PDA

Xem đầy đủ chức năng : Hà Tĩnh Mình Thương



Cô Gái Hà Tĩnh
20-05-2006, 04:29 AM
http://www.birdlifeindochina.org/source_book/source_book/pro_maps/land_maps/ha_tinh.gif
http://www.mande.co.uk/htpap/vietnam2.gif
Dân số: 1268968 người Số nam: 621398 người Số nữ: 647570 người

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phần đất liền nằm trong giới hạn 17o54’ - 18o50’ vĩ độ Bắc và 103o48’ - 108o00’ kinh độ đông, phía bắc giáp Nghệ An, phía nam giáp Quảng Bình, phía tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trên chiều dài biên giới 145 km, phía đông giáp biển 137 km. Thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, Hà Tĩnh thuộc bộ Việt Thường. Tỉnh Hà Tĩnh được thành lập năm 1831 và tỉnh lỵ hiện nay là thị xã Hà Tĩnh, cách Hà Nội 340 km. Nghệ An nằm ở đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ tây sang đông. Phía tây tỉnh là những dãy núi cao trên dưới 1500 m, cao nhất là đỉnh Rào Cọ 2235m, tiếp đến là vùng đồi bát úp ; tiếp nữa là những dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển ; sau cùng là những bãi cát ven biển cùng với nhiều vũng, vịnh và bãi tắm đẹp, tiêu biểu là cảng biển nước sâu Vũng áng và bãi biển Thiên Cầm. Hà Tĩnh có tài nguyên biển và rừng tương đối phong phú. Biển Hà Tĩnh có trữ lượng 85,8 nghìn tấn cá, 3,5 nghìn tấn mực và 600 tấn tôm. Hà Tĩnh có khu vườn quốc gia Vũ Quanhg rộng 56 nghìn ha với 307 loài thực vật bậc cao thuộc 236 chi và 99 họ, 60 loài thú, 187 loài chim, 38 loài bò sát, 26 loài lưỡng cư và 56 loài cá. Đặc biệt, ở rừng Vũ Quang đã phát hiện ra sao la và mang lớn là hai loại thú quý hiếm chưa có tên trong danh mục thú của thế giới. Trên địa bàn Hà Tĩnh có nhiều sông lớn chảy qua, lớn nhất là sông La và các sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Ngàn Tươi, Rào Cái... với tổng chiều dài 400 km. Núi Hồng Lĩnh với 99 ngọn cùng sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu và sông La từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ thi nhân, nhạc sĩ và cũng là cái nền làm nên giai điệu dân ca sâu lắng. Núi Hồng Lĩnh là một trong số ít các địa danh được khắc vào Bách khoa thư cửu đỉnh hiện đang đặt tại cố đô Huế. Những tên núi, tên sông Hà Tĩnh không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ mà còn là nơi tích tụ nguyên khí, sản sinh ra các bậc hiền tại. Phía đông Hồng Lĩnh là làng Tiên Điên của đại thi hào dân tộc, nhà văn hoá lớn thế giới Nguyễn Du, tác giả của 3254 câu thơ trong kiệt tác Truyện Kiều. Hà Tĩnh còn là quê hương của thầy địa lý Tả Ao nổi tiếng đời Lê ; quê hương của Nguyễn Biểu, nhà ngoại giao trí dũng song toàn thời Trần và là tác giả bài thơ ăn cỗ đầu người bất hủ viết năm 1413 trong chuyến đi sứ phương bắc ; quê hương chủa đại doanh điền Nguyễn Công Trứ, của hai vị tướng Đặng Tất và Đặng Dung, của nhà yêu nước Phan Đình Phùng thời kỳ chống Pháp, của nhà cách mạng Trần Phú và Hà Huy Tập. Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 6055,7 km2 và dân số năm 2001 ước tính 1284,9 nghìn người với mật độ dân số 212,2 người/km2, bằng 8,8% mật độ dân số bình quân của cả nước. Trên địa bàn Hà Tĩnh có trên 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng chủ yếu là người Kinh ; các dân tộc khác, mỗi dân tộc chỉ có vài trăm hoặc vài chục người. Hiện nay, Hà Tĩnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thị xã Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và 9 huyện là : Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Hương Khê và Kỳ Anh với 259 xã, phường và thị trấn

Hà Tĩnh là một tỉnh có dân số chủ yếu là người Việt (Kinh), vì vậy tỉnh Hà Tĩnh mang đậm sắc thái văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc này. Từ thời Hùng Vương, Hà Tĩnh đã là một trung tâm của nền văn minh Đông Sơn, là đất nhân vật nổi tiếng thời Lê - Nguyễn. Đặc biệt người Hà Tĩnh có truyền thống hiếu học. Hà Tĩnh là quê hương và nơi sinh sống của nhiều bậc danh nhân như đại thi hào Nguyễn Du, nhà thơ và nhà kinh tế Nguyễn Công Trứ, nhà sử học nổi tiếng Phan Huy Chú...

Vùng quê Hà Tĩnh lưu giữ được kho tàng văn hóa dân gian độc đáo và phong phú vào bậc nhất nước ta. Hàng ngàn câu hát dân ca, hát ví, hát dặm, là những cống hiến đặc sắc của vùng đất này vào kho tàng văn hóa Việt Nam. Truyền thống văn hóa còn được thể hiện ở hàng chục lễ hội truyền thống tổ chức hàng năm ở Hà Tĩnh. Có thể nêu một số lễ hội:

Lễ chùa Hương Tích: Lễ hội được tổ chức tại chùa Hương Tích thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc. Chùa thờ Phật và con gái vua Sở Trang Vương. Hàng năm cứ đến ngày 19/2 âm lịch, nhân dân ở khắp mọi nơi đến hội chùa cúng Phật, cầu yên và thăm cảnh đẹp của chùa. Lễ hội được tổ chức rất trang nghiêm.

Hội Chiêu Trưng: Lễ hội được tổ chức tại đền Chiêu Trưng, xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà. Lễ hội diễn ra từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Trong các ngày lễ hội, nhân dân đến dâng hương và lễ vật để tưởng niệm ngày mất của Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi. Lễ hội nhằm mục đích tưởng nhớ công lao của vị anh hùng Lê Khôi có công với đất nước.

Lễ hạ thủy: Lễ hội được tổ chức tại bãi biển xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên. Cứ sau tết Nguyên Đán, nhân dân trong vùng tổ chức lễ hạ thủy, cầu thần biển giúp cho ngư dân thuận buồm xuôi gió và hứa hẹn một mùa đánh bắt được nhiều tôm cá.

Lễ đền Bích Châu (đền Bà Hải): Lễ được tổ chức tại đền thờ chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, thuộc xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh. Cứ đến ngày 11 tháng 2 âm lịch hàng năm, nhân dân đến đây dâng hương và lễ vật để tưởng nhớ công lao của cung phi Bích Châu (thời Trần Duệ Tông)- một người phụ nữ Việt Nam tài sắc vẹn toàn, có công lớn với quê hương.

Hội đua thuyền: Hội được tổ chức tại Trung Lương thuộc thị xã Hồng Lĩnh vào ngày 4 tết âm lịch và các ngày lễ lớn trong năm. Ngoài ra hội còn được tổ chức ở Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên vào các ngày lễ lớn. Hội đua thuyền được tổ chức nhằm chọn ra những tay đua cừ khôi và rèn luyện sức khỏe cho dân vùng sông nước; đồng thời là truyền thống của nhân dân địa phương để cầu yên xóm làng.

Lễ Xuân Điển: Lễ hội diễn ra tại làng Phan Xá, Lợi Xá, xã Ích Mậu, huyện Can Lộc. Lễ hội tưởng nhớ thần Tam Lang có công giúp quân Đại Việt đánh thắng giặc ngoại xâm. Lễ hội được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 1 âm lịch rất trọng thể với nghi thức quốc lễ. Lễ hội có hát tụng thần, có hát chèo, tuồng, thi nấu cơm. Ba năm một lần làng có tổ chức bơi thuyền rồng, rước thần trên kênh trước đền.

Di tích lịch sử
Chùa Chân Tiên: Chùa nằm trên núi Tiên An, sát bờ biển thuộc địa phận xã Thịnh Lộc, huyện Can Lộc. Chùa được được xây dựng vào đời nhà Trần (thế kỷ 13), thờ Phật Tổ và Thánh Mẫu. Chùa thờ Phật có diện tích 50,2 m2, kiến trúc theo kiểu tứ trụ gồm 3 gian lợp ngói âm dương, 4 cột xây, tường bao 3 phía. Hai bên hiên chùa có tượng quan văn, quan võ. Trong chùa có nhiều câu đối cổ. Chùa thờ Thánh Mẫu còn gọi là "Điện Thánh Mẫu" gồm thượng điện, kiệu Long đình, bái đường có diện tích 56 m2. Cửa thượng điện có đề 4 chữ Hán "Thiên Hạ Mẫu Nghi" và hình con phượng đang giang cánh bay lên. Kiệu Long đình là nơi đặt đồ tế lễ, bốn đầu đao trên mái kiệu có 8 hình rồng. Trong kiệu có 8 con hạc chầu. Chùa Chân Tiên hiện còn lưu giữ 14 tượng Phật làm bằng gỗ mít, một bàn thờ, một lư hương, một hương án, một trống, mõ.

Chùa Tượng Sơn: Chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê (đầu thế kỷ 18) ở làng Yên Hạ, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn. Chùa do thân mẫu của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sáng lập. Chùa tọa lạc giữa một khu đất bằng phẳng bốn phía có núi sông, khe suối, làng mạc, ruộng đồng bao bọc. Phía măït chùa là dòng sông Ngàn Phố, sau lưng là ngọn núi Voi đứng sừng sững, có khe suối chảy quanh năm tạo âm thanh rộn rã nơi cửa thiền tĩnh mịch. Vì vậy mà chùa có tên gọi là Tượng Sơn tự hay còn gọi là chùa Ầm Ầm.

Chùa Tượng Sơn có 3 ngôi là chùa Thượng, chùa Hạ và nhà Tổ. Chùa Thượng chính điện thờ Phật Thích Ca, bên tả thờ ông bà Tham Đốc Quận Công (ông bà ngoại của danh y Lê Hữu Trác) và bà Bùi Thị Thưởng (thân mẫu của danh y); bên hữu thờ tổ tiên họ Lê Hữu. Chùa Hạ là một lầu chuông 8 mái được chạm trổ tinh xảo theo hoa văn kiểu tứ linh, tầng trên để gác chuông, tầng dưới làm nơi lễ bái. Sát cạnh chùa Thượng là nhà Tổ, thờ tượng Tổ Đạt Ma, Lịch Đại Tổ Sư. Chùa Tượng Sơn tuy nhỏ nhưng là một ngôi chùa cổ, một di tích lịch gắn liền với đại danh y Lê Hữu Trác. Chùa có nhiều pho tượng Phật có giá trị nghệ thuật với nhiều dáng vẻ độc đáo, đặc biệt là pho tượng Bồ Tát Chuẩn Đề 18 tay. Chùa Tượng Sơn đồng thời cũng là một danh lam, được nhiều khách thập phương thăm vãn cảnh, chiêm ngưỡng.

Đền Thái Yên: Đền Thái Yên được xây dựng năm 1741, thờ Thành Hoàng - ông tổ của làng mộc Thái Yên. Đây là một ngôi đền cổ kính rất đẹp, được xây dựng trên khoảng đất rộng chừng 5.000 m2. Đền có cấu trúc theo lối tam tòa: thượng điện, trung điện, hạ điện. Toàn bộ kiến trúc ngôi đền chứng tỏ đây là một bảo tàng cổ vật về điêu khắc gỗ lâu đời và quý giá của bao lớp thợ Thái Yên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Đền Cả: Đền Cả còn có tên là đền Lớn hoặc Tam tòa Đại Vương thuộc xã Ích Hậu, huyện Can Lộc. Đền thờ 3 vị: Lý Nhật Quang (hoàng tử thứ 8 của vua Lý Thái Tổ), Lý Đạo Thành và Lý Thế Giai (là 2 vương hầu của nhà Lý). Ba ông này đã có công hướng dẫn nhân dân vùng tây nam Hồng Lĩnh khai lập nên mọât số làng Kẻ Nhật. Về sau đền còn thờ 2 vị công thần nhà Trần tiếp tục công việc của 3 ông họ Lý là Trần Quang Khải và Trần Khánh Dư.

Đền Củi: Đền Củi (Linh Từ Thánh Mẫu) thờ Liễu Hạnh công chúa, sau này hợp tự còn thờ thêm thánh Trần. Đền nằm trên một ngọn đồi cạnh bờ sông Lam thuộc xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân. Đền được xây dựng từ thế kỷ 18 dưới thời Lê Cảnh Hưng, đến nay đã được trùng tu nhiều lần. Đền có 3 toà: thượng điện, trung điện, hạ điện. Đây là một ngôi đền Mẫu đẹp và rất thiên. Hàng năm có hàng vạn lượt khách thập phương về đây đi lễ.

Đền thờ Đặng Tất, Đặng Dung: Đền thờ thuộc xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, thờ Đặng Tất và Đặng Dung là hai vị tướng lĩnh quan trọng và có công lao lớn trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Triều đại nhà Lê phong cho hai ông là tiết nghĩa trung thần. Cấu trúc đền thờ gồm hai tòa nhà và nhà dâng hương.

Miếu Biên Sơn: Miếu Biên Sơn được xây dựng thời nhà Lê ở huyện Can Lộc, thờ nữ tướng Phan Thị Sơn. Nữ tướng là người có công tham gia khởi nghĩa chống bọn phong kiến nhà Minh và lập chiến công hiển hách. Chiến công của bà được vua thời Hậu Lê (thế kỷ 16) và vua Tự Đức (thế kỷ 19) phong cho đạo sắc thượng đẳng linh thần.

Đền thờ Nguyễn Biểu: Di tích thuộc xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, đền được xây dựng vào thời nhà Lê để tưởng nhớ công lao của Nguyễn Biểu. Ông đỗ thái học sinh cuối đời Trần và làm Điện Tiền Thái Sử. Ông là một nhà ngoại giao tài tình, được Trần Quí Khoáng cử đi sứ năm 1413. Hiện nay đền vẫn giữ được nhà bái đường, thượng điện, cột nanh, tắc môn, hai tấm bia đá, ngoài ra các đồ thờ, tượng chạm khắc, câu đối, hoành phi vẫn còn nguyên vẹn.

Mộ trạng nguyên Bạch Liên: Mộ trạng nguyên Bạch Liên thuộc xã Thiên Lộc, Can Lộc. Bạch Liên sinh năm 1236 quê ở làng Yên Xá, huyện Đông Thành, Nghệ An. Ông đỗ trạng nguyên năm 1266 nhưng không ra làm quan. Sau này, ông giúp Trần Quang Khải trấn Nghệ An và có công lớn trong cuộc chống quân Nguyên Mông.
http://www.dangcongsan.vn/img/tranphu.gif

Đ/C:Trần Phú.
http://www.dangcongsan.vn/img/hahuytap.gif

Đ/C:Hà Huy Tập.



Di tích lưu niệm danh nhân Nguyễn Công Trứ: Thuộc xã Xuân Giang, Nghi Xuân là nơi tưởng niệm nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ 19. Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858), quê ở làng Tuy Viễn. Ông là một nhà kinh tế, chính trị lỗi lạc, là ông tổ của làng Nghi Xuân. Hiện di tích lưu niệm tại làng quê còn ngôi mộ và bàn thờ.

Mộ Phan Đình Phùng: Mộ Phan Đình Phùng được xây cất tại xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ. Cụ Phan Đình Phùng (1847 -1895) hiệu là Châu Phong. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho lớp trên. Năm 30 tuổi ông đỗ cử nhân và năm sau đậu Đình Nguyên tiến sĩ và được bổ nhiệm làm quan Tri huyện ở Yên Khánh, Ninh Bình. Ông là người có tính cương trực, ngay thẳng, liêm khiết nên được quần chúng nhân dân mến mộ. Khi Phan Đình Phùng được triệu về kinh và được bổ vào viện Đô Sát làm Chính ngự sử, do bất hòa trong triều, ông trở về quê năm 1883. Sau đó ông tổ chức cuộc khởi nghĩa chống quân Pháp. Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong 4 tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình. Dù rằng thân xác ông bị quân Pháp đốt rồi trộn với thuốc súng bắn xuống dòng sông La Giang. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng ảnh hưởng và ý nghĩa phong trào vô cùng to lớn. Đặc điểm là trong làng có mộ Hoàng Cao Khải, kinh lược xứ Bắc Kỳ, đồng hương và đồng liêu với cụ Phan Đình Phùng nhưng lại hợp tác với quân Pháp đã nhiều lần viết thư chiêu dụ ông Phan Đình Phùng về làm việc cho Pháp.

Di tích khu căn cứ Vũ Quang: Căn cứ Vũ Quang là khu căn cứ rộng lớn của phong trào Cần Vương nằm trong dãy rừng nguyên sinh của Vũ Quang, Hương Khê. Đây là nơi bộ chỉ huy khởi nghĩa chống Pháp đóng và lãnh đạo nghĩa quân chiến đấu trong suốt 10 năm. Nơi đây các vị lãnh đạo cao nhất của phong trào Cần Vương như Phan Đình Phùng, Cao Thắng và các lãnh tụ khác hội họp bàn kế hoạch tác chiến và đây cũng là nơi giao lưu, tụ nghĩa của một số nhà yêu nước như Nguyễn Quản, Nguyễn Các, Cầm Bá.

Khu lưu niệm Nguyễn Du: Nguyễn Du (1765 - 1820) là đại thi Việt Nam, danh nhân văn hóa của Việt Nam. Đền thờ Nguyễn Du được xây dựng vào năm 1825 tại quê hương ông - làng Tiên Điền, Nghi Xuân. Toàn bộ di tích lưu niệm Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn, làng Tiên Điền nằm rải rác trong vùng đất rộng chừng 20 ha, từ bờ sông Lam đến giáp xứ Đồng Cùng. Khu lưu niệm rộng khoảng 2 ha từ cổng chính vào lần lượt là nhà khách, nhà tư văn 2, tư văn 1, bia tưởng niệm Nguyễn Quỳnh, đền thờ Nguyễn Du và nhà trưng bày. Nhà trưng bày vẫn còn một số hiện vật quý như nghiên mực, đĩa mai hạc mà Nguyễn Du được tặng trong thời gian đi sứ, địa bàn dùng để đi săn, nậm và chén rượu, hòn sắc của Nguyễn Nhiễm. Mộ Nguyễn Du được táng tại xứ Đồng Cùng, gồm 3 phần: bàn thờ, phần mộ, vườn cây. Phần bàn thờ có bia đá thanh, tượng hình án thư, quanh bia khắc hình hoa văn thế kỷ 19.

Đền Nguyễn Thị Bích Châu: Đền Nguyễn Thị Bích Châu còn có tên là đền Bà Hải thuộc xã Kỳ Ninh, Kỳ Anh. Đền thờ bà Bích Châu, cung phi vua Trần Duệ Tông, là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn có nhiều công đối với đất nước, giúp vua nhiều kế sách trị nước yên dân. Năm 1373, vua Duệ Tông đem quân đi đánh chiếm Chiêm Thành, bà ngăn không được nên bà đi theo hộ tống, vua bị thua trận, bà bị thương nặng, rồi mất. Vua cho chôn cất và lập miếu thờ tại đây. 90 năm sau, vua Lê Thánh Tông, đời Hồng Đức cho xây ở đây 3 tòa điện lớn để ghi nhớ công ơn bà và ban sắc phong "Chế Thắng Phu Nhân". Đền được xây dựng trên khu đất 4.500 m2 quay về hướng đông nam, bên phải là cửa Khẩu và núi Cao Vọng, trái là núi Ô Tôn, trước mặt là Vũng Áng và sau lưng là núi Bàn Độ. Qua năm, sáu trăm năm phong hóa, đến nay có những công trình xây dựng đã bị cát vùi chỉ còn lại dấu vết, có thể một phần kiến trúc nguyên vẹn được giữ trong lòng cát. Đền hiện nay còn tam quan, cột nanh, bái đường, trung điện, thượng điện, nhà dâng hương, nhà khách, nhà sắc.

Mộ và đền thờ anh hùng Cao Thắng: Sau khi hy sinh vì nước, Di hài của anh hùng Cao Thắng được đem về an táng tại Ngàn Trươi (núi Vụ Quang). Dân chúng lập đền thờ ông tại làng Khê Thượng, huyện Khê Thượng.

Những thắng cảnh Hà Tĩnh

Núi Thiên Cầm: Núi cách thị xã Hà Tĩnh khoảng 20 km (12.5 miles). Núi không cao, lại nằm kề biển, tạo thành một nơi sơn thủy hữu tình. Cách chân núi một trảng cát là chùa Yên Lạc xây dựng từ thế kỷ 13, nơi có bộ tranh "Thập điện Diêm Vương" nổi tiếng. Từ đầu thế kỷ, người Pháp đã xây dựng ở Thiên Cầm một khu nghỉ mát, nhưng do chiến tranh, các công trình ấy đã bị phá hủy.

Núi Hồng Lĩnh: Là dãy núi có 99 ngọn thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây có khoảng 100 ngôi chùa và đền miếu. Có ngôi rất cổ như chùa Hương Tích hay chùa Chân Tiên nơi vẫn còn dấu chân người và chân ngựa trên tảng đá (gắn với truyền thuyết Tiên giáng trần). Phong cảnh hùng vĩ, thơ mộng của Hồng Lĩnh là nơi sinh ra nhà thơ vĩ đại của Việt Nam - Nguyễn Du, danh nhân văn hóa được thế giới kỷ niệm.

Hồ Kẽ Gỗ: Hồ nằm giữa các sườn đồi, núi thuộc huyện Cẩm Xuyên, cách thành phố Vinh 70 km (43.8 miles) về phía Nam, là một cảnh đẹp nhân tạo. Công trình hồ Kẻ Gỗ được khởi công xây dựng năm 1976 và Hoàn thành vào năm 1980. Hồ dài gần 30 km (18.8 miles), gồm 1 đập chính và 10 đập phụ với sức chứa 300 triệu m3 nước. Ngày nay, hồ Kẻ Gỗ còn là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Đến thăm hồ Kẻ Gỗ, du khách có thể tắm mát, câu cá, leo núi hay săn bắn trên các triền núi ven hồ. Hồ Kẻ Gỗ còn là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào cho các vùng lân cận. Cá tôm dưới đáy hồ thơm thịt, to con. Con lớn nặng tới vài chục kg.

Cửa Sót - Nam Giới: Đây là một cửa biển, nằm ở phía Đông thị xã Hà Tĩnh, cách thị xã 12 km (7.5 miles) theo đường quốc lộ. Trên đường đến cửa Sót, du khách có thể tham quan di tích đền Võ Miếu, đền Lê Khôi. Ngay bờ biển, phía Nam Cửa Sót có núi Nam Giới, giống như một đầu rồng. Do vậy, khu vực này tạo thành một quần thể du lịch sơn thủy hữu tình.

Bãi biển Xuân Thành: Bãi biển Xuân Thành thuộc xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, cách thị xã Hà Tĩnh 55 km (34.4 miles). Từ thị xã Hà Tĩnh theo quốc lộ 1A về phía Bắc đến thị trấn Gia Lách đi theo đường tỉnh lộ khoảng 11 km (6.9 miles) là đến bãi biển. Trên đường vào bãi tắm, có khu lưu niệm dòng họ Nguyễn và mộ đại thi hào Nguyễn Du. Xung quanh điểm du lịch này là những danh thắng nổi tiếng như sông Lam, núi Hồng, núi Quyết, đền Củi. Bãi biển Xuân Thành cát trắng bãi thoải, nước trong xanh, môi trường trong sạch. Ở giữa có rặng dương xanh lam, là nơi tránh nắng cho khách tắm biển, phía sau bãi có dòng lạch nhỏ chạy men theo đường vào làm tăng vẻ trữ tình của khu vực.

Đèo Ngang - Hoành Sơn Quan: Đèo Ngang thuộc xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, cách thị xã Hà Tĩnh khoảng 75 km (46.9 miles), trên đường quốc lộ 1A. Từ thị xã Hà Tĩnh đến Đèo Ngang là một chuyến du lịch hấp dẫn. Du khách có thể vào thăm quan các di tích văn hóa lịch sử, khu vực lưu niệm Hà Huy Tập, đình Phượng Giai, đền Bích Châu..., đặc biệt vùng phụ cận với đèo Ngang còn có đền thờ Lê Quảng Chí, đền thờ công chúa Liễu Hạnh. Phong cảnh đèo ngang hùng vĩ; bãi tắm sạch đẹp. Địa danh này là nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ sáng tác các tác phẩm thơ văn, ca khúc về Đèo Ngang - Hoành Sơn Quan, trong đó có bài thơ nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan.

Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ: Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ có diện tích tự nhiên 24.801 ha. Rừng chiếm 24.708 ha, có rất nhiều động vật quý hiếm như gà lôi lam màu đen, gà lôi lam đuôi trắng, khỉ, voọc, hươu sao, trĩ, vượn, voi... và các loại lâm sản quý như lim, gụ, táu, dỗi..., các loại song mây. Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ là cơ sở để nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch trong vùng.

CHÙA HƯƠNG TÍCH
Hoan châu đệ nhất danh lam

Chùa Hương Ngàn Hống có thể được dựng đời Trần (cũng có ý kiến cho rằng chùa có từ thời Lý ) .Hương Tích - Hoan châu đệ nhất danh lam - là mượn điển tích trong kinh nhà phật :Hương Sơn là ngọn núi ở phía Tuyết Sơn trong dãy Hymalaya ( ấn Độ ) , nơi xưa kia đức Phật tu khổ hạnh .
"Đầu thế kỷ XIX cảnh trí chùa hương rất đẹp . Trên đỉnh núi có bức thành đá , bên thành có 99 cái nền gọi là nền Trang Vương .Ở trước cửa thành có hai cây thông đứng đối xứng nhau , cây nào cũng to lớn , cao đến chừng hai mươi trượng , bóng râm che kín cả một mẫu đất .Dưới chân thành chừng sáu bảy chục thước có am đá thờ tượng Quan Âm , am này là am Thánh Mẫu .Bên phải am có chùa phật , bên phải chùa là dòng khe nước vọt từ trong vách đá ra , quanh năm không cạn .Bên trái chùa là đền Thiên Vương .Theo các bậc đá đi lên ,cảch sắc thay đổi liên tục , lên cao trông khắp bốn phương .Phong cảnh tuyệt vời , đúng là nơi danh thắng đệ nhất ở Châu Hoan " ( tóm lược từ" Thiên Lộc huyện phong thổ chí" )
Truyền thuyết kể rằng :
" Vua Sở Trang Vương chỉ sinh được ba người can gái là Diệu Ân , Diệu Duyên va Diệu Thiện. Khi họ trưởng thành , hai chị theo ý vua cha đều lấy chồng làm quan trong triều .Vua cha muốn gả người con gái út Diệu Thiện cho một quan võ để làm chỗ dựa khi già yếu . Biết hắn là một kẻ độc ác nàng không tuân theo nên bị cha ruồng rẫy , phẫn chí nàng bỏ ra ở chùa .Viên quan võ kia được vua sai đi trừng trị nàng .Hắn phóng hoả đốt chùa .Nhưng Diệu Thiện và các tăng ni đều được Phật che chở và cứu thoát .Phật lại sai Bạch Hổ đưa nàng trốn sang đất Việt Thường thị . Đến trước hang động ngọn núi Thíu LĨnh (tức Hồng Lĩnh ) nàng Diệu Thiện ở lại dựng am tu hành .Chẳng bao lâu nàng nổi tiếng là vị sư cô từ bi bác ái . Giữa lúc ấy , Trang Vương bị bệnh nặng .Thầy thuốc bảo phải có tròng mắt và bàn tay của một người con gái tự nguyện hiến dâng mới cứu nổi tính mệnh .Hai con gái lớn không ai chịu hy sinh .Nghe tiếng ni cô ở Việt Thường , vua liền sai người sang cầu xin .Diệu Thiện biết cha mình độc ác , nhưng do lòng từ bi hỉ xả cứu vớt chúng sinh , bèn móc mắt, cắt bàn tay mình đem cho sứ giả ... Trang Vương được thuốc , khỏi bệnh sai người sang tạ ơn , mới biết người cứu vua chính là Diệu Thiện , cô con gái út từng bị ruồng bỏ..Đức Phật cảm về tấm lòng từ bi của Diệu Thiện, bèn ban phép cho mắt nàng sáng lại , bàn tay nàng mọc lại .. Sau khi hoá nàng Diệu Thiện trở thành Phật Quan Âm" .
Chuyện truyền ngôn cho biết có mốt liên hệ giữa chùa Hương Ngàn Hống va chùa Hương ở Hà Tây .Chùa Hương ở Hà Tây là nơi nàng Diệu Thiện đi qua nên người ta lập chùa thờ vọng .Một truyền thuyết khác lại cho rằng một chua Trịnh vào cầu tự sinh được thế tử ., nên hàng năm chúa sai người về đây lễ tạ .Về sau các chuyến đi này thường gặp giặc cỏ ,và cướp biển nên khó khăn trong việc lễ tạ . Sau này thấy Phong cảnh vùng Hương Sơn Hà Tây đẹp hơn , tiện đường đi lại chúa bèn cho xây dựng ngôi chùa lớn hơn , đẹp hơn để làm nơi lễ tạ mà không phải vào vùng Ngàn Hống cách trở .
Cả về sự tích chùa Hương Ngàn Hống và mối quan hệ của nó với chùa Hương ở Hà Tây chỉ là truyền thuyết mặc dù có nhiều bút tích giải thích được sự hợp lý này . Và thời gian xây dựng chùa là từ thời Trần hay thời lý đến bây giờ vẫn còn nhiều tranh cãi .Chúng ta hãy kiên nhẫn chờ đến năm hai ngàn... chưa biết, khi mỏ than Thạch Khê được khai thác , dân Hà Tĩnh hết nghèo để có tiền dùng cho công cuộc khảo cổ chùa Hương và nền Văn hoá Ngàn Hống, văn hoá Thạch Lạc . Thì chúng ta mới biết rõ về tính lô gích của những truyền thuyết này .
Ngày nay cảnh trí chùa hương đã khác nhiều , sau những biến cố của thời gian chùa đã có nhiều thay đổi . Ngôi chùa chính bây giờ được làm lại sau khi chùa đã nhiều lần di chuyển .Nền Trang Vương vẫn còn , người dân ở đây còn gọi là bàn cờ tiên nhưng lối đi lên hơi khó và nguy hiểm . Hai cây thông đã mất dấu cùng thời gian , gốc cây cháy xém mà nhiều sách đã viết không phải là gốc cây nguyên thuỷ , dân tìm châu báu tứ xứ đã đổ về đây rất nhiều để tìm cổ vật , họ đào bới lung tung để tìm gốc thông MỘT ( chính là hai gốc thông ngày xưa ) để định vị kho báu .Cũng đã từng có người giả vờ làm sư để tìm , nghe đâu nói là tượng đồng đen .Cách đây đã khá lâu nhân dân xã Thiên Lộc theo lời chỉ dẫn của sư Kiệm đã mang về hai pho tượng màu đen giao nộp cho nhà nước vì nạn đào bới của các "anh chị" tìm báu vật khét tiếng .Ông ngoại tôi là bạn của sư Kiệm và đã từng tham gia tu bổ chùa từ thời kháng chiến đã nhiều lần kể với tôi về những pho tượng đồng đen có thật , còn hai pho tượng kia mà chính quyền nói là bằng hợp kim thì không ai ngoài những người trong cuộc biết đó là tượng gì . Hồi đó tôi cũng đang còn quá bé . Sau sự việc này đã có nhiều mâu thuẫn với chính quyền cấp trên với các đạo hữu của xã , sư Kiệm ( Vị sư đã tu rất lâu ở chùa và được các đạo hữu địa phương tin tưởng tuyệt đối ) bỏ chùa về tu ở gia trang tại xã Hồng Lộc , mầu sắc linh thiêng của chùa giảm dần thay vào đó tính thương mại được đẩy lên cao .Chùa được tu bổ , và chỉnh sửa theo con mắt của những người lãnh đạo kém hiểu biết về chùa chiền , Phật giáo , vì thế có nhiều chi tiết xây mới nhìn hài hước, nhiều chi tiết tu bổ loè loẹt .Những người rất bình thường cũng phải cười xót xa đến méo xệch . Nhưng như thế không có nghĩa là chùa Hương đã đánh mất đi vẻ đẹp của mình . Không hoành tráng và đạo mạo nhưng vẻ thâm u của chùa cho chúng ta cảm giác linh thiêng và hướng thiện mà ít chùa có được. Phong cảnh lên chùa thì khỏi phải nói , đẹp đến mê hồn . Bạn phải leo qua đến bao nhiêu quả đồi , có nơi dốc dựng đứng , gần đến chân chùa dù bạn khoẻ thì tôi tin chắc rằng bạn cũng thở không ra hơi nếu bạn đi lần đầu . Khi đã lên đến đỉnh chùa (cũng có nghĩa là bạn đang đứng ở ngọn núi cao nhất của dãy Ngàn Hống bạn mới thấy tuyệt vời , xanh rợp một rừng thông , ngút ngàn mây bao phủ về chiều, và cả rì rào tiếng sóng biển nữa . Bạn hãy can đảm lên một chút đi ra phía sau chùa để leo lên đỉnh núi thử xem " một tiếng hô vang vọng cả trời" nó là thế nào . Bên cạnh chùa có một cái hang rất sâu và dốc , có rất ít người dám mạo hiểm vào sâu vì thiếu dưỡng khí , hang này ăn liền với biển .Trước đây khi còn bé một lần tôi đã dại dột cùng lũ bạn chui vào đó , gần một ngày bọn tôi mới lên khỏi hang được , lần đó coi như bọn tôi thoát chết . Về sau có quá nhiều người chết ở đây vì trượt chân , vì ngạt thở nên bây giờ hang đã bị xây tịt lại , thật tiếc cho cánh đàn ông vốn có máu liều và ưa khám phá . Còn nếu bạn cân nặng không bình thường hay bạn sợ mệt thì ở đây đã có dịch vụ cõng bạn lên chùa rồi đấy , nếu thế thi còn gì là thú , và bạn đã làm mất đi mỹ quan của nơi linh thiêng này đúng không .
Lễ hội Chùa Hương bắt đầu từ sau tết nguyên đán và kéo dài đên ngày lễ chính là 18 / 2 âm lịch .Nếu có dịp bạn đừng bỏ lỡ cơ hội vãn cảnh chùa Hương bạn nhé .Hãy can đảm lên một chút bạn theo con suối mà đi ngược lên chùa .Thú vị lắm bạn à . Đi theo đường này khi đền hồ Mắt Mèo (nước xanh và trong vắt mà ) đừng bõ lỡ cơ hội nhảy ùm xuống mà tắm .Thử cảm giác xem bạn đã bao giờ được tắm ở một nơi như thế chưa . Tôi cam đoan rằng ngay cả khi ngồi trong p**ng tắm hơi hiện đại bạn cũng không có được cảm giác thoải mái và thư giãn như ở đây
Hãy một lần đến chùa hương để biết , để nhớ bạn nhé !

♥ PlanetVN ♥
20-05-2006, 06:01 AM
Dân số: 1268968 người Số nam: 621398 người Số nữ: 647570 người

Đọc không hết nổi nhưng mà thấy dòng này ấn tượng ghê ta ơi... :hihi: Chính xác còn hơn NASA nghiên cứu vũ trụ... :hehe:
Hà Tĩnh mình mới đi ngang qua chứ chưa đi tới thắng cảnh nào ở đó cả... Khi nào ghé Hà Tĩnh người đẹp có dẫn Planet đi một vòng được không nhỉ??? :winking:

Cô Gái Hà Tĩnh
20-05-2006, 06:26 AM
Ngã Ba Đồng Lộc

Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn, thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Ngã ba Đồng Lộc có tổng diện tích 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống như một lòng máng, bom địch thả xuống bên nào đất đá cũng lǎn xuống đường làm cản trở giao thông.

Tất cả mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải vượt qua ngã ba Đồng Lộc. Ngã ba Đồng Lộc được coi như cổ họng, vượt qua được sẽ phân tán toả ra nhiều tuyến đường khác nhau đi vào nam. Ngã ba Đồng Lộc là trọng điểm có tầm quan trọng chiến lược nên trong chiến tranh phá hoại kẻ địch âm mưu ném bom huỷ diệt nhằm chặn đứt sự chi viện sức người, sức của, vũ khí, súng đạn, lương thực... của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968 không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại.

Hồi 17h ngày 24/7/1968 tiểu đội 4 thanh niên xung phong được lệnh trọng điểm ở khu vực địch vừa thả bom để san lập hố bom sửa chữa đường, kết hợp sửa chữa hầm trú ẩn khơi sâu rãnh thoát nước ở đoạn đường độc đạo để nhanh chóng thông đường cho xe qua. Tiểu đội 4 hôm ấy có 10 cô gái trẻ:

Võ thị Tần - 22 tuổi - tiểu đội trưởng
Hồ Thị Cúc - 21 tuổi - tiểu đội phó
Võ Thị Hợi - 20 tuổi - chiến sĩ
Nguyễn Thị Xuân - 20 tuổi - chiến sĩ
Dương Thị Xuân - 19 tuổi - chiến sĩ
Trần Thị Rạng - 19 tuổi - chiến sĩ
Hà Thị Xanh - 18 tuổi - chiến sĩ
Nguyễn Thị Nhỏ - 19 tuổi - chiến sĩ
Võ Thị Hạ - 19 tuổi - chiến sĩ
Trần Thị Hường - 17 tuổi - chiến sĩ

Nhận nhiệm vụ xong, các cô đến tại hiện trường gấp rút triển khai công việc với cả niềm vui được gửi gắm trên từng chiếc xe qua nên các cô không hề sợ hãi. Họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói, vừa ý ới gọi nhau. Bỗng một tốp máy bay phản lực từ h ướng Bắc vào Nam vượt qua trọng điểm. Tất cả các cô nhanh chóng nằm rạp xuống đường. Hết tiếng máy bay các cô lại chồm dậy làm việc. Bất ngờ tốp máy bay phản lực quay lại bay từ trong ra thả một loạt bom rơi đúng vào đội hình 10 cô gái. Các tiểu đội thanh niên xung phong đi sau chồm lên gào thét, nhân dân xóm Bãi Dĩa quanh đấy cũng lao ra gọi tên từng người. Khi đến nơi quả bom vừa nổ chỉ thấy một hố bom sâu hoắm, một vài chiếc xẻng, cuốc vǎng ra nhưng không còn thấy một ai, không nghe thấy một tiếng người. Cả 10 cô gái trẻ ấy đã hy sinh.

Để ghi sâu tội ác và ghi lại chiến tích của 10 cô gái tại trọng điểm lịch sử này Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã truy tặng danh hiệu anh hùng cho 10 cô gái hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc

http://i2.tinypic.com/syo2v8.jpg

Nữ Việt Cộng Hà Tĩnh
http://www.onasia.com/system/mna00069-c.jpeg

Hà Tĩnh: đưa KHKT vào giữ gìn và phát triển giống bưởi quý
http://i4.tinypic.com/105xfft.jpg

Từ lâu ta đã được biết đến nhiều thứ đặc sản là nét đẹp tôn vinh những miền đất, vùng quê suốt chiều dài của dải đất hình chữ S. Những dừa Bến Tre, cam Xã Đoài, bưởi Phúc Trạch, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều…đã đi vào từng câu ca, tiếng hát, lời ru mà bất cứ ai cũng đều thấy thân thuộc, gần gũi. Tuy nhiên, để những đặc sản ấy đến được với người thưởng thức lại là cả một quá trình công phu từ khi trồng, chăm bón, nuôi dưỡng rồi đến thương mại hóa sản phẩm. Đi tìm bí mật bưởi Phúc Trạch, ta có thể hiểu rõ thêm về điều này.
Đặc sản của “Hồn đất - tình người”

http://i4.tinypic.com/105xfrb.jpg

Nhắc đến bưởi, người miền Nam đã rất quen thuộc với bưởi Tân Triều (Đồng Nai), Năm Roi (Vĩnh Long)…còn miền Bắc có bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ) là đặc sản nổi tiếng. Đến với quê hương Đại thi hào Nguyễn Du, ta lại có thêm thứ đặc sản của “hồn đất - tình người”, đó là bưởi Phúc Trạch. Bưởi Phúc Trạch có tên khoa học là Citrus grandis Osbeck hoặc Citrus Maxima (Burn.) Meer, tép màu hồng, nhiều nước nhưng rất giòn, dễ tách ra khỏi múi và không ướt như bưởi Đoan Hùng. Cứ 100 gram tép bưởi Phúc Trạch cung cấp cho cơ thể 39 calo, dịch quả chiếm 84-86%, độ khô 11,4012,5%, độ axit từ 0,5-0,7%, độ đường từ 7,7-8,3%, vitamin C 44-62mg. Nổi tiếng từ lâu đời với vị ngọt thanh, pha chút vị the mà không chua, không đắng, quả hình cầu tròn, vỏ màu xanh vàng, trọng lượng từ 1-1,5kg/quả, số múi từ 14-16 múi/quả, bưởi Phúc Trạch chỉ có thể giữ được bản sắc hương vị khi được trồng ở bốn xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đo và Lộc Yên thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Bưởi Phúc Trạch chỉ có mùa vào khoảng tháng 7,8 và 9 âm lịch, lâu nay sản lượng thường không đủ để cung cấp cho nhu cầu của các tỉnh phía Bắc. Điều đặc biệt là giống bưởi này đã được lấy đi trồng ở nhiều nơi và cũng được chăm sóc rất công phu nhưng quả không bao giờ ngon được như trên đất Phúc Trạch. Chuyện kể rằng: cách đây gần 200 năm, trong vườn nhà của một gia đình ở xã Phúc Trạch có một cây bưởi đơn đột biến tự nhiên cho những quả vàng ươm, ăn ngon khác lạ nên bà con trong vùng đua nhau chiết cành giâm trồng. Đến nay, giống bưởi này đã thành đặc sản của vùng và được đặt luôn tên gọi là bưởi Phúc Trạch. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu rau quả và Sở Khoa học công nghệ và môi trường Hà Tĩnh, chính loại đất sét mịn, sâu pha lẫn đất phù sa được bồi đắp hàng năm, cộng với vùng tiểu khí hậu mát mẻ, không hề bị ảnh hưởng bởi gió Lào (do được bao bọc bởi hai dãy núi Khai Trướng - còn có tên khác là núi Giăng Màn và Thiên Nhẫn ở phía đông và phía tây) là điều kiện lý tưởng để 4 xã nói trên trồng giống bưởi ngon không đâu có được. Bưởi Phúc Trạch sống lâu năm, vài năm đầu cây cho quả tương đối thấp, nhưng từ năm thứ 6 trở đi lượng quả thu được khá ổn định: 90-120 quả. Quả sai nhất là khi cây ở độ tuổi 11-15. Cây bưởi già trên 20 năm vẫn "giữ phong độ" năng suất quả cao, thậm chí có cây trên 60 năm tuổi vẫn bói 50-150 quả. Cây bưởi càng già quả càng ngon, ngọt đậm. Nếu tính thời gian sống và "trình độ" cho quả lâu năm thì bưởi Phúc Trạch bỏ xa các loại cây ăn quả có múi khác như chanh, cam, quýt... Không chỉ có giá trị ở độ ngon ngọt, bưởi Phúc Trạch còn được chuộng vì rất dễ bảo quản. Quả có lớp vỏ dày, cứng nên vận chuyển đi xa rất ít bị giập nát. Bưởi tươi ngon rất lâu mà không cần bất kỳ loại hóa chất bảo quản nào. Ở Hương Khê, một số gia đình chỉ cần vùi bưởi vào cát ẩm hoặc bôi vôi vào cuống rồi để ở nơi thoáng mát là có thể giữ được 3 - 5 tháng. Vỏ quả có thể hơi khô héo đi, nhưng chất lượng múi bên trong không hề suy giảm. Không chỉ là vẻ đẹp của một vùng quê, bưởi Phúc Trạch còn mang lại giá trị kinh tế cao bởi nó là nguồn thu chủ yếu cho các gia đình làm vườn ở đây. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả Phủ Quỳ (Nghệ An) thì trong hơn 100 giống bưởi ở nước ta, bưởi Phúc Trạch được đánh giá là ngon nhất, có giá bán rất cao (trung bình 15-20.000đ/quả, có khi tăng vọt lên 35-50.000đ/quả).
Giữ gìn, phát triển giống bưởi quý để vươn xa bằng thương hiệu

Mấy năm gần đây, do thời tiết bất thường cùng với tập quán trồng cây nhờ vào nước trời, thiếu chăm sóc nên sản lượng bưởi Phúc Trạch sụt giảm đáng kể và bắt đầu đứng trước nguy cơ thoái hóa giống, gây thiệt hại về kinh tế đối với người trồng bưởi. Trước tình hình đó, được sự đồng ý của UBND huyện Hương Khê, khoảng giữa năm 2004, Hội Huynh Đệ VN đã phối hợp với UBND huyện và các xã lân cận để thành lập dự án Giữ gìn và phát triển giống bưởi Phúc Trạch. Hội đã mời các Giáo sư, Tiến sĩ của Khoa Nông nghiệp trường Đại học Cần Thơ ra Hương Khê hơn 2 tháng để nghiên cứu các điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán sản xuất... nhằm tìm ra các biện pháp chăm sóc và phát triển giống bưởi Phúc Trạch. Sau khi khoa Nông nghiệp Đại học Cần Thơ có báo cáo khoa học về điều kiện tự nhiên và con người của vùng, một số cán bộ huyện Hương Khê, Trung tâm Phát triển Hương Bình, Trại cây trồng Tân Hà và các nông dân sản xuất giỏi đã được gửi vào Đại học Cần Thơ "tu nghiệp" về lý thuyết và học hỏi kinh nghiệm trồng bưởi (đầu tháng 8/2004). Tháng 1/2005, một số cán bộ và nông dân của 4 xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đo và Lộc Yên tiếp tục được cử vào tu nghiệp chuyên ngành trồng bưởi tại ĐH Cần Thơ. Sau khi "tu nghiệp" xong, Hội Huynh Đệ VN chọn ra mỗi xã khoảng 100 hộ có số lượng đầu quả từ 50 đến 100 gốc để tham gia dự án. Thực hiện “hợp đồng hợp tác phát triển cây bưởi Phúc Trạch”, các tổ kỹ thuật của dự án tích cực cung ứng cho bà con trồng bưởi phân bón, thuốc trừ sâu, các hướng dẫn kỹ thuật cũng như tiến hành một số thí nghiệm KHKT để tránh hậu quả các đợt sương muối, bảo đảm việc đậu trái cho cây bưởi. Ngày 9/9/2004, Hội Nông dân huyện Hương Khê - Hà Tĩnh được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ KH-CN VN cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 57021. Hiện nay, diện tích trồng bưởi ở Hương Khê lên đến 1600ha, trong đó có khoảng 950ha đã cho quả (phấn đấu đến 2010 mở rộng lên 5000ha), sản lượng quả bình quân những năm gần đây đạt 12-15.000 tấn/năm. Như thế, năm 2005 này, lần đầu tiên trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài sẽ xuất hiện những trái bưởi Phúc Trạch chính gốc mang nhãn hiệu hàng hóa chính thức. Từ đây, bưởi Phúc Trạch bắt đầu có những ước mơ vươn ra xa hơn những tỉnh phía Bắc bằng thương hiệu của mình và người nông dân đã có thể yên tâm vì cuộc sống được cải thiện bằng nguồn thu từ chính trái bưởi mình trồng. Lần thu hoạch đầu tiên theo kỹ thuật mới, thương hiệu bưởi Phúc Trạch đã tổ chức Lễ hội Bưởi với tên gọi Hồn đất tình người tại TP.HCM. Trong 3 ngày hội tại Không gian mây (nơi trưng bày và bán sản phẩm mây tre Hương Bình), bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà, GS Trần Văn Khê, NS Nguyễn Văn Tý, NS Phạm Duy, nhà thơ Hồng Oanh...là những người con của quê hương Hà Tĩnh đã đến giao lưu với khách tham quan. Song song đó, hàng trăm trái bưởi Phúc Trạch cũng được trưng bày phục vụ khách tham quan, tìm hiểu và thưởng thức…Có thể chưa được nhiều người biết đến và giá cả cũng không thể cạnh tranh được với các loại bưởi phía Nam nhưng bưởi Phúc Trạch cũng đã có một lễ hội đầu tiên mang vẻ đẹp của “hồn đất - tình người” quê hương Hà Tĩnh đi xa hơn, rộng hơn, khẳng định sự tồn tại và phát triển bền vững của mình.

Làng nghề Hà Tĩnh
(LamHongNews) 16/10/2004 11:02


Vân Chàng và Minh Lang là tên của hai làng cổ nằm dưới chân núi Hồng Lĩnh, tương truyền được lập từ đời Lý (thế kỷ 11), nay là hai xã Đức Thuận và Trung Lương thuộc thị xã Hồng Lĩnh có nghề rèn nổi tiếng. Từ đời này qua đời khác, nghề rèn của làng tiếp tục được duy trì và ngày càng tinh xảo. Sản phẩm của làng nghề này thật đa dạng từ công cụ sản xuất cho nghề nông, các nghề thủ công, dụng cụ sinh hoạt, vũ khí, đồ tế khí... Cuối thế kỷ 19, thợ rèn làng này còn chế tạo thành công cả súng trường kiểu 1874 của Pháp cho nghĩa quân Phan Đình Phùng.

Nghề rèn của Trung Lương nay vẫn còn tồn tại, đáp ứng nhu cầu về công cụ sản xuất và đồ gia dụng cho nhân dân trong vùng.

Làng mộc Thái Yên

Làng Thái Yên vốn xưa thuộc xã Quang Chiêm, huyện La Sơn, nay gọi là xã Thái Yên thuộc huyện Đức Thọ. Nghề mộc ở đây đã có từ cuối đời Lê (khoảng thế kỷ 18). Đến cuối thế kỷ 19 nghề mộc Thái Yên rất phát đạt, hơn nửa số dân của làng đã làm nghề mộc. Sản phẩm của làng đa dạng nhưng nổi tiếng nhất vẫn là đồ thờ và đồ gia dụng. Tác phẩm tiêu biểu nhất của nghề mộc Thái Yên là đền Tam Lang thờ thành hoàng làng và đền Thánh Thợ thờ tổ sư nghề mộc Lỗ Ban. Đây là những công trình kiến trúc nghệ thuật do chính thợ mộc của làng sáng tạo nên từ thế kỷ 19.

Ngày nay, sản phẩm của Thái Yên có mặt ở khắp nơi trên toàn quốc.

Làng nghề Trường Xuân

Làng Trường Xuân còn gọi là Kẻ Thượng, ở sát bờ sông La, tương truyền được lập từ đời Trần. Dân cư ở đây nổi tiếng bởi nghề đóng thuyền, nghề cào hến và nghề đan.

Nghề đóng thuyền ở đây, theo sự tích có từ thời Lê, cách đây gần năm trăm năm. Tàu thuyền do làng Trường Xuân đóng không chỉ chắc chắn, an toàn mà còn chạy nhanh, lướt sóng.

Ngày trước, ở đây có đền thờ ông tổ sư nghề là Phạm Đà, hàng năm có mở hội lớn, đông vui nhân ngày giỗ ông (ngày 22 tháng 2 Âm lịch).

Nghề cào hến ở Trường Xuân cũng đã có vài trăm năm nay. Hến làng Trường Xuân theo đường sông, đường bộ đi bán các vùng. Hến là một loại đặc sản của Trường Xuân và cả huyện Đức Thọ với rất nhiều cách chế biến như nấu canh, xào, trộn "hến - giá - cá - ruốc" là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Ngày nay, ở Trường Xuân vẫn còn đền thờ bà tổ sư nghề cào hến, hàng ngày dân làng đến cầu mong bà phù hộ.

Dân làng Trường Xuân còn có nghề đan lâu đời. Sản phẩm nhiều nhất là các tấm cót đan từ nứa để phơi nông sản, thưng nhà, làm mái che thuyền.

Về thăm Trường Xuân nên chọn vào các ngày 3, 13 và 23 Âm lịch hàng tháng bởi các ngày này là phiên chợ Thượng - một chợ vào loại lâu đời và nổi tiếng nhất của vùng La Sơn và xứ Nghệ xưa

inu_yasha_91
21-05-2006, 10:29 PM
chính xác quá ta! bây giờ mình mới thấy mình chẳng biết tí tẹo gì về quê hà tĩnh cả

†*~ Xí Xọn ~*†
18-06-2006, 08:20 AM
chính xác quá ta! bây giờ mình mới thấy mình chẳng biết tí tẹo gì về quê hà tĩnh cả
mình cũng vây ne......................

.::Scandal::.
18-06-2006, 11:59 AM
HT tui chưa đến bao jo`
bít mỗi Kì Anh

heo con ũn ĩn
19-06-2006, 05:26 AM
Hà tĩnh ko bít có gì hất dẫn hơn người đẹp HHT ko ta :lol: chắc mốt ghé Hà Tĩnh chơi thăm CGHT quá :huglove:

ok_no.1
19-06-2006, 01:57 PM
dài we' đọc hổng nổi.......nhưng em nghì chắc cũng hay lém.....

><ước_gì_em_xấu><
20-06-2006, 08:43 PM
coi bộ Hà Tĩnh cũng interesting quá. Nhưng liệt ra mấy " cô bác " bộ đội , nghe ko kết nổi !!!! However, cũng phải ghé qua một lần

Cô Gái Hà Tĩnh
23-06-2006, 07:19 AM
Cảm ơn mọi người đã ủng hộ topic nhé, Kiếu Vinh tưởng post lên không ai xem chứ..nhưng thật sự bất ngờ khi các bạn vào đây...Không chỉ Kiều Vinh muốn các bạn đến tham quan và tìm hiểu đâu mà tất cả mọi người đây rất hân hạnh và chào đón:yes:

Mấy cấy ảnh về Thiên Cầm kiếm được trong một site của nước ngoài mời anh em cùng chiêm ngưỡng địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Tỉnh quê em
http://www.mitracohatinh.com.vn/tiengviet/images/sinhthaibien.jpg
http://www.vietnam-tourism.com/vietnam_gov/e_pages/Dulich/touspot/images/thiencam.gif
http://www.vietnamtourism-info.com/artman/news/uploads/bien_thien_cam_001.jpg
http://www.mitracohatinh.com.vn/tiengviet/images/sinhthai1.jpg
http://www.mitracohatinh.com.vn/tiengviet/images/sinhthai3.jpg

Cô Gái Hà Tĩnh
23-06-2006, 07:26 AM
BIỂN THIÊN CẦM
http://www.mitracohatinh.com.vn/tiengviet/images/sinhthai2.jpg
http://img301.imageshack.us/img301/2673/0000201binhminh6fy.jpg

http://img301.imageshack.us/img301/3681/wn6g35872aj.jpg

http://img301.imageshack.us/img301/3871/crw5109a4ny.jpg

http://img301.imageshack.us/img301/5472/hatinh085s9uh.jpg

http://img.photobucket.com/albums/v614/ViThanh/Phongcanh/Thiencam3.jpg

http://img.photobucket.com/albums/v614/ViThanh/Phongcanh/Thiencam1.jpg

http://img.photobucket.com/albums/v614/ViThanh/Phongcanh/Thiencam2.jpg

_^_^_chi pheo_^_^_
23-06-2006, 08:02 AM
đề tài chị làm hay đấy chị làm thêm nữa nha! em rất vinh hạnh khi mình là người đầu tiên khai trương đó nha

lequan_HVA
23-06-2006, 11:14 AM
à ha...Hà Tĩnh quả là thơ mông...non xanh nước biếc như tranh họa đồ..!

Cô Gái Hà Tĩnh
23-06-2006, 11:57 AM
Hồ kẻ gổ

http://www.ttvnol.com/uploaded/vinhthanhht/Ho%20Ke%20Go.JPG

http://i5.photobucket.com/albums/y179/toietmoi/Homeland/HT154.jpg

Khu lưu niệm Nguyễn Du - Tiền Điền - NGhi Xuân - Ha Tĩnh
http://hatinhminhthuong.5gigs.com/anhhatinh/nguyendu.jpg

Khu lưu niệm Trần Phú - Tùng Ảnh - Đức Thọ - Hà Tĩnh
http://hatinhminhthuong.5gigs.com/anhhatinh/tranphu.jpg

Đèo Ngang
http://patrick.guenin.free.fr/indo1930/image/annam24.jpg
http://www.vietrantour.com/img_upload/citymap/31att1Ha%20Tinh-1.jpg

Núi Hồng Lĩnh
http://img67.imageshack.us/img67/1505/nghean41ah.jpg

Cô Gái Hà Tĩnh
23-06-2006, 12:03 PM
Một góc lớp học xóa mù chữ cho người dân tại Can Lộc
http://www.woccu.org/pubs/cu_world/mag_images/1020109972vietnam.jpg

Cánh đồng lạc ở xã Thạch Thanh - huyện Thạch Hà:

http://i5.photobucket.com/albums/y179/toietmoi/Homeland/ruonglac.jpg

Trên đỉnh Đèo Con nhìn ra phía Biển Đông (huyện Kỳ Anh) cách Đèo Ngang khoảng 3km về phía bắc.

http://i5.photobucket.com/albums/y179/toietmoi/Homeland/Muidao.jpg

Cây đa ở Rậm Chùa - Thạch Thanh:

http://i5.photobucket.com/albums/y179/toietmoi/cayda2.jpg

inu_yasha_91
24-06-2006, 03:42 AM
he he lúc học về truyện Kiều chủa ông ND con bạn em nhìn ảnh ông ấy(tượng đài í)
bảo ...... đẹp trai( po' tay) . Hổng hiểu ông í có đẹp trai thiệt ko nhỉ???????

Cô Gái Hà Tĩnh
24-06-2006, 06:51 AM
Nói thêm về Núi Hồng Lĩnh

Núi Hồng Lĩnh là thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Tĩnh,là một trong số ít các địa danh được khắc vào Bách khoa thư cửu đỉnh hiện đang đặt tại cố đô Huế. Từ xưa, dãy núi 99 ngọn chạy dọc dòng sông Lam, tạo nên cảnh đẹp hiếm có, đã được xếp vào trong 21 danh thắng của nước Nam. Ðặc biệt sự hiện hữu của chùa Hương Tích với nhiều kỳ quan liên kết đã xứng danh là "Hoan Châu đệ nhất danh lam".

"Phiên bản" chùa HươngChùa Hương Tích ở Hà Tây thật ra chỉ là một "phiên bản" đầy ý nghĩa của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Theo cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả, một vị hòa thượng được lệnh của chúa Trịnh (sau khi đi tuần thú) xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích ở Hà Sơn Bình từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa (1680-1904). Trong khi theo sách Hương Sơn báu quyển, chùa Hương ở Hà Tĩnh là một động cao và khuất, thường có mây mù bao phủ. Chùa này được chính thức xây dựng từ đời Trần (có thể đồng thời với chùa Yên Tử). Khi Trần Nhân Tông lên tu ở chùa Hoa Yên (Yên Tử), trại trạng nguyên Bạch Liêu, quê huyện Yên Thành (phủ Diễn Châu), cũng dời nhà vào chân núi Hồng Lĩnh cho tiện việc thắp hương ở chùa Hương Tích. Vậy vì sao lại có thêm một chùa Hương "phiên bản" ở phía Bắc? Câu trả lời là vào thời Lê - Trịnh, các vua Lê - chúa Trịnh phần lớn có quê ở xứ Thanh (xem Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái) nên các phi tần, mỹ nữ đa số được chọn tuyển ở miền Hoan Châu. Hằng năm các cung phi, cung nữ Thanh - Nghệ thường trẩy hội chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh vào ngày 18-2 âm lịch bằng đường thủy qua cửa Hội Thống (gần Cửa Lò bây giờ). Mỗi lần những "người đẹp" đi xa như vậy khiến chúa Trịnh rất phân vân (tuy đã bố trí lính vệ phục dịch dọc đường), do đó chúa Trịnh mới gọi một vị hòa thượng xác định địa điểm ở miền rừng núi Hà Sơn Bình để xây chùa Hương Tích thứ hai mà thờ vọng để các "người đẹp" đi trẩy hội gần hơn (theo dẫn giải của ông Bùi Văn Nguyên, nguyên tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian VN). Như vậy nhờ "sáng kiến" của chúa Trịnh mà nước ta có hai chùa Hương Tích. Chùa Hương gốcNếu đường vào chùa Hương ở Hà Sơn Bình bắt đầu từ dòng suối Yến tấp nập những du thuyền thì lối vào chùa Hương ở Hà Tĩnh cũng từ mênh mông hồ nước nhà Ðờng (Ðường) theo dòng suối rộng có tên là suối Hương Tuyền đi ngược lên. Nhưng do nhiều năm trước trung tâm chùa Hương Tích mờ dần (ba lần chùa Hương này bị tàn phá bởi giặc Minh, thực dân Pháp và cháy rừng). Vì thế có nhiều khoảng thời gian chùa không, rừng quạnh bởi không có sư về trụ trì. Chùa Hương vắng bóng du khách, suối Hương Tuyền chỉ dành cho thuyền đi chở đá núi về kè đập, xây hồ. Nhưng từ năm 1990 trở lại đây cứ vào dịp 18-2 âm lịch hằng năm (đúng như lịch trẩy hội chùa Hương ở Hà Sơn Bình) có hàng ngàn du khách đủ mọi lứa tuổi, từng lớp từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Phòng, Yên Bái, Ðà Nẵng... rẽ đường, vượt dốc núi dài gần tới 4.000m để tới chùa Hương. Giống như chùa Hương ở Hà Sơn Bình, quần thể chùa Hương ở Hà Tĩnh gồm có thượng điền (chùa chính), đền Thiên Vương và am Thánh Mẫu. Ngoài ra chùa còn có những cảnh đẹp liên kết: động Tiên Nữ 36 cửa vào ra, am Phun Mây, suối Tiên tắm... và luôn tịnh yên giữa rì rào gió lá rừng trúc, rừng thông cùng tiếng thác đổ trầm đều từ bốn phía trên đỉnh núi. Chùa tĩnh nhưng mỗi năm cũng có hơn vạn người đến viếng. Ðông nhất là tháng giêng, hai và ngày rằm tháng bảy. Dịp đó dân nghèo xã Thiên Lộc mở quán dày đặc dọc lối lên phục vụ du khách. Năm 1990 chùa được Nhà nước cấp bằng di tích văn hóa - thắng cảnh.

duyenphanminh_anhson
24-06-2006, 06:52 AM
a haa...mí chỗ ni đều có dấu chân của mình hết rùi
nói chắc KV với mí U hông tin chứ thiệt đóa
chụp trong hình thì thế chứ ở ngoài thì cũng thường thôi
hihi chỗ mô mình cũng bít...thú vị quá à...khà ...

Cô Gái Hà Tĩnh
24-06-2006, 07:16 AM
Sông Ngàn Phố là một sông dài 86 km, lưu vực 1.065 km², nhận nước từ rừng núi huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh hợp với sông Ngàn Sâu ở Bến Tam Soa tạo thành sông La (dài 21 km), sau đó hợp với sông Cả từ Nghệ an tạo thành sông Lam chảy qua Bến Thủy (Thành phố Vinh) ra Cửa Hội.

Sông La là một dòng sông dài 21 km chảy qua huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Sông La là hợp lưu của hai hệ thống sông Ngàn Phố (từ Hương Sơn đồ về) và sông Ngàn Sâu (từ Hương Khê và Vũ Quang)tại Bến Tam Soa (Linh Cảm, Đức Thọ) và hợp với dòng sông Cả (từ Nghệ An chảy sang) tạo thành dòng sông Lam nằm giữa 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Sông La là một dòng sông rất đẹp, có phong cảnh nên thơ, sơn thủy hữu tình là nguồn cảm ứng sáng tạo cho biết bao thi nhân và nhạc sĩ,

Trung tâm hành chính của tỉnh là thị xã Hà Tĩnh. Tỉnh còn có thị xã Hồng Lĩnh và 9 huyện với 259 xã, phường và thị trấn.

Huyện Cẩm Xuyên : Là một huyện của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.

Về vị trí địa lý, phía nam của huyện giáp huyện Kỳ Anh, phía bắc giáp thị xã Hà Tĩnh, phía tây giáp huyện Hương Khê và một phần tỉnh Quảng Bình, phía đông giáp biển Đông.

Ở đây có bãi biển Thiên Cầm, có hồ nước ngọt Kẻ Gỗ, quê hương của Tổng Bí thư Hà Huy Tập và là quê gốc của gia đình cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (xã Cẩm Duệ). Đây cũng là quê hương của anh hùng Phan Đình Giót, người lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Huyện Cẩm xuyên hiện nay có 27 xã và 1 thị trấn, đó là: Cẩm Yên, Cẩm Hoà, Cẩm Dương, Cẩm Nam, Cẩm Huy, Cẩm Tiến, Cẩm Thăng, Cẩm Quang, Cẩm Bình, Cẩm Vịnh, Cẩm Thành, Cẩm Duệ, Cẩm Mỹ, Cẩm Quan, Cẩm Sơn, Cẩm Thịnh, Cẩm Hà, Cẩm Phúc, Cẩm Nhượng, Cẩm Lộc, Cẩm Minh, thị trấn Cẩm Xuyên,...

Huyện Can Lộc
Vị trí địa lýVề phía nam, huyện giáp huyện Thạch Hà, phía bắc giáp huyện Nghi Xuân và Thị xã Hồng Lĩnh, phía tây bắc giáp huyện Đức Thọ, phía tây nam giáp huyện Hương Khê,phía đông giáp biển Đông. Can Lộc cách thủ đô Hà Nội 330 km, cách thành phố Vinh khoảng 30 km, cách thị xã Hồng Lĩnh khoảng 15 km và cách thị xã Hà Tĩnh khoảng 20 km.

Lịch sửThời vua Hùng dựng nước, nước Việt được chia làm 15 bộ, bộ Cửu Đức là vùng đất Hà Tĩnh ngày nay , huyện Can Lộc nằm trong lãnh thổ bộ này.

Huyện đã hình thành từ xưa và đã từng mang nhiều tên gọi: huyện Phù Lĩnh(thời thuộc Ngô -271), huyện Việt Thường (thời thuộc Đường - 679), huyện Hà Hoàng và huyện Phi Lộc. Những địa danh ấy tương ứng với quy mô một huyện thời xưa , tuy chưa có tài liệu xác nhận địa phận , địa giới một cách rõ ràng, nhưng xét nội dung ý nghĩa của những tên gọi ấy có liên quan đến địa lý, lịch sử của huyện này.

Thời Lê Sơ huyện Thiên Lộc được thành lập gồm 27 xã. Tên huyện Thiên Lộc cùng với địa giới huyện này được hoạch định rành mạch bắt đầu từ đó. Đến thời Nguyễn năm Tự Đức thứ 15 (1862), vua ra chỉ dụ: ở đâu địa danh có chữ "thiên" phải đổi chữ khác để tỏ lòng tôn kính trời. Từ đó, huyện Thiên Lộc phải đổi thành huyện Can Lộc.

Năm 1984 một phần đất xã Đại Lộc và xã Thiên Lộc được cắt để thành lập thị trấn Can Lộc, trực thuộc huyện.

Năm 1992 hai xã Minh Lộc và Thuận Lộc nguyên thuộc huyện Can Lộc được cắt để chuyển về thị xã Hồng Lĩnh.

Hành chính
Huyện Can Lộc hiện nay gồm thị trấn Nghèn và 30 xã (Trường Lộc, Sơn Lộc, Thụ Lộc, Thiên Lộc, Hậu Lộc, Nga Lộc, Yên Lộc, Kim Lộc, Minh Lộc, Phú Lộc, Đồng Lộc, Thanh Lộc, Tiến Lộc, Nhân Lộc, Trung Lộc, Phúc Lộc...).

Văn hóa

Danh nhân văn hóa
Can Lộc xưa kia có tên gọi là Thiên Lộc thuộc phủ Đức Quang được xem là vùng đất "địa linh nhân kiệt" của trấn Nghệ An. Trong thời kỳ phong kiến có hơn rất nhiều danh nhân văn hóa lịch sử như: La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, đại tư mã Ngô Văn Sở (danh tướng thời Tây Sơn), danh tướng Đặng Tất, Đặng Dung (Thời Hậu Trần); danh tướng Ngô Phúc Vạn; nhà văn hóa Hà Tôn Mục, thượng thư Hà Tông Trình ; Nguyễn Biên; Hoàng giáp, tể tướng, nhà thơ Nguyễn Văn Giai; Thám hoa, nhà giáo Nguyễn Huy Oánh; Tiến sĩ nhà thơ Nguyễn Huy Tự; nhà thơ Nguyễn Huy Hổ ; Thám hoa Phan Kính; chí sĩ yêu nước Ngô Đức Kế; nhà giáo, nhà cách mạng Võ Liêm Sơn; ...

Những người nổi tiếng ngày nay có: nhà thơ Xuân Diệu, nhà nguyên cứu văn hóa dân gian Giáo sư Nguyễn Đổng Chi, chí sĩ Nguyễn Hằng Chi, nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi, Nhà vật lý hạt nhân Nguyễn Đình Tứ, nhà toán học Phan Đình Diệu; Giáo sư văn học Nguyễn Huệ Chi; và nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa, chính khách và doanh nhân nổi tiếng khác.

Di tích và danh thắng nổi tiếng
Chùa Chân Tiên: Chùa nằm trên núi Tiên An, sát bờ biển thuộc địa phận xã Thịnh Lộc, huyện Can Lộc. Chùa được được xây dựng vào đời nhà Trần (thế kỷ 13), thờ Phật Tổ và Thánh Mẫu
Đền Cả: Đền Cả còn có tên là đền Lớn hoặc Tam tòa Đại Vương thuộc xã Ích Hậu, huyện Can Lộc. Đền thờ 3 vị: Lý Nhật Quang (hoàng tử thứ 8 của vua Lý Thái Tổ), Lý Đạo Thành và Lý Thế Giai (là 2 vương hầu của nhà Lý).
Đền thờ Đặng Tất, Đặng Dung: Đền thờ thuộc xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, thờ Đặng Tất và Đặng Dung là hai vị tướng lĩnh quan trọng và có công lao lớn trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược.
Miếu Biên Sơn: Miếu Biên Sơn được xây dựng thời nhà Lê ở huyện Can Lộc, thờ nữ tướng Phan Thị Sơn. Nữ tướng là người có công tham gia khởi nghĩa chống bọn phong kiến nhà Minh và lập chiến công hiển hách.
Mộ trạng nguyên Bạch Liêu: Mộ trạng nguyên Bạch Liên thuộc xã Thiên Lộc, Can Lộc. Bạch Liên sinh năm 1236 quê ở làng Yên Xá, huyện Đông Thành, Nghệ An. Ông đỗ trạng nguyên năm 1266 nhưng không ra làm quan. Sau này, ông giúp Trần Quang Khải trấn Nghệ An và có công lớn trong cuộc chống quân Nguyên Mông.
Ngã ba Đồng Lộc nằm ở giao điểm 2 tỉnh lộ số 5 và 15.Trong kháng chiến chống Mỹ, nơi đây đã phải hứng chịu hàng ngàn trận bom của máy bay Mỹ và đã chứng kiến sự hy sinh của tiểu đội nữ thanh niên xung phong gồm 10 người
Chùa Hương Tích ở xã Thiên Lộc:Di tích danh thắng thế kỷ 14
Đình Đỉnh Lự ở xã Tân Lộc: Di tích lịch sử cách mạng thế kỷ 15
Đền thờ Tể tướng Hoàng giáp Nguyễn Văn Giai ở xã Ích Hậu: Danh nhân lịch sử thế kỷ 16
Nhà thờ Hà Tôn Mục ở xã Tùng Lộc: Danh nhân lịch sử thế kỷ 17
Nhà thờ Phan Kính ở xã Song Lộc: Danh nhân LS-VH thế kỷ 18
Nhà thờ Nguyễn Huy Hổ ở xã Trường Lộc: Danh nhân văn hóa thế kỷ 18
Nhà thờ Ngô Phúc Vạn ở xã Đại Lộc : Danh nhân lịch sử - văn hóa thế kỷ 17
Nhà thờ Nguyễn Thiếp ở xã Kim Lộc : Danh nhân lịch sử - văn hóa thế kỷ 18
Nhà thờ Nguyễn Huy Tự ở xã Trường Lộc: Danh nhân lịch sử - văn hóa thế kỷ 19
Ngã ba Nghèn ở Thị trấn Nghèn: Di tích lịch sử cách mạng (phong trào Xô viết Nghê- Tĩnh) giai đoạn 30-31.

Lễ hội truyền thống
Lễ chùa Hương Tích: Lễ hội được tổ chức tại chùa Hương Tích thuộc xã Thiên Lộc. Chùa thờ Phật và con gái vua Sở Trang Vương. Hàng năm cứ đến ngày 19/2 âm lịch, nhân dân ở khắp mọi nơi đến hội chùa cúng Phật, cầu yên và thăm cảnh đẹp của chùa. Lễ hội được tổ chức rất trang nghiêm.
Lễ Xuân Điển: Lễ hội diễn ra tại làng Phan Xá, Lợi Xá, xã Ích Mậu. Lễ hội tưởng nhớ thần Tam Lang có công giúp quân Đại Việt đánh thắng giặc ngoại xâm. Lễ hội được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 1 âm lịch rất trọng thể với nghi thức quốc lễ. Lễ hội có hát tụng thần, có hát chèo, tuồng, thi nấu cơm. Ba năm một lần làng có tổ chức bơi thuyền rồng, rước thần trên kênh trước đền.
Lễ hội Đền Tam Lang ở Đền Cả ở Phan Xá, Hậu Lộc. Thời gian: 05 và 06 tháng Giêng âm lịch
Lễ Kỳ phúc và Hội thi vật ở Thuần Thiện.Thời gian: Đầu Xuân và Rằm tháng Sáu
Lễ hội Chùa Chân Tiên ở Thịnh Lộc. Thời gian: 03/03 âm lịch
Hội làng Thanh Lương xã Thụ Lộc.Thời gian: Ngày 6 tháng 6 âm lịch
Hội cờ người ở Trung Thịnh, Yên Điềm xã Thịnh Lộc. Thời gian: Đầu Xuân
Kỷ niệm ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Khu di tích Ngã 3 Nghèn, thị trấn Nghèn. Thời gian: 12/09 dương lịch

Mike_Shinoda
25-06-2006, 07:55 AM
Hè năm nay tôi đi Thiên Cầm.
Nghe nói ở đó cũng lắm thứ hay ho.
Bạn nào đã đi rồi thì truyền đạt ít kinh nghiệm cho tôi với!
Thời tiết khí hậu thế nào, rồi giá cả làm sao, ăn uống cò gì,...v...v
Có ảnh post lên thì tuyệt!
Thankx!!!

Cô Gái Hà Tĩnh
25-06-2006, 08:31 AM
Thiên cầm đẹp lắm mà, nếu có thể mod chuyển topic này vào Topic Hà Tĩnh mình thương giùm ạ, vì trong này mới post lên những bức hình bạn cần:)

It's Never Too Late
26-06-2006, 09:39 PM
Báo cáo ... :D2 ... Mình đã nhập 2 topic lại với nhau theo yêu cầu của hai bạn rồi ... :) Chúc các bạn vui vẻ khi tham gia diễn đàn HHT ...

Thân mến :
KBCNT

Cô Gái Hà Tĩnh
29-06-2006, 11:26 AM
http://img251.imageshack.us/img251/1640/songlam7vj.jpg
Không biết tự bao giờ, dãy núi Hồng và dòng sông Lam đã trở thành biểu tượng cho một vùng “địa linh, nhân kiệt” của mảnh đất miền Trung. Có ai đó đã từng nói: “Núi Hồng - Sông Lam nếu ai chưa đến một lần sẽ chưa biết thế nào là xứ Nghệ”?



Theo quốc lộ 1 đi về hướng Nam, vừa qua khỏi thành phố Vinh bạn đã gặp ngay cầu Bến Thủy sừng sững vắt qua đôi bờ một dòng sông rộng. Đó là sông Lam. Dòng sông lớn nhất xứ Nghệ - Tĩnh này còn có tên là sông Cả. Và phía bên kia cầu, ngay sát bờ sông là dãy núi Hồng Lĩnh chập trùng, kỳ vĩ như một bức trường thành. Có lẽ tạo hóa đã dựng bức trường thành ấy để trấn giữ không cho phong ba bão táp từ biển Đông tràn vào làm kinh động đến dòng sông và che chở cho cuộc sống của muôn dân của một vùng đất giàu truyền thống cách mạng nhưng đầy lòng nhân ái.



Men theo bờ cát từ các bãi biển Cửa Lò (Nghệ An), về hướng Nam, hoặc Xuân Thành (Hà Tĩnh) hướng Bắc,bạn sẽ gặp một cửa biển thật đẹp - đó là cửa Hội, nơi sông Lam hòa vào biển cả. Từ đây bạn có thể lên thuyền ngược dòng sông đi sâu vào đất liền để đến với những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của cả Nghệ An, lẫn Hà Tĩnh.



Con sông Lam có chiều dài 432 km, trong đó có 20km hạ lưu là phân thủy của 2 tỉnh. Qua vài chục ki-lô-mét với dòng chảy rộng lớn, ngang qua núi Thành, bạn sẽ gặp một ngã ba sông. Đó là chỗ hợp dòng của sông Lam với sông La. Con sông này cũng là sự hợp thành của những dòng sông mang tên Ngàn Sâu, Ngàn Phố, từ các huyện Hương Khê, Hương Sơn đến bến Tam Soa - Đức Thọ (Hà Tĩnh). Chỉ vài chục ki-lô-mét ở đoạn hạ lưu, đoạn cuối sông Lam chảy ngay dưới chân dãy núi Hồng Lĩnh, tạo nên một cảnh quan vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ.



Theo con thuyền ngược dòng từ cửa Hội, nhìn vào bờ Nam, du khách sẽ nhìn thấy làng cá nổi tiếng Hội Thống. Ở đó nhân dân tự hào với một ngôi đình dựng từ thế kỷ XVII với những chi tiết công trình được điêu khắc, chạm trổ thật tinh xảo. Ngược dòng đến chân núi Hồng Lĩnh, lại bắt gặp bến Giang Đình - một di tích được xếp hàng “bát cảnh” của huyện Nghi Xuân. Và kia nữa, đền Củi vừa thờ Liễu Hạnh công chúa, vừa thờ Đại vương Trần Quốc Tuấn và tướng lĩnh Hoàng Mười. Đền Củi nằm tựa mình trên mái Bắc ngọn Ngũ Mã của núi Hồng Lĩnh. Đây là nơi núi Hồng vươn mình sà xuống sông Lam và dòng sông dịu dàng ôm quanh chân núi để tạo nên một vùng sơn thủy hữu tình.



Ngược dòng sông Lam đi tiếp đến ngã ba núi Thành, bạn sẽ bắt gặp một bãi đá ngầm lúc chìm, lúc nổi theo mực nước thủy triều. Bãi đá này có tên gọi là Phù Thạch. Bờ phía Nam đã từng một thời vang bóng bởi một thương cảng sầm uất. Cũng chính nơi đây đã từng là kinh đô kháng chiến của nhà Hậu Trần đầu thế kỷ XV, gắn liền với tên tuổi Nguyễn Biểu. Cả một vùng châu thổ phía Nam của dòng Lam Giang này từ nổi tiếng là vùng đất học, ở đây thời nào cũng có nhiều nhà khoa cử nổi tiếng. Rời bến thuyền, bạn có thể lên núi Hồng Lĩnh để xem và nghe về những huyền thoại cổ tích. Núi Hồng có 99 đỉnh, mỗi đỉnh có những cái tên gắn với hình thù, dáng núi như Thiên Tượng (voi trời), Ngũ Mã (5 ngựa). Sư Tử, Hàm Rồng..., hoặc có đỉnh được đặt tên theo truyền thuyết cổ tích, theo danh nhân như Rú Cơm, Rú Cà, Hương Tích, Lão Quân, Trần Soa, Liệt Sơn..., đỉnh cao nhất 678m so với mặt biển. Tương truyền, có một ông khổng lồ (tên gọi là ông Đùng) đã gom nhặt những quả núi mọc lẻ tẻ ở vùng châu thổ Lam giang và La giang đem về đây xếp thành dãy Hồng Lĩnh. Cũng chính ông Đùng đã đào quặng sắt ở trong các ngọn núi đem đến làng Vân Chàng và Trung ương dạy cho dân làm nghề rèn - một nghề truyền thống vẫn còn lại đến ngày nay.



Hồng Lĩnh có nhiều khe suối tuy không sâu, không lớn, nhưng nước ở đó không bao giờ cạn, 4 mùa trong vắt. Theo truyền thuyết, xưa kia khi Dương Vương mở nước đến vùng này, ông dạo chơi xem phong cảnh và đã chọn Hồng Lĩnh làm kinh đô. Tại đây Dương Vương đã kết duyên cùng Thân Long và sinh ra Long Vương (Lạc Long Quân). Suốt mấy ngàn năm, Hồng Lĩnh đã tích tụ bao khí chất con người xứ Nghệ để trở thành biểu tượng của một vùng văn hóa. Trải qua bao thời kỳ dựng nước và giữ nước, giờ đây trên núi vẫn còn giữ lại được những dấu ấn về lịch sử, văn hóa có giá trị lớn. Những ngôi chùa như Hương Tích, Thiên Tượng, Chân Tiên... từ bao đời này đã trở thành những biểu tượng cho cuộc sống tâm linh của nhân dân trong cả nước. Núi Hồng – sông Lam đã trở thành biểu tượng và là nơi chung đúc tụ khí của vùng đất xứ Nghệ.

quaidieu
30-06-2006, 07:33 PM
Van~ nghe bien? THIEN CAM dep ma` chua co' dip tham quan.Tiec' that

laohac555
13-08-2006, 08:41 AM
bạn oi quê bạn dẹp quá mình muốn dến quê bạn quá