tuyệt vời kết thúc 1.650 m hang".

Hàn Cát Nhi
03-06-2006, 01:26 AM
Bàu Tró hồ xanh trên cát - Quảng Bình

http://i5.tinypic.com/11j3rj7.jpg
Khách du lịch đến thị xã Đồng Hới (Quảng Bình) thường nghĩ đến một dải bờ biển thơ mộng, nơi có bãi tắm Nhật Lệ đẹp nổi tiếng. Không mấy ai biết rằng Đồng Hới có một hồ nước ngọt nằm ngay cạnh biển Nhật Lệ, chỉ cách có hơn 100 mét, đó là hồ Bàu Tró. Đây là một thắng cảnh, vừa là một vùng di tích với những di chỉ khảo cổ học của người Việt cổ để lại.


Đứng trên đồi cát thuộc phường Hải Thành nhìn xuống, thấy biển và hồ chỉ cách nhau vài gang tay. Những ngày biển nổi sóng lớn cứ tưởng như biển sẽ hoà nhập vào với hồ. Lạ thay, dù chỉ cách nhau gần như vậy nhưng nước hồ lại ngọt như là nước suối trên rừng. Người dân thị xã Đồng Hới trước đây thường ra hồ lấy nước về giặt quần áo cho trắng. Nước hồ chủ yếu rịn ra từ cát nên rất trong mát và sắc, có thể tẩy được áo quần. Đây là nguồn nước ngọt duy nhất cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân thị xã vốn bị nhiễm mặn từ bao đời nay.

Bao xung quanh hồ là những dải rừng cây phi lao xanh tươi nổi lên ngăn ngắt trên một vùng cát trắng chang chang. Vài năm gần đây do môi trường sinh thái hồ được cải thiện nên có rất nhiều đàn chim bay về cư trú trong rừng cây. Du khách tới thăm hồ, vãn cảnh thật không có gì thú bằng mắc võng dưới rừng cây nằm nghe tiếng sóng biển rì rào lẫn trong tiếng chim ríu ran đưa ta vào giấc ngủ êm đềm.

Vào mùa hè, khi mực nước trong hồ cạn xuống khoảng một phần ba, trông hồ giống như một dấu bàn chân trái khổng lồ. Người dân địa phương vẫn đang kể lại nhiều câu chuyện huyền thoại về cái hồ này. Rằng là hồ sâu đến nỗi không có đáy. Trước đây từ xa xưa, có người đã ném một quả bưởi xuống hồ, sau đó thấy quả bưởi nổi lên ở hồ Sen thuộc huyện... Lệ Thuỷ. Có lẽ những câu chuyện huyền thoại này chỉ là để nói lên nguồn nước của hồ không bao giờ cạn, cho dù là trong mùa hè nắng nóng giai giẳng hàng tháng trời.

Vào mùa hè năm 1923, có hai thông tin viên người Pháp của trường Viễn đông Bác cổ là Max và Depiruy đã phát hiện ra di chỉ khảo cổ học tại Bàu Tró. Cuối mùa hè năm đó, nhà địa chất kiêm khảo cổ học Etinen Patte đã tổ chức khai quật và công bố những hiện vật của thời tiền sử đồ đá mới. Những hiện vật này gồm nhiều rìu đá, mảnh tước, hai hòn ghè bằng thạch anh, bàn nghiền hạt mảnh gốm vỡ... Mùa xuân năm 1980, trường đại học tổng hợp Huế tổ chức khai quật lại di chỉ Bàu Tró ở khoảng cách cách mép nước hồ lúc đó 40 mét, cao hơn mặt nước 2,3 mét, cách hố khai quật của Patte hơn 100m về phía tây. Hiện vật thu được gồm có nhiều rìu, bôn đá, bàn mài, chày nghiền, mũi nhọn, và vô số các mảnh gốm vỡ của các loại nồi, niêu, bình, vò... Và từ đó các nhà khảo cổ học đã lấy tên của di chỉ này để đặt cho nền văn hoá hậu kỳ đá mới phân bố ở vùng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên là văn hoá Bàu Tró.

************************************************** ***


Đá Nhảy - điểm du lịch lý thú

Theo Quốc lộ 1A, vượt đèo Ngang rồi sông Gianh với nhiều chứng tích lịch sử, du khách sẽ ngỡ ngàng thấy bãi Đá Nhảy làm một quần thể núi (chữ Hán gọi là Hải Cốt) ở ngay bãi biển, dưới chân đèo Đá Nhảy (còn gọi là đèo Lý Hoà), cách thị xã Đồng Hới về phía Bắc độ 20 cây số.


Bãi Đá Nhảy là bãi biển cát trắng và sạch có nhiều núi đá, cột đá to nhỏ cao thấp với trăm hình nghìn vẻ kỳ thú hình con cóc, con trâu nằm, hình "trống - mái", hình hổ quỳ, voi phục, đùa giỡn với sóng nước… Phải chăng vì thế mà bãi đá này được dân gian gọi tên là Đá Nhảy.

Tại đây có một cái giếng tục gọi là giếng Cóc, do một tảng đá lớn hình con cóc che trên miệng, giếng đá tự nhiên càng tăng sự hấp dẫn của địa danh này. Giếng ở sâu trong hang Cóc, muốn lấy nước phải chui vào "bụng cóc" để múc từng gàu một. Nước giếng rất trong và sạch, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát, được ngư dân lấy để cúng lễ ở đền thờ Nam Hải Đại Vương cạnh giếng Cóc. Cũng do cảnh sắc độc đáo của Đá Nhảy mà vào năm 1842, vua Thiệu Trị trên đường Bắc tuần đã dừng chân ở đây ngự lãm và cho khắc bia kỷ niệm. Ngày nay, Đá Nhảy đã trở thành một di tích danh thắng được Nhà nước xếp hạng.

Du khách đến đây có thể nghỉ chân ở khách sạn Đá Nhảy rồi bước vài bước ra biển thăm Đá Nhảy, tắm biển hoặc thăm động Phong Nha - Tiên Sơn - Đá Nhảy một ngày do Công ty Du lịch Quảng Bình (50A Quang Trumg, Đồng Hới, Quảng Bình) phục vụ với giá cả phải chăng, có các đặc sản biển tươi ngon.

Từ Hà Nội, du khách có thể liên hệ với Công ty Festival Tour (21 Nhà Chung, Hà Nội) để theo tour Hà Nội - Đồng Hới - Đá Nhảy - Phong Nha - Nhật Lệ (5 ngày 4 đêm) đi bằng tàu hoả, giá 550.000đ/người chưa kể tiền vé tàu. Du khách cũng có thể liên hệ với Công ty Du lịch Hà Nội (18 Lý Thường Kiệt, Hà Nội) để đi tour Hà Nội - Nhật Lệ - Phong Nha - Tiên Sơn - Đá Nhảy (4 ngày 3 đêm) bằng ô tô máy lạnh, giá cho đoàn 20 khách là 899.000đ/người
************************************************** *********

Khu du lịch Mỹ Cảnh- Bảo Ninh

Ông Võ Minh Hoài, Giám đốc Cty Trường
Thịnh đọc báo cáo trong lễ khởi công khu
du lịch Mỹ Cảnh - Bảo Ninh ngày 28.12.2002.
Khi nghe tin một doanh nghiệp ngoài quốc doanh mạnh dạn bỏ ra trên 200 tỉ đồng để xây dựng một khu du lịch nhiều chức năng ở làng cát Mỹ Cảnh thuộc xã Bảo Ninh thì không chỉ lòng dân hoan hỉ mà các cấp lãnh đạo Quảng Bình đã ủng hộ nhiệt thành...


Khách du lịch trong nước và quốc tế mới biết đến Quảng Bình nhờ có động Phong Nha, một cảnh quan tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng, hàng năm thu hút bình quân trên 30 vạn lượt du khách, doanh thu gần 30 tỉ đồng. Nhưng chỉ có vậy thôi thì chưa thể lưu khách ở Quảng Bình lâu quá vài ngày. Việc Công ty xây dựng tổng hợp Trường Thịnh cho khởi công xây dựng khu du lịch Mỹ Cảnh- Bảo Ninh đã tạo thêm một điểm nhấn mới, hấp dẫn, lạ, vừa hiện đại vừa dân dã, không chỉ lưu khách ở lại được nhiều ngày với nhiều hình thức du lịch phong phú, mà còn có thể là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, chính trị, kinh tế lớn... Khu du lịch Mỹ Cảnh nằm trong hệ thống du lịch miền Trung mang tên "con đường di sản thế giới". Tour du lịch này hiện đang nối ba điểm du lịch quan trọng là phố cổ Hội An - thánh địa Mỹ Sơn và Huế, tới đây sẽ nối tiếp với Phong Nha-Kẻ Bàng. Khu du lịch Mỹ Cảnh- Bảo Ninh nằm chính trên trục đường đến Phong Nha và chính là điểm kết nối giữa Phong Nha- Đồng Hới - đường Hồ Chí Minh- nước nóng Bang- bãi tắm Đá Nhảy... Nhà nước đang cho thi công cầu Nhật Lệ, cây cầu bắc từ thị xã Đồng Hới qua quê hương Bảo Ninh của mẹ Suốt anh hùng. Tổng thể cảnh quan sau khi cầu Nhật Lệ hoàn thành có lẽ sẽ tạo nên một nét đẹp rất mới, lạ cho khu du lịch này.

Sẽ có 9 khu chức năng tại khu du lịch Mỹ Cảnh- Bảo Ninh: Khu trung tâm; khu đại lộ xanh và đài Mỹ Cảnh Vọng; khu khách sạn cao tầng; khu resort; khu nghỉ dưỡng; khu công viên công cộng; khu văn hóa thể thao, giải trí; khu du lịch lữ hành; khu phụ trợ và kỹ thuật. Toàn bộ khu du lịch này nằm chính ở mũi cát Mỹ Cảnh, cận kề cửa sông Nhật Lệ với diện tích 29 hécta. Những người thực hiện dự án đã giữ lại hầu hết cảnh quan sinh thái, giữ lại cả những mỏm cát, cả những bông hoa lông chông, xương rồng, giữ lại cả những ngôi mộ, mái chùa làng cát, tấm lưới, bến thuyền, phát triển thêm những môn thể thao dưới nước, bóng chuyền bãi biển, nhảy dù, hát dân ca trên sông... Có cả những khu khách sạn sang trọng và những khu nhà nghỉ gia đình ven biển, có làng dưỡng lão, làng thể thao, tất cả tạo ra một khu vực du lịch đa chức năng và hấp dẫn với nhiều đối tượng lữ khách.

Một ý nghĩa xã hội khác không thể không tính đến, sau khi hoàn thành, khu du lịch Mỹ Cảnh- Bảo Ninh sẽ giải quyết việc làm cho 700 lao động, ngoài ra còn tạo thêm công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động dịch vụ gián tiếp. Ban quản lý khu du lịch đã gửi đào tạo 170 nhân viên phục vụ tại Trường Du lịch Huế. Khi các sinh viên thành nghề cũng là lúc tiếp cận làm chủ và quản lý khu du lịch lớn này vào đầu năm 2004
************************************************** ********
Suối Bang: Ðiểm du lịch chữa bệnh _>> Quê của Cát đó

Suối Bang ở miền Tây nam huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình-nơi có các điểm lộ nước khoáng nóng có nhiệt độ sôi kỷ lục 105oc. Có một câu chuyện cổ tích về suối Bang như sau: "xa xưa có quan tuần thú của triều đình khi đến đây thì thấy một vùng sương khói mịt mù, bản làng "treo" lơ lửng trong mây và vì thế các quan đặt luôn tên là Vân Kiều tức là Cầu Mây cho địa danh này. Tâm điểm của vùng sương khói mịt mù kia chính là Lò Vôi, đầu nguồn suối Bang hiện nay.


Nước suối Bang là thứ linh dược thần kỳ, hễ ai thập tử nhất sinh, không còn phương thuốc cứu chữa thì thắp hương khấn vái bốn phương và múc một bầu nước Lò Vôi về uống là sẽ tiêu tan hềt bệnh tật". Có thể vì thế mà nơi đây, giữa chốn rừng thiêng còn lưu giữ nhiều câu chuyện huyền thoại về thứ nước thần dược chữa được bách bệnh. Nước khoáng Bang chứa nhiều chất Can xi, Clorua, Sun phát... có tác dụng chữa các bệnh về hô hấp, tuần hoàn, khớp, bệnh ngoài da, thận, tiết niệu, thần kinh...

Ðến suối Bang, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bọng nước từ dưới lòng đất tuôn trào lên, sôi thật kỳ ảo. Hơi nước nóng bốc lên gặp không khí lạnh hơn liền biến thành những màn khói sương bảng lảng làm cho lòng ta xúc cảm với hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này. Du khách có thể "luộc" trứng gà, trứng vịt tại các chỗ nước sôi đó, ăn rồi picnic, vui đùa ở các gò đồi cây xung quanh, tắm, xông hơi nước khoáng, đắp bùn chữa bệnh...

Hiện nay, huyện Lệ Thủy đang cho xây dựng khu du lịch suối Bang. Du khách có thể theo tour du lịch "Ðồng Hới - suối khoáng nóng Bang - lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh - Nhà lưu niệm Ðại tướng Võ Nguyên Giáp", 1 ngày của Công ty Du lịch Quảng Bình - 20 Quách Xuân Kỳ, Ðồng Hới. Giá trọn gói cho một du khách từ 66.000đ-96.000đ (tùy theo số lượng khách nhiều hay ít). Công ty có xe đón du khách đi tàu S1 tại ga Ðồng Hới vào 6 giờ 30 sáng hàng ngày.

************************************************** ***********
http://i6.tinypic.com/11j3ukl.jpg
Cầu sông Gianh

Sông Gianh bắt nguồn từ khe Nẹt, thuộc cao nguyên đá vôi Kẻ Bàng chảy xuống. Sông dài 158 km. Do chảy qua nhiều vùng đá vôi, nên dòng sông tạo ra nhiều hang động kỳ thú như Minh Cầm, động Lạc Sơn...


Trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh được lấy làm giới tuyến. Phía Bắc thuộc họ Trịnh, gọi là xứ Đàng Ngoài, phía Nam thuộc họ Nguyễn, gọi là xứ Đàng Trong. Những năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, bến phà sông Gianh trở thành đơn vị anh hùng đánh trả nhiều đợt đánh phá của máy bay Mỹ. Năm 1999, cầu sông Gianh đã đưa vào sử dụng
************************************************** *********
Phá Hạc Hải - thắng cảnh và tài nguyên

cuối nguồn sông Kiến Giang, nơi tiếp giáp hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) hiện ra một đầm phá bao la ngoạn mục với nhiều loại thủy sản, đó là Phá Hạc Hải. Phá Hạc Hải cách trung tâm thị xã Đồng Hới chừng 20 cây số bên cạnh Quốc lộ 1A. Trong Đại Nam nhất thống chí triều Nguyễn đã mô tả phá Hạc Hải như sau: "Ở cách huyện Lệ Thủy 14 dặm về phía bắc, có tên là Thiển Hải, cũng gọi là Bình Hồ... trăm sông tụ hội, mọi nhánh đổ về, gọi là Hạc Hải, phía đông bắc từng động cát chập chồng, phía tây bắc vạn núi chắn ngang, chỗ sâu chỗ cạn, có một đường lạch rất sâu, thuyền bè đi lại cần phải đề phòng sóng gió; hạ lưu hợp với sông Mỹ Hương rồi đổ ra biển".


An Nam chí chép: "Thiển Hải ở huyện Nha Nghi, sóng biếc mênh mông, cây lau rậm rạp, chim nước nổi chìm, thuyền chài tụ tán có thể làm nơi du ngoạn của một phương."

Vùng Lệ Thủy, Quảng Ninh có "Mâu Sơn vi bút, Hạc Hải vi nghiên". Là vùng đất hiếu học cho nên huyện Quảng Ninh đã có 4 làng văn, vật "văn, võ, cổ, kim". Lệ Thủy cũng có nhiều làng học, thời nào cũng có nhiều nhân vật khoa cử nổi tiếng.

Phá Hạc Hải có diện tích khoảng 12km2, độ sâu 1,5-3m. Phá Hạc Hải là vùng nước lợ, có độ mặn 15-20% cho nên có rất nhiều loài thủy sản nước lợ như: tôm, cua, cá bống, cá buôn, cá úc, cá leo béo ngọt, rạm gạch nổi tiếng... Hàng trâm hộ xung quanh phá Hạc Hải chuyên nghề đánh bắt thủy sản đã cung cấp cho thị trường Đồng Hới một khối lượng thủy sản lớn.

Phá Hạc Hải cũng là nơi rất thuận lợi cho cây cối (dùng làm chiếu) phát triển. Dưới đáy phá Hạc Hải còn có nhiều rong rêu mà nhân dân thường khai thác về làm phân bón cho cây cối hoa màu.

Tuy nhiên, từ năm 1991, khi có đập ngăn mặn Mỹ Trung ở hạ lưu Hạc Hải thì phá bị "ngọt hóa" nên thủy sản, rong rêu, cây lác cũng ít dần đi. Rất nhiều hộ sống bằng nghề khai thác thủy sản ở đây dần dần bỏ vào Nam kiếm sống. Đồng ruộng ở các xã hạ lưu cũng bị phèn tích lại và cây lúa, hoa màu cũng ngày càng bị phèn làm cháy, năng suất kém dần. Vấn đề này đang được tỉnh Quảng Bình nghiên cứu để làm "mặn hóa" trở lại phá Hạc Hải, trả lại cho nó môi trường và tài nguyên thủy sản phong phú. Phá Hạc Hải không chỉ là tài nguyên thủy sản mà còn là một thắng cảnh cần được ngành du lịch Quảng Bình khai thác.

Hàn Cát Nhi
03-06-2006, 01:35 AM
Khu nghỉ mát sinh thái Sun Spa
http://i5.tinypic.com/11j3x2r.jpg
http://i5.tinypic.com/11j3xq8.jpg
http://i6.tinypic.com/11j3xxs.jpg
http://i5.tinypic.com/11j3y3k.jpg
http://i6.tinypic.com/11j3y9y.jpg
http://i6.tinypic.com/11j3yhd.jpg
http://i5.tinypic.com/11j3yme.jpg



Khu nghỉ mát sinh thái Sun Spa tọa lạc trên một bán đảo thơ mộng, nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên, vị trí có hình dáng chữ U là nơi cuối cùng của bán đảo Mỹ Cảnh, phía Đông và Bắc giáp biển, phía Tây giáp cửa sông Nhật Lệ, phía Nam là một bãi tắm lý tưởng với chiều dài khoảng 10km.


Có thể nói, với vị trí địa lý như vậy, Khu du lịch sinh thái Sun Spa là nơi thuận lợi cho việc tổ chức các môn thể thao trên biển và trên sông.

Phòng nghỉ
Giá trên đã bao gồm ăn sáng cho 2 người, 5% phí phục vụ và 10% thuế GTGT.

Khu du lịch được xây dựng trên diện tích 6 hecta với số lượng phòng khai thác là 235 phòng. Hầu hết các phòng đều có thể nhìn ra biển với không gian lý tưởng và thoáng mát. Trang thiết bị và tiện nghi phòng nghỉ theo tiêu chuẩn của khách sạn 4 sao quốc tế.

Nhà hàng và Bar
Khu nghỉ mát Sun Spa có 3 nhà hàng phục vụ đầy đủ các món ăn Á, Âu, Mỹ và Việt Nam thuần túy.
Nhà hàng hoa sen vàng: Chuyên phục vụ các món ăn thuần túy của Việt Nam với sức chứa từ 200 - 250 chỗ ngồi.
Nhà hàng Asian Delight: Phục vụ các món ăn quốc tế và đặc biệt là hải sản biển tươi sống.
Nhà hàng mặt trời: Chuyên phục vụ các món ăn Âu và Mỹ.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn có 1 quầy giải khát ngoài trời lịch sự, trang nhã với khung cảnh thơ mộng. Phục vụ các loại cocktail và các loại rượu nổi tiếng trên thế giới.

Dịch vụ
Với một đội ngũ nhân viên cứu hộ, cứu nạn thuộc tầm cỡ 5 sao quốc tế, được đào tạo từ các chuyên gia cứu nạn cứu hộ Hoàng gia Úc và được cấp chứng chỉ sau khóa đào tạo chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đầu tư đặc biệt vào các dịch vụ thể thao trên biển và trên sông như: nhảy dù bằng canô, lướt ván kéo bằng canô, tàu cao tốc, thuyền Catamara Jet Ski, du thuyền trên sông Nhật Lệ cùng một số môn thể thao khác như tennis, bóng bàn, cầu lông...

Ngoài ra với hệ thống hội trường và phòng họp lớn (350 chỗ ngồi) chuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế. Trang thiết bị nghe nhìn cao cấp ngang tầm cỡ của một khách sạn 5 sao.

Chúng tôi còn có các dịch vụ chuyên về làm đẹp như: thẩm mỹ viện, dưỡng da mặt, dưỡng da toàn thân, phục hồi các cơ mỏi mệt, hoặc vật lý trị liệu và hơn thế nữa chúng tôi còn đầu tư vào hệ thống tắm hơi, xông hơi và tắm sục nhằm phục vụ cho du khách nghỉ dưỡng.

Hàn Cát Nhi
03-06-2006, 01:41 AM
Típ nữa nà ..

http://i5.tinypic.com/11j40sz.jpg
http://i5.tinypic.com/11j412g.jpg
http://i6.tinypic.com/11j417k.jpg
http://i6.tinypic.com/11j419x.jpg
http://i6.tinypic.com/11j41ec.jpg

Quynhmai_10
03-06-2006, 04:06 AM
quảng bình có nhìu tiềm năng thật ..... hi vong nghỉ hè này đến thăm quảng bình :tim:

shrek010sky
03-06-2006, 07:50 AM
Em thấy chưa một mùa hè Hà Nội.
Nắng nhẹ nhàng vương xuống những hàng cây.
Trời Quảng Bình sắc nắng vẫn tràn đầy.
Đọng nỗi nhớ nắng hồng tươi rực rỡ.

Câu ca dao vẫn ngọt ngào nhỏ nhẹ.
Nặng mối tình từ một thủa xa xưa.
Chiều êm đềm trong câu hát đò đưa.
Đọng lại lòng ai một nỗi niềm thương nhớ.

Quảng Bình ơi đã một thời rục lửa.
Biển tình ca đôi lứa dịu hiền.
Hà nội ngày này vẫn thức thâu đêm.
Ôm nặng mối tình về một thời yêu dấu.

Tình vẫn sáng trong hai miền thương nhớ.
Chia cho nhau hơi thở của đất trời.
Nắng đơm hoa kết trái cho đời.
Mùa xuân đến nở nụ cười lãng mạn.

Mùa hè vẫn khoác chiếc áo vàng thương nhớ.
Quảng Bình ra đi lòng vẫn không nguôi.
Tuy hai nơi xa cách dăm đường dài.
Vẫn chung trọn một tình yêu trọn vẹn.

:dan: :bay: :3nhay:

Tháng 5 đến với bao ngày lễ lớn của dân tộc: Ngày Quốc tế Lao động 1-5, kỷ niệm 51 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2005) và 115 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890-19/5/2005). Không khí náo nức của những ngày kỷ niệm 30 năm mùa xuân đại thắng 1975 còn chưa kịp lắng đọng, khí thế rộn rã của những ngày hội mới đã lại lâng lâng tràn về.

Quả thật, có đi xa mới thấy hết sự nhớ thương, tình cảm mến yêu quê hương mình mãnh liệt, cồn cào đến như thế nào. Bây giờ, điều kiện giao thông, liên lạc phát triển với tốc độ cao, ở xa quê nhưng nếu muốn, mình vẫn có thể thưởng thức những món ăn, những đặc sản của quê nhà. Dù vậy, tôi vẫn thấy nhớ quê. Quê hương với người mỗi người Quảng Bình nó thiêng liêng nhưng cũng thật gần gũi. Đó là nơi ta được cất tiếng khóc chào đời, được lớn lên trong cánh võng đu đưa với lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Là nơi tuổi thơ ta trôi qua êm đềm trong tiếng sáo diều vi vu những buổi hè về. Là nơi tiếp cho ta sức mạnh trên con đường lập nghiệp…

Quê hương, chỉ hai từ ngắn ngủi vậy thôi mà sao có sức lôi cuốn, mà sao thiêng liêng, gắn bó với mỗi con người vậy. Ông bà chúng ta vẫn thường bảo rằng, con người có tổ có tông, có biết yêu quê hương có biết yêu đất nước thì mới mong trở thành người tốt được.

Tôi đã đi nhiều nơi nhưng phải nói rằng, Quảng Bình mình vẫn là đẹp nhất. Thành phố có sức cuốn hút bởi các công trình mang dấu ấn Quảng Bình, với đường phố luôn đông vui, tấp nập. Các vùng quê lại hấp dẫn bởi không khí trong lành, với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng có cây đa, bến nước, sân đình, có tình người sóng sánh trong bát nước chè xanh, có tiếng sáo diều vi vu, có cánh đồng lúa xanh bát ngát…

30 năm đã trôi qua kể từ ngày im tiếng súng, Quảng Bình đang đi từng bước vững chắc trên con đường phát triển để làm nên một hình ảnh đẹp hơn, quyến rũ hơn trong mắt mỗi người dân và bè bạn. Đó cũng là nguồn động lực khiến mỗi người dân Quảng Bình ra sức phát huy sức mạnh trí tuệ vào công cuộc dựng xây, phát triển quê hương ngày càng thêm gắn bó, tự hào với quê hương mình.

:hhh: :hug: :ahah: :yes:

_7:30_PM_
04-06-2006, 09:44 PM
Quê nội Mèo cũng ở QB đó Cát :D ...
Nói là quê ... chứ cũng ít khi ra đó ... ra cũng chỉ nhiều lắm là 1-2 ngày rồi vào lại ... kô có tranh thủ thời gian đi đc đâu hết ... có đi cũng là những dzịp tham quan ...

Hè này có ra đc QB ... Cát dzẫn Mèo đi tham quan đủ chỗ nhé :D ...

Hàn Cát Nhi
05-06-2006, 12:04 AM
Uhm...Quảng Bình coi vậy nhưng cũng nhiều chỗ hay lắm ....Nếu nghỉ hè này.nhất định ai có nhu cầu đi chơi ở QB Cát sẽ dẫn đi

WELCOME

shrek010sky
05-06-2006, 08:11 AM
Coi vậy là coi thế nào được. Bản thân đã chứa bao nhiêu vẽ đẹp rồi... chỉ tại chưa được khám phá hết đó thôi. Cát trắng ơi có thời gian thì post tiếp đi cho mọi người cùng biết quê hương chúng mình đẹp tuyệt vời đến mức nào nhé!
Bài của Cát còn nhiều địa điểm chưa được nói đến lắm! Tiếp đi nhé!!!

Hàn Cát Nhi
05-06-2006, 07:54 PM
Bây giờ đang ôn thi nến Cát chưa thể post nhiều được ...Thi xong Cát sẽ post thêm để cho pa` koan cả nước biết đến Quảng Bình nhiều hơn nữa..

tea_young
06-06-2006, 07:43 PM
Đúng là quê mình ... :rain: ... Dzù có đi đâu đi chăng nữa vẫn ko thể quên ... :rain: ... Chắc hè này ra Suối Bang chơi quá ... :rain: ...

Hàn Cát Nhi
20-06-2006, 08:08 AM
Uhm,,,suối Bang gần nhà anh lắm ..bữa nào anh dẫn đi chới nhá ....Ở đó thiên nhiên và cảnh quan hết sẩy nhở ...rất tốt cho sức khoẻ á

Akite_for_you
04-07-2006, 03:26 AM
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Một quần thể rộng lớn kéo dài tới tận biên giới nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là khu địa lý rât đa dạng với nhiều cảnh đẹp trải rộng tới 65 km bao gồm các hang động và sông ngầm. Khu bảo tồn được bao phủ bởi rừng nhiệt đới, với sự đa dạng của nhiều loài động vật d?c h?u và đa dang sinh học. Những khảo sát sơ bộ về hệ dộng vật ở đây đã chỉ ra 461 loài động vật có xương sống gồm 65 dạng. Vương Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO ghi vào danh sách di sản thế giới ngày 3 tháng 7 năm 2003 dưới tiêu chí N (i).

http://chimviet.free.fr/dantochoc/phongnha/phongnha00a.jpg


http://chimviet.free.fr/dantochoc/phongnha/phongnha02a.jpg


http://chimviet.free.fr/dantochoc/phongnha/phongnha03a.jpg


http://chimviet.free.fr/dantochoc/phongnha/phongnha04a.jpg



http://chimviet.free.fr/dantochoc/phongnha/phongnha08a.jpg



http://chimviet.free.fr/dantochoc/phongnha/phongnha09a.jpg


http://www.vnn.vn/dataimages/original/images99342_phongnha6.jpg

Fall
04-07-2006, 04:11 AM
đi động nước còn đơ đỡ chứ đi động khô là leo tới chết luôn ... mấy trăm bậc đá :rain:

soo_in173
04-07-2006, 04:47 AM
thanks Akite đã giới thịu về PHong Nha của Soo_in...............nhưng mờ cũng hơi ngại mình là người Qb chính gốc mà ko giới thịu được về di sản quê mình

Hàn Cát Nhi
09-07-2006, 07:13 PM
Cát đã làm một topic về Quảng Bình ( quê Cát ) và cũng có đê cập rất chi tiết về nó ...Mod có thể nhập hai topic làm một cũng được há Click (http://www.hoahoctro.com/4rum/showthread.php?t=124385)

forever love
09-07-2006, 11:17 PM
nếu có ai chưa một lần tới đó thì sẽ rất ư là ngạc nhiên khi bước chân tới đó lần đầu hả ?với những khối đá có hình thù k thể nghĩ là tự nhiên mà có mà nó lại chính là tự nhiên .rất đẹp

soo_in173
10-07-2006, 12:41 AM
tình hình là cứ đến Phong Nha................mọi cảm xúc các bạn tự cảm nhận được..........khỏi cần giới thịu

It's Never Too Late
10-07-2006, 02:47 AM
Mình đã nhập hai topic lại với nhau rùi ... :huglove: ...
Quảng Bình .. thiệt là đẹp và kì vĩ ... :)

Hàn Cát Nhi
10-07-2006, 03:08 AM
Nghỉ hè này Quảng Bình là điểm đến hứa hẹn nhiều điều thú vị và bất ngờ ...Nơi đây có biết bao cảnh đẹp .Con người ở đây cũng rất chi là mến khách ,Ai muốn có người hướng dẫn khi đến nơi đây xin liên hệ với Cát nhé

soo_in173
12-07-2006, 07:39 PM
ui........................KBCNT ở đâu mà ca tụng QB lên mây dzị

It's Never Too Late
12-07-2006, 08:12 PM
KBCNT ở Hà Nội .. :D ...

Mình thấy Quảng Bình là một trong những mảnh đất kì vĩ của Việt Nam ... Biết bao nhiêu bức tranh đã được thiên nhiên khắc hoạ và ban tặng cho mảnh đất màu mỡ này ... Yêu Quảng Bình và yêu Tổ quốc Việt Nam ...

Hơn nữa .. KBCNT biết rằng có một Nhỏ .. là bạn tốt của Bé .. ở Quảng Bình ... Yêu Nhỏ nhiều lắm ... :huglove: ... ( Nhỏ có yêu Bé hông ) ... :D

soo_in173
12-07-2006, 08:26 PM
ui..................KBCNT iu QB kòn hơn là người QB chính gốc nữa

Hiennie*
16-07-2006, 02:41 PM
quảng bình phong cảnh cũng đẹp wa' hen....

Hàn Cát Nhi
23-07-2006, 04:52 AM
# Bé Thu & Bé Anh : khi nèo có dịp mời hai đưa tới QB chơi há ...Cát rất hoan nghênh đó

tea_young
22-09-2006, 09:15 PM
Hnay tự dzưng có linh cảm bước vào đây ... Lại thấy ấm áp tình bạn bè , tình đồng hương , dzù đi về nơi đâu vẫn biết đến Quảng Bình .
Bé cưng :: Uhm - sớm trở lại nhé , yêu bé - 2.

Lạnh_Lùng
24-09-2006, 01:39 AM
hix...mình ở QB mà có biết tí thông tin ji` đặc biệt nó đâu...chán hèo...

Hàn Cát Nhi
24-09-2006, 01:43 AM
Lạnh lùng ở QB à ....sao ko vào họp mặt đồng hương mà chào mọi người
Lại có thêm một người QB nữa ...vui ghê ( sao giống bé kòi dzị nhỉ ? )

caykeomut
03-10-2006, 07:56 AM
tui có nhu cầu nè cat ^__*

Hàn Cát Nhi
31-10-2006, 08:32 PM
Vậy thì khi nào nghỉ hè...bà ra chỗ tui...dắt đi chơi mỏi chân luôn

quầnngốqp
06-11-2006, 05:52 AM
ui tiếc quá ! quầnngố cũng ở quảng bình mà chẳng bao giờ dc tận mắt nhìn quang cảnh...............siêu kì vĩ như thế....tiếc tiếc quá chẹp chẹp chẹp
hè ùi quầnngố cũng đi Đồng hới đấy , công nhận cảnh ở đó cũng đẹp thiẹt , QN toàn đi ăn chè bưởi với đi ăn kem bơm....nghĩ lại thèm wuas ực ực ực (*_*)